Kết Nối Giao Thông

Kết Nối Giao Thông Vững xây công trình – Hướng tới tương lai.

🇻🇳 ĐỒNG LOẠT KHỞI CÔNG, KHÁNH THÀNH 80 CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN LỚN TRÊN CẢ NƯỚC VỚI SỐ VỐN 445.000 TỶ ĐỒNG---️🎉️ Sáng nay, tại...
19/04/2025

🇻🇳 ĐỒNG LOẠT KHỞI CÔNG, KHÁNH THÀNH 80 CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN LỚN TRÊN CẢ NƯỚC VỚI SỐ VỐN 445.000 TỶ ĐỒNG
---
️🎉️ Sáng nay, tại TPHCM, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Thông tin Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại sự kiện quan trọng này.
"Thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước!
Thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương!
Thưa đồng bào, đồng chí!
1️⃣ Hôm nay, trong không khí hào hùng của những ngày tháng Tư lịch sử, cả nước phấn khởi thi đua chào mừng 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng ta vui mừng long trọng tổ chức Lễ khởi công, khánh thành 80 dự án, công trình phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, trọng điểm quốc gia tại 80 điểm cầu trên toàn quốc.
Có được kết quả này là nhờ nỗ lực của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự ủng hộ của Nhân dân và doanh nghiệp. Chúng ta tri ân các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư Tô Lâm, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương đã cố gắng, nỗ lực, sự đồng hành, ủng hộ của người dân và doanh nghiệp để có được các công trình, dự án như ngày hôm nay.
Thay mặt Chính phủ, tôi nhiệt liệt chào mừng và xin gửi lời thăm hỏi, cảm ơn thân thiết, lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới tất cả các quý vị đại biểu, khách quý, đồng chí, đồng bào dự buổi Lễ quan trọng này.
Thưa đồng chí, đồng bào!
2️⃣ Khát vọng độc lập, tự do, hòa bình của cả dân tộc ta đã trở thành hiện thực với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và Đại thắng mùa Xuân năm 1975 cách đây 50 năm, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; đã làm cho mọi người, mọi nhà thỏa lòng mong ước sau nhiều năm kháng chiến, kiến quốc anh dũng mà kiên cường; hy sinh, mất mát nhưng đầy kiêu hãnh và tự hào.
Chặng đường 50 năm thống nhất đất nước không chỉ là hành trình để chúng ta ghi nhớ những trang sử hào hùng của dân tộc, chiêm nghiệm những bài học kinh nghiệm, mà còn ghi lại quá trình phấn đấu xây dựng và phát triển đất nước, nhìn lại để tiến xa hơn, nhìn lại để trở nên mạnh mẽ và kiêu hãnh hơn, cùng hướng tới tương lai với hào khí, niềm tin và động lực mãnh liệt, sắt son, tiếp tục hoàn thành sứ mệnh lịch sử trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của đất nước ta.
Hành trình 50 năm qua, dưới ngọn cờ vẻ vang 95 năm của Đảng, 80 năm xây dựng và bảo vệ đất nước, đã chứng minh "Đảng ta không ngừng trưởng thành và càng trở nên vĩ đại hơn, đất nước ta không ngừng lớn mạnh, giàu đẹp và tự cường, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân không ngừng được nâng cao", ngày càng khẳng định chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, "đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay".
Thưa đồng chí, đồng bào!
3️⃣ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ mục tiêu: "Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp".
Và để đạt mục tiêu đó, một trong 3 đột phá chiến lược được xác định là "Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội; ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu; chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số".
Ngay từ đầu nhiệm kỳ này, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nhất là phấn đấu thực hiện thành công 2 mục tiêu chiến lược 100 năm.
Chúng ta ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, quyết tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt trên 8% trong năm 2025 và tạo đà, tạo lực, tạo thế để tăng trưởng kinh tế hai con số trong những năm tiếp theo; tập trung sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất và hiệu quả; phát triển kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia.
Đảng ta xác định, một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên là phải tập trung nguồn lực, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chiến lược đồng bộ, hiện đại, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, kích hoạt và khơi thông mọi nguồn lực để phát triển đất nước.
