Tài chính Kinh doanh Đầu tư

Tài chính Kinh doanh Đầu tư Kênh phổ biến và chia sẻ tri thức ứng dụng về Tài chính Kinh doanh Đầu tư Dịch vụ bất động sản 0 đồng

Bài 9: Lạm phát là gì? Nguyên nhân và Hậu quả.Định nghĩaLạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa...
20/10/2023

Bài 9: Lạm phát là gì? Nguyên nhân và Hậu quả.
Định nghĩa
Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian, hoặc hiểu theo một nghĩa khác đó là sự mất giá trị của đồng tiền.

Cụ thể hơn đó là tỷ lệ tăng giá hằng năm của rổ hàng hóa dịch vụ . Nếu rổ hàng hóa này tăng giá trung bình 2% có thể xem tỷ lệ lạm phát là 2%. Tỷ lệ lạm phát là một chỉ tiêu đo lường sức khỏe của nền kinh tế. Thông qua tỷ lệ này chính phủ sẽ thay đổi chính sách điều hành cho phù hợp.

CPI tức chỉ số giá tiêu dùng là một trong các chỉ tiêu thường dùng để đo lường mức độ lạm phát

Nguyên nhân dẫn đến lạm phát
Do lượng cầu về sản phẩm dịch vụ tăng nhanh hơn tốc độ sản xuất làm giá hàng hóa gia tăng, giá trị và sức mua của đồng tiền trong trường hợp này sẽ giảm tương ứng. Hậu quả là nguồn cung bị biến động mạnh, nền kinh tế sản xuất sẽ phát triển không đồng đều đều do vốn sẽ chạy vào các ngành có lợi nhuận cao để đủ bù đắp cho rủi ro lạm phát, nên những ngành khác với biên lợi nhuận thấp hơn sẽ rơi vào trạng thái đình đốn trì trệ.

Một nguyên nhân tiếp theo thường dẫn đến lạm phát là sự gia tăng về giá của các yếu tố đầu vào như giá nguyên liệu, nhiên liệu, giá nhân công… sẽ dẫn đến giá thành phẩm đầu ra tăng lên, làm giá các mặt hàng liên quan tăng theo, tạo nên cơn lốc tăng giá của các mặt hàng trong nền kinh tế, điều này tạo nên lạm phát do chi phí đẩy.

Hậu quả của lạm phát:
Lạm phát làm giảm sức mua thực tế của người tiêu dùng, do hàng hóa đắt người dân phải giảm số lượng tiêu dùng, bởi nếu thu nhập họ không đổi mà giá cả hàng hóa lại tăng thì tất nhiên số lượng hàng hóa mua được sẽ phải giảm đi

Lạm phát làm tăng tính đầu cơ tích trữ nguyên liệu vật liệu, hang hóa làm nguyên vật liệu hàng hóa trở nên khan hiếm khiến chúng có xu hướng tang giá tiếp

Lạm phát làm sức mua đồng tiền giảm.

Lạm phát gây ra các ảnh hưởng, nền kinh tế không ổn định nên thị trường chứng khoán cũng sẽ biến động mạnh hơn,

Thuế nhiều hơn, do giá cả hàng hóa dịch vụ tăng nên các loại thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt… cũng tăng theo.

Lạm phát sẽ khiến người lao động gặp khó khan về tài chính, sức mua của đồng tiền kém hơn, chất lượng cuộc sống kém hơn

Mặt tích cực của lạm phát vừa phải sẽ là kích thích tiêu dùng và phát triển kinh tế

Mặt tiêu cực là tăng chi phí cơ hội và tích trữ hàng hóa.(st)
–––––––––––––––––
ĐẦU TƯ THÔNG TUỆ
Hotline: 0868.762.455

Bài 8: Các mô hình suy thoái trên thị trường chứng khoánĐịnh nghĩaMô hình suy thoái sẽ chỉ ra tốc độ hồi phục của nền ki...
20/10/2023

Bài 8: Các mô hình suy thoái trên thị trường chứng khoán
Định nghĩa
Mô hình suy thoái sẽ chỉ ra tốc độ hồi phục của nền kinh tê và hình dạng của đà hồi phục nền kinh tế

Có các mô hình suy thoái
Mô hình chữ V: đây là mô hình hồi phục mạnh mẽ nhất. Nền kinh tế nhanh chóng tăng trở lai. Thường mô hình này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn
Mô hình chữ U: Nền kinh tế hồi phục chậm hơn hình chữ V, Đây là kiểu suy thoái mà đà phục hồi xuất hiện rất chậm. Nền kinh tế sau một thời kỳ suy thoái mạnh tiến sang thời kỳ vất vả để thoát khỏi suy thoái. Trong thời kỳ thoát khỏi suy thoái, có thể có các quý tăng trưởng dương và tăng trưởng âm xen kẽ nhau.
Suy thoái hình chữ W: Đây là kiểu suy thoái liên tiếp. Nền kinh tế vừa thoát khỏi suy thoái được một thời gian ngắn lại tiếp tục rơi ngay vào suy thoái.
Suy thoái hình chữ L: Đây là kiểu suy thoái mà nền kinh tế rơi vào suy thoái nghiêm trọng rồi suốt một thời gian dài không thoát khỏi suy thoái. Một số nhà kinh tế gọi tình trạng suy thoái không lối thoát này là khủng hoảng kinh tế. Thường mô hình này sẽ có thời gian kéo dài
Các mô hình suy thoái này cũng thường xảy ra trên thị trường chứng khoán, đây cũng là các mô hình tại đáy thường gặp sau khi xu hướng downtrend diễn ra.

