Thị Trường Tự Do Academy

Thị Trường Tự Do Academy THỊ TRƯỜNG TỰ DO ACADEMY - Nơi chia sẻ những kiến thức và nghiên cứu về thị trường & tự do

F-GROUP OPEN 02: LIBERTARIANISM VS LIBERALISM🎓Link đăng ký: https://forms.gle/1nHSbuUVBq3hBaRWA-----------------Bạn hướn...
23/06/2025

F-GROUP OPEN 02: LIBERTARIANISM VS LIBERALISM

🎓Link đăng ký: https://forms.gle/1nHSbuUVBq3hBaRWA
-----------------

Bạn hướng tới các giá trị tự do, tiến bộ? Thế giới tự do, tiến bộ mà bạn hướng đến trông như thế nào?

Đến buổi thảo luận Mở số 2 của F-Group để:

1. Phân biệt giữa Libertarianism vs Liberalism (chủ nghĩa tự do & tự do cá nhân); và
2. Tham gia vào phiên tranh luận, lập luận dưới góc nhìn của 2 hệ tư tưởng Libertarianism vs Liberalism (được dùng AI hỗ trợ)
3. Libertarianism vs Conservatism & lập luận dưới góc nhìn của 2 hệ tư tưởng (được dùng AI hỗ trợ)
4. Libertarianism, Liberalism, vs Conservatism - bạn thiên về hướng nào? (hoặc có thể 1 hướng khác)

🏙 Thời gian: 17h - 20h, Thứ 7, ngày 28/6/2025
🏙 Địa điểm: Tại TPHCM, sẽ thông báo cụ thể sau khi xác nhận tham gia

**Để buổi thảo luận diễn ra hiệu quả nhất, F-Group host tối đa 15 người tham gia. Đăng ký sớm để giữ chỗ nhé.

-------------------
THỊ TRƯỜNG TỰ DO ACADEMY
➤ Fanpage: https://www.facebook.com/freemarket.academy
➤ Website: http://thitruongtudo.vn/
➤ Youtube: https://www.youtube.com/
➤ Email: [email protected]

22/06/2025

Chat are we cooked? 🫣

19/06/2025

[Video] Iran: Vì một tự do đang đến gần

Bạn có bao giờ tưởng tượng một chế độ không chỉ gây bất ổn khu vực bằng cách tài trợ khủng bố, mà còn quay lại đàn áp chính người dân của mình một cách tàn bạo? Đó chính là thực tế dưới sự cai trị của chế độ Hồi giáo Iran – một chính quyền độc tài dùng bạo lực để duy trì quyền lực trong nhiều thập kỷ qua.

Chế độ Hồi giáo Iran không ngần ngại sử dụng các biện pháp hà khắc để kiểm soát xã hội. Từ những áp buộc cưỡng bức như bắt buộc phụ nữ phải đội khăn trùm đầu (hijab), đến việc sử dụng “cảnh sát đạo đức” để giám sát và trừng phạt những ai khác biệt, chính quyền này đã tạo ra một nhà tù ngột ngạt, giam cầm đất nước Ba Tư từng một thời phồn vinh.

Những ai lên tiếng phản kháng thường phải đối mặt với hậu quả tàn khốc: hàng ngàn người bị bắt, hàng trăm người thiệt mạng, và hàng vô số người khác đã phải chịu đựng sự ngược đãi của chế độ thần quyền. Thay vì lắng nghe, chế độ Hồi giáo đã gia tăng đàn áp, đồng thời dùng tuyên truyền và bạo lực để bóp nghẹt mọi tiếng nói khác biệt.

Ở trung tâm cuộc đấu tranh chống lại sự tàn bạo này là những người phụ nữ Iran. Phong trào “Đời sống, Phụ nữ, Tự do” bùng nổ vào năm 2022, bắt nguồn từ cái chết của Mahsa Amini dưới tay cảnh sát đạo đức Iran, đã đánh dấu một bước ngoặ quan trọng. Bất bình trước sự bạo ngược đối với phụ nữ, những người phụ nữ Iran đã không chỉ phản đối những áp đặt vô lý về hijab mà còn kêu gọi chấm dứt chế độ thần quyền chuyên chế của Ayatollah Ali Khamenei.

Những hình ảnh mạnh mẽ như cắt tóc, đốt hijab, hay đối mặt trực diện với lực lượng Hồi giáo cực đoan đã lan truyền khắp thế giới, truyền cảm hứng cho khán giả quốc tế về lòng dũng cảm và quyết tâm của những người phụ nữ dưới chế độ thần quyền, đồng thời thắp lên hy vọng về một Iran tự do...

Link video: https://youtu.be/8a1Z1OYvdNA
Nguồn video: Atlas Society
Bản quyền dịch thuộc về: Thị trường tự do Academy

-------------------
THỊ TRƯỜNG TỰ DO ACADEMY
➤ Fanpage: https://www.facebook.com/freemarket.academy
➤ Website: http://thitruongtudo.vn/
➤ Youtube: https://www.youtube.com/
➤ Email: [email protected]

[Sharing] Từ nhà nước điều hành sang nhà nước kiến tạo phát triển: Xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng I...
16/06/2025

[Sharing] Từ nhà nước điều hành sang nhà nước kiến tạo phát triển: Xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng I

DẪN NHẬP

Cạnh tranh công bằng (fair competition) luôn được xem như là động lực phát triển kinh tế trong điều kiện nguồn lực khan hiếm của nền kinh tế thị trường. Nhờ cạnh tranh lẫn nhau, các nhà sản xuất chịu sức ép phải tạo ra nhiều loại sản phẩm hàng hoá và dịch vụ mới hơn, với chất lượng tốt hơn, và giá cả thấp hơn để cung cấp cho người tiêu dùng. Vì lẽ đó, thiết lập và duy trì một môi trường cạnh tranh công bằng cho các chủ thể kinh doanh thông qua hệ thống các chính sách và pháp luật cạnh tranh của nhà nước là điều kiện tiên quyết để nền kinh tế thị trường hoạt động hiệu quả, phân bổ nguồn lực khan hiếm vào những nơi đem lại nhiều giá trị nhất cho xã hội (Stigler, 2008; Heyne, Boettke, và Prychitko, 2014, tr. 102-6).

