Mẹ Thông Thái - Bé Khoẻ Mạnh

Mẹ Thông Thái - Bé Khoẻ Mạnh Mối quan hệ mẹ con là một tình yêu không thể thay thế. Mẹ luôn muốn điều tốt đẹp nhất dành cho con và sẽ luôn ở bên con trên suốt chặng đường đời.
(1)

Hãy là những bà mẹ thông thái giúp con yêu được khoẻ mạnh khôn lớn từng ngày

02/05/2025

🌼 Mẹ thông thái, bé khỏe mạnh! 🌼

Bạn có nghe câu "Mẹ nào con nấy" chưa? Nhưng tôi nghĩ một câu khác thú vị hơn: "Mẹ thông thái thì con khỏe mạnh". Trước đây, tôi cứ nghĩ chỉ cần cho bé ăn uống đầy đủ là đủ. Nhưng giờ đây, tôi nhận ra có nhiều điều hơn thế!

Tôi từng tin rằng chỉ cần chú trọng vào thức ăn bổ dưỡng là đủ cho trẻ. Nhưng khi tìm hiểu thêm, tôi phát hiện rằng việc chăm sóc tinh thần cho bé cũng rất quan trọng! Sự phát triển về cảm xúc và tinh thần có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thân thể sau này. Điều này khiến tôi suy nghĩ lại về cách tương tác với con hàng ngày.

Bạn có bao giờ cảm thấy như tôi không? Giữa biết bao thông tin về cách chăm sóc trẻ nhỏ, tại sao không lắng nghe con mình một cách cẩn thận hơn? Khi trẻ cảm nhận được yêu thương và sự kết nối, sức khỏe của bé cũng sẽ cải thiện hơn.

Vậy, bạn có câu chuyện nào về sự phát triển của con mình không? Hay bạn có phương pháp chăm sóc nào thú vị mà bạn muốn chia sẻ? Hãy bình luận bên dưới để chúng ta cùng khám phá nhé! 💬❤️

Đây là chân của hai em bé, đều 3 tháng tuổi, đều đang bú mẹ, và cả hai đều hoàn toàn khỏe mạnh.Một điều quan trọng mà ch...
22/10/2024

Đây là chân của hai em bé, đều 3 tháng tuổi, đều đang bú mẹ, và cả hai đều hoàn toàn khỏe mạnh.

Một điều quan trọng mà chúng ta cần nhớ là: mỗi em bé đều phát triển theo cách riêng của mình. Không có chuẩn mực nào áp đặt được sự phát triển tự nhiên và độc đáo ấy.

Việc so sánh trẻ em với nhau là điều không cần thiết, bởi mỗi bé đều là một cá thể đặc biệt, khỏe mạnh và đáng yêu theo cách riêng của mình. Hãy để các con được lớn lên tự nhiên, tự tin và hạnh phúc! 😊
Ảnh: ST

28/09/2024

⭐️ Đừng bao giờ so sánh con mình với con nhà khác, bởi mỗi bé có 1 tốc độ phát triển khác nhau. Có những bé biết đi, biết nói từ rất sớm, nhưng không có nghĩa là những bé nói chậm hơn là chậm phát triển. Có những bé 10 tháng tuổi đã mọc răng đầy miệng, có những bé mười mấy tháng răng vẫn còn chưa nhú, điều đó cũng không có nghĩa là bé bị thiếu canxi.
🌍 Mạng xã hội càng phát triển, nhiều cha mẹ càng có thói quen khoe con, và cũng nhiều cha mẹ khác lại nhìn vào đó mà áp lực.
❓❓❓Có bao nhiêu Ba Mẹ biết con mình có đang phát triển bình thường?