Thực hiện chủ trương của Đảng, thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã quyết liệt chỉ đạo, tập trung các nguồn lực, tháo gỡ mọi nút thắt, hóa giải mọi khó khăn, điểm nghẽn, vượt qua mọi thách thức để hoàn thành sớm các dự án trọng điểm ngay trong năm 2025 như: Cơ bản hoàn thành Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn I; Nhà ga T3 Nội Bài; Sân bay Gia Bình ( Bắc Ninh); Trung tâm triển lãm quốc gia Hà Nội; hoàn thành, đưa vào khai thác trên 3.000 km đường bộ cao tốc trải dài trên khắp các vùng miền của đất nước; cơ sở dữ liệu quốc gia, hạ tầng số, hạ tầng xã hội, hạ tầng y tế, giáo dục, thể thao, văn hóa…; tăng tốc khởi công Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Đường cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn, Cao tốc Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng, Cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước); Cảng biển Hòn Khoai (Cà Mau), Cần Giờ, Liên Chiểu; dự kiến khởi công Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào cuối năm 2026… Đây là những công trình mang tính chất "xoay chuyển tình thế, thay đổi trạng thái" hạ tầng chiến lược của đất nước.
Thưa đồng chí, đồng bào!
4️⃣ Hôm nay, hòa chung không khí phấn khởi của cả nước chuẩn bị chào mừng ngày lễ lịch sử 50 năm giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, tri ân đồng bào, đồng chí đã cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thân yêu của chúng ta, Chính phủ tổ chức lễ khởi công, khánh thành trực tuyến 80 dự án, công trình lớn, trọng điểm, trải dài 3 miền Bắc - Trung - Nam, với tổng vốn đầu tư khoảng 450 nghìn tỷ đồng, trong đó:
- Khánh thành 47 công trình với quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, đóng vai trò rất quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, như: 05 Dự án đường bộ cao tốc với chiều dài 227 km hoàn thành/thông xe, nâng tổng chiều dài đường bộ cao tốc trên cả nước đưa vào khai thác đạt 2.268 km; hồ chứa nước Krong Pách Thượng (Đắk Lắk) phục vụ tưới tiêu cho trên 14 nghìn ha và cấp nước sinh hoạt cho hơn 100 nghìn hộ dân; Trung tâm Y tế Quân - Dân y huyện Côn Đảo, Bệnh viện đa khoa khu vực Hóc Môn và đưa vào sử dụng một số công trình giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao...
Đặc biệt, chúng ta rất vui mừng chứng kiến Nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng đúng dịp lễ trọng đại của đất nước, vượt tiến độ 2 tháng so với kế hoạch; mong muốn điều này sẽ tác động tích cực tới tiến độ xây dựng sân bay quốc tế Long Thành để cơ bản hoàn thành dự án này trong năm 2025.
- Khởi công mới 33 công trình với quy mô lớn, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong cả nước như: Nút giao khác mức giữa đường vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, TP. Hà Nội; Dự án thành phần 1, 2 thuộc tuyến vành Đai II TP. Hồ Chí Minh; Nhà ga T2 cảng hàng không Đồng Hới; nâng cấp mở rộng Cảng Hàng không Cà Mau; đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Trung tâm thương mại AEON Hải Dương; Dự án đầu tư xây dựng Đại học Thái Nguyên bước III; Bệnh viện đa khoa Cà Mau; kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Trần Đề; khu đô thị lấn biển Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh); một số khu nhà ở xã hội, tái định cư tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nam, Long An, Vĩnh Long, Đồng Nai…
Các công trình trọng điểm kinh tế - xã hội được khởi công, khánh thành hôm nay trên khắp mọi miền đất nước đều là những dự án quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, thể hiện ý chí, quyết tâm của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong việc kiến tạo những không gian phát triển mới, tạo nền tảng để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh - quốc phòng, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân, là nền tảng vững chắc để đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình phát triển mạnh mẽ.
Tôi kỳ vọng, đây sẽ là những công trình quan trọng, những công trình có tính "biểu tượng" góp phần định vị hình ảnh Việt Nam "Độc lập - Hòa bình - Thống nhất – Tự cường - Hạnh phúc - Ấm no – Văn minh – Thịnh vượng" trên bản đồ thế giới và cuối cùng là mang lại lợi ích cho người dân, người dân được thụ hưởng thành quả từ các công trình, dự án này.
Thưa đồng chí, đồng bào!
5️⃣ Việc khánh thành và khởi công các công trình hôm nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trên nhiều khía cạnh về cả kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh - quốc phòng và hội nhập quốc tế:
- Mang ý nghĩa chiến lược, hiện thực hóa các chủ trương của Đảng và Nhà nước trong phát triển hạ tầng chiến lược toàn diện, bao trùm, khắc phục các điểm nghẽn về giao thông, hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo nền tảng và không gian phát triển mới về kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh - quốc phòng cho các địa phương, các vùng miền và cả nước; là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
- Khơi dậy và củng cố niềm tin, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc với quan điểm "Dân là gốc" của Đảng, Nhà nước ta; sự chung sức, đồng lòng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng mà đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư.
