Coach Diễm Trương

Coach Diễm Trương www.coachdiemtruong.com
Hotline: 033 399 2080

CEO của DT Academy | Trainer - Love & Life Coach (ICF) | Tác giả sách "Đánh Thức Hạnh Phúc" |Giúp phụ nữ phát triển bản thân, EQ và xây dựng mối quan hệ hạnh phúc trong hẹn hò, hôn nhân, dạy con và gia đình.

Trong tâm lý học, có một lý thuyết mang tên "bù đắp" (compensation): Khi một người cảm thấy mình thiếu một điều gì đó tr...
08/06/2025

Trong tâm lý học, có một lý thuyết mang tên "bù đắp" (compensation): Khi một người cảm thấy mình thiếu một điều gì đó trong cuộc sống, họ có xu hướng tìm kiếm điều đó ở người khác hoặc trong các mối quan hệ để lấp đầy khoảng trống. Điều này đúng với tình yêu, khi chúng ta cảm thấy thiếu thốn về tình cảm hoặc sự công nhận, chúng ta dễ bị thu hút bởi những người mang lại cảm giác mình có thể yêu và được yêu. Nhưng đó không phải là tình yêu thực sự mà chỉ là một sự ảo tưởng, chính sự ảo tưởng này sẽ khiến bạn đau khổ trong tình yêu.

Những lời sau sẽ có phần gay gắt, nếu bạn là một người mong manh, hãy ngừng đọc. Bạn phải hiểu rằng, tình yêu đơn thuần hay sự yêu thích nhất thời không thể nào khiến người ta phát điên được. Thứ khiến người ta phát điên chính là sự thiếu thốn bên trong. Điều này có thể liên quan đến "projection" (sự phóng chiếu), khi chúng ta phóng chiếu những kỳ vọng, mong muốn, hoặc thiếu sót của mình lên người khác và tưởng rằng đó là tình yêu.

Sự thiếu thốn này sẽ dẫn đến một hệ lụy mang tên "too low self-identity" hay lòng tự trọng thấp. Khi một người có lòng tự trọng thấp, họ có xu hướng phụ thuộc vào sự công nhận từ người khác để cảm thấy có giá trị. Việc yêu thích một ai đó đôi khi không phải vì bản thân người kia, mà vì người ấy mang lại cho ta cảm giác được công nhận, được yêu thương và điều này có thể khiến họ rơi vào những mối quan hệ không lành mạnh.

Vấn đề của bạn không phải là bạn có thích người khác hay không, mà là bạn có thích chính mình hay không. Thích chính mình mới là bài học mà bạn cần hiểu nhất. Bởi vì khi bạn không yêu chính mình, thứ bạn trao cho người khác thực ra chẳng phải là tình yêu, mà chỉ là mong muốn được chấp thuận.

Tình yêu thật sự là cho đi không mong cầu gì cả, khi đó ta mới cảm nhận được hạnh phúc. Nhưng một người chưa học được cách yêu chính mình thì làm sao có thể trao đi tình yêu. Một lời khuyên cuối cùng, hãy học cách yêu chính mình trước khi muốn yêu người!

Nguồn: Bài viết được biên tập lại dựa trên bài viết gốc từ trang Tâm Lý Học Hiện Đại

Làm sao để vượt qua nỗi sợ kết hôn?Không ít cô gái độc thân nghe đến chuyện cưới chồng là tự nhiên thấy sợ.Sợ ràng buộc....
03/06/2025

Làm sao để vượt qua nỗi sợ kết hôn?

Không ít cô gái độc thân nghe đến chuyện cưới chồng là tự nhiên thấy sợ.
Sợ ràng buộc.
Sợ làm dâu.
Sợ ly hôn.
Sợ không còn là chính mình.
Sợ… ế.

Những nỗi sợ ấy không đến từ trí tưởng tượng đâu, mà từ thực tế – khi bạn nghe và chứng kiến quá nhiều cuộc hôn nhân không hạnh phúc.

Nhưng bạn biết không, nỗi sợ không phải là thứ để tránh né, mà là thứ để vượt qua bằng hiểu biết và sự chuẩn bị.
Càng hiểu, bạn càng bớt sợ.
Càng vững vàng, bạn càng biết rõ mình muốn gì và xứng đáng với điều gì.

Để sẵn sàng bước vào hôn nhân một cách chủ động và hạnh phúc, bạn có thể bắt đầu từ những điều này:

🔸 Hiểu về tình yêu và hành trình yêu
Hãy học cách hẹn hò, cách dẫn dắt một mối quan hệ đi đến chiều sâu. Đừng chỉ yêu bằng cảm xúc, hãy đủ tỉnh táo để nhận biết liệu tình cảm của anh ấy có đủ lớn hay chưa – đủ để thấy bạn là người quan trọng, đủ để anh ấy muốn giữ bạn bên cạnh cả đời.

