Tự thân làm chủ hạnh phúc

Tự thân làm chủ hạnh phúc Đây hành trình từng bước nhận ra chính mình và những món quà tôi đang sở hữu. Tôi chọn tự thân thay đổi, tự thân hạnh phúc

Lỗi 04: Tự hạ thấp bản thân – tưởng khiêm tốn mà hóa vô hìnhCó những người, mỗi khi được hỏi đến cảm xúc hay mong muốn c...
16/05/2025

Lỗi 04: Tự hạ thấp bản thân – tưởng khiêm tốn mà hóa vô hình

Có những người, mỗi khi được hỏi đến cảm xúc hay mong muốn của mình, họ sẽ nói:

“Chắc do mình nhạy cảm quá thôi…”
“Mình cũng không biết nữa, chắc mình phiền quá rồi…”
“Thôi bỏ đi, chuyện nhỏ mà, mình không sao đâu…”
"Do em chẳng có tài năng gì..."

Những câu nói nghe rất… nhẹ nhàng. Nhưng ẩn sau đó là gì?

👉 Một kiểu tự phủ nhận cảm xúc và nhu cầu của chính mình, vì sợ làm phiền, sợ bị đánh giá, sợ mình “không đủ quan trọng”.

🎭 Khiêm tốn hay... đang tự làm mình vô hình?
Nhiều người tưởng đây là khiêm nhường, biết điều. Nhưng thật ra, đó là cách ta tự rút lui khỏi kết nối, tự làm mờ giá trị của mình, rồi dần dần mất tiếng nói trong các mối quan hệ.

Họ không nghe thấy ta – không phải vì họ vô tâm, mà vì chính ta đang cố làm cho mình nhỏ lại.

💡 Làm sao để chuyển hóa?

Khi nhận ra mình đang nói:
“Chắc mình nhạy cảm quá…”

Thử đổi thành:
“Mình thấy có chút tổn thương khi bị lãng quên, vì mình thật sự mong muốn được quan tâm.”

Thay vì nói:
“Không sao đâu, mình ổn mà.”

Hãy thử:
“Mình đang hơi mệt và cần được nghỉ ngơi, không cần nhiều đâu, chỉ cần một chút không gian yên tĩnh.”

**************
🛠 Thực hành:

Lần tới, khi bạn định “thu nhỏ” mình lại, hãy dừng 3 giây và hỏi:

- Mình đang cảm thấy gì thật sự?
- Mình có đang xem nhẹ điều mình cần không?
- Nếu người thân yêu của mình đang như vậy, mình có muốn họ cũng im lặng như mình không?

15/05/2025

Nếu quá để ý đến việc bảo vệ quan điểm của bản thân hay chính xác hơn là tập trung năng lượng vào việc xác lập và khẳng định khía cạnh đúng của mình trong tình huống đó. Chúng ta bắt đầu chuyển sang chế độ tìm lỗi sai của người khác và tấn công vào đó.
Bảo vệ bản thân là đúng nhưng bảo vệ bản thân bằng cách nói ai đó đang sai thì đây là 1 cuộc chiến chứ không còn là một cuộc giao tiếp nữa.

Lỗi 03: Biến nhu cầu thành mệnh lệnhĐây là những câu nói quen thuộc, dễ bắt gặp trong đời sống:- “Em đã bảo là ...
14/05/2025

Lỗi 03: Biến nhu cầu thành mệnh lệnh

Đây là những câu nói quen thuộc, dễ bắt gặp trong đời sống:

- “Em đã bảo là anh phải về đúng giờ rồi mà!”
- “Bạn bè nên quan tâm nhau chứ, đúng không?”
- “Chị không được đối xử với em như vậy!”

Thoạt nghe, có vẻ như bạn đang bày tỏ cảm xúc và nhu cầu.
Nhưng thực chất, đó lại là những mệnh lệnh trá hình.

Khi ta gắn nhu cầu với các từ như “phải”, “nên”, “không được”, người nghe sẽ có cảm giác:
- Mình đang bị trách móc
- Mình bị ép buộc thay đổi
- Mình không có quyền lựa chọn

Và thế là họ “đóng tai” lại
Phòng thủ, cãi lại, hoặc im lặng cho qua.
Trong khi bạn chỉ đang mong được quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu.

**************
Làm sao để chuyển từ mệnh lệnh sang bày tỏ nhu cầu?
**************
Thử nói lại câu trên như sau:

- “Khi anh về trễ mà không báo, em cảm thấy buồn và hoang mang, vì em rất cần sự an tâm và kết nối. Em không biết có chuyện gì xảy ra khi anh đi đường. Anh có thể nhắn tin báo khi về muộn để em yên tâm được không?”