🌟CON TRỞ LẠI TRƯỜNG KHIẾN BA MẸ LO LẮNG🌟          Mùa tựu trường là lúc trẻ bắt đầu quay lại với cuộc sống học đường, nh...
26/09/2024

🌟CON TRỞ LẠI TRƯỜNG KHIẾN BA MẸ LO LẮNG🌟
Mùa tựu trường là lúc trẻ bắt đầu quay lại với cuộc sống học đường, nhưng đây cũng là thời điểm khiến nhiều phụ huynh lo lắng về sức khỏe của con mình. Môi trường đông người và những thay đổi trong sinh hoạt có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho trẻ đặc biệt là trong giai đoạn thời tiết thất thường như hiện nay:

❗️ Các bệnh truyền nhiễm phổ biến khi trẻ đến trường:
- Cúm: Trẻ em dễ bị lây nhiễm khi tiếp xúc với bạn bè trong lớp học, nhất là trong điều kiện không khí khép kín.
- Thủy đậu: Đây là bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp, thường gặp ở trẻ em khi tiếp xúc gần
- Viêm phổi: Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ, khiến vi khuẩn tấn công mạnh hơn.
- Chân tay miệng: Bệnh này thường lây qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc đồ chới, vật dụng bị nhiễm khuẩn.
🔀🕛 Lối sinh hoạt thay đổi:
- Rối loạn tiêu hóa: Việc ăn uống không điều độ, thwucs ăn kém vệ sinh tại trường có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa.
- Căng thẳng học đường: Khối lượng bài vở và áp lực từ việc học tập có thể khiến trẻ cảm thấy căng thẳng, dẫn đến những vấn đề tâm lý và sức khỏe.
- Thiếu ngủ: Lịch học dày đặc và thời gian nghỉ ngơi ít đi có thể làm trẻ bị thiếu ngủ, ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe tổng thể.
🌧 Thời tiết thay đổi:
- Cảm lạnh: Thời tiết thay đổi từ nắng sang mưa, nhiệt độ giảm đột ngột dễ làm trẻ bị cảm lạnh.
- Viêm phế quản: Khi không khí ẩm ướt, trẻ dễ bị viêmphế quản do vi khuẩn và virus phát triển mạnh.
- Sốt xuất huyết: Mùa mư là thời điểm dịch Sốt xuất huyết bùng phát, trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh do muỗi đốt.

🩺🩺🩺Ba mẹ đừng quá lo lắng. Alo hotline/zalo 0902 024 293 để gặp Bs tư vấn hỗ trợ 24/7. Trong những tình huống khẩn cấp Ba mẹ có thể kết nối Bs bất kỳ lúc nào dù ban ngày hay ban đêm, đảm bảo con yêu được hỗ trợ chăm sóc tốt nhất.
🧑‍⚕️Bs luôn đồng hành cùng Ba mẹ bảo vệ sức khỏe của con yêu một cách toàn diện và hiệu quả trong mùa tựu trường.

Siêu bão Yagi.....Mọi người chuẩn bị chống bão đến đâu rồi?
06/09/2024

Siêu bão Yagi.....Mọi người chuẩn bị chống bão đến đâu rồi?

Sáng 6-9, siêu bão Yagi (bão số 3) đang di chuyển khá nhanh theo hướng tây và giữ nguyên cường độ. Dự báo đêm nay đến rạng sáng mai, bão đi vào vịnh Bắc Bộ.

Rất nhiều mẹ con suy dinh dưỡng thấp còi , táo bón mạn tính. Sử lý táo bón trước nhé:Điều trị táo bón mạn tính ở trẻ em ...
28/08/2024

