Tuổi Trẻ Tâm Phú Hào

Tuổi Trẻ Tâm Phú Hào Tuổi trẻ Tâm Phú Hào, nhiệt huyết, học tập, sáng tạo, đoàn kết

26/06/2025

Hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng

Thay mặt Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Hướng dẫn số 06- HD/TW ngày 9/6/2025, về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng.

Căn cứ Điều lệ Đảng; Quy định số 294-QĐ/TW, ngày 26/5/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về thi hành Điều lệ Đảng; Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XIII, Ban Bí thư hướng dẫn chi tiết đối với 19 vấn đề cụ thể: về tuổi đời và trình độ học vấn của người vào Đảng ở một số trường hợp đặc biệt; về đảng viên phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại); kết nạp đảng viên trong một số trường hợp cụ thể; quản lý hồ sơ đảng viên; chuyển sinh hoạt đảng…

Ban Bí thư ủy quyền cho Ban Tổ chức Trung ương xem xét, có ý kiến bằng văn bản trước khi cấp ủy trực thuộc Trung ương quyết định thành lập, giải thể đảng bộ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng ở những nơi có đặc điểm riêng.

Đáng chú ý, tại mục 13 về cách tính nhiệm kỳ, số thứ tự đại hội đảng bộ, chi bộ, Hướng dẫn số 06- HD/TW nêu rõ, đối với đại hội đảng bộ, chi bộ tiến hành theo nhiệm kỳ, thực hiện đầy đủ các nội dung mà Điều lệ Đảng quy định thì nhiệm kỳ được tính theo thời điểm tiền hành đại hội. Số thứ tự đại hội tiếp nối theo thứ tự các nhiệm kỳ trước.

Những đảng bộ, chi bộ do chia tách, hợp nhất, sáp nhập thì cách tính số thứ tự đại hội, nhiệm kỳ là số thứ tự đại hội qua các thời kỳ lịch sử (kể cả thời gian chia tách, hợp nhất, sáp nhập) cộng thêm nhiệm kỳ hiện tại; đảng bộ, chi bộ được thành lập mới thì tính theo nhiệm kỳ mới. Một đảng bộ, chi bộ được tách thì các đảng bộ, chi bộ mới được tính số thứ tự đại hội, nhiệm kỳ liên tiếp như nhau. Một đảng bộ, chi bộ được thành lập mới hoặc được thành lập từ nhiều đơn vị khác nhau thì tính đại hội sau thành lập mới là nhiệm kỳ đầu tiên. Trường hợp đặc biệt cần phải có cách tính khác thì báo cáo Ban Bí thư xem xét, quyết định.

Nhiệm kỳ của đảng bộ bộ phận như nhiệm kỳ của đảng bộ cơ sở; số lượng cấp ủy viên của đảng ủy bộ phận không quá 7 cấp ủy viên. Thí điểm thực hiện nhiệm kỳ của chi bộ (không phải chi bộ cơ sở) là 5 năm. Đối với chi bộ thành lập mới, chia tách, hợp nhất, sáp nhập thì nhiệm kỳ đầu tiên không nhất thiết là 5 năm…

Hướng dẫn số 06- HD/TW được ban hành nhằm thực hiện Quy định 294-QĐ/TW, do Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành ngày 26/5/2025 (thay thế Quy định số 232- QĐ/TW ngày 20/1/2025) về thi hành Điều lệ Đảng. Quy định số 294-QĐ/TW có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025, có một số điểm mới, trong đó, hệ thống tổ chức của Đảng được tổ chức theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, bao gồm cấp xã (xã, phường, đặc khu) và cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), không còn cấp huyện. Quy định 294-QĐ/TW đề cập việc thí điểm tổ chức các đảng bộ xã, phường trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy là đảng bộ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng. Cấp ủy tỉnh, thành phố quyết định tổ chức đảng ở đặc khu là cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng hoặc là tổ chức cơ sở đảng sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Ban Tổ chức Trung ương. Về nhiệm kỳ chi bộ, Quy định số 294-QĐ/TW nêu thí điểm đại hội chi bộ 5 năm một lần, so hiện nay, đối với chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở đang thực hiện đại hội 5 năm 2 lần…

Hướng dẫn số 06 - HD/TW có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Hướng dẫn số 01- HD/TW, ngày 28/9/2021của Ban Bí thư khóa XIII.