🔸 Không lấy chồng vì sợ
Đừng cưới vì bạn sợ mình lớn tuổi, sợ bị nói ra nói vào, sợ vì “lỡ yêu nhau lâu quá”, hay vì anh ấy có công việc ổn định. Hôn nhân cần được xây từ tình yêu, không phải từ áp lực. Cưới vì sợ chỉ khiến cuộc sống sau hôn nhân dễ gãy đổ – như một cái cây chưa kịp bén rễ.

🔸 Hạnh phúc trước khi có ai đó bên cạnh
Tự tạo niềm vui cho mình, có đam mê, có sở thích, có cuộc sống riêng. Một người phụ nữ tràn đầy năng lượng, biết yêu thương bản thân – luôn là người quyến rũ nhất. Khi bạn sống hạnh phúc, bạn không cần bám víu vào bất kỳ ai để lấp đầy khoảng trống.

🔸 Tự chủ về tài chính
Hãy có một công việc, một nguồn thu nhập riêng. Không cần quá nhiều, nhưng đủ để bạn không phải phụ thuộc. Tự chủ giúp bạn có tiếng nói và có lựa chọn.

🔸 Rõ ràng trong tiêu chuẩn chọn người đồng hành
Gạch ra những điều quan trọng bạn muốn ở một người chồng – không phải là danh sách “hoàn hảo”, mà là những giá trị sống bạn không thể thỏa hiệp. Xác định xem tình cảm hai người đã đủ sâu chưa, chứ không chỉ là quen lâu.

🔸 Học kiến thức tiền hôn nhân
Hiểu về hôn nhân trước khi bước vào là một bước đi khôn ngoan. Nếu được, hãy học cùng nhau. Nếu không, ít nhất bạn cần hiểu rõ mình sắp bước vào điều gì – không mộng mị, nhưng cũng không bi quan.

🔸 Và khi cưới rồi, đừng dừng việc học
Không có cuộc hôn nhân hoàn hảo sẵn, chỉ có hai người không ngừng học cách xây dựng nó mỗi ngày.



Bạn xứng đáng có một cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Không phải vì bạn cố níu ai đó, mà vì bạn đủ hiểu mình, đủ vững vàng để bước vào hôn nhân với tình yêu thực sự và sự chuẩn bị nghiêm túc.

Nếu bạn đang cần hỗ trợ, hãy để Diễm cùng đồng hành với bạn. Mình kết nối với nhau nhé.

31/05/2025

Diễm dành tặng 3 phiên coach/tư vấn tình cảm, hẹn hò, hôn nhân, chữa lành ... vì cộng đồng. Bạn được coach trực tiếp với Diễm "riêng tư, an toàn, bảo mật", bạn inbox để được hỗ trợ nhé.

Xin chúc mừng, chúng ta đã có buổi lễ ra mắt AEV thật ấm cúng và tràn đầy cảm hứng! Ngưỡng mộ tầm nhìn và tấm lòng của d...
27/05/2025

Xin chúc mừng, chúng ta đã có buổi lễ ra mắt AEV thật ấm cúng và tràn đầy cảm hứng! Ngưỡng mộ tầm nhìn và tấm lòng của diễn giả tiến sĩ Quách Tuấn Khanh cùng tâm huyết của các anh chị em chuyên gia khác. Mình tin rằng câu lạc bộ sẽ ngày càng phát triển và lớn mạnh.

10 DẠNG "SUY NGHĨ VÔ BỔ" ĐANG ĐÁNH LỪA BẠN HÀNG NGÀYMỗi ngày, luôn có hàng ngàn suy nghĩ chạy trong đầu chúng ta. Bên cạ...
22/05/2025

10 DẠNG "SUY NGHĨ VÔ BỔ" ĐANG ĐÁNH LỪA BẠN HÀNG NGÀY

Mỗi ngày, luôn có hàng ngàn suy nghĩ chạy trong đầu chúng ta. Bên cạnh những cách nghĩ vui tươi, tích cực còn tồn tại cả những tư duy theo chiều hướng tiêu cực, khiến tâm trạng bị chùng xuống.
Chúng có tên chính thức là các biến dạng nhận thức (cognitive distortions), còn được biết đến là những suy nghĩ tự phát (automatic thoughts) hoặc những cách nghĩ vô bổ (unhelpful thinking styles). Chung quy, đây đều là các dạng của thiên kiến tiêu cực.