Ở đây, tính từ “công bằng” gắn với môi trường cạnh tranh mà nhà nước mang lại chính là điểm để phân biệt một nhà nước kiến tạo với một nhà nước nhà nước điều hành (theo kiểu chỉ huy) trong việc thiết lập môi trường cạnh tranh. Cụ thể, một nhà nước điều hành sẽ có xu hướng sử dụng các công cụ hành chính để can thiệp trên diện rộng và sâu vào các hoạt động kinh doanh, dẫn tới các tầng nấc, vị thế cạnh tranh khác nhau giữa các chủ thể kinh doanh, và do đó tạo ra môi trường cạnh tranh không công bằng; trong khi một nhà nước kiến tạo sẽ tập trung vào việc tạo dựng và bảo vệ một khung khổ pháp lý chung, không phân biệt đối xử giữa các chủ thể kinh doanh đang hoặc có ý định tham gia vào bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, nhờ đó tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng để các chủ thể kinh doanh có thể yên tâm tự do kinh doanh và chủ động sáng tạo trong khung khổ này. Bên cạnh đó, nhà nước kiến tạo cũng sẽ thiết lập các quy tắc cạnh tranh chung và ổn định lâu dài để thưởng cho những doanh nghiệp thành công trong hoạt động kinh doanh của mình. Điều này khác với nhà nước điều hành, thường trợ cấp cho một số doanh nghiệp nhất định, bất kể kết quả kinh doanh của chúng có tốt hay không.1

Lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn của các nước đang phát triển trước đây cho thấy, một nhà nước theo đuổi mô hình kiến tạo, nếu tạo dựng và bảo vệ được môi trường cạnh tranh công bằng, thì sẽ thành công trong phát triển kinh tế và xã hội (như trường hợp của Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore), và ngược lại, nếu không giữ được môi trường cạnh tranh công bằng, thì sẽ bị thoái hoá trở thành các nhà nước cấu kết như độc tài, dân tuý hoặc tư bản thân hữu (như trường hợp của các nước châu Mỹ Latinh và các nước vùng hạ Sahara của châu Phi), và kìm hãm sự phát triển của đất nước (Onis, 1991; Aoki, 2001, tr. 173).

Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Á, nơi mô hình nhà nước kiến tạo đã tỏ ra thành công. Sau một thời gian chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang mô hình kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước đã nhận ra sự cần thiết phải thiết lập khung khổ chính sách cạnh tranh. Vào năm 2005, Luật Cạnh tranh đã chính thức ra đời, thiết lập nền tảng pháp lý đầu tiên cho môi trường cạnh tranh ở Việt Nam, với các chế định nhằm đảm bảo cạnh tranh công bằng cũng như ngăn chặn, hạn chế, xử lý các hành vi gây thiệt hại/cản trở cạnh tranh. Ở phạm vi rộng hơn, từ đầu những năm 2000, một loạt các văn bản pháp luật về môi trường đầu tư kinh doanh nói chung và về từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể nói riêng (như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật Xây dựng, Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Sở hữu trí tuệ...) cũng đã được ban hành và/hoặc hoàn thiện, tạo khung khổ cho các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Các văn bản này tuy không trực tiếp quy định về hành vi cạnh tranh, nhưng bằng các quy định về các điều kiện gia nhập thị trường, tiếp cận các nguồn lực, vận hành trên thị trường và rút khỏi thị trường, chúng đã trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng, tác động tới vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác trong những lĩnh vực kinh doanh cụ thể.

Trong gần một thập kỷ qua, Luật Cạnh tranh 2005 và các văn bản luật liên quan đến môi trường kinh doanh khác đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập một khung khổ cho các hoạt động cạnh tranh trên thị trường nội địa Việt Nam. Tuy vậy, hệ thống các văn bản pháp luật này dường như đang tỏ ra ít nhiều lạc hậu, đặc biệt là Luật Cạnh tranh, chưa có bất cứ sửa đổi gì từ khi ban hành. Việc thực thi pháp luật cạnh tranh cũng gặp phải nhiều trở ngại, mang tính hành chính, dẫn đến số lượng những vụ việc vi phạm pháp luật cạnh tranh được điều tra và xử lý là rất ít. Một vấn đề khác là việc ban hành cũng như quá trình thực thi các văn bản pháp luật liên quan đến môi trường kinh doanh hầu như không có sự gắn kết cụ thể nào với Luật Cạnh tranh, cũng không có định hướng hay rà soát nào rõ ràng từ góc độ cạnh tranh. Trong khi đó, với tính chất là pháp luật chuyên ngành, các văn bản pháp luật này đều ảnh hưởng đến cạnh tranh, nhưng lại được ưu tiên áp dụng so với pháp luật cạnh tranh khi không hoặc chưa thống nhất với các nguyên tắc cơ bản về cạnh tranh. Những bất cập như vậy liên quan đến môi trường cạnh tranh đang thực sự là một cản trở cho việc xây dựng một nhà nước kiến tạo tại Việt Nam...

Xem toàn văn tại: https://www.thitruongtudo.vn/chi-tiet/-tu-nha-nuoc-dieu-hanh-sang-nha-nuoc-kien-tao-phat-trien-chuong-3-xay-dung-moi-truong-canh-tranh-lanh-manh-cong-bang-phan-3-1-.html

-------------------
THỊ TRƯỜNG TỰ DO ACADEMY
➤ Fanpage: https://www.facebook.com/freemarket.academy
➤ Website: http://thitruongtudo.vn/
➤ Youtube: www.youtube.com/
➤ Email: [email protected]

[Dịch] Tác phẩm náo động dư luận của Thomas PikettyThomas Piketty, một nhà kinh tế học 42 tuổi, từ một viện nghiên cứu c...
06/06/2025

[Dịch] Tác phẩm náo động dư luận của Thomas Piketty

Thomas Piketty, một nhà kinh tế học 42 tuổi, từ một viện nghiên cứu của Pháp vừa cho in một cuốn sách mới gây chấn động dư luận: Tư bản trong thế kỷ XXI (Capital in the Twenty-First Century). Phiên bản ở Mỹ do Đại học Harvard xuất bản và đang dẫn đầu danh sách sách bán chạy nhất; lần đầu tiên một cuốn sách do Harvard xuất bản làm được như vậy. Một bài điểm sách gần đây gọi Piketty là người “đã chỉ ra sai lầm chết người của chủ nghĩa tư bản.”

Sai lầm gì vậy? Người ta vẫn giả định rằng trong chủ nghĩa tư bản, người giàu ngày càng giàu thêm; bất bình đẳng ngày càng xấu hơn. Điều đó đã nằm sẵn trong nhân cái bánh, không thể nào tránh được.

Nhằm củng cố quan điểm này, Piketty đã đưa ra một logic đáng ngờ và không có chỗ dựa về mặt tài chính, nhưng ông còn trình ra cái mà ông gọi là “một biểu đồ ngoạn mục” của những dữ liệu lịch sử. Biểu đồ đó thực sự cho thấy những gì?

Trong năm 1910, 10% người giàu nhất ở Mĩ chiếm khoảng 40% thu nhập của cả nước, trước vụ Sụp đổ năm 1929, thu nhập của nhóm người này đã tăng lên đến khoảng 50%, rồi giảm xuống, và trở lại khoảng 40% vào năm 1995, và sau đó lại tăng lên đến khoảng 50%, trước khi giảm phần nào sau vụ Sụp đổ năm 2008.