Rất nhiều mẹ con suy dinh dưỡng thấp còi , táo bón mạn tính. Sử lý táo bón trước nhé:
Điều trị táo bón mạn tính ở trẻ em đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện, trong đó một số yếu tố quan trọng cần được quan tâm để đảm bảo hiệu quả lâu dài và cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ. Dưới đây là những yếu tố quan trọng nhất:
1. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG HỢP LÝ:
Tăng cường chất xơ: Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt để giúp tăng cường nhu động ruột và tạo khối phân mềm hơn.
Đảm bảo đủ nước: Uống đủ nước là yếu tố quan trọng giúp làm mềm phân và hỗ trợ tiêu hóa.
Tránh thức ăn gây táo bón: Hạn chế các loại thực phẩm có thể gây táo bón như sữa bò, bánh kẹo, thực phẩm chế biến sẵn.
2. THÓI QUEN ĐI VỆ SINH ĐỀU ĐẶN:
Thói quen giờ giấc: Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh vào một khoảng thời gian cố định mỗi ngày, lý tưởng nhất là sau bữa ăn.
Tư thế đi vệ sinh: Đảm bảo trẻ ngồi thoải mái khi đi vệ sinh. Một chiếc ghế nhỏ để kê chân có thể giúp tư thế ngồi được tối ưu hơn cho việc đi ngoài.
3. HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT:
Tăng cường vận động: Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động thể chất đều đặn như chạy nhảy, đạp xe, chơi thể thao để kích thích nhu động ruột và cải thiện tiêu hóa.
4. QUẢN LÝ TÂM LÝ VÀ CĂNG THẲNG:
Giảm căng thẳng: Căng thẳng và lo âu có thể góp phần làm tăng nguy cơ táo bón ở trẻ. Hãy đảm bảo trẻ được sống trong môi trường thoải mái, không áp lực, và tạo điều kiện cho trẻ cảm thấy an toàn và tự tin.
5. SỬ DỤNG THUỐC:
Men vi sinh cải thiện hệ tiêu hoá, chất xơ hoà tan và mềm phân
6. GIÁM SÁT VÀ THEO DÕI LÂU DÀI:
Theo dõi tiến triển: Điều trị táo bón mạn tính thường cần thời gian và sự kiên nhẫn. Theo dõi thường xuyên và điều chỉnh phương pháp điều trị dựa trên phản ứng của trẻ là rất quan trọng.
TÓM LẠI:
Chế độ ăn uống và thói quen đi vệ sinh là yếu tố cốt lõi trong điều trị táo bón mạn tính ở trẻ em.
Sự kiên nhẫn và điều chỉnh linh hoạt: Điều trị táo bón mạn tính không phải lúc nào cũng có kết quả ngay lập tức. Kiên nhẫn và điều chỉnh linh hoạt các biện pháp trên, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, là điều quan trọng nhất để đảm bảo trẻ hồi phục tốt và ngăn ngừa tái phát.

Nhật ký 5 ngày "chiến đấu" với bệnh biếng ăn của conBác sĩ yêu cầu mẹ sẽ vẫn cho con ăn đủ bữa như mọi ngày 7h - 12h - 1...
18/08/2024