- Khẳng định giá trị văn hóa của Việt Nam "đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện là có kết quả cụ thể, đo lường, lượng hóa, cân đong đo đếm được", góp phần tạo môi trường đầu tư, kinh doanh hấp dẫn đối với doanh nghiệp, người dân, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Thể hiện khát vọng, tự tin, bản lĩnh, giá trị cốt lõi con người Việt Nam, bản lĩnh kiên cường với tinh thần "biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể"; tinh thần đổi mới, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường, quyết tâm vượt lên mạnh mẽ của đất nước và Nhân dân ta.
- Tạo đột phá về kết nối kinh tế, liên kết vùng, liên kết quốc gia, liên kết quốc tế; kết nối rộng khắp, đồng bộ, toàn diện, nâng cao hiệu quả khai thác hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo ra giá trị gia tăng của đất, rừng, sông, nước... góp phần nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của Nhân dân các vùng có dự án, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
- Đề cao trách nhiệm, lòng yêu nước với sự nỗ lực vượt bậc, chủ động, tích cực, sáng tạo, quyết liệt, làm việc không ngừng nghỉ của các chủ thể có liên quan, nhất là các công nhân trên công trường.
6️⃣ Với tinh thần "nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ Nhân dân", để có được những kết quả vừa qua, chúng ta đã cùng nhau nỗ lực vượt qua rất nhiều khó khăn, trở ngại mà từ đó có thể rút ra 6 bài học kinh nghiệm lớn trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển hạ tầng chiến lược nói riêng:
Một là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và sự chỉ đạo, điều hành sát sao của các cấp, các ngành, các địa phương với tinh thần: Nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn; tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, làm việc nào dứt việc đó, làm việc gì ra việc nấy.
Hai là, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị với tinh thần "trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt", tranh thủ sự ủng hộ, sự vào cuộc của Nhân dân, doanh nghiệp.
Với phương châm: Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi.
Ba là, tăng cường sự hiệp đồng, phối kết hợp giữa các lực lượng; giữa các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương; giữa Nhà nước với Nhân dân; giữa doanh nghiệp Nhà nước với doanh nghiệp tư nhân bảo đảm khoa học, hiệu quả, phù hợp và thống nhất.
Mỗi chủ thể nỗ lực, cố gắng để cả nước cùng cố gắng với tinh thần: "Cùng chia sẻ, lắng nghe, thấu hiểu, cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng, cùng phát triển và cùng có niềm vui, hạnh phúc và sự tự hào".
Bốn là, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi cho các địa phương; đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc, động viên, phê bình xử lý, khen thưởng kịp thời, chính xác.
Phát huy tính tự lực, tự cường, tự tin vươn lên từ bàn tay khối óc của mình; dám nghĩ, dám làm, chủ động, kịp thời, không trông chờ, ỷ lại.
Cùng nhau thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phát triển lớn mạnh, trưởng thành hơn, tự tin hơn trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Năm là, tập trung tháo gỡ các rào cản về thể chế, nỗ lực cắt bỏ thủ tục hành chính rườm rà, tạo động lực, truyền cảm hứng, niềm tin cho các chủ thể có liên quan.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, việc phân công bảo đảm 6 rõ: "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ sản phẩm, rõ thẩm quyền"; để "dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ đôn đốc".
Sáu là, trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện các công trình trọng điểm của đất nước, xây dựng, phát động các phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tạo không khí hăng say làm việc, với tinh thần trách nhiệm cao nhất "Tất cả vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì nhân dân, vì sự phát triển của đất nước"; kịp thời động viên, khen thưởng, tuyên truyền, khắc họa gương người tốt, việc tốt trên công trường, vận động người dân, tạo sự đồng thuận, đồng lòng triển khai các dự án, công trình.
Thưa đồng chí, đồng bào!
7️⃣ Để có được kết quả như ngày hôm nay, thay mặt Chính phủ, tôi xin trân trọng cảm ơn sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng hành của Quốc hội, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương, biểu dương và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm toàn thể cán bộ, công chức, người lao động, công nhân, các chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn, các địa phương, các cơ quan báo chí ở cả 3 miền đất nước, đã tích cực đổi mới tư duy, cách nghĩ cách làm, khắc phục các khó khăn, thời tiết bất lợi, phát huy tinh thần "vượt nắng, thắng mưa, không thua bão gió", làm việc "3 ca 4 kíp", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", "làm việc xuyên ngày nghỉ, ngày lễ, ngày tết; làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm"…; huy động mọi nguồn lực, trang thiết bị, máy móc, áp dụng những giải pháp kỹ thuật hiện đại để đưa các dự án vào vận hành, khai thác trong thời gian qua và ngày hôm nay.