Có một tip rất thú vị: Bạn sẽ không biết mình ở mô hình suy thoái nào cho đến khi trải qua hết giai đoạn suy thoái đó.(st)
–––––––––––––––––
ĐẦU TƯ THÔNG TUỆ
Hotline: 0868.762.455

Bài 7: Chu kỳ Kinh Tế và Chu kỳ của Thị Trường Chứng KhoánA-Chu kỳ kinh tế là gì? Hiểu chu kỳ kinh tế để đầu tư cổ phiếu...
19/10/2023

Bài 7: Chu kỳ Kinh Tế và Chu kỳ của Thị Trường Chứng Khoán
A-Chu kỳ kinh tế là gì? Hiểu chu kỳ kinh tế để đầu tư cổ phiếu hiệu quả
Để đầu tư thành công trên thị trường chứng khoán, ngoài kiến thức cơ bản định giá cổ phiếu, kinh nghiệm đầu tư, bạn còn cần có cái nhìn tổng quan để hiểu chu kỳ kinh tế là gì. Các giai đoạn trong chu kỳ kinh tế liên quan mật thiết đến thị trường chứng khoán nên nếu trang bị thông tin đầy đủ, bạn sẽ ra quyết định lựa chọn cổ phiếu phù hợp hơn.

Chu kỳ kinh tế là gì?
Chu kỳ kinh tế là nghĩa tiếng Việt của Business Cycle, nhằm chỉ những biến động có tính lặp lại theo thời gian của nền kinh tế.

Bản chất thị trường luôn có tăng trưởng và suy thoái. Các biến động này lặp đi lặp lại tạo thành một chu kỳ khi xem xét trong một khoảng thời gian nhất định. Các sự kiện trong chu kỳ có thể không giống nhau nhưng bản chất sẽ có những đặc trưng tương tự nhau.

Chu kỳ kinh tế là gì

Chu kỳ kinh tế được đo lường bằng GDP của một đất nước, bao gồm các giai đoạn chính là suy thoái, tăng trưởng, hưng thịnh.

Một chu kỳ sẽ bắt đầu với suy thoái khi GPD hai quý liên tiếp tăng trưởng âm, hồi phục và đạt đỉnh hưng thịnh, sau đó suy giảm và bắt đầu một chu kỳ mới.

Theo nhà kinh tế học Thụy Sỹ Sismondi, chu kỳ kinh tế là kết quả hiển nhiên, dưới tác động của việc suy giảm tiêu dùng, sản xuất dư thừa, nguồn cung vượt mức. Ngoài ra, chu kỳ kinh tế còn xuất phát từ những nguyên nhân ngoại sinh như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh,...

Các giai đoạn của chu kỳ kinh tế
Trong một chu kỳ kinh tế sẽ có các giai đoạn chính. Mỗi giai đoạn có đặc điểm riêng, tác động cả tiêu cực và tích cực đến GDP và nền kinh tế của quốc gia và thế giới, cụ thể như sau:

Giai đoạn kinh tế suy thoái - recession (Recession)
Đây là giai đoạn nền kinh tế có dấu hiệu chững lại về sản lượng sản xuất, tỷ lệ thất nghiệp tăng, lãi suất ngân hàng dành cho tín dụng bị thắt chặt lại. Các hoạt động liên quan đến đầu tư, sản xuất tiêu dùng đều sụt giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến GDP của quốc gia.

Giai đoạn đáy trong chu kỳ - Trough
Đây là giai đoạn trầm trọng nhất trong chu kỳ kinh tế, ảnh hưởng nặng nề đến GDP, chất lượng sống của người dân. Nhà nước sẽ ban hành nhiều chính sách tiền tệ để bơm thêm tiền, gia tăng sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Các giai đoạn trong chu kỳ kinh tế

Giai đoạn phục hồi - Recovery
Nhu cầu bắt đầu tăng, các hoạt động đầu tư, sản xuất có xu hướng quay trở lại trước kia, thúc đẩy gia tăng giao thương hàng hóa, dịch vụ. Mức GDP liên tục ghi nhận ở mức tăng trưởng dương so với giai đoạn trước đó. Lạm phát có xu hướng giảm, thu nhập người lao động tăng, thất nghiệp giảm, doanh nghiệp gia tăng sản xuất nhiều hàng hóa.

Giai đoạn đỉnh của chu kỳ kinh tế - Peak
Giai đoạn này ghi nhận mức tăng trưởng của GDP nhưng không cao bằng giai đoạn trước đó. Thời điểm này lạm phát bắt đầu tăng mạnh, đồng tiền mất giá. Khi đạt đỉnh, nền kinh tế sẽ bắt đầu sang chu kỳ mới, xuất hiện những dấu hiệu suy thoái khi GDP hai quý liên tiếp ở mức âm.