Điều này thực sự có nghĩa là gì? Trong giai đoạn này, thu nhập của 10% người giàu nhất so với những thành phần dân cư khác không phải lúc nào cũng tăng. Không những thế, hai lần nó đạt được cực đại: Ngay trước những cuộc Đại suy thoái năm 1929 và 2008. Nói cách khác, bất bình đẳng gia tăng trong những thời kỳ b**g bóng kinh tế và sau đó giảm đi.

Cái gì đã gây ra và đâu là đặc trưng thời kỳ b**g bóng? Đấy chủ yếu là do Cục Dự trữ Liên bang Mĩ và các ngân hàng trung ương khác, họ đã phát hành quá nhiều tiền mới và tạo ra nhiều những món nợ mới. Đặc điểm của nó là sự bùng nổ của chủ nghĩa tư bản ô dù, một số người giàu đã chiếm dụng tất cả những đồng tiền mới đó, cả trên phố Wall lẫn thông qua những mối liên hệ với chính phủ ở Washington.

Chúng ta có thể học được rất nhiều về chủ nghĩa tư bản ô dù bằng cách nghiên cứu giai đoạn từ cuối Thế chiến I đến cuộc Đại suy thoái và cả từ 20 vừa năm qua, nhưng chúng ta sẽ không học được nhiều về chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản ô dù là cực đối lập của chủ nghĩa tư bản. Nó là sự xuyên tạc thị trường chứ không phải là kết quả của giá cả tự do và thị trường tự do.

Có thể hiểu vì sao Nhà Trắng thích Piketty. Ông ta ủng hộ câu chuyện của họ, rằng chính phủ là người uốn nắn sự bất bình đẳng, trong khi trên thực tế chính phủ là nguyên nhân chính làm cho bất bình đẳng ngày càng gia tăng.

Nhà Trắng và IMF còn thích những đề nghị của Piketty, họ không chỉ thích đề nghị về biểu thuế thu nhập cao, mà còn thích những khoản thuế đánh vào tài sản sản nữa. IMF đặc biệt đánh trống khua chuông cho những khoản thuế đánh vào tài sản, coi đó là biện pháp khôi phục nền tài chính của chính phủ trên khắp thế giới và là biện pháp nhằm giảm thiểu sự bất bình đẳng về kinh tế.

Chúng ta sẽ còn được nghe ngày càng nhiều hơn về những khoản thuế đánh vào tài sản. Chúng ta sẽ được nghe nói rằng đấy sẽ là những khoản thuế đánh “một lần” và sẽ không được tái sử dụng nữa, nhưng nó sẽ thực sự giúp kinh tế tăng trưởng bằng cách giảm sự bất bình đẳng về kinh tế.

Tất cả những chuyện này đều là nhảm nhí. Tăng trưởng kinh tế xảy ra khi xã hội tiết kiệm tiền và đầu tư tiền tiết kiệm một cách khôn ngoan. Không phải số tiền đầu tư mà chất lượng đầu tư mới là điều quan trọng nhất. Chính phủ không có cả khả năng tiết kiệm lẫn đầu tư, chưa nói đến đầu tư một cách khôn ngoan.

Chớ có nghĩ rằng những khoản thuế đánh vào tài sản sẽ là khoản thuế “một lần”. Không có khoản thuế nào chỉ thu một lần bao giờ. Được thiết lập rồi, nó sẽ không chỉ tồn tại một cách dai dẳng, mà còn tăng đều theo thời gian.

Piketty cũng nên tự đặt ra cho mình một câu hỏi. Điều gì sẽ xảy ra khi các nhà đầu tư phải bán cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hay các tài sản khác để nộp thuế tài sản? Làm sao thị trường hấp thụ hết tất cả những thứ người ta sẽ bán? Ai sẽ mua? Và làm thế nào mà nó giúp được tăng trưởng kinh tế vì thị trường và giá trị tài sản sẽ sụp đổ do áp lực bán gây ra?

Xem toàn bài tại: https://www.thitruongtudo.vn/chi-tiet/tac-pham-nao-dong-du-luan-cua-thomas-piketty.html

-------------------
THỊ TRƯỜNG TỰ DO ACADEMY
➤ Fanpage: https://www.facebook.com/freemarket.academy
➤ Website: http://thitruongtudo.vn/
➤ Youtube: www.youtube.com/
➤ Email: [email protected]

30/05/2025

𝑺𝒆𝒆 𝒚𝒐𝒖 𝒔𝒑𝒂𝒄𝒆 𝒄𝒐𝒘𝒃𝒐𝒚

[Dịch] Libertarianism: A Primer - Chương I: Chủ nghĩa tự do cá nhân đang đến gần IVNHẬN XÉT VỀ CÁC NHÃN HIỆU: TẠI SAO LẠ...
23/05/2025

[Dịch] Libertarianism: A Primer - Chương I: Chủ nghĩa tự do cá nhân đang đến gần IV

NHẬN XÉT VỀ CÁC NHÃN HIỆU: TẠI SAO LẠI LÀ “NGƯỜI THEO CHỦ NGHĨA TỰ DO CÁ NHÂN”?

Một số người nói rằng họ không thích các nhãn hiệu. Nói cho cùng, mỗi người chúng ta là một thực thể quá phức tạp, không thể dán nhãn bằng một từ, dù đấy có là từ đen hay trắng, đồng tính hay tự nhiên, giàu hay nghèo, hoặc bằng thuật ngữ chính trị như xã hội, phát xít, tự do khai phóng, bảo thủ, hay tự do cá nhân. Nhưng nhãn hiệu cũng có ích, nó giúp chúng ta có được khái niệm chung, tiết kiệm từ ngữ, và nếu niềm tin của chúng ta là nhất quán và mạch lạc thì có khả năng là nhãn hiệu mô tả được nó. Dù sao mặc lòng, nếu bạn không dán nhãn cho triết lý hay phong trào của bạn thì người khác cũng sẽ dán nhán cho nó. (Đấy chính là cách mà hệ thống sáng tạo và tiến bộ của loài người trong những điều kiện của thị trường tự do được gọi là “chủ nghĩa tư bản” – thuật ngữ ám chỉ việc tích lũy tiền bạc, mà nền kinh tế nào cũng làm. Karl Marx, kẻ thù không đội trời chung của chủ nghĩa tư bản, đã gán cho hệ thống này cái tên đó). Vì vậy mà tôi sẽ sử dụng thuật ngữ “chủ nghĩa tự do cá nhân” để mô tả triết lý chính trị của tôi và phong trào thúc đẩy triết lý đó.

