11/06/2025
NHỮNG LẦM TƯỞNG VỀ ĐẠI HỌC MÀ KHÔNG AI NÓI CHO BẠN BIẾT
Kỳ thi THPT Quốc gia ngày càng tới gần và chắc hẳn "Đại học" đang là 2 từ chiếm lấy tâm trí của không ít con người, không chỉ các bạn học sinh mà cả các bậc phụ huynh nữa. Đây là một phản ứng tự nhiên đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ người Việt trong suốt hàng chục năm qua và cả 12 năm đèn sách vất vả của các bạn. Tuy nhiên, có bao giờ bạn tự hỏi "Những gì bạn biết được về đại học, liệu có đúng sự thật?". Vậy thì bài viết này chính là câu trả lời dành cho bạn.
1. Đại học là "kỳ nghỉ" sau những năm học cấp 3 vất vả:
Nhiều bạn lầm tưởng rằng đại học là quãng thời gian để "b**g xõa" sau những năm học cấp 3 căng thẳng. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn ngược lại. Đại học đòi hỏi bạn phải học tập và rèn luyện bản thân nhiều hơn so với cấp 3. Khối lượng kiến thức khổng lồ, phương pháp học tập mới mẻ, cùng với áp lực từ việc thi cử và định hướng nghề nghiệp sẽ khiến bạn phải dành nhiều thời gian và nỗ lực cho việc học tập.
2. Chỉ cần vào được đại học là "dễ thở":
Đây là một quan niệm sai lầm phổ biến. Việc đỗ đại học chỉ là bước khởi đầu cho một hành trình dài học tập và rèn luyện. Hay nói cách khác: đại học không dành cho người lười, không chủ động thì đừng học đại học! Chẳng có điều gì tự nhiên mà đến cả, phải chủ động đăng ký học phần, chủ động tự học, chủ động liên hệ giảng viên xin tài liệu, chủ động đến thư viện tìm sách, chủ động đưa ra bài tập, nhiệm vụ, chủ động ôn tập, chủ động rèn luyện sức khỏe... Chẳng ai nhắc nhở nên bản thân phải tự động làm, nằm yên một chỗ sẽ chẳng có bất cứ điều gì tốt đẹp tìm đến với bạn đâu.
3. Đại học chỉ quan tâm đến điểm số:
Đây là một quan niệm sai lầm. Đại học không chỉ quan tâm đến điểm số mà còn chú trọng đến rèn luyện kỹ năng mềm, khả năng làm việc nhóm, và tư duy sáng tạo của sinh viên. Tham gia các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, và dự án là những cách hiệu quả để bạn phát triển những kỹ năng này.
4. Bằng cấp đại học là "chìa khóa vàng" mở ra cánh cửa thành công:
Bằng cấp đại học đóng vai trò quan trọng trong việc xin việc, nhưng nó không phải là yếu tố quyết định duy nhất. Nhà tuyển dụng ngày càng quan tâm đến kỹ năng mềm, khả năng làm việc nhóm, và kinh nghiệm thực tế của ứng viên. Đi làm ở bất cứ nơi đâu, câu hỏi đầu tiên của nhà tuyển dụng là “anh/ chị có bao nhiêu năm kinh nghiệm?”, bạn vừa bước ra trường có nghĩa vạch xuất phát chỉ là con số 0. Do đó, bên cạnh việc học tập trên lớp, bạn cần chủ động tham gia các hoạt động ngoại khóa, rèn luyện kỹ năng mềm, và tích lũy kinh nghiệm thực tế để nâng cao khả năng cạnh tranh của bản thân.
5. Sinh viên đại học phải "ăn chơi" mới là "sinh viên":
Đại học là quãng thời gian tuyệt vời để bạn khám phá bản thân, kết bạn và tham gia các hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần cân bằng giữa việc học tập, vui chơi và giải trí. Việc dành quá nhiều thời gian cho việc "ăn chơi" có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập và tương lai của bạn.
Đại học là thời gian tuyệt vời để khám phá bản thân, kết bạn và tham gia hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian cho việc "ăn chơi" có thể khiến bạn bỏ bê việc học, dẫn đến kết quả học tập sa sút, thậm chí là thi lại, buộc thôi học. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội xin việc làm sau khi tốt nghiệp và cả tương lai lâu dài của bạn. Hơn nữa, "ăn chơi" không chỉ giới hạn ở những hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh. Việc sa đà vào những thói quen tiêu cực như tụ tập ăn nhậu, cờ bạc, sử dụng chất kích thích,... có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần và thậm chí là vi phạm pháp luật.
Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn hơn về quãng đời sinh viên và có sự chuẩn bị tốt hơn cho hành trình học tập và rèn luyện sắp tới.
_________________________________
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
📌Fanpage: SIDD of Students
✉️Email: [email protected]