28/11/2024
25/11/2024
25/11/2024
04/11/2024
04/10/2024

THỰC HIỆN CHỮ "KIỆM" THEO LỜI DẠY CỦA BÁC HỒ

Trong những năm qua, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhất là học tập và làm theo chuẩn mực "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư" đã trở thành phong trào thi đua rộng rãi trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và bước đầu đã thu được những kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên, tình trạng lãng phí sức người sức của, lãng phí thời gian, lãng phí công quỹ của Nhà nước vẫn còn khá phổ biến ở các cơ quan, đơn vị, địa phương. Chính vì thế, việc đẩy mạnh học tập và thực hiện chữ "Kiệm" theo lời dạy của Bác Hồ là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết hiện nay.

Theo Bác Hồ, “Kiệm” là tiết kiệm, không xa xỉ, hoang phí, bừa bãi. Người còn chỉ rõ, kiệm và cần phải đi đôi với nhau, nó như hai chân của một con người vậy. Người đã từng phân tích rằng, cần mà không kiệm thì "làm chừng nào xào chừng ấy", nó như cái thùng không đáy, nước đổ chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không. Mặt khác, kiệm mà không cần thì không tăng thêm, không phát triển và sẽ dẫn tới thoái bộ, thụt lùi.

Để cán bộ, bộ đội và nhân dân hiểu đầy đủ về chữ kiệm, về tiết kiệm, Bác Hồ đã có nhiều chỉ dẫn rất sâu sắc. Theo Người, tiết kiệm không phải là bủn xỉn, mà những việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng. Người luôn khẳng định, tiết kiệm là tích cực, là góp phần tiến lên, góp phần phát triển. Bàn về tiết kiệm để đẩy mạnh tăng gia sản xuất, Người đã nhấn mạnh: "Tiết kiệm không phải là ép bộ đội, cán bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc. Trái lại, tiết kiệm cốt để giúp vào tăng gia sản xuất, mà tăng gia sản xuất là để dần dần nâng cao mức sống của bộ đội, cán bộ và nhân dân. Nói theo lối khoa học, thì tiết kiệm là tích cực, chứ không phải là tiêu cực"1.

Về nội dung tiết kiệm, Bác Hồ xác định nó được thể hiện ở các vấn đề chủ yếu sau:

- Một là, tiết kiệm sức lao động. Theo Người, có nhiều biện pháp để tiết kiệm sức lao động, nhưng quan trọng nhất là phải biết tổ chức sắp xếp lực lượng cho khéo, phải nâng cao năng suất lao động, phải phấn đấu để "1 người làm bằng 2, 3 người".

- Hai là, tiết kiệm thời giờ. Đây là nội dung tiết kiệm rất quan trọng, nhưng nhiều người lại thường xem nhẹ, bỏ qua. Để mọi người thấu hiểu vấn đề này, Bác Hồ đã khẳng định rằng, thời giờ là tiền bạc. Và, Người đã có lời dạy rất sâu sắc: "Ai đưa vàng bạc vứt đi, là người điên rồ. Thì ai đưa thời giờ vứt đi, là người ngu dại"2. Người luôn nhắc nhở cán bộ và nhân dân phải biết tiết kiệm thời giờ cho mình và tiết kiệm thời giờ cho người khác.

- Ba là, tiết kiệm tiền của. Theo Bác Hồ, tiết kiệm tiền của có quan hệ mật thiết với tiết kiệm sức lao động và tiết kiệm thời gian. Người luôn yêu cầu tất cả các cơ quan, đơn vị, địa phương, tất cả cán bộ, đảng viên phải hết sức chú ý tiết kiệm tiền của của Nhà nước, của nhân dân và của chính mình.

Quán triệt và thực hiện chữ "Kiệm" theo lời dạy của Bác Hồ, trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức nhiều hoạt động thực hành tiết kiệm cụ thể, thiết thực. Kế thừa Nghị quyết số 21 của Bộ Chính trị (khóa X), Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) đã ra Chỉ thị số 21-CT/TW về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Chỉ thị đã xác định rõ yêu cầu, nội dung, biện pháp cần phải tiến hành của các cấp, các ngành, các địa phương.

Thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư, thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Sơn La, Hà Giang, Hải Dương, Hà Nam, Khánh Hòa, Kiên Giang… đã ra chỉ thị về tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn. Đặc biệt, một số tỉnh, thành ủy còn ra chỉ thị về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong những hoạt động đặc thù như Thành ủy Hà Nội có Chỉ thị số 11 về thực hiện nếp sống văn minh, tiết kiệm trong việc cưới trên địa bàn Thủ đô; Tỉnh ủy Hà Giang có Chỉ thị số 05 về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong tổ chức đón tết nguyên đán…

Về hoạt động của chính quyền, các cơ quan nhà nước đã nhanh chóng luật hóa và chỉ đạo thực hiện quyết liệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Ngày 26-11-2013, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với sự đồng thuận cao. Tiếp đó, ngày 8-9-2014, Chính phủ đã ra Nghị định số 84/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, góp phần đưa Bộ luật quan trọng này vào cuộc sống.