Tại sao người ta lại chọn thuật ngữ rắc rối “chủ nghĩa tự do cá nhân” để mô tả triết lý chính trị này? Từ này có quá nhiều âm tiết. Có thể là một lựa chọn không thật phù hợp. Nhưng có lý do về mặt lịch sử trong việc chọn từ này.

Có thể tìm thấy những thành tố của chủ nghĩa tự do cá nhân trong trước tác của triết gia cổ đại Trung Quốc là Lão Tử cũng như trong những khái niệm luật pháp của người Hy Lạp hay người Do Thái cổ đại. Trong thế kỷ XVII, những tư tưởng của chủ nghĩa tự do cá nhân đã được thể hiện dưới hình thức hiện đại trong các trước tác của những người theo phái Leveller và John Locke. Ở Anh, hồi giữa thế kỷ XVII, người ta đã bắt đầu gọi những người chống lại quyền lực của hoàng gia là Whigs hay đơn giản là đối lập hoặc trí thức nhà quê (đối lập với cung đình).

Trong những năm 1820, những người đại diện cho giai cấp trung lưu trong Nghị viện Tây Ban Nha bắt đầu được gọi là những người tự do (Liberates). Họ đấu tranh với những người chủ nô (Serviles), đại diện cho quý tộc và chế độ quân chủ chuyên chế. Đáng tiếc là, thuật ngữ Serviles, để chỉ những người ủng hộ quyền lực nhà nước đối với cá nhân, không tồn tại được lâu. Nhưng từ tự do (liberal), để chỉ những người bảo vệ tự do và chế độ pháp quyền, thì lan ra rất nhanh. Đảng Whig (Whig Party) được gọi là Đảng tự do (Liberal Party). Hiện nay người ta gọi triết lý của John Locke, Adam Smith, Thomas Jefferson và John Stuart Mill là chủ nghĩa tự do (liberalism).

Nhưng vào khoảng năm 1900, thuật ngữ người theo phái tự do (liberal) đã có thay đổi. Những người ủng hộ chính phủ to lớn và muốn hạn chế, cũng như kiểm soát thị trưởng bắt đầu tự gọi mình là những người theo phái tự do. Joseph Schumpeter, một nhà kinh tế học, nhận xét: “Một lời ca tụng tột đỉnh, dù là không cố tình, kẻ thù của hệ thống kinh doanh tư nhân cho là khôn ngoan khi tự dán cho mình nhãn hiệu đó”. Vì vậy mà hiện nay chúng ta gọi triết lý của quyền tự do cá nhân, thị trường tự do và chính phủ có quyền lực hạn chế, tức là triết lý của Locke, Smith và Jefferson là chủ nghĩa tự do cổ điển.

Nhưng chủ nghĩa tự do cổ điển không phải là danh xưng phù hợp với triết lý chính trị hiện đại. Từ “cổ điển” nghe có vẻ cũ kĩ, lỗi thời và cứng nhắc. (Ngoài ra, trong giai đoạn mù mờ về lịch sử như hiện nay, nếu bạn tự gọi mình là người theo trường phái tự do cổ điển thì nhiều người sẽ nghĩ rằng bạn là người say mê Teddy Kennedy. Một số người ủng hộ tư tưởng chính phủ có quyền lực hạn chế bắt đầu sử dụng danh xưng của những kẻ thù cũ của mình là “bảo thủ”. Nhưng hiểu đúng, chủ nghĩa bảo thủ nếu không có nghĩa là bảo vệ chế độ quân chủ chuyên chế và trật tự cũ thì ít nhất cũng là không muốn thay đổi và muốn giữ nguyên hiện trạng. Sẽ là kì quặc khi gọi chủ nghĩa tư bản thị trường tự do – một hệ thống tiến bộ, năng động và luôn luôn thay đổi mà thế giới từng biết – là hệ thống bảo thủ. Edward H. Crane từng đề nghị các môn đồ của Locke và Smith tự gọi mình là “những người theo phái tự do thị trường” (market liberals), giữ lại từ tự do, với mối liên hệ về mặt từ nguyên với từ tự do (liberty), đồng thời tái khẳng định cam kết của những người theo phái tự do với thị trường. Thuật ngữ này được những nhà khoa bảng tự do-thị trường đón tiếp một cách nồng nhiệt, nhưng dường như lại không được các nhà báo và xã hội chấp nhận.

Thuật ngữ phù hợp cho những người ủng hộ xã hội dân sự và thị trường tự do chắc chắn phải là người xã hội chủ nghĩa (socialist). Thomas Paine đã phân biệt rõ xã hội với chính phủ, còn Albert Jay Nock, một người cầm bút theo trường phái tự do cá nhân, thì gọi tất cả những việc mà người ta làm một cách tự nguyện – vì tình yêu hay vì lòng từ bi hoặc vì lợi nhuận – là “quyền lực xã hội”, quyền lực này luôn luôn bị quyền lực của chính phủ đe dọa. Cho nên chúng ta có thể nói rằng, những người ủng hộ quyền lực của xã hội là những người xã hội chủ nghĩa, còn những người ủng hộ quyền lực của nhà nước là những người quốc gia (statists). Nhưng, lạy Chúa tôi, từ xã hội chủ nghĩa, tương tự như từ tự do, đã bị những người chẳng ủng hộ xã hội dân sự, cũng chẳng ủng hộ tự do chiếm đoạt mất rồi.

Ở nhiều khu vực trên thế giới, những người ủng hộ tự do vẫn được gọi là người theo phái tự do (liberal). Ở Nam Phi, những người theo phái tự do, như Helen Suzman, bác bỏ hệ thống của chủ nghĩa phân biệt sắc tộc (racism) và đặc quyền kinh tế (gọi là apartheid), ủng hộ quyền con người, chính sách không phân biệt chủng tộc và thị trường tự do. Ở Iran, những người theo phái tự do đứng lên phản đối nhà nước thần quyền và hướng đến “chủ nghĩa tư bản dân chủ” kiểu phương Tây. Ở Trung Quốc và Nga, những người theo phái tự do là những người muốn thay chế độ toàn trị trong tất cả những khía cạnh của nó bằng hệ thống của chủ nghĩa tự do cổ điển, với thị trường tự do và chính phủ hiến định. Thậm chí, ngay ở Tây Âu, những người theo phái tự do vẫn được coi là người ủng hộ cho một phiên bản tù mù của chủ nghĩa tự do cổ điển. Ví dụ, những người theo phái tự do ở Đức thường tham gia Đảng dân chủ tự do, đối lập với chủ nghĩa xã hội của Đảng dân chủ xã hội và chủ nghĩa nghiệp đoàn của Đảng dân chủ Cơ đốc giáo và chế độ gia trưởng của cả hai đảng này. Bên ngoài nước Mỹ, ngay cả các nhà báo Mỹ cũng hiểu được ý nghĩa truyền thống của từ “người theo phái tự do”. Năm 1992, trong bài tường thuật gửi đi từ Moskva, tờ Washington Post tường trình rằng “những nhà kinh tế học theo trường phái tự do phê phán chính phủ vì đã không thực hiện được việc tái cơ cấu một cách nhanh chóng và để cho những xí nghiệp quốc doanh làm ăn kém hiệu quả tiếp tục sản xuất ra những hàng hóa mà chẳng ai cần”. Những nhà khi tế học theo trường phái tự do, ví dụ, Milton Friedman, ở Mỹ, cũng đưa ra những lời phê phán tương tự, nhưng họ lại bị tờ Post gọi là những nhà kinh tế học bảo thủ.