Các biến dạng nhận thức luôn 'thủ thỉ' với chúng ta về những điều (phần lớn là) không chính xác, ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi của chúng ta. Việc nhận biết các hình thức của biến dạng nhận thức sẽ giúp bạn hiểu được nó diễn ra thế nào và bác bỏ cho phù hợp.

Một số kiểu biến dạng nhận thức thường gặp:
Aaron Beck lần đầu giới thiệu lý thuyết về biến dạng nhận thức vào năm 1976. Nhưng đến những năm 1980, giáo sư David Burns mới phát triển rộng rãi tên gọi và ví dụ về chúng, cụ thể như sau:

1. Trắng đen rạch ròi ("Black and White” Thinking)
Kiểu tư duy này làm chúng ta đánh giá sự việc một cách đúng sai tuyệt đối, không trắng thì chỉ có thể là đen. Mọi thứ phải hoàn hảo, hoặc chỉ là một sự thất bại. Nhưng thực tế thì mọi việc đều có nhiều khía cạnh.

Ví dụ: A có một người bạn thường hay giúp đỡ mình nhiều việc. Một lần, bạn đó từ chối giúp A. Thế là A lập tức có suy nghĩ rằng bạn ấy đã xem mình như người xa lạ, không còn muốn tiếp xúc với mình nữa.

2. Quy chụp (Overgeneralizing)
Bạn chỉ dựa vào một sự việc hoặc một bằng chứng duy nhất để đi đến một kết luận chung. Khi vấp ngã một lần, bạn cho rằng điều đó sẽ lặp đi lặp lại mãi mãi.

Ví dụ: Khi bị điểm kém ở một bài kiểm tra, bạn học sinh ấy cho rằng những bài sau cũng sẽ vậy và mình là đứa trời sinh dốt Toán. Nếu không can thiệp kịp thời sẽ dễ dẫn đến tâm lý bất lực tập nhiễm.

3. Giảm nhẹ điều tốt đẹp (Disqualifying the positive)
Thay vì lờ hẳn đi mặt tích cực, chúng ta có thể sẽ lý giải nó như là chuyện ăn may và gạt bỏ nó. Hội chứng kẻ giả mạo (impostor syndrome) là một ví dụ về dạng này.

Ví dụ: Được đạt điểm cao, bạn cho rằng mình ăn may. Khi được thăng chức, bạn nghĩ do thiếu người chứ chẳng phải mình giỏi giang gì.

4. Quy về bản thân (Personalization)
Với dạng suy nghĩ này, chúng ta có xu hướng quy hết trách nhiệm về mình, cả trong những tình huống không hề có sự liên quan nào.

Ví dụ: Bạn bị giật điện thoại, thế là bạn đổ lỗi cho mình, nếu bạn không ra ngoài vào lúc đó, không chọn con đường đó, và không lấy điện thoại ra thì đã không bị mất.

5. Tôi phải/Tôi nên (Shoulds)
Bạn vô thức đặt ra các quy tắc cư xử cho cả mình và người khác, nhưng nghịch lý là lại dẫn đến cảm giác thờ ơ và mất động lực. Thậm chí, bạn tức giận hoặc cảm thấy tội lỗi khi có ai đó phá vỡ các quy tắc này, kể cả bạn.

Ví dụ: Gặp 1 chuyện rất buồn, bạn lập tức ép mình: “Tôi không được khóc!” hay “Tôi phải mạnh mẽ lên!” Và nếu không làm được, bạn lại tức giận và xấu hổ về mình.

6. So sánh với người khác (Social comparison)
So sánh là điều tất yếu trong xã hội. Tuy nhiên, nếu việc này xuất hiện nhiều, ngày càng thiếu công bằng và bắt đầu khó kiểm soát thì có lẽ bạn nên tìm biện pháp để cân bằng.

Ví dụ: So sánh thiếu công bằng là khi bạn so sánh quá trình của mình với thành tựu của người khác. Hoặc bạn so sánh thành tựu, khả năng của mình với thành tựu, khả năng của người khác nhưng bỏ qua các yếu tố như bối cảnh, điểm mạnh và yếu của từng người,...

7. Phóng đại và giảm nhẹ (Magnification and minimization)
Khi suy nghĩ theo hướng này, một trong hai trường hợp sẽ xảy ra: Bạn phóng đại tầm quan trọng của một điều không đáng kể (có thể là một lỗi lầm), hoặc xem nhẹ thành tích cá nhân.