Căn cứ vào các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp quy của Nhà nước, các cơ quan, đơn vị và các địa phương đã xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo phạm vi quyền hạn được xác định. Trên khắp đất nước, các cơ quan, đơn vị và các địa phương đã phát động nhiều phong trào thi đua về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, với nhiều nội dung, biện pháp phong phú, cụ thể, thiết thực. Các phong trào này đã thu được nhiều kết quả, tạo ra sự chuyển biến, tiến bộ trên nhiều mặt, ở nhiều địa bàn. Có thể nói, ở hầu hết các cơ quan, đơn vị và các địa phương đã thực hiện tinh giản biên chế, giảm bớt quỹ lương, hạn chế mua sắm ô tô công, giảm bớt mua sắm trang thiết bị ở các cơ quan công sở, hạn chế tổ chức các lễ hội, các cuộc chiêu đãi, tiệc tùng tràn lan. Một số điển hình nổi lên như: Bộ Công an từ chối nhận hoa và quà trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống của Ngành. Tỉnh Quảng Ninh kiên quyết thực hiện tinh giản biên chế theo quy hoạch đã xác định. Thủ đô Hà Nội thực hiện nếp sống văn minh, trong việc cưới, với tiêu chí lễ cưới không quá 300 khách mời, không tổ chức cưới ở những nhà hàng sang trọng, đắt tiền, tăng cường thiếp báo hỉ thay cho thiếp mời dự tiệc cưới.

Tuy nhiên, những kết quả trên chỉ là bước đầu và hiệu quả đem lại chưa lớn, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả thực hiện chữ ''Kiệm" theo lời dạy của Bác Hồ, trong thời gian tới, các cơ quan, đơn vị và các địa phương cần phải thực hiện đồng bộ nhiều nội dung, biện pháp, trong đó trước hết cần tập trung thực hiện tốt một số biện pháp chủ yếu đó là:

- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, tạo sự thống nhất cao về nhận thức ở tất cả các ngành, các cấp, trước hết là cán bộ chủ chốt, thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm về thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" trong những năm tới.

- Gắn các nội dung thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, các phong trào thi đua của từng ngành, từng địa phương, cơ quan, đơn vị với những chỉ tiêu cụ thể, thiết thực.

- Động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia giúp đỡ, giám sát đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Mỗi cá nhân, đơn vị, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp phải đặt ra những chỉ tiêu phấn đấu cụ thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo cương vị, chức trách được giao.

Tiến hành tốt các biện pháp trên, đó là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó các đồng chí bí thư cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp phải nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu trong tổ chức thực hiện. Chỉ có trên cơ sở như vậy, việc thực hiện chữ "Kiệm" theo lời dạy của Bác Hồ mới ngày đạt được nhiều kết quả tốt đẹp./.

Tạp chí Xây dựng Đảng
St phúc d52

01/10/2024

MINH BẠCH TẠO NIỀM TIN

Việc Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công khai sao kê số tiền ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão là một động thái được Nhân dân rất ủng hộ. Hành động này không chỉ tăng cường sự minh bạch mà còn khẳng định trách nhiệm của tổ chức trước cộng đồng. Số tiền quyên góp lên tới hàng nghìn tỷ đồng, cho thấy sự đồng lòng của nhân dân.
Tuy nhiên,nhu cầu hỗ trợ vẫn còn lớn, đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội.

Minh bạch chính là yếu tố cốt lõi để duy trì niềm tin, và sự chung tay ủng hộ của đông đảo Nhân dân là minh chứng rõ nét nhất cho tình dân tộc, nghĩa đồng bào.

.

01/10/2024

Minh bạch để tạo dựng niềm tin

Dư luận hết sức hoan nghênh và ủng hộ việc công khai sao kê số tiền ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Việc này là cần thiết, tăng cường sự minh bạch, giúp tất cả người dân có thể theo dõi, giám sát toàn bộ việc ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lũ.

Mới đây, để đảm bảo tính minh bạch, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đăng tải, công bố bước đầu các trang sao kê danh sách và số tiền các tổ chức, cá nhân ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra tại tài khoản ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, BIDV. Động thái này đã thu hút sự quan tâm lớn của toàn xã hội và nhận được sự đồng tình của đông đảo người dân.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong những ngày qua, rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, tập thể, cá nhân ở trong và ngoài nước đã chủ động liên hệ để ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phía Bắc khắc phục thiệt hại do bão lũ gây ra thông qua Ban Vận động Cứu trợ Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Nhiều cơ quan, đơn vị từ trung ương đến địa phương, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên của Mặt trận đã đồng loạt phát động, kêu gọi, lan tỏa tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, kêu gọi các tầng lớp nhân dân, đoàn viên, hội viên thiết thực tham gia ủng hộ.