Ở Mỹ, đến những năm 1940, từ “người theo phái tự do” đã bị những người ủng hộ chính phủ lớn chiếm đoạt. Một số người theo phái tự do cổ điển tiếp tục chống cự trong một thời gian, họ kiên quyết khẳng định rằng chính họ mới là những người theo phái tự do chân chính và những người được gọi là theo phái tự do hiện nay ở Washington thực ra là đang tái lập trật tự cũ của quyền lực nhà nước mà những người theo phái tự do từng chiến đấu để lật đổ. Nhưng những người khác chấp nhận thuật ngữ mới. Trong những năm 1950, Leonard Read, người sáng lập Quỹ giáo dục kinh tế (Foundation for Economic Education), bắt đầu tự gọi mình là người theo phái tự do cá nhân. Từ này, từ lâu đã được sử dụng để chỉ những người ủng hộ khái niệm tự do ý chí (đối chọi với thuyết quyết định luận), và tương tự như từ tự do (liberal), từ này cũng có xuất xừ từ từ liber (tự do) trong tiếng Latin. Danh xưng này đã được một nhóm đang lên của những người theo phái tự do cá nhân trong những năm 1960 và 1970 chấp nhận một cách từ từ. Đảng tự do cá nhân được thành lập năm 1972. Nhưng thuật ngữ này đã bị những người theo phái tự do cá nhân được xem là vĩ đại nhất - trong đó có Ayn Rand, bà này tự gọi mình là “người ủng hộ triệt để chủ nghĩa tư bản”, còn Friedrich Hayek, thì tiếp tục gọi mình là người theo phái tự do hay Whig già – bác bỏ.

Trong cuốn sách này, tôi sẽ sử dụng thuật ngữ đương đại. Tôi gọi những tư tưởng mà tôi ủng hộ và phong trào tìm cách thúc đẩy những ý tưởng này là chủ nghĩa tự do cá nhân. Chủ nghĩa tự do cá nhân có thể được coi là triết lý chính trị áp dụng những ý tưởng của chủ nghĩa tự do cổ điển một cách kiên định; theo đuổi những luận cứ của chủ nghĩa tự do, tức là những luận cứ đưa đến kết luận rằng cần phải giới hạn vai trỏ của chính phủ một cách nghiêm khắc hơn và bảo vệ quyền tự do cá nhân một cách trọn vẹn hơn là những người theo chủ nghĩa tự do cổ điển có thể làm. Trong nhiều trường hợp, tôi sẽ sử dụng từ “những người theo phái tự do” theo nghĩa truyền thống của từ này, tôi gọi những người hiện bị gọi nhầm là người theo phái tự do là những người theo phái tự do khai phóng ủng hộ nhà nước phúc lợi hay những người dân chủ xã hội. Và tôi phải nói rằng những tư tưởng của chủ nghĩa tự do cá nhân và phong trào tự do cá nhân bao quát hơn bất kỳ đảng phái chính trị nào, trong đó có Đảng tự do cá nhân. Nhắc đến chủ nghĩa tự do cá nhân không nên được hiểu là ám chỉ Đảng tự do cá nhân, trừ phi điều đó được nói một cách rõ ràng.

Những hệ tư tưởng cũ đã không chịu được thách thức của thời gian. Khắp nơi – từ thế giới hậu cộng sản cho tới các chế độ độc tài quân sự ở châu Phi và những nhà nước phúc lợi trì trệ, phá sản ở châu Âu, ở Bắc và Nam Mỹ - chúng ta đang chứng kiến hậu quả của tình trạng áp bức và chủ nghĩa quốc gia. Đồng thời, chúng ta cũng đang chứng kiến những bước đi nhằm tìm kiếm những giải pháp theo đường lối của chủ nghĩa tự do cá nhân: chính phủ hiến định ở Đông Âu và Nam Phi, tư hữu hóa ở Anh và châu Mỹ Latin, chế độ dân chủ và pháp quyền ở Hàn Quốc và Đài Loan, và đòi hỏi giảm thuế ở tất cả các khu vực trên thế giới. Chúng ta thậm chí còn thấy người dân tại nhiều nơi trên thế giới - Quebec, Croatia, Bosnia, Bắc Ý, Scotland và nhiều nước ở châu Phi, chưa nói 15 nước cộng hòa Liên Xô cũ – đang thách thức những nhà nước (quốc gia) to lớn, có tính cưỡng ép và cứng nhắc mà họ đang phải chịu đựng và đòi hỏi phân quyền. Chủ nghĩa tự do cá nhân cung cấp lựa chọn thay thế cho chính phủ cưỡng bức, một sự lựa chọn mà những người yêu hòa bình và làm việc có hiệu quả khắp mọi nơi đều sẽ thấy là hấp dân.

Không, thế giới của chủ nghĩa tự do cá nhân không phải là thế giới hoàn hảo. Sẽ vẫn còn bất bình đẳng, nghèo đói, tội ác, tham nhũng, người với người còn đối xử tàn bạo với nhau. Nhưng, khác với những nhà tiên tri của các tôn giáo, khác với những người mơ mộng hão huyền của trường phái xã hội chủ nghĩa hay những người theo phái gia trưởng đầy mộng mơ của thời Chính sách mới và Xã hội vĩ đại, những người theo phái tự do cá nhân không hứa với bạn một vườn đầy ắp hoa hồng. Karl Popper có lần nói rằng cố gắng tạo ra thiên đường trên cõi thế nhất định sẽ tạo ra địa ngục trần gian. Mục tiêu của chủ nghĩa tự do cá nhân không phải là xã hội hoàn hảo mà là xã hội tốt hơn và tự do hơn. Nó hứa hẹn một thế giới, trong đó những người đúng đắn, tức là chính bạn, sẽ tìm được những biện pháp đúng đắn nhằm đưa ra nhiều quyết định hơn nữa. Kết quả sẽ không phải là chấm dứt vĩnh viễn tội ác, nghèo đói và bất bình đẳng mà là ít tội ác, ít nghèo đói và bất bình đẳng hơn – thường là ít hơn hẳn – so với phần lớn các giai đoạn trong quá khứ.

