
27/12/2024
"✊✊ GIÚP CON VƯỢT QUA SỰ TRÌ HOÃN
👉 “Ngày mai con sẽ dọn phòng!”
👉 “Tuần tới con sẽ làm còn bây giờ thì không được ạ!”
👉 “Con sẽ làm việc nhà cho mẹ sau!”
Đối với nhiều bố mẹ, việc ứng phó với một đứa trẻ thích trì hoãn nhiều khi khiến mình thấy khó chịu và thách thức. Do vậy, việc hoàn thành mọi thứ theo đúng thời gian biểu được đưa ra cũng trở nên khó khăn với trẻ. Và một khi một người không khắc phục được, nó sẽ làm ảnh hưởng đến những người khác.😥😥
Trong khi đó, theo nghiên cứu, chúng ta đang sống trong một xã hội mà ở đó khoảng 20% người trưởng thành tự nhận mình là người trì hoãn kinh niên.
Nếu chúng ta có thể dạy trẻ cách vượt qua được trạng thái này khi con còn nhỏ, con sẽ khai thác được những tiềm năng trong mình và loại bỏ được cảm giác khó chịu do sự trì hoãn mang lại.
🌱🌱 ĐIỀU GÌ ĐỨNG SAU SỰ TRÌ HOÃN CỦA TRẺ❓
✅ Con không biết người lớn mong đợi gì ở mình: Trẻ có thể trì hoãn làm việc nhà, bài tập về nhà hoặc những nghĩa vụ khác đơn giản là vì con không biết mình được mong đợi làm cái gì.
Khi con không chắc về vai trò của mình hoặc không có những kỹ năng cần thiết để giải quyết nhiệm vụ, trẻ có thể sẽ không muốn làm nó.
Nếu bạn giao việc nhà cho trẻ, hãy đảm bảo rằng mình sẽ dành thời gian để chỉ cho con cách làm chính xác để có thể hoàn thành được trách nhiệm của mình và trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà con có.
✅ Con thấy mình có thể “thoát” được. Trẻ con rất thông minh, ngay từ khi còn nhỏ trẻ biết rằng có những lúc bố mẹ lừa mình. Nếu bạn dọa con là sẽ cất TV đi nếu con không dọn phòng nhưng sau đó lại không thực hiện đúng như những gì mình đưa ra, thì cũng đừng ngạc nhiên là lần sau con sẽ tiếp tục trì hoãn phần việc được giao.
Thay vào đó là con cần được biết chắc là con trách nhiệm của con là gì, thời gian nào con cần phải làm xong, hậu quả là gì nếu con không làm hoặc làm nếu không đến nơi đến chốn. Và sau đó mình cần phải làm đúng với những gì mình đã thỏa thuận với trẻ. Cách làm này có thể giúp trẻ thực hiện trách nhiệm của mình một cách nghiêm túc hơn và thúc đẩy con làm theo những gì mà mình đã được yêu cầu.
✅ Con sợ mình làm sai hoặc làm không tốt: Thỉnh thoảng, sự trì hoãn đi liền với sự cầu toàn. Nếu bạn nghĩ rằng con đang tránh những nhiệm vụ đáng lẽ ra con phải làm vì con thấy mình không đủ tự tin hoặc khả năng để làm nó, thì nhiệm vụ mình cần làm là phải thúc đẩy, tạo động lực hoặc dạy cho trẻ cách làm, để con có thể làm được phần việc đó.
Những đứa trẻ có thể sợ thất bại và không phải lúc nào con cũng hiểu được rằng thực hành, luyện tập là người thầy tốt nhất. Chẳng hạn như nếu con tránh tập chơi nhạc cụ vì con cho rằng mình không biết cách chơi thì bạn có thể hướng dẫn trẻ cách luyện tập như thế nào và đừng đặt mong đợi rằng con có thể làm đúng ngay từ lần đầu tiên.
✅ Nhiều khi con thấy có thứ khác vui hơn để làm: Con trẻ nhiều khi trì hoãn việc nhà hoặc bài tập về nhà được giao vì con có những thứ vui hơn để làm, chẳng hạn như đi chơi với bạn, xem TV, đi xem phim ở rạp...
Trong khi đó, ai cũng có những lúc trong ngày không muốn làm gì cả và chỉ muốn nghỉ ngơi, thư giãn, nên mình cũng cần chú ý khoảng thời gian này để tránh con bị phân tâm, mất tập trung.