Đặc biệt cảm ơn bà con Nhân dân bị ảnh hưởng bởi các dự án, đã tình nguyện nhường đất, dời nhà, di chuyển nơi ở, nơi thờ tự, nơi chôn cất, mồ mả để triển khai thực hiện các dự án.
Thưa đồng chí, đồng bào!
8️⃣ Việc khởi công, khánh thành các công trình, dự án hôm nay có vai trò, ý nghĩa rất to lớn trong kết nối nội tỉnh, nội vùng; liên vùng, liên tỉnh, liên quốc gia, liên quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của các địa phương nói riêng và của đất nước nói chung. Với tinh thần "đã cố gắng thì càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết thì càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm thì càng quyết tâm cao hơn nữa; đã hiệu quả rồi thì càng hiệu quả hơn nữa" để phát huy hiệu quả đầu tư các dự án, tôi đề ra các yêu cầu trong triển khai tổ chức thực hiện thời gian tới:
Đối với các công trình, dự án khánh thành ngày hôm nay:
(i) Các bộ, ngành, địa phương là cơ quan chủ quản các dự án và các chủ đầu tư khẩn trương tổ chức vận hành, khai thác để phát huy tối đa hiệu quả đầu tư;
(ii) Các địa phương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tiếp tục chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhất là những gia đình đã nhường đất cho dự án, bảo đảm người dân có điều kiện sống tốt hơn, an cư lạc nghiệp; tận dụng tối đa lợi thế của các dự án để quy hoạch và phát triển không gian mới nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương bao trùm, toàn diện; không để ai bị bỏ lại phía sau.
Đối với các công trình, dự án khởi công ngày hôm nay:
(i) Chủ đầu tư và nhà thầu khẩn trương huy động thiết bị, nhân lực để triển khai thi công ngay các dự án, phấn đấu hoàn thành vượt tiến độ, đảm bảo chất lượng, không đội vốn, sớm đưa vào khai thác, phát huy hiệu quả đầu tư;
(ii) Các địa phương phải tập trung công tác giải phóng mặt bằng; hướng dẫn các chủ đầu tư, nhà thầu giải quyết nhanh các thủ tục về mỏ vật liệu, đổ thải để chủ động triển khai dự án đúng kế hoạch, mục tiêu;
(iii) Quá trình triển khai dự án, tôi đề nghị thực hiện "3 có, 2 không", trong đó "3 có" là có lợi ích của Nhà nước, có lợi ích của gười dân, có lợi của doanh nghiệp; "2 không" không tham nhũng, tiêu cực và không để thất thoát, lãng phí tài sản, công sức, tiền bạc của Nhân dân;
(iv) Các địa phương quan tâm hơn nữa đến công tác phát triển nhà ở xã hội; phấn đấu hiện thực hóa chủ trương xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội trước năm 2030; cơ bản hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025 để mọi người dân đều được hưởng niềm vui có nhà, có chỗ ở ổn định, khang trang, an cư lạc nghiệp sau 80 năm độc lập của dân tộc.
Tôi kêu gọi, mỗi cá nhân, mỗi chủ thể tham gia dự án luôn nâng cao ý thức trách nhiệm với công việc, với ngành và cao hơn nữa là với nhân dân, với Tổ quốc; đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm để hoàn thành tốt nhiệm vụ góp phần triển khai các dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, an toàn và môi trường, với tinh thần "tất cả vì hạnh phúc ấm no của nhân dân, vì sự hùng cường, thịnh vượng của đất nước".
Thưa đồng chí, đồng bào!
9️⃣ Việc hoàn thành các dự án hạ tầng chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng để chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, cũng như các ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại của đất nước trong năm 2025 như kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng, 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, 80 năm ngày truyền thống Công an Nhân dân, 80 năm ngày thành lập nước…
Đây sẽ là những điểm tựa, đòn bẩy góp phần đưa đất nước tiếp tục phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.
Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước diễn biến nhanh, phức tạp, nhiều vấn đề mới phát sinh, với tinh thần nỗ lực vượt bậc "biến nguy thành cơ", "chủ động, khôn khéo, linh hoạt để thay đổi trạng thái, xoay chuyển tình thế"; với phương châm "kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững", chúng ta tin tưởng rằng, với trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam đã được thử thách, hun đúc qua lịch sử hàng nghìn năm văn hiến dựng nước và giữ nước, tiếp tục tỏa sáng để đưa đất nước ta vươn lên tầm cao mới, đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa trong kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, sánh vai với các cường quốc năm châu như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu hằng mong muốn.
Với tinh thần "thần tốc, táo bạo" của những ngày tháng Tư lịch sử năm 1975, tôi chính thức tuyên bố khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn, quan trọng của Trung ương và các địa phương trên cả nước trong năm 2025.
Một lần nữa, thay mặt Chính phủ, xin chúc các đồng chí đại biểu, khách quý và các đồng chí, đồng bào nhân dân cả nước sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Xin trân trọng cảm ơn!"