(Hết Chương 1).

Xem tiếp tại: https://www.thitruongtudo.vn/chi-tiet/-chu-nghia-tu-do-ca-nhan-luoc-khao-chuong-1-chu-nghia-tu-do-ca-nhan-dang-den-gan-phan-cuoi-.html

-------------------
THỊ TRƯỜNG TỰ DO ACADEMY
➤ Fanpage: https://www.facebook.com/freemarket.academy
➤ Website: http://thitruongtudo.vn/
➤ Youtube: www.youtube.com/
➤ Email: [email protected]

19/05/2025

[Sharing] Những thách thức kinh tế Việt Nam phải giải quyết trong kỷ nguyên vươn mình

THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TỪ BÊN NGOÀI ĐỂ LÀM ĐÒN BẨY CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NƯỚC

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0, Việt Nam muốn đi nhanh thì không thể trông đợi Hệ thống giáo dục và đào tạo nghề hiện tại ở Việt Nam để nhanh chóng đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao, do hệ thống này còn nhiều hạn chế. Ngay cả chúng ta cải cách hệ thống này ngay tức thì thì cũng cần 5 đến 10 năm nữa mới có thể nhìn được thành quả.

Vì vậy để khuyến khích các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI đầu tư vào các lĩnh vực thâm dụng công nghệ, nhờ đó cải thiện năng suất của nền kinh tế, chúng ta cần phải chủ động thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ bên ngoài. Điều này là đặc biệt cần thiết khi Việt Nam mở cửa thị trường vốn. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ chỉ yên tâm khi họ có những lao động tin cậy tham gia vào các hoạt động quản lý, vận hành doanh nghiệp.

Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao bên ngoài không chỉ vào trong khu vực doanh nghiệp mà còn phải mở rộng sang cả khu vực giáo dục đào tạo và nghiên cứu. Nguồn nhân lực chất lượng cao từ bên ngoài sẽ góp phần thúc đẩy cải thiện chất lượng nguồn nhân lực trong nước một cách nhanh chóng hơn thay vì chỉ trông đợi vào bản thân nguồn nhân lực trong nước...

Xem toàn bài tại: https://www.thitruongtudo.vn/chi-tiet/ths-dinh-tuan-minh-nhung-thach-thuc-kinh-te-viet-nam-phai-giai-quyet-trong-ky-nguyen-vuon-minh.html
Video link: https://www.youtube.com/watch?v=M9VdVZRatAg

-------------------
THỊ TRƯỜNG TỰ DO ACADEMY
➤ Fanpage: https://www.facebook.com/freemarket.academy
➤ Website: http://thitruongtudo.vn/
➤ Youtube: www.youtube.com/
➤ Email: [email protected]

09/05/2025

[Dịch] Bộ áo giáp của vua Saul

Một trong những câu chuyện ấn tượng nhất trong Kinh thánh là câu chuyện giữa David và Goliath. Goliath cao tới gần mười feet (khoảng 2,6m – ND) và có dung mạo rất đáng sợ. Mỗi sáng và tối, anh ta, nhà vô địch của các chiến binh Philistine, lại thách đấu với quân đội Israelite: Hãy đưa một chiến binh đến đây đánh lại ta! Nếu người đại diện của quân đội Israelite thắng, Goliath sẽ trở thành nô lệ của người Israelite. Nếu Goliath thắng, người dân Israelite sẽ trở thành nô lệ của người Philistine.

David chỉ là một thanh niên mới trưởng thành, anh ta đến gặp nhà vua. Anh xin được tham gia vào trận chiến – chẳng phải anh, trong lúc trông nom đàn cừu cho cha, đã từng giết một con sư tử và một con gấu hay sao? Chẳng lẽ anh không đủ dũng mãnh để hạ gục gã khổng lồ?

Cảm động trước sự chân thành của chàng trai, vua Saul đã đồng ý. David có thể giao chiến với Goliath. Thật vậy, David có thể chiến đấu trong bộ áo giáp của nhà vua. Nhưng sau khi mặc chiếc áo giáp, chàng trai trẻ đã quyết định cởi bỏ nó và trả lại đức vua. Nó quá nặng và cản trở những chuyển động của anh. Bộ áo giáp của nhà vua chỉ cản trở chứ không hề giúp anh trong trận chiến.

Lòng dũng cảm của David được tăng lên chỉ nhờ vào sự thông thái của anh. Nếu có cơ hội chiến thắng, anh sẽ không để mình bị kìm hãm bởi một bộ áo giáp không cần thiết khi giao đấu. Đánh bại một gã khổng lồ cần lòng can đảm, nhưng bị vướng víu vì bộ áo giáp của vua Saul thì thật nực cười.

Rất nhiều người ủng hộ học thuyết tự do đã không có được sự thông thái của chàng trai trẻ David. Họ tham gia trận chiến bị kìm hãm bởi những thứ tương tự như bộ áo giáp vua Saul. Họ tự khoác vào mình những thứ cản trở thay vì giúp ích cho việc đạt được mục tiêu mà họ quan tâm. Họ tự gây khó cho mình bằng cách chấp nhận những đề xuất không hề liên quan tới xã hội tự do hay thị trường tự do.

"CHÚNG TA NÊN QUAY LẠI VỚI THỊ TRƯỜNG TỰ DO"

Việc biện hộ cho đề xuất chúng ta nên quay lại với thị trường tự do chứa đựng một nhận định về lịch sử rằng, theo dòng thời gian thì con người, cả nam lẫn nữ, có thể bị tha hoá. Nó khơi gợi một sự rút lui. Nó gợi lên một bức tranh. Bức tranh về thời điểm ngày xửa ngày xưa khi tự do kinh tế là chuẩn mực. Qua năm tháng, loài người tiến theo những phương hướng mới, sáng tạo và sản sinh ra những thử nghiệm mới lạ trong quản lý kinh tế. Những nhà hoạch định tập trung đã điều phối và chỉ đạo những thứ cho đến nay chưa được phối hợp với nhau và thiếu định hướng. Trong khi nên “dùng tay” để điều chỉnh chiếc đồng hồ báo sai thời gian, thì việc “quay về quá khứ” là một việc làm mà con người, cả nam lẫn nữ, không có hứng thú. Họ có xu hướng ủng hộ những ai can đảm tiến về phía trước, tới những vùng đất mới, chưa được khai phá. Chúng ta cần thận trọng trước những ai thôi thúc chúng ta “quay về quá khứ” để trải nghiệm, bởi họ thực ra là những người luyến tiếc quá khứ ngay từ trong thâm tâm.