Nhật ký 5 ngày "chiến đấu" với bệnh biếng ăn của con

Bác sĩ yêu cầu mẹ sẽ vẫn cho con ăn đủ bữa như mọi ngày 7h - 12h - 16h - 20h. Nhưng khác ở chỗ là nếu con không muốn ăn, con mím mồm, quay mặt, ngậm trong miệng quá 5 phút, thì mẹ phải tôn trọng ý kiến của con, ngừng lại, đợi đến bữa sau cho con ăn tiếp.
NGÀY THỨ NHẤT
Con dậy lúc 7 giờ 30': Mẹ pha cho con 1 bình sữa 60ml (con uống được 20ml, thì ngưng, nhất định không uống nữa) mẹ thử trong vòng 5' con vẫn không muốn uống. Vậy là mẹ bỏ bình sữa đó đi. Cho con chơi đùa bình thường.
Mọi khi, đến 8h mà con chưa ăn xong bình sữa đó, thì khoảng 9h hoặc 10h mẹ lại thử cho con ăn tiếp. Nhưng theo bác sĩ phân tích thì lúc 7h30 sáng, con thức dậy, chưa muốn ăn, chưa thấy đói, nên con chỉ bú 20ml. Nếu mẹ để cách, và bỏ bữa đó đi rồi cho con ăn bữa trưa, lúc đó con thật sự đói, con sẽ ăn được nhiều hơn. Nhưng mẹ lại cho con ăn tiếp, con vẫn chưa đói hẳn, con ăn một ít... và thế là bụng con lúc nào cũng có cảm giác lưng lửng.
12 giờ 15' mẹ quấy cho con một nửa già bát con bột, xúc cho con ăn được 2 thìa, sang đến thìa thứ 3 là con lắc đầu, mím môi và cúi gằm mặt xuống. Mẹ thử xúc cho con thêm trong khoảng 5 phút, và nhận thấy con vẫn chưa hứng thú ăn, nếu không muốn nói là không muốn ăn. Mẹ lại bỏ bát bột đó đi.
16 giờ mẹ cho con ăn hoa quả nghiền, con ăn được khoảng hơn 10 thìa café. Mẹ thử một vài thìa nhưng con có phản ứng không thích thú. Bỏ, lại bỏ bữa đó đi.
Mẹ ra ngoài trời, hít thở thật sâu, để thư giãn đầu óc. Căng thẳng, nhiều đắn đo, nhiều toan tính... đúng có, sai có.... nhưng mẹ sẽ cố gắng!
18 giờ 30 con lại tu ti sữa mẹ nhưng cũng chẳng biết là được khoảng bao nhiêu ml.
20 giờ, mẹ lại pha cho con 150 ml sữa ngoài, lần này mẹ thấy con cứ khóc ngặt nghẽo kiểu khó chịu, mẹ mừng lắm, nghĩ là con đã biết đói, biết đòi ăn rồi. Lúc nhìn thấy bình sữa là miệng con đã tóp tép, vừa đưa là con hì hục bú, bú mải bú mê… nhưng kết quả chỉ là 30ml. Giờ con đã biết đè lưỡi vào đầu ti cao su, để đầu ti bị bẹp, sữa không chảy ra được. Mẹ định đổ sữa ra xúc thìa nhưng con không há mồm, rồi quay mặt.
Con lại không muốn ăn, không được ép!
Hít thở thật sâu, hít thở, hít thở, không được cáu, không được ép, không được lo, không được nghĩ... mẹ tự trấn an mình theo cách bác sĩ hướng dẫn. Thế là lại bỏ bữa đó đi.
21 giờ, con lại tu ti sữa mẹ được tầm 10 phút, rồi lăn ra ngủ.
Cả đêm mẹ nằm suy nghĩ, suy đi rồi lại tính lại..., hỏi đi hỏi lại bố đến hàng chục lần, nào là có nên nghe theo bác sĩ không, nào là có sợ con sụt quá không... rồi mẹ lại trình bày bla... bla... con ăn ít ăn nhiều.... mẹ chỉ mong bố khuyên không nên nghe lời bác sĩ nữa… Nhưng bố lại bảo mẹ đừng suy nghĩ nhiều.
Bác sĩ nói, muốn thay đổi chuyện biếng ăn của con thì trước tiên mẹ phải thay đổi lại chính suy nghĩ của mẹ, mẹ hãy nghĩ cho cuộc sống đơn giản hơn, mọi việc thoáng hơn... nhất là về vấn đề chăm sóc con.
Hết ngày thứ nhất, bác sĩ nghe mẹ báo cáo mọi vấn đề, mọi sinh hoạt của con xong (mẹ đã chắc mẩm bác sĩ sẽ giật mình vì số lượng ăn của con trong ngày, sẽ nói "Ôi con mày ăn ít thật, thế này thì mày phải cố ép cho nó ăn đi, không nó sẽ gầy mất"). Nhưng bác sĩ rất thản nhiên nói: Rất tốt.
NGÀY THỨ HAI
Tình hình cũng y như hôm trước. Chỉ khác là đầu óc mẹ căng thẳng hơn, ý định không nghe theo bác sĩ trỗi dậy hơn, vì hôm nay là ngày thứ 2 con ăn ít không thể chấp nhận được rồi.
Đêm, bố và mẹ đã tranh luận gay gắt. Bố chẳng bênh mẹ và cũng chẳng thương xót con tẹo nào, chỉ toàn bênh bác sĩ. Mẹ thương và xót, lo cho con lắm! Làm thế nào bây giờ, khó quá…
NGÀY THỨ BA
Mẹ dậy khá muộn, vì đêm trước nằm tranh luận với bố xong, mẹ thì ấm ức không sao ngủ được.