Như vậy, chu kỳ kinh tế đều tác động đến toàn bộ hoạt động trong nền kinh tế - chính trị - xã hội của một quốc gia. GDP là chỉ số định lượng phản ánh rõ nét tác động của chu kỳ kinh tế.

Chu kỳ kinh tế tại Việt Nam
Theo thống kê, chu kỳ kinh tế tại Việt Nam lặp lại khoảng 10 năm một lần. Hai chu kỳ kinh tế được nhắc đến nhiều nhất là giai đoạn những năm 1997 và 2008. Đây là thời điểm nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi nền kinh tế và thị trường tài chính thế giới. Hơn nữa, thị trường chứng khoán tại Việt Nam cũng còn đang manh mún, chưa có sức đề kháng với nhiều tác động từ bên ngoài,

Chu kỳ gần nhất là hai năm 2019-2021, cũng là thời điểm dịch bệnh Covid bùng nổ trên toàn thế giới. Năm 2022, cả thế giới và Việt Nam bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi, GDP tăng trở lại và chỉ số lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát.

Các chu kỳ kinh tế tại Việt Nam

Đầu tư chứng khoán theo chu kỳ kinh tế
Việc nhận diện được các giai đoạn trong chu kỳ kinh tế giúp nhà đầu tư ra quyết định mã cổ phiếu phù hợp, giảm thiểu rủi ro.

Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là kênh lưu thông dòng vốn cho nền kinh tế. Thông qua giao dịch mua bán, nhà đầu tư đang đặt sự kỳ vọng vào tiềm năng phát triển của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Do đó, khi kinh tế phát triển, tâm lý của nhà đầu tư lạc quan, họ sẽ có xu hướng đổ tiền nhiều hơn vào chứng khoán. Ngược lại, trong giai đoạn suy thoái, các doanh nghiệp hoạt động khó khăn, thì nhà đầu tư cũng sẽ lựa chọn các hình thức an toàn hơn.

Theo các chuyên gia kinh tế, biểu đồ chứng khoán sẽ đi trước biểu đồ chu kỳ kinh tế. Cụ thể, khi nền kinh tế đang giai đoạn suy thoái, thị trường sẽ chạm đáy trước. Sau khi nền kinh tế bước vào đỉnh điểm của suy thoái thì chứng khoán đã có dấu hiệu hồi phục. Khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất thì các cổ phiếu giảm, bắt đầu một chu kỳ mới.

Như vậy, dựa trên mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán và chu kỳ kinh tế, bạn có thể ra quyết định nắm giữ hay mua bán mã cổ phiếu phù hợp nhất.

Lựa chọn cổ phiếu theo chu kỳ kinh tế

Lựa chọn cổ phiếu theo chu kỳ kinh tế
Dựa vào từng giai đoạn trong chu kỳ kinh tế, sẽ luôn có những nhóm ngành chứng khoán chịu tác động tiêu cực cũng như những ngành được hưởng lợi, cụ thể như sau:

Giai đoạn đáy. Các ngành hưởng lợi là tài chính, logistic, ngân hàng,... vì được Nhà nước bơm tiền, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh giúp cả nền kinh tế phát triển. Bạn nên tập trung vào nhóm cổ phiếu bluechip hoặc của các doanh nghiệp phát triển tốt để chờ thời cơ cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo.
Giai đoạn phục hồi. Giai đoạn này các doanh nghiệp bắt đầu tăng trưởng sản xuất, nên việc lựa chọn đầu tư vào các ngành như xây dựng, công nghệ, nguyên vật liệu, nhiên liệu,... sẽ phù hợp.
Giai đoạn đỉnh. Nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng cao, nên nhà đầu tư cân nhắc vào các ngành như tiêu dùng, xa xỉ phẩm, năng lượng, du lịch,...
Giai đoạn suy thoái kinh tế thì hầu như các lĩnh vực đều không có lợi cho việc đầu tư. Bạn có thể cân nhắc các nhóm ngành đi trước chu kỳ kinh tế như bất động sản, ngân hàng, nhu yếu phẩm, tiện ích,... hoặc các mã cổ phiếu tốt với giá thấp.
Lời kết
Với những thông tin bổ ích ở trên, Anfin hy vọng bạn có thêm thông tin để ra quyết định đầu tư trong các giai đoạn của chu kỳ kinh tế. Bạn có thể bắt đầu ngay hôm nay với những mã cổ phiếu tốt nhất trên thị trường cùng số vốn cực thấp. Anfin không chỉ là một ứng dụng tài chính thông minh, mà còn là nơi giúp bạn tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm cùng cộng đồng trẻ đầu tư bền vững.

B-Chu kỳ chứng khoán là gì? Các giai đoạn chu kỳ thị trường chứng khoán
Chu kỳ và giai đoạn luôn tồn tại xung quanh chúng ta, từ sự thay đổi của các mùa cho đến sự lên xuống của nền kinh tế. Và khi nói đến thị trường chứng khoán, những chu kỳ và giai đoạn này cũng xuất hiện. Hiểu rõ được các giai đoạn chu kỳ trong thị trường chứng khoán có thể giúp nhà đầu tư xác định các cơ hội đầu tư và giao dịch tiềm năng. Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào các giai đoạn chu kỳ thị trường chứng khoán để hiểu rõ hơn về chúng và tìm hiểu cách áp dụng chúng vào hoạt động đầu tư và giao dịch của mình.

