27/04/2024
Tương lai xán lạn với bằng cấp Cơ điện tử: Nhu cầu thị trường cao, mức lương hấp dẫn!
-----------
Cơ điện tử là một lĩnh vực đa ngành đề cập đến các bộ kỹ năng cần thiết trong ngành sản xuất như tự động, hiện đại, tiên tiến. Bằng sự kết hợp của cơ khí, điện tử và máy tính, các chuyên gia cơ điện tử tạo ra các hệ thống đơn giản hơn, thông minh hơn. Cơ điện tử là nền tảng thiết yếu cho sự phát triển của tự động hóa trong sản xuất.
Cơ điện tử liên quan đến người máy, hệ thống điều khiển và hệ thống cơ điện. Bạn có thích cơ khí, người máy hay thiết bị sản xuất không? Bạn có sở trường giải quyết các vấn đề sáng tạo không? Bạn có thích các hoạt động kỹ thuật và tự động hoá không? Bạn có thể làm việc tốt với tư cách là thành viên của một nhóm không? Nếu câu trả lời là có, cơ điện tử là dành cho bạn.
Vậy học ngành cơ điện tử có dễ xin việc không? Ngành cơ điện tử ra trường làm gì? Dưới đây là danh sách các vị trí mà một sinh viên tốt nghiệp ngành cơ điện tử có thể đảm nhận:
Công nghệ Robot
Tấm bằng cơ điện tử sẽ cung cấp cho bạn nền tảng kỹ thuật vững chắc trong lĩnh vực chế tạo máy. Nếu làm việc trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao và robot, bạn sẽ có cơ hội làm việc với những người máy tự động trong y khoa hay thậm chí là một phần của các cải tiến trong quân đội.
Vai trò của kỹ sư cơ điện tử trong lĩnh vực này là xây dựng các giải pháp về tự động hoá để cải thiện chất lượng, số lượng và năng suất sản xuất. Bạn sẽ quản lý và khắc phục sự cố liên quan đến robot, thiết bị điện và tự động hoá.
Đồng thời, bạn còn phải đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm mình tạo ra đều tuân thủ các tiêu chuẩn của ngành về chất lượng và độ an toàn.
Trong Dịch vụ Viễn thông và Thông tin
Trách nhiệm của một kỹ sư cơ điện tử ở mảng viễn thông bao gồm cài đặt, bảo trì và sửa chữa điện thoại di động, mạng máy tính, thiết bị truyền hình, cáp quang, hệ thống điện và hơn thế nữa.
Trong Nông nghiệp, Thực phẩm và Lâm nghiệp
Cơ hội nghề nghiệp ở các lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm và lâm nghiệp đang phát triển nhanh chóng cho các ứng viên có bằng kỹ sư cơ điện tử. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể đảm nhiệm nhiều vị trí trong quá trình vận hành và canh tác.
Cụ thể như thiết kế nhà kính để tăng sản lượng lương thực, bộ điều khiển chương trình để quản lý hệ thống tưới tiêu hoặc thậm chí sử dụng các nguyên tắc kỹ thuật để đảm bảo sức khỏe và tính bền vững của rừng.
Nghề Cơ điện tử trong Vận tải và Logistics
Vận tải và Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành nền kinh tế. Sinh viên tốt nghiệp cơ điện tử có thể đảm nhiệm nhiều vị trí trong chuỗi cung ứng. Bạn có thể làm việc với máy móc được thiết kế riêng, cơ sở hạ tầng máy tính mạnh mẽ, quy trình và thiết bị vận chuyển phức tạp, v.v.
Nói tóm lại, bạn sẽ sử dụng kiến thức toàn diện về cơ điện tử để duy trì hoạt động của các công ty lớn cũng như mang lại sự hài lòng cho khách hàng.
Khái quát về mức lương, đãi ngộ của ngành cơ điện tử tại Việt Nam
Cơ điện tử là một ngành có nhu cầu tuyển dụng cao. Chính vì thế, mức lương ngành cơ điện tử và đãi ngộ của ngành này tại Việt Nam rất hấp dẫn. Một trong những vị trí mà sinh viên mới ra trường có thể đảm nhận là kỹ sư tự động hoá. Mức lương bình quân của vị trí này dao động trong khoảng 12-13 triệu đồng/tháng.
Những kỹ sư có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao có thể nhận từ 36-40 triệu đồng/tháng.
Một vị trí phổ biến khác của ngành cơ điện tử là kỹ thuật viên điện tử. Ở mức độ cơ bản, chưa có kinh nghiệm, bạn có thể nhận mức lương từ 8-9 triệu đồng/tháng. Mức lương cao nhất ghi nhận được ở vị trí này là khoảng 20 triệu đồng/tháng.
Kỹ sư tự động hoá cũng nhận được mức đãi ngộ cao so với mặt bằng chung. Một kỹ sư đảm nhận vai trò vận hành và bảo trì máy móc có mức lương trong khoảng từ 8-15 triệu đồng/tháng. Kỹ sư điện tử cũng là một vị trí mà bạn có thể cân nhắc. Sinh viên mới tốt nghiệp ngành cơ điện tử ở mảng này có thể nhận 7-8 triệu đồng/tháng.
Địa chỉ đào tạo ngành cơ điện tử ở Việt Nam
Cơ điện tử là một ngành mang tính chuyên môn hoá cao. Để có thể trở thành một kỹ sư cơ điện tử lành nghề, bạn cần được tạo điều kiện thực hành thường xuyên trong quá trình đào tạo. Ở Việt Nam có nhiều trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử, trong đó có thể kể đến trường Đại học Lâm nghiệp.
Những lợi thế khi các bạn theo học ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử tại trường Đại học Lâm nghiệp:
- Các bạn được tham gia thực tập tại các doanh nghiệp sản xuất, điện tử, cơ khí ngay NĂM ĐẦU TIÊN của khoá học.
- Môi trường học tập xanh, thoải mái, tiện nghi.
- Thư viện số với 10.000+ danh mục sách, tài liệu tham khảo.
- Học phí rẻ, khoảng xấp xỉ 10 triệu/năm học
- Đa dạng nguồn học bổng hỗ trợ học tập.
- Cơ hội việc làm ĐÚNG CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO lên đến 98%.
- Cơ hội làm việc và định cư tại các nước phát triển như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc….
Kết luận
Ngành cơ điện tử đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò cốt lõi trong việc hiện đại hoá và tự động hóa các ngành công nghiệp. Đi cùng với sự phát triển của công nghệ, tiềm năng và cơ hội của ngành này càng được nhân rộng.
Hi vọng các nội dung trong bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về ngành nghề này. Nếu có gì thắc mắc, đừng ngần ngại điền vào phần bình luận bạn nhé!