Sáng nay (19/4), Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam, UBND TP Hồ Chí Minh và 33 tỉnh, thành trong...
19/04/2025

Sáng nay (19/4), Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam, UBND TP Hồ Chí Minh và 33 tỉnh, thành trong cả nước tổ chức lễ khởi công, khánh thành đồng thời trên cả 3 miền Bắc - Trung - Nam các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn.
Tham dự buổi lễ tại điểm cầu trung tâm - TP Hồ Chí Minh có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên.
Cùng dự buổi lễ tại các điểm cầu khác trên cả nước có các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các đồng chí Phó Thủ tướng Chính Phủ; lãnh đạo các bộ, ban, ngành và các địa phương; đại diện chủ đầu tư, nhà thầu thi công, đông đảo Nhân dân.
Điểm cầu Hà Tĩnh diễn ra ở nút giao QL8A (Km479+300) thuộc xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ với lễ thông xe tuyến Bãi Vọt - Hàm Nghi và Hàm Nghi - Vũng Áng, thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.
Tham dự tại điểm cầu Hà Tĩnh có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn; Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Đức Trung; Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm; lãnh đạo một số ban, ngành, địa phương; chủ đầu tư, đơn vị thi công.
Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, VTV9 và trực tuyến từ điểm cầu Nhà Ga hành khách TP Hồ Chí Minh đến 79 điểm cầu ở 34 địa phương trên cả nước.
Đây là hoạt động ý nghĩa hướng tới chào mừng lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Trạm dừng nghỉ đầu tiên trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết qua Bình Thuận đang được tăng tốc thi công, chốt thời gian đư...
29/12/2024