Khoảng 8h sáng con mới tỉnh dậy, mẹ rửa mặt mũi chân tay cho con xong thì vừa lúc bác sĩ tới, thế là mẹ kêu ca thảm thiết về tình hình của con rồi lại nghe bác sĩ giảng giải. Mẹ lại được tiếp thêm năng lượng, nạp thêm pin. Hít thở thật sâu để lấy sức bước vào cuộc chiến ngày hôm nay.
9 giờ sáng, mẹ pha cho con 100ml sữa, con uống được 40ml.
12 giờ trưa: Mẹ quấy nửa bát bột, đặt con vào ghế ăn thì con khóc ngằn ngặt, nhất định không chịu ngồi. Mẹ định bế con trên đùi mẹ, rồi xúc cho con ăn, nhưng bác sĩ không đồng ý, bảo đợi khi nào đặt con vào ghế ăn mà con không khóc thì cho ăn.
Khoảng hơn 30' sau, thì con chịu ngồi ghế ăn, và ăn hết nửa bát. Chuyển cho con ăn sữa chua, con ăn được đúng 3 thìa thì dừng.
16 giờ, con ăn được 1/3 quả chuối con con. Bú sữa mẹ một lúc rồi mẹ con khăn gói quả mướp lên đường đi đón anh Tôm, ba mẹ con ra công viên chơi theo yêu cầu của bác sĩ.
20 giờ: Mẹ cho con ăn bột, nhìn thấy bát bột con khóc toáng lên, chưa nói gì đến đặt con vào ghế. Mẹ cố thử trong vòng 10 phút con cũng không chịu ăn, cuối cùng mẹ phải bỏ bát bột đó đi .
Pha cho con 100ml sữa ngoài, con uống được 30 ml.
Đêm hôm đó mẹ không sao ngủ được, mẹ đi ra đi vào rồi quyết định pha một bình sữa con ăn đêm (Mặc kệ bác sĩ đi. Con có phải là con của Bác sĩ đâu mà xót con). Tự biện minh cho mình, thế là mẹ đi pha sữa. Đang chuẩn bị pha thì bố lại gàn, động viên mẹ cố gắng theo cho hết 5 ngày.
Lại một đêm trằn trọc.
NGÀY THỨ TƯ
7giờ con thức dậy, con ê a ầm ĩ trong giường kiểu găn gắt chứ không phải kiểu ê a chơi như mọi khi. Mẹ nghĩ ngay là con đói, bật phắt dậy pha sữa cho con. Con uống vèo hết 100ml. Mẹ có pha nhầm không nhỉ? Thấy miệng con còn nhóp nhép, mẹ pha thêm 50ml, con uống hết 20ml.
Bố mẹ mừng rơn, sướng quá mẹ bế con nựng yêu con, con lại rúc rúc tìm ti ti, thế là hai mẹ con lại kềnh cang chiến tiếp. Một ngày đẹp trời , báo hiệu nhiều niềm vui sẽ đến.
9 giờ, bác sĩ đến. Nghe mẹ kể chuyện con ăn được như vậy mà bác sĩ chẳng hề khen con, chỉ khen mẹ thôi. Bác sĩ nói đã đến lúc con có nhu cầu ăn, sau 3 ngày con chán ăn. Thế nhưng cho dù là con đói, cảm giác sợ ăn của con chưa thể hết ngay được vì vậy mẹ phải kiên nhẫn.
12 giờ trưa con ăn hết vèo nửa bát bột trong vòng 15' kể cả thời gian chờ nguội, cộng thêm 10 thìa con sữa chua.
Mẹ thấy lòng mình nhẹ nhõm, mẹ rất muốn khoe, muốn kể về con cho ai đó nghe, mẹ muốn bày vẽ nấu nướng, liên hoan... mẹ hứng thú làm mọi thứ.
16 giờ, con ăn hết nửa miếng đu đủ và bú sữa mẹ.
20 giờ, mẹ tham lam quấy cho con một bát bột, chứ không nửa bát như mọi lần nữa. Con ăn được nửa bát thì thôi. Mẹ không ép con nữa. Mẹ vui lắm!
21 giờ, hai mẹ con lại ôm nhau tu ti tiếp rồi con lăn quay ra ngủ như một con lợn con nằm lọt thỏm trong lòng mẹ.
KẾT QUẢ
Sau 5 ngày thắt gan thắt ruột chăm sóc con theo yêu cầu của bác sĩ, sau bao nhiêu lần đấu tranh tư tưởng, rồi giằng xé với những quyết định để chiến thắng chính bản thân mình, nhiều lúc mẹ thấy mẹ thật sự kiệt sức, không thể chịu đựng thêm được giây phút nào nữa... Và mẹ con mình đã thành công.
Sau đó một thời gian, con có những tiến bộ rất rõ rệt, mỗi khi đến bữa ăn con ngồi ăn rất ngay ngắn, không chơi đồ chơi, há miệng mỗi khi mẹ đút. Con uống sữa bình cũng khá hơn, uống vèo hết 100ml. Giờ ăn của con không bị kéo dài như trước, con ăn chừng 15' đến 20', cùng lắm 30' là nhiều nhất.
Đặc biệt, con không bị trớ nữa, điều này là điều mẹ vui nhất, kể cả con có lẫy lật lại thì cũng không bị trớ. Cho nên mẹ để con chơi một mình thoải mái còn mẹ có bao nhiêu thời gian để làm việc khác.
Sau bao lần đấu tranh tư tưởng, rồi giằng xé với những quyết định, mẹ đã thành công!