Ví dụ: Bạn được chọn làm sinh viên đại diện để phát biểu trong lễ tốt nghiệp. Do hồi hộp nên bạn nói vấp đôi chỗ. Khi được bạn bè khen ngợi bài phát biểu, bạn thấy xấu hổ vì nghĩ rằng mình đã phá hỏng buổi lễ do vài lỗi vấp váp của mình. Trong trường hợp này, bạn phóng đại lỗi sai nhỏ và xem nhẹ thành tích (bài phát biểu) của mình.

8. Màng lọc tâm trí (Mental filtering)
Vốn được gọi với các tên trừu tượng có chọn lọc (selective abstraction), là khi bạn chỉ tập trung vào chi tiết ngoài ngữ cảnh mà bỏ qua các khía cạnh khác của toàn bộ tình huống. Chi tiết đó thường mang tính tiêu cực, và những điều bị bỏ qua thường là yếu tố tích cực.

Ví dụ: Bạn bận lòng vì sếp khó tính, hay la mắng, vì phải chạy deadline rất mệt mỏi mà quên rằng mình có những đồng nghiệp thân thiện và mức thu nhập ổn định.

9. Cảm tính (Emotional Reasoning)
Có thể tóm gọn bằng câu nói: "Nếu mình cảm thấy vậy thì chắc chắn là vậy!" Bạn tin theo cảm xúc của mình vô điều kiện, lấn át cả lý trí.

Ví dụ: Bạn nghĩ rằng mình nói chuyện rất chán, và bạn luôn đinh ninh như vậy.

10. Kết luận vô căn cứ (Jumping to conclusions)
Bạn nhảy thẳng đến kết luận mà không qua bất kì căn cứ nào. Thay vào đó, bạn dựa vào việc:

Đọc tâm trí (Mind reading): Bạn cho rằng người khác sẽ hành động hoặc suy nghĩ theo cách nghĩ của bạn.
Dự đoán (Fortune telling): Hay đúng hơn là 'đoán mò', rằng tương lai đã được định sẵn rồi để né tránh khó khăn.
Ví dụ: Bạn kết luận ai đó có ác cảm với bạn nhưng không buồn kiểm chứng. Hoặc bạn tin rằng mối quan hệ tiếp theo cũng sẽ tồi tệ như mối quan hệ trước, nên bạn không muốn phí thời gian thử hẹn hò nữa.

Nguồn: Jacques L.

💓
16/05/2025

💓

12/05/2025

Nạt chồng quanh năm suốt tháng thấy bình thường, chồng lớn tiếng lại một cái thấy đất trời sụp đổ, tủi thân muốn bỏ nhà đi, địa ngục hôn nhân, không ạ khổ bằng mình, giờ chỉ sống vì con 🥹🥹🥹

Chị bán xôi đầu hẻm, ai cũng quen.Sáng nào cũng thấy chị ngồi đó, từ 5 giờ rưỡi, bới từng gói xôi gấc, xôi đậu xanh, cột...
18/04/2025

Chị bán xôi đầu hẻm, ai cũng quen.
Sáng nào cũng thấy chị ngồi đó, từ 5 giờ rưỡi, bới từng gói xôi gấc, xôi đậu xanh, cột dây thun cẩn thận, miệng lúc nào cũng cười.

Người ta hay khen: “Chị siêng thật, ba mươi mấy tuổi mà nuôi được hai đứa con, ông chồng bệnh nằm một chỗ, vậy là giỏi lắm rồi!”

Chị chỉ cười, không nói gì.

Một lần nọ, mình hỏi chị:
— Nếu được ước một điều cho riêng mình, chị sẽ ước gì?

Chị cười, trả lời nhanh như thuộc lòng:
— Ước có cái tủ kính to, để bày xôi ra cho đẹp, đỡ bụi.

— Có tủ rồi, thì chị sẽ làm gì tiếp?

— Bán thêm bánh giò, bánh bao nữa. Làm ăn được thì thuê thêm người phụ bán.

— Rồi sau đó?

Chị im. Nhìn đâu đó xa xăm. Rồi từ từ nói:
— Rồi chắc… chị để dành tiền, mai mốt dẫn hai đứa nhỏ đi Đà Lạt chơi. Tụi nó mê Đà Lạt lắm, coi hình trên mạng hoài.

— Thế chị không ước được đi Đà Lạt liền sao?

Chị cười. Lần này, cười buồn:
— Ước thì cũng có… nhưng quen rồi, cái gì cũng để sau hết. Lo cho đủ thứ trước đã.



Không ai nói thêm gì nữa. Vì ai cũng hiểu: có những ước mơ, không phải vì không có, mà vì người ta nghĩ mình không được quyền mơ điều đó.

