07/04/2025
Hồi trước, cứ nghe tới mấy thứ “đắng đắng” là mình lắc đầu quầy quậy. Nghĩ tới vị đắng là nghĩ tới thuốc, tới bệnh. Nhưng rồi đến 1 hôm, sau chuỗi ngày mệt mỏi, người lúc nào cũng ì ạch, kinh nguyệt thì thất thường, mình mới bắt đầu nhìn nhận lại: hay là cơ thể đang cần những thứ mình từng né tránh?
Và mình tìm đến… cao ngải cứu.
Ban đầu cũng vì nghe mách là ngải cứu giúp điều hoà khí huyết, tốt cho tử cung và giảm đau bụng kinh. Nhưng cái khiến mình thực sự gắn bó lại là vị đắng ấy – một vị đắng rất đặc trưng, vừa mạnh mẽ lại vừa thấm lâu, không dễ quên. Như một lời nhắc nhở: cơ thể mình cũng cần được thanh lọc, được “cảnh tỉnh” khỏi thói quen ăn uống ngọt ngào nhưng đầy tích tụ.
Mỗi sáng, mình pha một thìa cao ngải cứu với 1 lít nước nóng, cho vào bình giữ nhiết rồi rót ra luống lai rai từ 9h sáng đến 3h chiều là mình ngưng. Lúc đầu khó uống thật, nhưng dần dần, mình lại thấy… nhớ. Cái đắng ấy như khơi dậy sinh lực bên trong – ấm bụng, nhẹ đầu, và kỳ lạ là tâm trạng cũng bình ổn hơn. Những hôm đến tháng, không còn vật vã như xưa. Da dẻ cũng bớt sạm, bụng dưới không còn ứ trệ như trước.
Mình hay nói vui với mấy chị em rằng:
Đắng là vị của dược liệu. Cơ thể người phụ nữ nào mà không từng “đắng” một vài lần – thì làm sao mà mạnh mẽ được?
Nếu bạn cũng đang mệt mỏi, rối loạn nội tiết, hay đơn giản chỉ muốn cơ thể nhẹ nhõm hơn mỗi sáng – hãy thử làm bạn với vị đắng. Không cần nhiều, chỉ một thìa nhỏ mỗi ngày thôi. Nhưng nếu kiên trì, bạn sẽ thấy sự chuyển mình kỳ diệu.
Mình chọn cao ngải cứu thủ công – nấu từ ngải cứu sạch, cô đặc trong nhiều giờ liền, không pha trộn. Bởi mình tin: những gì đi vào cơ thể, nhất là với phụ nữ tuổi 40 như mình, thì cần sự chỉn chu và tử tế.