BA MẸ ĐÃ BIẾT BỆNH BẠCH HẦU NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO ?
09/07/2024

BA MẸ ĐÃ BIẾT BỆNH BẠCH HẦU NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO ?

Nữ sinh ở Nghệ An tử vong do bệnh bạch hầu, 119 người phải cách ly

16/06/2024

BÉ HAY VẶN MÌNH - GỒNG ĐỎ MẶT...
NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?

🌞 BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ VÀO MÙA HÈ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH🌤 Mùa hè là thời điểm rất thích hợp cho trẻ khám phá, vui chơ...
30/05/2024

🌞 BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ VÀO MÙA HÈ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH

🌤 Mùa hè là thời điểm rất thích hợp cho trẻ khám phá, vui chơi và hoạt động thể chất. Tuy nhiên, vào mùa hè, thời tiết nóng, đặc biệt độ ẩm không khí tăng cao là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút... bùng phát.

❗ Trẻ em trở thành đối tượng dễ mắc bệnh vì sức đề kháng còn yếu. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý để giúp trẻ phòng bệnh.

💛 Cha mẹ hãy áp dụng các biện pháp phòng tránh dưới đây kết hợp tăng cường sức đề kháng & tiêm phòng đầy đủ cho bé.

🍕 Bổ sung vi chất dinh dưỡng 🍊 Vi chất dinh dưỡng là những chất rất nhỏ nhưng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Tinh ...
29/05/2024

🍕 Bổ sung vi chất dinh dưỡng
🍊 Vi chất dinh dưỡng là những chất rất nhỏ nhưng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Tinh thần và thể chất, giúp chuyển hóa chất, phản ứng hóa học là chất xúc tác giúp cơ thể chống lại bệnh tật. cơ thể luôn cần vi chất để phát triển
Vi lượng chất khoáng vitamin cần cho sự phát triển của cơ thể như thính giác, mắt, tuyến giáp,hệ thần kinh, tuyến nội tiết đều cần
🔶Dấu hiệu nào để nhận biết được thiếu hụt vi chất:
🔺Trẻ thường xuyên bị ốm,theo dõi biểu đồ tăng trưởng, xét nghiệm máu cơ bản, xét nghiệm các vi chất, lở miệng, thiếu tập trung, hơi xanh xao, chậm phát triển chiều cao
🔺 Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng tiềm ẩn khiến trẻ học tập không tốt, suy giảm sức khỏe tinh thần
🟥 Phòng bệnh:
🔸Từ lúc mẹ mang thai cần được cung cấp đầy đủ vi chất canxi, kẽm, magie, selen,fe,.. bào thai đầy đủ không thiếu vi chất giúp trẻ phát triển tốt từ trong bào thai …
🔸 Trẻ sinh ra được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng , được ăn dặm đúng cách, được tiêm phòng đầy đủ…
theo dõi biểu đồ phát triển của con, cho con ăn theo biểu đồ dinh dưỡng mà bác sĩ hướng dẫn. cần cho trẻ ăn đúng và đủ từ 6 tháng tuổi
🔸 Khi trẻ không tăng cân cần cho con đến khám sớm để phát hiện vấn đề của trẻ

Phải làm sao khi Bé yêu bị chảy nước mũi, sốt....
24/05/2024

Phải làm sao khi Bé yêu bị chảy nước mũi, sốt....

Address

Hai Phong

Telephone

+84902024293

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Mẹ Thông Thái - Bé Khoẻ Mạnh posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Mẹ Thông Thái - Bé Khoẻ Mạnh:

Share