Trạm dừng nghỉ đầu tiên trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết qua Bình Thuận đang được tăng tốc thi công, chốt thời gian đưa vào vận hành trước tết Nguyên đán.
Chiều 28/12, đoàn công tác Ban QLDA 7 đã có buổi kiểm tra hiện trường thi công, làm việc với nhà thầu về tiến độ thi công trạm dừng nghỉ Km 205+092, cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, đoạn qua xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc (tỉnh Bình Thuận).
Tại cuộc họp, các bên liên quan đã thống nhất đưa vào vận hành tạm các hạng mục thiết yếu, khu nhà vệ sinh, bãi đỗ xe trước tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Vì sao khó đầu tư PPP cao tốc Quy Nhơn - Pleiku?Bộ GTVT vừa có văn bản báo cáo Chính phủ phương án đầu tư xây dựn...
27/12/2024

Vì sao khó đầu tư PPP cao tốc Quy Nhơn - Pleiku?
Bộ GTVT vừa có văn bản báo cáo Chính phủ phương án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku qua hai tỉnh Gia Lai và Bình Định.
Theo phương án đề xuất, dự án được đầu tư với tổng chiều dài khoảng 123km. Trong đó, chiều dài qua tỉnh Bình Định khoảng hơn 37km, đoạn qua tỉnh Gia Lai dài gần 86km.

Quy mô đầu tư hoàn chỉnh theo quy hoạch được duyệt với quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 24,75m, vận tốc thiết kế 100km/h. Riêng các đoạn qua khu vực hầm An Khê và hầm Mang Yang có địa hình khó khăn nghiên cứu quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 80km/h.

Dự báo đến năm năm 2030, tổng nhu cầu vận tải trên hành lang kết nối Gia Lai với Bình Định trung bình khoảng 13.000 - 15.000 xe quy đổi/ngày đêm. Trong khi quốc lộ 19 hiện hữu chỉ đáp ứng được khoảng 11.000 - 12.800 xe quy đổi/ngày đêm.

Do vậy, việc sớm hình thành tuyến đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có tốc độ cao, an toàn, năng lực thông hành lớn là rất cần thiết, làm tiền đề, động lực để khai thác tiềm năng, lợi thế vốn có của vùng Tây Nguyên, mở rộng không gian phát triển, phát huy và tận dụng được lợi thế của hệ thống cảng biển Bình Định nói riêng và vùng duyên hải Nam Trung Bộ nói chung.

Trên tuyến dự kiến đầu tư xây dựng 2 hầm là: Hầm An Khê (dài khoảng 2km) và hầm Mang Yang (dài khoảng 3km).

Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 36.594 tỷ đồng. Trong đó, chi phí GPMB khoảng hơn 3.700 tỷ đồng; chi phí xây dựng, thiết bị khoảng hơn 26.800 tỷ đồng; chi phí tư vấn đầu tư, quản lý dự án, chi phí khác hơn 2.000 tỷ đồng; chi phí dự phòng khoảng hơn 4.000 tỷ đồng.

Với chiều dài tuyến khoảng 123km, quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh theo quy hoạch, suất vốn đầu tư của dự án (không bao gồm chi phí GPMB) khoảng 267 tỷ đồng/km.

"So với suất vốn đầu tư được Bộ Xây dựng công bố tại Quyết định số 816 ngày 22/8/2024, suất vốn đầu tư của dự án đang cao hơn khoảng 80 tỷ đồng/km.