Với bài tập về nhà, một vài đứa trẻ cần thêm một khoảng thời gian sau khi học ở trường để nghỉ giải lao trước khi tiếp tục học thêm. Bố mẹ cũng nên cố gắng tạo ra những thời gian biểu phù hợp với nhu cầu của con và sau đó giúp con theo sát được thời gian biểu mà mình đã đưa ra. Và nếu con nghĩ rằng thời gian biểu của con quá bận rộn, bố mẹ cũng cần cân nhắc loại bỏ những hoạt động không thực sự quan trọng với con.
🌱🌱 CHÚNG TA CÓ THỂ LÀM GÌ ĐỂ GIÚP CON❓
1️⃣ Dạy con khoan dung với bản thân mình
Con có thể tạm thời thoải mái khi mình trì hoãn nhưng đến cuối cùng, con vẫn sẽ có những cảm giác lo lắng kéo dài và cùng với đó là tự chỉ trích bản thân khi bỏ lại nhiệm vụ của mình phía sau. Nhưng vấn đề là chỉ trích bản thân chỉ làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn khi cảm xúc tiêu cực lấn át sự tự kiểm soát.
Thay vào đó, bố mẹ nên dạy cho con cách tha thứ bản thân, đối xử tốt với chính mình y như với người bạn thân nhất. Hãy cho con biết rằng đây là quá trình tự nhận thức bản thân. Con nhận ra được rằng con đang trì hoãn và đã đến lúc mình phải thay đổi. Con sẽ hiểu được rằng không chần chừ chỉ đơn giản làm cuộc sống của mình trở nên tốt hơn mà thôi.
2️⃣ Khuyến khích con “du hành thời gian”
Một cách hay để trẻ nghĩ trì hoãn tác động đến mình như thế nào là tiến hành một cuộc “du hành thời gian.” Bố mẹ cho trẻ tham gia một chuyến đi vào tương lai và sử dụng trí tưởng tượng của mình. Yêu cầu con nhắm mắt lại và hình dung con sẽ cảm thấy thế nào một khi mà công việc của mình hoàn thành và nếu làm không xong.
Ví dụ nếu con không dọn phòng của mình bây giờ, núi quần áo sẽ càng lớn hơn khi con phải dọn vào ngày hôm sau trong khi mình thì lại muốn đi chơi.
3️⃣ Chỉ cho con thấy mình “chỉ cần bắt đầu” là như thế nào
Một trong những vấn đề lớn của việc trì hoãn là đến từ cảm xúc bị choáng ngợp với toàn bộ phần việc phải hoàn thành. Bài tập về nhà môn toán có thể phải mất 2 tiếng để làm nhưng bài đầu tiên có thể chỉ mất 5 phút.
“Chỉ cần bắt đầu” có nghĩa là trẻ chỉ cần bước một bước nhỏ trước. Nếu con biết rằng bài đầu tiên chỉ mất 5 phút, con sẽ có nhiều khả năng để bắt tay vào làm hơn. Bố mẹ có thể giúp con thiết lập các mục tiêu nhỏ để đạt được mục tiêu lớn hơn. Việc đạt được từng cột mốc một có thể giúp thúc đẩy tâm trạng của con, khiến con có nhiều khả năng làm tiếp hoặc quay trở lại làm một cách tích cực.
4️⃣ Để cho con được bắt đầu với những thứ đơn giản
Bắt đầu một công việc hay một nhiệm vụ nào đó vẫn thường là phần khó khăn nhất. Có lẽ nó là tác dụng phụ của tâm lý “làm xong rồi mới được chơi” và chúng ta cũng thường nghĩ rằng mình phải bắt đầu với phần khó nhất. Nhưng điều này lại tạo nên những sự căng thẳng không cần thiết cùng với đó là sự trì hoãn.
Thay vào đó, bố mẹ cần giải phóng con khỏi suy nghĩ này và giúp con tìm được khía cạnh yêu thích trong phần việc của mình để bắt đầu. Vì khi mình có quyền lựa chọn, mọi thứ sẽ trở nên vui vẻ hơn.
🌈🌈 Bạn có thể thấy khi mình dạy kỹ năng sống cho con, bản thân bạn cũng học được nhiều từ đó. Chúng mình hy vọng bài viết này không chỉ hữu ích cho các bé mà còn cả cho bạn nữa."