Xóm nhỏ nhà Min

Xóm nhỏ nhà Min Việt Nam Quê Tôi là trang thông tin về những cảnh đẹp, địa du lịch, những món ăn ngon, các phong tục

Ai khóc nỗi đau nàyyy 🤣🤣
15/10/2021

Ai khóc nỗi đau nàyyy 🤣🤣

15/10/2021

Huyện Thanh Chương báo cáo tiền Thủy Tiên làm từ thiện ít hơn xác nhận năm 2020‼

Lại bảo sai đi 🤣🤣🤣Cre: Onpic
10/10/2021

Lại bảo sai đi 🤣🤣🤣

Cre: Onpic

ÁNH VIÊN VÀ MỘT THẬP KỶ THỐNG TRỊ ĐƯỜNG BƠI ĐÔNG NAM ÁTrước khi quyết định giải nghệ năm nay, kình ngư Nguyễn Thị Ánh Vi...
10/10/2021

ÁNH VIÊN VÀ MỘT THẬP KỶ THỐNG TRỊ ĐƯỜNG BƠI ĐÔNG NAM Á

Trước khi quyết định giải nghệ năm nay, kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên đã giành khoảng 150 huy chương các loại, trong đó có đến 25 HC vàng SEA Games.

Suốt 10 năm thi đấu, Ánh Viên đã trở thành một tượng đài của thể thao Việt Nam, một trong những VĐV thành công nhất lịch sử SEA Games với 25 HC vàng, bên cạnh một HC bạc và một HC đồng châu Á, hai HC đồng Asiad, cùng HC vàng Olympic trẻ, HC vàng Đại hội Thể thao Quân sự thế giới, HC bạc World Cup...

Cô cũng thống trị các đường đua xanh ở Việt Nam, với hàng chục HC vàng và các kỷ lục quốc gia. Ánh Viên là kình ngư duy nhất của Việt Nam dự ba kỳ Olympic liên tiếp.

Sinh năm 1996 tại Cần Thơ, Ánh Viên học bơi khi 5 tuổi và nhanh chóng gặt hái thành công. Năm 15 tuổi, cô giành 10 HC vàng Giải bơi lội các nhóm tuổi vô địch toàn quốc. Sau đó, "Tiểu tiên cá" đoạt hai HC bạc khi chạm ngõ SEA Games, tại Palembang Indonesia 2011. Năm 2012, kình ngư 16 tuổi là VĐV đầu tiên của bơi Việt Nam dự Olympic London ở hai nội dung 200m bơi ngửa và 400m hỗn hợp.

Ánh Viên bật lên từ SEA Games 27 năm 2013. Kình ngư của Việt Nam giành ba HC vàng và hai HC bạc, một HC đồng cùng hai kỷ lục của đại hội. Tại Nay Pyi Taw Myanmar năm đó, Ánh Viên đã giải cơn khát HC vàng cho làng bơi nữ Việt Nam sau 54 năm ở Đại hội thể thao Đông Nam Á.

Năm 2014, Ánh Viên đoạt HC vàng Olympic trẻ nội dung 200m hỗn hợp. Cùng năm đó, cô giành hai HC đồng Asiad tại Indonesia ở các nội dung 200m ngửa và 400m hỗn hợp.

SEA Games 28 năm 2015 là kỳ đại hội thành công nhất của cô gái người Cần Thơ khi giành tới tám HC vàng cá nhân, phá bảy kỷ lục SEA Games.

Ngoài ra, “Tiểu tiên cá” còn giành HC bạc và HC đồng tại chặng đua FINA World Cup 2015 tại Moscow, Nga. Ở chặng Paris, Pháp, Ánh Viên giành thêm một HC bạc nội dung 400m hỗn hợp cá nhân.

Sau khi dự Olympic London Rio 2016, Ánh Viên đến với SEA Games 29 tại Kuala Lumpur 2017 và tiếp tục thống trị đường đua xanh khu vực. Cô giành tám HC vàng, hai HC bạc và phá ba kỷ lục SEA Games.

"Tôi đã giành nhiều huy chương, phá nhiều kỷ lục ở SEA Games, nhưng tôi sẽ không ngừng phấn đấu", Ánh Viên chia sẻ. "Nếu tôi hài lòng với những gì đã đạt được, tôi là kẻ thất bại. Tôi luôn quên đi rất nhanh những gì đạt được để phấn đấu tiến về phía trước".

Đến SEA Games 30 tại Philippines, Ánh Viên không còn giữ được phong độ cao nhưng vẫn giành sáu HC vàng, hai HC bạc và trở thành VĐV hay nhất SEA Games 2019.

Thành công mà Ánh Viên đạt được có dấu ấn không nhỏ của HLV Đặng Anh Tuấn.

Hai người cộng tác từ năm 2010, khi kình ngư quê Cần Thơ 16 tuổi. Ông Tuấn cũng theo kèm trong giai đoạn Ánh Viên sang Mỹ tập huấn theo diện đầu tư trọng điểm (2012-2019).