Đúng ra lợi thế thuộc về phía những người biện hộ cho thị trường tự do trong một xã hội tự do. Xét trên phương diện lịch sử, việc nền kinh tế được hoạch định và chèo lái bởi những “chuyên gia” đã từng được coi là chuẩn mực. Những quốc vương biết điều gì là tốt nhất cho thần dân và chỉ cho cho họ biết phải làm gì. Các lãnh chúa phong kiến biết điều gì là tốt nhất cho những người nông dân và dẫn dắt mọi hoạt động của họ. Các nhà quý tộc biết điều gì là tốt cho đám đông quần chúng và chỉ đạo những người này hàng ngày nên làm những gì.

Xem xét nước Pháp dưới thời vua Louis XIV. Mọi người dân đều có vị trí trong xã hội và gắn chặt với vị trí đó. Nền kinh tế được lên kế hoạch cẩn thận. Công chức nhà nước quyết định những ngành công nghiệp nào được thành lập, đặt trụ sở tại Pháp hay các thuộc địa. Xuất khẩu và nhập khẩu được điều tiết cẩn thận. Giá cả được quyết định bởi các nhà chính trị. Hội đồng chính phủ còn quyết định mẫu hình nào được dệt trên các tác phẩm bằng tấm thảm thuộc sở hữu của nhà nước tại Aubusson; cần tới 4 năm thương lượng trước đó để có được sự đồng ý cho phép đưa “sợi dọc nền” (backwarp) vào các tấm vải. Để liệt kê những luật lệ và quy định về kiểm soát ngành dệt trong giai đoạn từ năm 1666 đến 1730 phải cần đến hơn hai ngàn trang giấy. Những nhà xã hội chủ nghĩa thời nay hẳn sẽ thấy cực kỳ quen thuộc ở trong một môi trường như vậy!

Chính những người xã hội chủ nghĩa, chứ không phải những người ủng hộ tự do mới là những người hoài cổ! Nhà nước phúc lợi đang nhanh chóng quay trở về với nước Pháp thời Louis XIV. Trong tháng 2 năm 1982, một bản báo cáo đặc biệt đã được đệ trình lên Nghị viện Anh. Dưới tiêu đề Administrative Forms in Government (Các biểu mẫu hành chính của chính phủ), bản báo cáo cung cấp tư liệu về sự nảy nở của các biểu mẫu và tờ đơn của chính quyền tại nước Anh. Khi mang ra so sánh thì hơn hai nghìn trang luật lệ và quy tắc cho một ngành công nghiệp tại Pháp cách đây 3 thế kỷ thật là khiêm tốn! Hơn 2.000 triệu biểu mẫu và tờ đơn của chính phủ được các cơ quan công quyền của Anh sử dụng mỗi năm - có nghĩa rằng, mỗi người đàn ông, phụ nữ và trẻ em trong cả nước phải dùng tới 36 mẫu biểu! Những mẫu biểu này, vốn dĩ nhằm giúp chính phủ hoàn thành nhiệm vụ, rất khó điền chuẩn xác và đầy đủ; “thường thì tỉ lệ sai sót lên tới hơn 30%, kể cả từ phía (quan chức chính phủ) lẫn công chúng”. Bản báo cáo đưa ra kết luận bằng cách liệt kê ra thêm mười “bản báo cáo về các mẫu biểu” - những thứ chẳng mang lại ý nghĩa gì ngoài việc đọc.

CHÍNH TRỊ KIỂM SOÁT TRỞ THÀNH CHUẨN MỰC

Chính trị điều khiển nền kinh tế của một quốc gia đã trở thành tình trạng rất thường gặp. Những người yêu thích chủ nghĩa tự do thế kỉ XVIII đã từng là những người rất cấp tiến. Họ tấn công những dấu vết tàn dư của chế độ phong kiến, đấu tranh cho sự thủ tiêu giai cấp và đặc quyền, đấu tranh cho sự mở rộng quyền sở hữu để sao cho những người có quyền lực không còn có thể cướp bóc một cách tùy tiện; vận động chống lại các hình thức độc quyền cố hữu, do nhà nước ban phát và các hình thức thuế nhập khẩu mang tính bảo hộ – những thứ có lợi cho một ít người nhưng lại làm bần cùng hóa rất nhiều người khác; và mơ ước về một trật tự kinh tế được kiểm soát không phải bởi những sắc lệnh của chính phủ mà bằng những nỗ lực tự nguyện của số đông tự do sản xuất và trao đổi bất kỳ hàng hóa nào họ lựa chọn.

Và họ đã chiến thắng! Một hiện tượng chưa từng ai biết cho đến thời điểm đó xuất hiện: tăng trưởng kinh tế bền vững. Năm 1780, hơn 80% công dân Pháp chi hơn 90% thu nhập của họ chỉ để mua bánh mì sống qua ngày. Năm 1800, tuổi thọ trung bình của người Pháp, ở nữ là 27 tuổi, ở nam là 24 tuổi. Đa phần dân chúng tại Châu Âu và Bắc Mỹ đã phải lao động quần quật để tồn tại. Nạn đói kém thường xuyên diễn ra và được cho là hiển nhiên. Nhưng mọi việc đã thay đổi. Lực lượng lao động tại Anh đã tăng gấp 4 lần trong khoảng thời gian từ 1800 đến 1900. Thu nhập khả dụng thực trên đầu người đã tăng gấp đôi từ 1800 đến 1850, và tăng gấp đôi một lần nữa từ 1850 đến 1900. Mức tăng tổng lượng hàng hóa và dịch vụ khả dụng tới 1600% đã làm thay đổi hoàn toàn tình trạng nghèo nàn của xã hội; và những thứ vốn được coi là đồ xa xỉ, chỉ một ít được hưởng thụ, nay trở thành những vật dụng sở hữu hàng ngày của hầu như tất cả mọi người.

Dù thế, vẫn có những người hoài cổ. Vẫn có những người muốn quay ngược lại chiều kim đồng hồ. Họ là những người muốn dùng quyền lực của chính phủ nhằm bảo vệ quyền sở hữu liên tục của cải của họ hơn là bảo vệ quyền sở hữu phụ thuộc vào sự sử dụng của cải này theo cách tốt nhất và thỏa mãn hiệu quả nhất cho nhu cầu và mong muốn của những người khác. Dù họ tìm cách dẫn dắt đất nước trở về thế kỉ XVII và XVIII, họ vẫn ngạo mạn tự xưng là “những người cấp tiến”. Họ đã nói lên mong ước cho một xã hội theo chủ nghĩa xã hội “mới” - nhưng sự thật những mong mỏi của họ là nuối tiếc quá khứ.