Chu kỳ chứng khoán là gì? Các giai đoạn chu kỳ thị trường chứng khoán

Chu kỳ thị trường chứng khoán là gì?
Chu kỳ thị trường chứng khoán là sự thay đổi theo thời gian của giá cả tài sản trên thị trường chứng khoán. Nó được định nghĩa bởi sự thăng trầm của giá cả và biểu hiện sự dao động của thị trường chứng khoán trong một khoản thời gian ngắn hoặc dài hơn..

Chu kỳ thị trường chứng khoán thường được chia thành các giai đoạn khác nhau, bao gồm giai đoạn tích luỹ, giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn phân phối và giai đoạn suy thoái. Hiểu rõ các giai đoạn này có thể giúp các nhà đầu tư và những người quan tâm đến thị trường chứng khoán nắm được tình hình và đưa ra các quyết định đầu tư thông minh hơn.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu có thể dao động ngẫu nhiên, tuy nhiên, sự tham gia của các tổ chức tài chính lớn thường là động lực chính thúc đẩy các chu kỳ giá lặp lại. Do đó, các dòng tiền được cho là bắt nguồn từ những người chơi lớn này thường diễn ra theo chu kỳ.

Chu kỳ chứng khoán Wyckoff bao gồm các giai đoạn mở rộng và thu hẹp, tương tự như chu kỳ kinh tế. Điều này có thể giúp các nhà đầu tư phân bổ quản lý danh mục đầu tư hiệu quả hơn bằng cách tăng đầu tư trong giai đoạn tích lũy và tăng giá, sau đó thu lợi nhuận trong giai đoạn phân phối và giảm giá. Để đo lường một chu kỳ chứng khoán, các nhà đầu tư thường so sánh khoảng cách giữa các mức thấp để xác định vị trí giá trong chu kỳ hiện tại.

Để tận dụng lợi thế của chu kỳ thị trường chứng khoán một nhà giao dịch cần có một chiến lược phù hợp. Hiểu rõ bốn giai đoạn của chu kỳ, sự tăng giảm của giá có thể giúp tối đa hóa lợi nhuận, vì chỉ có một trong các giai đoạn đó mang lại cơ hội lợi nhuận tối ưu trên thị trường chứng khoán. Tìm hiểu về chu kỳ và các giai đoạn của thị trường chứng khoán giúp các nhà đầu tư chuẩn bị sẵn sàng để thu lợi nhuận một cách nhất quán với mức rủi ro đầu tư ít hơn. Nghiên cứu về chu kỳ chứng khoán cũng giúp các nhà đầu tư dễ dàng đánh giá điều kiện xu hướng của một cổ phiếu, từ đó có thể lập kế hoạch chiến lược tối ưu để đạt được lợi nhuận cao nhất.

Các giai đoạn trong chu kỳ thị trường chứng khoán
Chu kỳ thị trường chứng khoán có thể được phân thành bốn giai đoạn chính: giai đoạn tích lũy, giai đoạn tăng giá, giai đoạn phân phối và giai đoạn giảm giá. Các giai đoạn này có tính chất lặp lại và có thể được sử dụng để dự đoán hành động giá trong tương lai.

Giai đoạn tích lũy (Accumulation)
Giai đoạn đầu tiên trong chu kỳ thị trường chứng khoán được gọi là giai đoạn tích lũy. Trong giai đoạn này, giá cổ phiếu dao động trong một phạm vi hẹp và không có nhiều hoạt động đáng chú ý. Tuy nhiên, đây là thời điểm mà các nhà đầu tư lớn bắt đầu tích lũy cổ phiếu. Họ mua đều đặn khi giá cổ phiếu đạt mức mong muốn, để không đẩy giá lên quá cao và tăng chi phí. Sau đó, họ chờ đợi giá quay trở lại mức mục tiêu trước khi tiếp tục mua.

Trong giai đoạn này, các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng có thể tham gia, nhưng cần cẩn trọng vì giá cổ phiếu không đáng chú ý và không có nhiều cơ hội lợi nhuận. Các nhà đầu tư dài hạn có thể định vị bản thân để thu được lợi nhuận lớn nhất, nhưng nên cân nhắc mở rộng hoặc mở rộng các vị trí để tận dụng lợi thế của biến động giá.

Để tránh bỏ lỡ các mức giá tốt hơn vào ngày hôm sau hoặc tuần sau, nên áp dụng cách tiếp cận "cỡ vừa miệng" hơn là mua tất cả cùng một lúc. Tuy nhiên, điều này có thể làm tăng chi phí giao dịch của bạn, vì vậy cần tính đến điều đó.