- “Mình buồn vì đã một thời gian không thấy tin nhắn hay cuộc gọi từ bạn. Mình nhớ sự kết nối giữa hai đứa, và cần sự rõ ràng, thẳng thắn nếu có điều gì khiến khoảng cách này xảy ra. Mình mong tụi mình có thể nói chuyện lại với nhau. Bạn thấy thế nào?”

- “Khi đến lượt em chọn mà không còn phương án nào khác. Điều này đã xảy ra 3 lần liên tiếp, em cảm thấy buồn vì em rất cần sự công bằng và có cơ hội lựa chọn giống như mọi người. Em mong nếu có lần sau, em cũng có nhiều phương án để lựa chọn như các bạn ạ.”

Hãy nhớ:
❗Khi bạn bày tỏ được cảm xúc thật và nhu cầu sâu, người ta sẽ dễ mở lòng.

Còn khi bạn dùng mệnh lệnh để thể hiện sự tổn thương, thì điều quý giá nhất – sự kết nối – lại dễ dàng bị đánh mất.

14/05/2025

Cảm xúc xuất hiện khi giao tiếp là bình thường. Sau cảm xúc sẽ là hàng loạt suy nghĩ. Sau đó bạn phản ứng với đối tác theo cách bạn vừa tự nói với chính mình.
Thường quá trình này diễn ra rất nhanh vì chúng đã lập đi lập lại rất nhiều lần trước đó và trở thành thói quen của bạn.
Nếu muốn kết quả giao tiếp khác đi, điều đầu tiên cần gia tăng khoảng cách về mặt thời gian giữa suy nghĩ và hành động. Và trong lúc ấy, chúng ta sẽ nhìn lại cảm xúc của mình 1 cách phù hợp hơn.

Đây là một cách đổ lỗi tinh vi – nhưng lại rất dễ được não bộ chấp nhận:- “Tôi cảm thấy tức giận vì anh ta đã im lặng.”-...
13/05/2025

Đây là một cách đổ lỗi tinh vi – nhưng lại rất dễ được não bộ chấp nhận:

- “Tôi cảm thấy tức giận vì anh ta đã im lặng.”
- “Vì họ nói tôi ích kỷ, nên tôi chẳng việc gì phải đối tốt với họ cả.”
- “Đồng nghiệp cứ nhờ vả tôi, nên tôi mới bị trễ deadline.”

Những câu này khiến ta tin rằng người khác chịu trách nhiệm cho cảm xúc và hành động của mình.

Nhưng sự thật là: Cảm xúc và hành động là của bạn – bạn mới là người chịu trách nhiệm.

***************
Hãy nhớ:

Điều gì xảy ra trong bạn, là hệ quả của bạn – bạn có quyền nhìn lại và thay đổi.

Những yếu tố bên ngoài chỉ là kích thích, chứ không quyết định hoàn toàn phản ứng bên trong bạn.

Việc bạn diễn dịch, miêu tả, cảm nhận thế nào – hoàn toàn do bạn lựa chọn.

***************
Thay vì đổ lỗi, hãy thử nói rõ ràng cảm xúc và mong muốn, lý do của bản thân:

- “Tôi thấy tức giận và lạc lõng khi không nhận được phản hồi, vì tôi cần sự rõ ràng và kết nối.”
- “Tôi thấy tổn thương khi bị gọi là ích kỷ, vì tôi thực sự muốn được thấu hiểu.”
- “Tôi thấy căng thẳng khi phải hoàn thành nhiều việc cùng lúc. Tôi cần sự hỗ trợ và ranh giới rõ ràng hơn.”

**************
Làm chủ bản thân trước – bạn sẽ thấy mọi thứ xung quanh bắt đầu thay đổi.
**************

13/05/2025

Thay vì bình tĩnh tự xử lý cảm xúc xuất hiện bên trong của mình mỗi khi giao tiếp. Chúng ta vội vã lựa chọn "xử lý" (phản ứng ngay lập tức) với đối tượng được mình cho là nguyên nhân gây ra cảm xúc khó chịu đó.

Đó chính là 1 trong những nguyên nhân đưa cuộc trò chuyện đi vào ngõ cụt.

11/05/2025

Không phải lúc nào giao tiếp với nhau cũng gặp khó khăn. Lúc bạn hiểu người kia muốn gì và họ cũng vậy thì không cần nói, mọi thứ tự động trôi chảy.

09/05/2025

Những cơn giận dữ, chẳng phải là cách bạn phát đi tín hiệu mình đang bị tổn thương, bạn cần người khác quan tâm sao. Nhưng cuối cùng họ hiểu điều ấy như thế nào?