Những người yêu tự do không thúc giục bất kỳ ai “quay lại” với những cách vận hành xưa cũ. Họ thà thúc giục con người, cả nam lẫn nữ, tiến về phía trước, dù không biết sự sáng tạo được mở ra bởi thị trường tự do trong một xã hội tự do sẽ dẫn dắt họ tới đâu. Nói “quay trở lại” với thị trường tự do là đang tự kìm hãm mình bởi bộ áo giáp của vua Saul.

“CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TUY KÉM ĐẠO ĐỨC HƠN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI NHƯNG LẠI CÓ HIỆU SUẤT CAO HƠN”

Những người yêu thích tự do hay thừa nhận đối thủ của họ là những người có lý tưởng.

“Vâng, tôi ngưỡng mộ những lý tưởng của bạn. Nhưng nó thật không thực tế. Thị trường vận hành. Chúng ta phải là những người thực tế!”

Vậy đạo đức hay lý tưởng về chủ nghĩa xã hội là gì? Kể cả trên phương diện thuần tuý vật chất, thì đạo đức ở đâu khi 30% lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp của Nga không có đủ khả năng cung cấp lương thực cho một đất nước đã từng xuất khẩu lúa mì, trong khi chỉ 4% lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp của Mỹ có thể đồng thời nuôi sống tất cả người dân và cả một phần lớn còn lại của thế giới? Đạo đức ở đâu khi mức lương thực tế của những người công nhân Xô viết vào năm 1963 mới chỉ đạt được mức lương vào 1913?1 Đạo đức ở đâu khi rất nhiều nước Châu Phi như Tanzania, vốn đã từng kiêu hãnh về nền nông nghiệp trù phú, nhưng lại đi nghe lời khuyên của những trí thức Châu Âu, tiếp nhận lòng căm thù bệnh hoạn đối với chính hệ thống đã từng cứu giúp họ thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, tiến hành tập thể hoá nền nông nghiệp (dưới cái tên “cải cách ruộng đất”), và để bây giờ phải phụ thuộc vào nguồn viện trợ nước ngoài cho các thực phẩm thiết yếu? Phải chăng gợi ý của triết gia “Pháp mới” Jean Francois Revel là không đúng khi cho rằng những “chuyên gia Châu Âu” nên “suy tư về cái nhìn chằm chằm của những đứa trẻ sắp chết trong những bức hoạ (từ Thế giới thứ 3)”2 và tự vấn lương tâm mình?

Nhưng các vấn đề đạo đức còn sâu sắc hơn thế. Nền kinh tế thị trường, xét đến cùng, hết sức đơn giản. A có kĩ năng đánh bắt cá. B có kĩ năng trồng chuối. A sẵn lòng từ bỏ một số cá của mình để có được vài quả chuối, và B sẵn lòng từ bỏ một vài quả chuối để đối lấy vài con cá. Thế nên họ trao đổi! Mỗi người đổi lấy vật họ định giá thấp hơn để thu được những thứ anh ta định giá cao hơn. Mỗi người đều được lợi. Không ai bị thiệt.

Tuy nhiên giả sử người thứ ba, C, tham gia tình huống này. Anh ta sử dụng hoặc đe dọa sẽ sử dụng vũ lực và ép buộc A đưa cá cho B và cho chính anh ta. B và C sẽ được lợi nhưng A tội nghiệp lại bị thiệt. Sự trao đổi ép buộc không và không thể đem lại lợi ích cho tất cả.

Khi Nhà nước quên mất rằng nhiệm vụ của nó chỉ là ngăn không để người ta sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực, trộm cắp, hay lừa đảo để giành lấy của cải vật chất, và bắt đầu quyết định ai “xứng đáng” với điều gì và sử dụng vũ lực để áp đặt kiểu “phân phối chính đáng” này, thì khi đó sẽ có những người bị thua thiệt. Bất chấp những suy nghĩ mơ mộng của những người theo chủ nghĩa xã hội, “những người hưởng lợi” không hẳn luôn là người nghèo. (Kể cả nếu người nghèo là “những người hưởng lợi”, việc sử dụng vũ lực để tước đoạt hàng hóa từ những người sản xuất chúng là điều vô đạo đức, nhưng có thể những người theo chủ nghĩa xã hội có thể an ủi lương tâm họ bằng việc núp sau những nguyên tắc mà những kẻ ác thường chia sẻ: “Mục đích biện minh cho phương tiện”.) Nhưng sự thật, phần lớn “sự chuyển nhượng” của cải, trực tiếp và không trực tiếp, nhắm biệt đãi những người có quyền lực, chứ không phải những người nghèo. Thuế quan, các chương trình trợ giá nông sản, trợ cấp sức khỏe (phần lớn rơi vào tay giới y bác sĩ), hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ đào tạo cao học – đều là những thứ không làm lợi cho người nghèo. Chúng gây thiệt hại cho người nghèo và làm lợi cho những người giàu. Sau đó, dĩ nhiên, là phải duy trì đội quân hùng hậu những nhà quản lý, công chức và nhân viên phúc lợi để điều khiển hệ thống: đa phần trong số họ được hưởng lợi và khó có thể gọi họ là những “người nghèo”...

Xem tiếp tại: https://www.thitruongtudo.vn/chi-tiet/bo-ao-giap-cua-vua-saul.html

-------------------
THỊ TRƯỜNG TỰ DO ACADEMY
➤ Fanpage: https://www.facebook.com/freemarket.academy
➤ Website: http://thitruongtudo.vn/
➤ Youtube: www.youtube.com/
➤ Email: [email protected]

Address

Hanoi

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Thị Trường Tự Do Academy posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Thị Trường Tự Do Academy:

Share

Thị Trường Tự Do Academy

THỊ TRƯỜNG TỰ DO ACADEMY là một dự án phi lợi nhuận của Trung tâm nghiên cứu giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế và xã hội (MASSEI) – một doanh nghiệp xã hội tư nhân tại Việt Nam – nhằm xây dựng một thư viện điện tử chuyên cung cấp các kiến thức học thuật về sự vận hành của nền kinh tế thị trường và ý nghĩa của thị trường tự do trong nền văn minh nhân loại.

Thitruongtudo Academy là nơi lưu trữ các tác phẩm, bài nghiên cứu, bài bình luận của các tác giả trong và ngoài nước, được các nhà nghiên cứu kinh tế của MASSEI lựa chọn, thẩm định, và sắp xếp môt cách khoa học, nhằm phục vụ mọi đối tượng độc giả từ chuyên gia tới độc giả phổ thông.

*Tầm nhìn:

Thitruongtudo Academy trở thành một cổng thông tin điện tử tiếng Việt lớn nhất Việt Nam lưu trữ một cách hệ thống các tác phẩm có giá trị và sự nghiệp của các tác gia có ảnh hưởng đến việc thúc đẩy phát triển nền văn minh nhân loại dựa trên nền tảng kinh tế thị trường.