Giai đoạn tăng giá (Markup)
Giai đoạn tăng giá của một cổ phiếu được xác định bởi việc giá phục hồi trên mức kháng cự. Khi sự tích lũy đã đạt đến đỉnh điểm, giá sẽ bắt đầu tăng và dòng tiền sẽ được đẩy vào thị trường chứng khoán. Khi "đột phá" này xảy ra, thường đi kèm với khối lượng tăng đột biến. Đây là do các tổ chức và cá nhân, những người không mua trong giai đoạn tích lũy, đã nhảy vào cổ phiếu.

Trong giai đoạn này, hành động giá có thể chuyển từ trung tính sang xu hướng tăng. Nếu bạn nhận thấy các mức cao hơn và mức thấp cao hơn sau khi giá bùng phát, đó có thể là dấu hiệu nhận biết rằng giai đoạn tăng giá đã bắt đầu. Những chuyển động này có thể thu hút sự chú ý và khi ngày càng có nhiều người mua tham gia vào cổ phiếu, xu hướng tăng thường trở nên mạnh hơn, cuối cùng trở thành hình parabol trước khi bước vào giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn này thường kéo dài trong một thời gian ngắn và giá có thể tăng nhanh chóng.

Tuy nhiên, bạn cần phải kiên nhẫn và đảm bảo rằng bạn mua cổ phiếu ở mức giá bạn muốn. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng đường trung bình động đơn giản để theo dõi các mức hỗ trợ và kháng cự chính. Nếu một cổ phiếu giảm xuống mức hỗ trợ, bạn có thể đặt một lệnh mua ngay trên mức đó để đảm bảo rằng bạn không bỏ lỡ cơ hội mua.

Giai đoạn phân phối (Distribution)
Đây là giai đoạn quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển của một cổ phiếu, một lĩnh vực hoặc thị trường nói chung. Giai đoạn này thường được coi là tín hiệu cho thấy một vòng quay đang diễn ra, khi những nhà đầu tư đã mua sớm - những người đã mua trong giai đoạn tích lũy - và những nhà đầu tư mới có thể bắt đầu bán cổ phiếu của họ với giá cao hơn, tạo nên sự phân phối.

Một đặc điểm quan trọng trong giai đoạn này là sự tăng lượng giao dịch mà không tăng giá. Thực tế cho thấy, giai đoạn này thường đi kèm với khối lượng giao dịch cao nhất của cổ phiếu, do tâm lý lạc quan của nhà đầu tư. Ban đầu, những nhà đầu tư mới có thể hấp thụ được lượng cổ phiếu bán ra, nhưng không đủ để tiếp tục đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn. Trong tình huống này, cổ phiếu có thể rơi vào tình trạng sụp đổ dưới tác động của chính nó.

Các mẫu biểu đồ như đỉnh vai đầu vai hoặc đỉnh đôi có thể giúp xác định giai đoạn này. Ngoài ra, việc phá vỡ dưới đường trung bình động 200 ngày cũng có thể là tín hiệu xác nhận rằng giai đoạn phân phối đã kết thúc.

Giai đoạn giảm giá (Markdown)
Giai đoạn cuối cùng của chu kỳ là Markdown (hoặc Từ chối), và đây là giai đoạn mà nhiều nhà đầu tư muốn tránh. Trong giai đoạn này, những người mua đã tham gia trong giai đoạn phân phối và đang giữ vị trí của họ bắt đầu bán ra. Tuy nhiên, vì các tổ chức đều đã bán ra từ lâu, nên có rất ít người mua mới hấp thụ được lượng bán ra tăng lên. Việc này có thể dẫn đến tình trạng lượng bán ra tăng cao hơn.

Hiệu ứng xếp tầng này có thể khiến giá giảm rất nhanh và với khối lượng lớn. Giai đoạn này thường kết thúc khi mức hỗ trợ quan trọng bị phá vỡ và khối lượng tăng đột biến gấp nhiều lần mức trung bình hàng ngày. Tại thời điểm này, hầu hết hoạt động bán ròng đã cạn kiệt và cổ phiếu có thể quay lại giai đoạn tích lũy một lần nữa.

Nếu bạn muốn học cách xác định bốn giai đoạn này, hãy nghiên cứu hành động biểu đồ trong quá khứ của các cổ phiếu khác nhau trong khung thời gian hàng tuần. Với đủ thực hành, bạn sẽ có thể xác định các dấu hiệu tiềm ẩn của từng giai đoạn riêng lẻ.

Kết luận: Hiểu và đánh giá các giai đoạn chu kỳ thị trường chứng khoán là rất quan trọng cho việc đầu tư và giao dịch chứng khoán. Bằng cách này, các nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định đầu tư thông minh và nắm bắt được những cơ hội tài chính tiềm năng. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng chu kỳ thị trường chứng khoán có tính chất không chắc chắn và khó đoán trước, do đó việc xác định các giai đoạn chu kỳ cũng cần được kết hợp với việc nghiên cứu kỹ lưỡng và đánh giá rủi ro. Chúc các bạn đầu tư thành công.(st)
–––––––––––––––––
ĐẦU TƯ THÔNG TUỆ
Hotline: 0868.762.455

Bài 6: Chính sách Tiền Tệ và Ảnh hưởng đến Thị Trường Chứng Khoán Việt NamKhái niệm Tiền tệTiền tệ là phương tiện thanh ...
18/10/2023

Bài 6: Chính sách Tiền Tệ và Ảnh hưởng đến Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Khái niệm Tiền tệ
Tiền tệ là phương tiện thanh toán, được công nhận và chấp nhận rộng rãi là trung gian trong trao đổi mua bán hàng hóa.