Tính đến 17h00 ngày 27/9/2024, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) đã tiếp nhận tổng số tiền là 1.839 tỷ đồng.

Trong thời gian tới, căn cứ báo cáo thống kê thiệt hại của các tỉnh, thành phố, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương sẽ tiếp tục phân bổ nguồn lực về các địa phương và sẽ nâng mức hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 143 của Chính phủ.

Ông Cao Xuân Thạo, Trưởng ban Phong trào, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khẳng định, mỗi sự đóng góp về vật chất, tinh thần dù nhỏ bé của các tập thể, cá nhân với tấm lòng hướng tới đồng bào đang gặp khó khăn đều rất đáng trân quý.

Chia sẻ xung quanh việc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bước đầu công khai bản sao kê tài khoản ngân hàng tiếp nhận nguồn tiền ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trên các phương tiện thông tin đại chúng, ông Cao Xuân Thạo cho biết, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mong muốn tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân đã ủng hộ và đăng ký ủng hộ có thể thấy được sự công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí; yên tâm khi sự đóng góp của mình đã được gửi gắm đúng địa chỉ và các nguồn lực ủng hộ được sử dụng đúng mục đích, đến được với đúng đối tượng là những người dân bị thiệt hại.

Tri ân sự ủng hộ, tình cảm của người dân cả nước đối với đồng bào tại những địa phương đang chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đang tập trung cao độ để tổ chức tiếp nhận các nguồn lực ủng hộ và kịp thời làm thủ tục chuyển tiền đến Ban Cứu trợ các địa phương bị thiệt hại, nhằm sớm triển khai công tác cứu trợ. Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ luôn đón tiếp các cá nhân, tổ chức đến ủng hộ các ngày trong tuần, không có ngày nghỉ.

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đang tiếp tục cập nhật và trong thời gian tới sẽ tiếp tục công bố bản sao kê danh sách chuyển khoản qua các ngân hàng và ủng hộ trực tiếp bằng tiền mặt của các đơn vị, tổ chức, cá nhân tại Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân tham gia theo dõi, giám sát.

Có thể nói, việc Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam công khai số tiền và các đơn vị hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi lụt bão là một hành động rất đáng ghi nhận, nó thể hiện tinh thần minh bạch và trách nhiệm đối với lòng tin của nhân dân. Trong bối cảnh xã hội đang ngày càng đòi hỏi sự rõ ràng, minh bạch trong mọi hoạt động từ thiện, việc công khai những thông tin này là cách tốt nhất để khẳng định rằng, mọi đóng góp đều được quản lý cẩn trọng, phân bổ đúng mục đích, và phục vụ cho những nhu cầu khẩn cấp của đồng bào gặp khó khăn.

Minh bạch không chỉ là một yêu cầu trong quản lý tài chính, mà còn là chất keo kết nối lòng tin giữa người ủng hộ và các tổ chức, tạo nên một tinh thần đoàn kết mạnh mẽ trong xã hội. Khi những đóng góp dù lớn hay nhỏ đều được ghi nhận và công khai, đó chính là cách tôn vinh tấm lòng của mỗi người, đồng thời khích lệ thêm nhiều tấm lòng khác sẵn sàng sẻ chia trong lúc hoạn nạn. Đó cũng là thông điệp về sự cam kết rằng không có sự đóng góp nào bị lãng quên hay phung phí.

Thống kê cho thấy cơn bão số 3 (Yagi) gây thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu lên tới 81.503 tỷ đồng. Trong khi đó, số tiền đóng góp ủng hộ của người dân cả nước hiện là gần 1.840 tỷ đồng. Mặc dù con số này khá lớn nhưng vẫn còn rất nhỏ so với nhu cầu nguồn lực để tái thiết cuộc sống sau thiên tai. Vì vậy, rất cần cộng đồng tiếp tục chung tay đồng hành, trong đó, minh bạch chính là nguyên tắc sống còn để tăng cường sự tin tưởng và thu hút thêm nhiều nhà hảo tâm tham gia vào các hoạt động từ thiện.

Việc số tài khoản nhận ủng hộ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được nhiều người chia sẻ hơn chính là minh chứng rõ nét nhất về việc niềm tin của nhân dân vào các tổ chức từ thiện chính thống đã được củng cố và khẳng định vững chắc!

Address

500A, Lê Đại Hành, Phường Mỹ Phú
Cao Lãnh

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tuổi Trẻ Tâm Phú Hào posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Tuổi Trẻ Tâm Phú Hào:

Share