Nhưng nếu chị có thể ước một điều cho riêng mình, một điều bé nhỏ, không vì ai khác, thì biết đâu… cuộc sống sẽ dịu dàng hơn một chút.

Biết đâu, những người phụ nữ như chị sẽ bớt đi cảm giác phải gồng lên mỗi ngày.
Biết đâu… chiếc vé xe đi Đà Lạt không còn xa đến vậy.


Không phải ai cũng dám ước mơ điều mình thật sự muốn.
Bởi vì nhiều người trong chúng ta…
Đã quen với việc chỉ ước những điều “hợp lý” – nhưng không phải những điều “làm mình hạnh phúc”.

Sách đã đến tay từng độc giả thân thương và mình chỉ ước ai ai cũng đều được hạnh phúc.

Có bạn nhắn hỏi Diễm khi chưa biết mua sách ở đâu, bạn điền link bên dưới comment giúp Diễm nha.

Có một điều mà trước đây mình không bao giờ nghĩ tới:Phải biết trân trọng… nỗi sợ của mình.Nghe kỳ đúng không? Sợ mà cũn...
15/04/2025

Có một điều mà trước đây mình không bao giờ nghĩ tới:
Phải biết trân trọng… nỗi sợ của mình.

Nghe kỳ đúng không? Sợ mà cũng cần biết ơn, cần trân trọng à?

Nhưng thật ra, nếu mình nhìn kỹ lại… thì đúng là vậy.
Nỗi sợ không tự nhiên mà có.
Nó đến từ một thời điểm nào đó trong quá khứ – khi mình từng tổn thương, từng chới với, từng không biết làm gì ngoài việc co mình lại để bảo vệ bản thân.

Và chính lúc đó, nỗi sợ đã cứu mình.
Nó giúp mình tránh né, giúp mình không mạo hiểm, giúp mình sống sót.
Nên, nói đi cũng phải nói lại – nó đã phục vụ mình trong một giai đoạn nào đó của cuộc đời.

Nhưng rồi mình lớn lên.
Thế giới thay đổi. Mình thay đổi.
Giờ đây, mình có nhiều nguồn lực hơn ngày xưa rất nhiều.
Mình hiểu chuyện hơn, có trải nghiệm, có người đồng hành, có tri thức, có công cụ, và đặc biệt – mình có quyền chọn lựa.

Và khi mình đủ tỉnh táo để nhận ra:
Nỗi sợ từng giúp mình. Nhưng hiện tại, mình không còn bị nó dẫn dắt nữa.
Thì tự nhiên, mình mạnh mẽ lên. Nhẹ nhõm hơn.
Không còn phải chiến đấu với nỗi sợ, cũng không cần ép buộc bản thân “phải vượt qua”.
Chỉ cần nhìn thẳng vào nó, hiểu tại sao nó có mặt, rồi ôm nó một cái, và bước tiếp.

Mình cũng nhận ra một điều này nữa:
Khi cơ thể mình được thả lỏng – mình trở nên thông thái hơn rất nhiều.
Không còn căng thẳng, gồng mình, hay tự dựng lên những “kịch bản xấu” trong đầu.
Lúc đó, mình có thể lắng nghe rõ hơn:
Tiếng nói của trái tim. Cảm nhận từ cơ thể.

Và bạn biết không, trái tim và cơ thể… không bao giờ nói dối.
Nó luôn biết điều gì là thật, điều gì là tốt cho mình, chỉ là lâu nay mình bận quá, gồng quá, nên không còn nghe được nữa thôi.

Vậy nên, nếu giờ bạn đang sợ điều gì đó –
Đừng cố lờ nó đi.
Cũng đừng trách bản thân vì đã yếu đuối.

Hãy thử ngồi lại, thả lỏng một chút.
Rồi hỏi mình:
“Nỗi sợ này, đã từng giúp mình điều gì?”
“Giờ đây, mình có thể chọn một cách khác không?”

Biết đâu, ngay khoảnh khắc đó… bạn sẽ thấy mình vững vàng hơn, bình an hơn rất nhiều.
Vì cuối cùng thì, sức mạnh không đến từ việc gồng lên – mà đến từ việc hiểu rõ chính mình.

Và nếu bạn đang có rất nhiều nỗi sợ mà không biết phải làm sao, inbox cho Diễm để Diễm giúp bạn cùng KHIÊU VŨ cùng NỖI SỢ để sống cuộc sống TỰ DO NỘI TẠI NHÉ.

Address

Binh Thanh

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Coach Diễm Trương posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Coach Diễm Trương:

Share