Giả sử, nền kinh tế tạo ra 2 loại sản phẩm đó là bánh mì và phở. Người ta nhận thấy để tạo ra một tô phở thì tốn nhiều chi phí và thời gian gấp đôi một ổ bánh mì. Thay vì chúng ta lấy 1 tô phở đổi lấy 2 ổ bánh mì quá lòng vòng phức tạp thì tiền tệ ra đời để việc trao đổi diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn, chẳng hạn quy ước là 1 tô phở = 2 đơn vị tiền tệ và 1 ổ bánh mì = 1 đơn vị tiền tệ. Các loại sau được xem như một đơn vị tiền tệ và được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần:

Tiền mặt: tiền giấy, tiền xu là đồng tiền pháp định được ngân hàng trung ương phát hành.
Tiền gửi ngân hàng: là các loại tiền gửi không kỳ hạn, dễ dàng rút chuyển
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trong ngân hàng cũng được gọi là tiền tệ
Các loại hàng hóa trong một số trường hợp được chọn làm trung gian trao đổi nhưng ít được chấp nhận thì không được xem là tiền tệ
Cung tiền
Cung tiền là khả năng cung cấp tiền tệ trong nền kinh tế để đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ, tài sản. Có các loại cung tiền sau:

MO = cung tiền cơ sở do ngân hàng trung ương phát hành tiền, cũng như bằng lượng tiền mặt trong lưu thông
M1 = cung tiền giao dịch, cũng chính bằng tiền mặt + tiền gửi không kỳ hạn hoặc séc ngân hàng
M2 = cung tiền giao dịch mở rộng, hay M2 = M1 + tiền gửi có kỳ hạn



Chính sách Tiền tệ là gì
Chính sách tiền tệ (tiếng Anh là Monetary Policy) là các biện pháp can thiệp của ngân hàng trung ương thông qua các công cụ lãi suất, dự trữ bắt buộc, thị trường mở…để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô như ổn định giá cả, tỷ lệ thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế..

Tác động của lãi suất
Lãi suất cơ bản là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam, là cơ sở cho các tổ chức tín dụng, ấn định lãi suất kinh doanh

Các loại lãi suất
Từ lãi suất cơ bản, các ngân hàng sẽ ấn định lãi suất tiền gửi cho các tổ chức và cá nhân gửi tiền. Mức lãi suất này khác nhau dựa trên kỳ hạn và quy mô tiền gửi . Có các loại lãi suất không kỳ hạn, lãi suất có kỳ hạn và lãi suất tiết kiệm. Đồng thời các ngân hàng thương mại cũng sẽ ấn định mức lãi suất cho vay đối với các cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu về vốn. Đây là khoản lãi mà các cá nhân hay tổ chức vay định kỳ phải thanh toán cho ngân hàng thương mại. Lãi suất chiết khấu là lãi suất ngân hàng cho khách hàng vay bằng cách chiết khấu thương phiếu hoặc là giấy tờ có giá trị khác khi chưa đến kỳ hạn thanh toán, được tính theo = % mệnh gíá được trừ ngay khi ngân hàng đưa tiền vay cho khách hàng.

Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất ngân hàng trung ương cấp vốn hay cho ngân hàng thương mại vay tiền bằng cách chiết khấu lại thương phiếu hoặc giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán của các ngân hàng. Vì đây là hoạt động cung ứng vốn cho ngân hàng thương mại nên thường lãi suất tái chiết khấu sẽ thấp hơn lãi suất chiết khấu. Nếu ngân hàng trung ương muốn siết lại cung tiền thì lãi suất này sẽ cao hơn.

Lãi suất tái cấp vốn là lãi suất ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại vay tiền dựa trên các khoản vay tín dụng của ngân hàng thương mại. Còn lãi suất liên ngân hàng là lãi suất mà các ngân hàng sử dụng khi cho nhau vay trên thị trường liên ngân hàng

Như vậy, khi người gửi tiền gửi tiền vào ngân hàng thương mại thì họ sẽ quan tâm và tham khảo lãi suất tiền gửi. Ngân hàng thương mại cho vay cá nhân hay là tổ chức sẽ thông báo lãi suất cho vay. Các ngân hàng vay và cho vay trên thị trường liên ngân hàng sẽ quan tâm đến lãi suất liên ngân hàng . và ngân hàng trung ương khi cấp vốn cho các ngân hàng thương mại sẽ thông báo lãi suất tái chiết khấu nếu chiết khấu lại giấy tờ có giá và lãi suất tái cấp vốn nếu cấp vốn trên các khoản cho vay của ngân hàng . Khi ngân hàng nhà nước thông báo hạ lãi suất cơ bản thì lúc này các ngân hàng thương mại sẽ có động thái hạ lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay tương ứng. Các cá nhân sẽ rút tiền gửi ngân hàng qua các kênh đầu tư khác có lợi nhuận cao hơn như thị trường chứng khoán hoặc tăng chi tiêu dùng.