Ngày 02: Lỗi sai 02 – Nói nhu cầu kiểu ra điều kiệnBạn có bao giờ nói những câu thế này?“Nếu anh thương em thì anh phải ...
08/05/2025

Ngày 02: Lỗi sai 02 – Nói nhu cầu kiểu ra điều kiện

Bạn có bao giờ nói những câu thế này?

“Nếu anh thương em thì anh phải hiểu em chứ.”
“Em mà quan trọng thì anh phải chủ động chứ.”
“Tôi đã làm hết mọi thứ, lẽ ra họ nên cư xử khác.”

Những câu nói nghe như bày tỏ nỗi lòng, nhưng thực chất lại khiến người nghe cảm thấy bị thử thách, bị phán xét hoặc đặt vào thế phải chứng minh điều gì đó.

Lúc này, nhu cầu của bạn không biến mất – chỉ là nó bị ẩn sau một điều kiện. Và điều đó dễ làm đứt gãy kết nối.

✅ Bên trong những câu nói đó là gì?

Cảm xúc: thất vọng, buồn bã, hụt hẫng

Nhu cầu thực sự: được quan tâm, được chủ động kết nối, được nhìn nhận nỗ lực

❌ Nhưng khi nói thành “Nếu… thì…”, người nghe sẽ hiểu là:

Bạn đang ra điều kiện để kiểm tra tình cảm

Bạn đang đổ lỗi hoặc áp đặt một “chuẩn mực đúng-sai”

Bạn đang lấy sự tổn thương để buộc họ hành động theo cách bạn muốn

Và thế là…
☁ Họ co lại.
☁ Bạn cảm thấy bị bỏ rơi hơn.
☁ Nhu cầu vẫn không được đáp ứng.

✅ Vậy chuyển đổi thế nào?

Từ:

“Nếu anh thương em thì anh phải hiểu em.”

Sang:

“Em cảm thấy thất vọng khi em chia sẻ mà không được phản hồi. Em thật sự mong được anh lắng nghe và chủ động hỏi han hơn, để em cảm thấy an tâm trong mối quan hệ này.”

Nhu cầu được nói rõ ràng. Không giấu. Không ép. Không khiến người khác phòng thủ.

Tưởng là đang chia sẻ, nhưng hóa ra là đang đưa ra điều kiện.
Nhu cầu thật sự không phải là “người ta làm gì”, mà là “mình muốn được cảm nhận điều gì từ họ”.

❌ Lỗi sai 01 khi giao tiếp: Trút cảm xúc thay vì bày tỏ nhu cầuBạn từng nói những câu này chưa?– “Không ai hiểu tôi cả…...
07/05/2025

❌ Lỗi sai 01 khi giao tiếp: Trút cảm xúc thay vì bày tỏ nhu cầu

Bạn từng nói những câu này chưa?
– “Không ai hiểu tôi cả…”
– “Tôi luôn là người quan tâm trước…”
– “Nếu tôi không mở lời thì anh ấy cũng chẳng nói gì…”

Nghe như đang chia sẻ cảm xúc,
nhưng thực ra bạn đang trút nỗi lòng, chứ chưa nói rõ điều mình cần.

👉 Cảm xúc mơ hồ + nhu cầu không rõ ràng = người nghe cảm thấy bị trách móc, bối rối, hoặc phòng thủ.

Tôi nhận ra lỗi giao tiếp trên khi họ kể lại tình huống giao tiếp trong đời sống. Khi ấy, họ nghĩ mình đang bày tỏ, nhưng thực chất là:

❗Sử dụng việc “chia sẻ” như một hình thức xả cảm xúc lên đối tác của mình.

Và khi người kia không đón được “thông điệp chính” thì họ càng tổn thương hơn, càng cảm thấy mình không được thấu hiểu.

Lấy ví dụ nhé:

🗣 “Không ai hiểu tôi cả…”

🌊 Bề nổi: một câu than vãn.
🌪 Bên trong: cảm xúc uất ức, tủi thân, cô đơn.
🌱 Nhu cầu thực: được lắng nghe, được hỏi han, được ở bên.

👂 Nhưng người đối diện nghe thế này:
– “Ủa tôi là ai mà lại bị nói vậy?”
– “Tôi làm gì sai sao?”
– “Rồi giờ tôi phải làm gì?”

Và thay vì hiểu bạn, họ thấy mình bị trách móc, rồi rút lui. Cánh cửa kết nối vừa hé… lại đóng lại.

✨ Vậy nên, hãy thử chuyển cách nói:

“Mình thấy tủi thân khi không được lắng nghe. Trong những lúc hiểu lầm xảy ra, mình thực sự mong anh ấy ở lại và nói rõ suy nghĩ, để mình không cần phải đoán nữa.”