Nguyên nhân do dự án có khối lượng công trình cầu và hầm chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt là 2 công trình hầm tổng chiều dài khoảng 5km có chi phí vốn đầu tư khoảng 4.800 tỷ đồng và công trình cầu dẫn trước hầm An Khê và Mang Yang tổng chiều dài khoảng 8km (dự kiến có chiều cao trụ lớn hơn 50m) có chi phí vốn đầu tư khoảng 6.200 tỷ đồng", báo cáo nêu.
Phương án đầu tư PPP khó khả thi
Liên quan đến việc huy động nguồn lực đầu tư dự án, Bộ GTVT cho biết, trước yêu cầu thực tiễn, sự cần thiết đầu tư và quy định pháp luật, Bộ GTVT đã phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Bình Định nghiên cứu cẩn trọng, kỹ lưỡng đối với hình thức đầu tư dự án theo phương thức PPP.

Theo đó, kịch bản mức vốn hỗ trợ của nhà nước tối đa 50% tổng mức đầu tư theo quy định của Luật PPP, dự án không đảm bảo hiệu quả về tài chính theo quy định.

Với kịch bản công tác GPMB được tách thành một dự án thành phần độc lập sử dụng vốn đầu tư công (khoảng 3.733 tỷ đồng) và dự án thành phần PPP (khoảng 32.861 tỷ đồng) được áp dụng tỷ lệ vốn nhà nước không quá 70% sơ bộ tổng mức đầu tư theo nội dung Luật PPP sửa đổi, phần vốn Nhà nước cần tham gia hỗ trợ để đảm bảo tính khả thi về phương án tài chính dự án thành phần PPP khoảng 23.673 tỷ đồng, thời gian thu phí hoàn vốn Dự án khoảng 25,1 năm.

Tổng mức vốn hỗ trợ của nhà nước tham gia dự án (bao gồm chi phí GPMB) khoảng 27.406 tỷ đồng, chiếm khoảng 75% sơ bộ tổng mức đầu tư.

Trường hợp để dự án thành phần PPP hiệu quả về tài chính và thời gian thu hồi vốn với các kịch bản khoảng 21 năm, 18 năm và 16 năm, phần vốn nhà nước cần tham gia hỗ trợ dự án PPP khoảng 24.929 - 27.565 tỷ đồng (chiếm 74 - 82,5% sơ bộ tổng mức dự án PPP); Tổng mức vốn hỗ trợ của nhà nước tham gia dự án (bao gồm chi phí GPMB) khoảng 28.662 - 31.298 tỷ đồng (chiếm khoảng 78,3 - 85,5% sơ bộ tổng mức đầu tư dự án).

"Mức vốn hỗ trợ này là rất lớn, không phát huy được hiệu quả khi đầu tư theo phương thức PPP và chủ trương vốn Nhà nước đóng vai trò là "vốn mồi" để thu hút các nguồn vốn xã hội hóa tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng.

Tương tự như Dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, việc các địa phương đề xuất dừng nghiên cứu đầu tư theo phương thức PPP và chuyển sang hình thức đầu tư công là có cơ sở", Bộ GTVT nêu quan điểm.

Theo Bộ GTVT, hiện UBND tỉnh Gia Lai và Bình Định đề xuất đầu tư dự án bằng nguồn vốn ngân sách trung ương do ngân sách các tỉnh hạn hẹp, khó cân đối bố trí tham gia.

Thế nhưng, trong điều kiện giai đoạn 2026-2030, Bộ GTVT sẽ triển khai một số dự án có quy mô đầu tư rất lớn như: Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng...

"Đảm bảo khả năng cân đối nguồn vốn, giảm áp lực lên ngân sách Trung ương, đồng thời để tăng trách nhiệm của các địa phương là đối tượng thụ hưởng trực tiếp từ việc đầu tư dự án, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Gia Lai và Bình Định xem xét, cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2026-2030 để cùng tham gia đầu tư dự án, phù hợp với quy định sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách Nhà nước mới được Quốc hội khóa XV thông qua.