Các doanh nghiệp cá nhân khi lãi suất cho vay giảm cũng sẽ gia tăng đầu tư sản xuất vì chi phí lãi vay bây giờ rẻ và đồng thời cũng có một lượng tiền đẩy vào kênh đầu tư chứng khoán nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư ngắn hạn . Động thái hạ lãi suất này vừa tác động truyền dẫn giúp nền kinh tế tăng trưởng, giúp cho thị trường chứng khoán tăng trưởng.

Dự trữ bắt buộc là gì
Khái niệm
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của ngân hàng trung ương yêu cầu các ngân hàng thương mại phải giữ lại một phần tiền gửi không kỳ hạn nhằm đáp ứng yêu cầu dự trữ và nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng (Số tiền này không được phép cho vay kinh doanh).

Dự trữ bắt buộc tác động đến nền kinh tế như thế nào?
Dự trữ bắt buộc có tác động trực tiếp đến cung tiền, khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc càng thấp thì số tiền ngân hàng được cho phép vay và cung cấp ra thị trường với số lượng lớn hơn. Cùng với tác động là số nhân tiền tệ, tức là tỷ lệ dự trữ bắt buộc càng thấp thì mức độ ngân hàng thương mại làm tăng cung tiền càng nhân lên gấp bội.

Chúng ta có thể theo dõi một ví dụ sau đây: Giả sử ngân hàng A có khách hàng gửi tiền không kỳ hạn là 100 đồng, lúc này cung tiền là 100 đồng. Vì tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 1% nên ngân hàng A chỉ được phép cho vay là 99 đồng. Giả sử người đi vay chưa sử dụng ngay mà đi gửi không kỳ hạn tạm thời ở ngân hàng B, lúc này cung tiền tăng thêm 99 đồng, tổng cộng là 199 đồng. Nếu tỷ lệ dữ trữ bắt buộc là khoảng 1%, ngân hàng B chỉ được phép cho vay 98 đồng. Cứ như vậy, với 100 đồng ban đầu, hệ thống ngân hàng đã giúp tăng cung tiền lên thành nhiều lần hơn.

Tác động của tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Như vậy, khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 1%, giả sử ngân hàng A có người gửi tiền 100 đồng, cung tiền lúc này là 100 đồng . Người đi vay ngân hàng A rút tiền gửi vào ngân hàng B tối đa được 99 đồng, cung tiền lúc này tăng lên là 199 đồng. Và tiếp tục, ngân hàng C được gửi vào 98 đồng, cung tiền là 297 đồng. Ngân hàng D tăng lượng tiền gửi là 97 đồng, cung tiền là 394 đồng

Còn khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 3% thì cung tiền sẽ giảm còn lần lượt là 197, 291 và 382 đồng. Sự tham gia của càng nhiều ngân hàng và vòng quay tín dụng càng lớn thì cung tiền sẽ càng giảm mạnh và ngược lại, nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm 2% thì thông qua hệ thống ngân hàng thương mại và kênh tín dụng, cung tiền sẽ tăng lên rất mạnh trong lưu thông

Các loại chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ gồm 2 dạng: chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách tiền tệ mở rộng.

Chính sách tiền tệ mở rộng bao gồm các biện pháp như là tăng cung tiền hoặc tăng tỷ lệ tăng trưởng tín dụng; giảm lãi suất hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và mua trên thị trường mở (OMO) . Mục tiêu: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Chính sách tiền tệ thắt chặt: bao gồm các biện pháp như giảm cung tiền, giảm tỷ lệ tăng trưởng tín dụng; Tăng lãi suất/ tỷ lệ dự trữ bắt buộc và Bán ở trên thị trường mở OMO. Mục tiêu: kiềm chế lạm phát và b**g bóng
Chính sách tiền tệ mở rộng
Chúng ta hãy cùng xem tác động của chính sách tiền tệ mở rộng tới nền kinh tế đó là như thế nào?

Các tín hiệu của chính sách tiền tệ mở rộng như là giảm lãi suất hay giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng cung tiền, tăng tỷ lệ tăng trưởng tín dụng hoặc mua ở trên thị trường mở thì thông qua các kênh này, tiền sẽ chảy đến tiêu dùng sản xuất và thị trường chứng khoán, và kết quả đó là thị trường chứng khoán tăng.

Chính sách tiền tệ thắt chặt
Các tín hiệu như tăng lãi suất, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giảm cung tiền, giảm tỷ lệ tăng trưởng và bán ở trên thị trường mở thì thông qua cách này, tiền sẽ rút ra khỏi tiêu dùng, sản xuất và thị trường chứng khoán. Kết quả , hệ quả đó là thị trường chứng khoán giảm.