Cũng là một nỗi lòng.
Cũng là tổn thương.
Nhưng giờ đây, người kia có thể hiểu bạn đang cần gì, và biết cách đáp lại.

📌 Đây là lỗi phổ biến nhất khi chúng ta cố gắng kết nối nhưng lại vô tình đẩy người khác xa hơn.

🛎 Ngày mai: Lỗi sai 02 – Giao tiếp như ra điều kiện.

07/05/2025

Tôi luôn nghĩ ngôn từ là cánh cửa đi vào tâm hồn của ai đó.

Thế là đã có lúc, tôi vồn vã cuống cuồng nói thật nhiều vì tôi muốn hiểu họ thật nhiều, chạm họ thật sâu, mong xoa dịu phần nào đau thương trong họ.

Cho đến một ngày khi tôi hiểu rằng, trong khoảnh khắc người ta cần tôi nhất, họ chỉ cần tôi hiện diện để lắng nghe, để chứng kiến tâm tư của họ.

Và khi họ bắt đầu bình ổn trở lại, điều tốt nhất tôi có thể làm là nhẹ nhàng gọi tên những mong muốn thẳm sâu của họ.

Không cần khen, không cần khuyên, càng không cần áp đặt thay đổi.

Tôi trở nên nhẹ bẫng còn họ tự thoát ra.

"Em đã nói 30 phút rồi mà chị còn hỏi em cần gì ạ?"Sau hơn 30 phút nức nở, em trầm ngâm ngồi im lặng. Tôi lặng đi cùng e...
06/05/2025

"Em đã nói 30 phút rồi mà chị còn hỏi em cần gì ạ?"

Sau hơn 30 phút nức nở, em trầm ngâm ngồi im lặng. Tôi lặng đi cùng em, cho đến khi tiếng thở dài khẽ vang lên.

Tôi nhẹ nhàng hỏi:
– Sau tất cả những câu chuyện, cảm xúc và câu hỏi nãy giờ… em đã biết nhu cầu của mình là gì chưa?

Em ngẩng lên, ngơ ngác:
– Ơ chẳng phải em đã nói suốt từ nãy đến giờ rồi sao… 30 phút lận mà?

– Ừ, em đã dốc lòng giãi bày cảm xúc. Nhưng chị vẫn chưa nghe thấy em nói rõ nhu cầu chính đáng của mình là gì.

– Ơ… em tưởng… em muốn…

Câu nói bỏ lửng. Em im bặt.

Rất nhiều người giống em – nén chặt cảm xúc nơi đáy lòng, rồi chỉ khi quá sức chịu đựng mới bộc lộ ra cùng với nước mắt, giận dữ hoặc oán trách. Nhưng đáng buồn thay, trong khoảnh khắc yếu mềm đó, điều quý giá là nhu cầu thật sự lại không được nói ra, hoặc không được nghe thấy.

Và thế là người đối diện hiểu lệch đi.

***********
Họ nghe họ sẽ cảm nhận câu chuyện của bạn như thế nào?
************

– Toàn sự than vãn, kêu ca: Khi câu chuyện chỉ xoay quanh cảm xúc đau buồn, ta thường kể lể, nhấn mạnh nỗi khổ… mà quên mất mục đích chính là muốn được đáp ứng một điều gì đó cụ thể.

– À thì ra đang ra điều kiện: Khi bạn nói kiểu như “Nếu anh thương em thì…”, người nghe có thể cảm thấy đang bị thử thách hoặc bị kiểm tra tình cảm, thay vì được nghe một mong muốn chân thành.

– Ép buộc tôi à?: Khi bạn vô thức dùng những từ như “phải”, “nên”, người khác sẽ dễ cảm thấy mất tự do và bị áp đặt.

– Lại thanh minh, giải trình: Khi bạn cố gắng giải thích vì sao mình đau khổ, họ có thể nghĩ bạn đang biện hộ, hoặc cố làm họ thấy tội, thay vì thấy bạn cần thấu cảm.

***********
Tất cả chỉ vì nhu cầu chưa được gọi tên.
***********

Khi ta không nói rõ mình thật sự cần điều gì – được lắng nghe, được thừa nhận, được ở bên… – người nghe sẽ phải tự suy diễn. Và tiếc thay, họ thường diễn giải bằng hệ quy chiếu của chính họ: thiên về phòng thủ, phản ứng, hoặc rút lui.

Điều đó làm lỡ mất một cơ hội kết nối quý giá.
Vì giữa tiếng khóc và sự im lặng, điều quan trọng nhất lại bị bỏ quên:

“Tôi đang cần điều gì ở bạn?”

Address

Hải Phòng
Hai Phong
031

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tự thân làm chủ hạnh phúc posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Tự thân làm chủ hạnh phúc:

Share