Việc cân đối nguồn vốn đầu tư dự án sẽ được nghiên cứu cụ thể trong bước lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án", báo cáo nêu.
Baogiaothong

🇻🇳🛣 LẬP HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 4 TPHCMQuyết định số 161...
20/12/2024

🇻🇳🛣 LẬP HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 4 TPHCM
Quyết định số 1617/QĐ-TTg ngày 19/12/2024 nêu rõ, thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh theo phương thức PPP (Dự án).
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch Hội đồng.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Phó Chủ tịch Hội đồng.
Các ủy viên Hội đồng gồm: Lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Xây dựng, Giao thông vận tải, Tư pháp, Công an, Quốc phòng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ; lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định nhà nước.
Quyết định nêu rõ, trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, các ủy viên Hội đồng, cơ quan thường trực Hội đồng thực hiện theo quy định tại các Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư.
Chi phí thẩm định của Hội đồng thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP. Hội đồng được sử dụng con dấu và tài khoản (nếu cần) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phục vụ cho hoạt động của Hội đồng.
Hội đồng có trách nhiệm hoàn thiện Báo cáo thẩm định theo quy định, khẳng định rõ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đủ điều kiện để Chính phủ thông qua, trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Các cơ quan có thành viên thuộc Hội đồng thẩm định nhà nước có văn bản cử người gửi về Cơ quan thường trực Hội đồng (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) trước ngày 21 tháng 12 năm 2024.
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ, bố trí vốn chuẩn bị đầu tư phục vụ việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đảm bảo yêu cầu tiến độ.
Hội đồng tự giải thể sau khi chủ trương đầu tư Dự án được cấp có thẩm quyền quyết định.

Chủ đầu tư, nhà thầu cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ "đứng, ngồi không yên" vì vướng mặt bằngLo lắng về mặt bằng chưa thông sa...
16/12/2024

Chủ đầu tư, nhà thầu cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ "đứng, ngồi không yên" vì vướng mặt bằng
Lo lắng về mặt bằng chưa thông sau gần 2 năm thi công, chủ đầu tư dự án đoạn cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ (đoạn qua Quảng Bình) đã gửi văn bản khẩn đề nghị địa phương sớm bàn giao.
Sau 2 năm thi công, dự án Vạn Ninh - Cam Lộ (đoạn qua địa bàn huyện Lệ Thủy) vẫn còn vướng mặt bằng và hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

Thông tin với PV, lãnh đạo Ban Quản lý dự án Hồ Chí Minh (Chủ đầu tư dự án Vạn Ninh - Cam Lộ) cho hay: Trên tuyến chính dự án cũng như tuyến đường hoàn trả Hồ Chí Minh đoạn qua địa phận huyện Lệ Thủy còn vướng các hộ dân và trang trại năng lượng mặt trời, đường dây điện của người dân sau đồng hồ.

16/12/2024

Dứt khoát thông toàn tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm tới

Cao tốc Bến Lức - Long Thành từ điểm đầu giao với cao tốc TP.HCM - Trung Lương đến quốc lộ 1 đã hoàn thành. Tuy vậy, đoạ...
15/12/2024

Cao tốc Bến Lức - Long Thành từ điểm đầu giao với cao tốc TP.HCM - Trung Lương đến quốc lộ 1 đã hoàn thành. Tuy vậy, đoạn 250m nối tạm giữa 2 tuyến thi công hơn 2 tháng nay vẫn không xong.
Công trình cấp bách, thi công ì ạch

Sáng 15/12, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn đã đi kiểm tra thi công đoạn 250m nối cao tốc Bến Lức - Long Thành với cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn đầu tuyến nối với cao tốc TP.HCM - Trung Lương đã hoàn thành mấy tháng qua. Tuy vậy, đoạn đường nối hai tuyến cao tốc này đến nay vẫn chưa xong. Đoạn này dài 250m, còn gọi là nhánh A1.
tiết đọc cmt

Address

80 Trần Hưng Đạo/Hoàn Kiếm/
Hanoi

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Kết Nối Giao Thông posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share