Sự tương quan giữa các yếu tố của chính sách tiền tệ đối với thị trường chứng khoán
Chúng ta hãy cùng xem qua một số ví dụ để chứng minh sự tương quan giữa các yếu tố của chính sách tiền tệ đối với thị trường chứng khoán. Đầu tiên, đó là dự trữ bắt buộc

Dự trữ bắt buộc
Thực tế đối với thị trường chứng khoán Việt Nam thì mỗi khi ngân hàng nhà nước thực hiện tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì đều khiến cho thị trường chứng khoán giảm sâu và ngược lại khi ngân hàng nhà nước giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì đều hỗ trợ giúp cho thị trường chứng khoán tăng mạnh

Tăng trưởng tín dụng
Năm 2008, tín dụng tăng trưởng mức cao từ 30-37.7%/ năm khiến cho bùng nổ b**g bóng tín dụng, tiềm ẩn nợ xấu và nguy cơ cho nền kinh tế. Chứng khoán cũng đạt đỉnh và giảm ngay sau đó. Có thể thấy rằng đỉnh tín dụng cũng khá gần với đỉnh chứng khoán. Việc tăng trưởng ở mức cao dẫn đến hệ quả là một phần tiền nhàn rỗi đổ vào thị trường chứng khoán khiến cho lượng cung mạnh lên đẩy thị trường chứng khoán đạt lên đỉnh. Đến năm 2012, tín dụng ở mức thấp do các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh nên họ không có nhu cầu mở rộng sản xuất, không có nhu cầu vay tín dụng, nền kinh tế tạo đáy và thị trường chứng khoán cũng tạo đáy và sau đó đi lên.

Từ năm 2013-nay, tăng trưởng tín dụng bắt đầu tăng trở lại, doanh nghiệp đã kinh doanh được có nhu cầu vay vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến một hệ quả là kinh tế tăng trưởng trở lại và thị trường chứng khoán cũng tăng.

Lãi suất
Hãy cùng xem xét yếu tố lãi suất tác động đến thị trường chứng khoán như thế nào. Năm 2005, lãi suất ở mặt bằng thấp từ 6-7% / năm . Nhà đầu tư nhận ra đây là chi phí vay khá là rẻ giúp cho hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và hệ quả là kinh tế phát triển. Một dòng tiền nhàn rỗi cũng được đổ vào thị trường chứng khoán khiến cho thị trường chứng khoán tăng bởi vì lúc đấy lãi suất tiết kiệm thấp và nhà đầu tư chọn kênh sinh lời tốt hơn ở trên thị trường chứng khoán. Đến năm 2008, lãi suất bắt đầu ở mặt bằng cao với mức là 14-25%/năm khiến cho doanh nghiệp phải giảm khi quy mô sản xuất kinh doanh. Kinh tế bắt đầu bị kìm hãm đà tăng trở lại và thị trường chứng khoán bắt đầu giảm. Dòng tiền trên thị trường chứng khoán rút ra sang kênh an toàn có lãi suất cao hơn về mặt danh nghĩa. Đến năm 2009, lãi suất thấp lại, thị trường chứng khoán có sự phục hồi.

Từ năm 2010-2011, lãi suất cao tầm 13%, trong khi đó lãi suất cho vay từ 15-25%, thì chứng khoán lại có hiện tượng giảm lại. Và từ năm 2014 – nay, lãi suất duy trì ở mức ổn định ở mức thấp và thị trường chứng khoán bắt đầu duy trì đà tăng và phục hồi trở lại

Tỷ giá
Ngoài ra, còn một số công cụ phụ thuộc chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước cũng có tác động mạnh mẽ đến thị trường chứng khoán đó chính là công cụ tỷ giá hối đoái. Về mặt bản chất, tỷ giá hối đoái đó là ngân hàng nhà nước sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối để tiến hành mua bán trên thị trường ngoại hối nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia đó là tác động trực tiếp đến tương quan giá trị của Việt Nam đồng và các ngoại tệ khác.

Nếu chúng ta nhìn trên bản đồ sẽ thấy một số tương quan giữa tỷ giá và thị trường chứng khoán Việt Nam. Khi tỷ giá tăng mạnh thì TTCK có xu hướng giảm và khi tỷ giá ổn định giữa đồng Việt Nam và các đồng ngoại tệ khác và đặc biệt là đô la Mỹ thì thị trường chứng khoán lại có xu hướng đi ngang và ổn định. Các công cụ điều tiết tỷ giá bao gồm tỷ giá tham chiếu bình quân, biên độ tỷ giá và thị trường ngoại hối. Ngoài ra việc tỷ giá thay đổi còn tác động trực tiếp đến hai nhóm ngành đó là các doanh nghiệp niêm yết có hoạt động xuất nhập khẩu hoặc vay nợ bằng ngoại tệ. Thứ hai là sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư hoặc là rút vốn trong ngắn hạn và trung hạn của các Quỹ đầu tư nước ngoài

FDI
FDI cũng là một yếu tố chúng ta cũng cần phải lưu ý khi mà tham gia đầu tư chứng khoán bởi vì nó có tác động tới thị trường. Khi FDI càng cao, thì sẽ giúp cho hỗ trợ nền kinh tếvà tăng nguồn ngoại tệ và giúp cho nhà nước ổn định tỷ giá được dễ dàng hơn và điều này giúp cho thị trường chứng khoán tăng và ngược lại. (st)
–––––––––––––––––
ĐẦU TƯ THÔNG TUỆ
Hotline: 0868.762.455

Address

85 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Hanoi
100000

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tài chính Kinh doanh Đầu tư posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share

Category