Với những thành tích đạt được, Ánh Viên trở thành biểu tượng của thể thao Việt Nam trong một thập kỷ qua, từng được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất 2019...

Tuy nhiên, đổi lại những điều đó là việc nhiều năm liền cô phải xa nhà, mỗi năm chỉ có bảy ngày phép, mỗi tuần chỉ được nói chuyện điện thoại với bố mẹ nửa tiếng, không được sử dụng điện thoại, facebook hay trang điểm, sơn móng tay...

Từ năm 2019, sau khi HLV Đặng Anh Tuấn - người được Ánh Viên xem như người cha thứ hai - dừng dẫn dắt, thành tích của Ánh Viên cũng bắt đầu đi xuống.

Do ảnh hưởng của Covid-19, không được đi tập huấn nước ngoài và thi đấu quốc tế để cọ xát, Ánh Viên không đạt được thành tích như kỳ vọng. Cô thất bại so với chính mình ở Olympic Tokyo 2020.

Sau khi cân nhắc, mới đây Ánh Viên quyết định viết đơn xin không tập trung đội tuyển quốc gia để dành thời gian cho bản thân và gia đình.

Tuy nhiên, lãnh đạo ngành thể thao đang muốn kình ngư 25 tuổi suy nghĩ lại, động viên cô tập luyện, thi đấu cho Việt Nam hết SEA Games 31 dự kiến tháng 5/2022 tại Hà Nội. Cách đây một năm, Ánh Viên cũng từng định giải nghệ nhưng sau đó quay lại thi đấu.

Nguồn: VnExpress

Bật quạt tí thì bay miếng ăn :(
09/10/2021

Bật quạt tí thì bay miếng ăn :(

Mới đây, dòng tâm sự của người mẹ khi có con bị đuổi học năm lớp 8 đã nhận được nhiều sự quan tâm trên mạng xã hội. Đó l...
09/10/2021

Mới đây, dòng tâm sự của người mẹ khi có con bị đuổi học năm lớp 8 đã nhận được nhiều sự quan tâm trên mạng xã hội. Đó là chị Nguyễn Thanh Phương (58 tuổi, cán bộ về hưu ở Hà Nội). Nhớ lại cách đây khoảng gần 20 năm, chị có cậu con trai tên N. bị đuổi học năm lớp 8.

Những năm tháng cấp hai của con là quãng thời gian gia đình chật vật đi tìm kiếm trường. N. học lớp 6 và 7 ở một trường cấp 2. Nhưng vì học hành sa sút nên đã được mẹ chuyển đến một trường trung học khác.

Sang trường mới, N. lại bị đuổi học ngay trong tháng đầu tiên. Nhưng với cậu con trai được coi là "bất hảo" như vậy, chị Thanh Phương chưa bao giờ nghĩ đến hai chữ "Từ Bỏ".

Hành trình giúp con thức tỉnh của bà mẹ này đã khiến không ít người phải khâm phục.

Chúng tôi xin được trích dẫn câu chuyện của bà mẹ này chia sẻ:

"Ngay tháng đầu tiên của năm học lớp 8, con về báo tin: "Con bị đuổi học rồi". Mình hỏi con lý do bị đuổi học. Nghe con kể xong mình nghĩ con bị oan (bạn này tuy ương bướng nhưng rất thật thà). Mình nói con có 1 ngày suy nghĩ xem con định như nào nếu không đi học.

Về phần mình, sau khi gọi 2 đứa em gái và 1 em rể đến bàn bạc đi đến thống nhất - cho nó nghỉ luôn, vì nó có hiện tượng chán học từ năm lớp 7, đang từ học sinh Giỏi, tụt hạng xuống Tiên tiến vớt. Với đà này cứ tiếp tục đến trường sẽ xuống Trung bình hoặc dưới Trung bình. Cho nó nghỉ 1 năm ở nhà căn chỉnh lại tinh thần học tập và học bù kiến thức bị rơi vãi năm lớp 7.

- Phương án 1: Mình xác định sẽ thuê gia sư dạy nó ngày 3 buổi (Sáng 3 tiếng, chiều 3 tiếng, tối 1,5 tiếng, thứ 7, chủ nhật nghỉ) - Tóm lại kín lịch để không có thời gian chơi bời - Phương án này xác định tốn rất nhiều công sức tiền của.

- Phương án 2: Cho nó xa luôn sách vở, về quê làm nông dân tự trồng rau, chăn nuôi, học hành tính sau. Tất nhiên mình sẽ xin chuyển công tác về quê để theo sát con. Mình có mảnh đất tầm 3.000m2 cách Hà Nội 40km, cạnh 1 hồ nước lớn rất đẹp và thuận lợi cho việc nuôi trồng.

Thống nhất xong được phương án ứng phó với ông con mình xác định, chẳng đến gặp nhà trường hỏi han, cũng không trách cứ hay cãi nhau với bố nó làm gì cho mệt. Mình cần minh mẫn sáng suốt để đưa ra những quyết sách tối ưu nhất với ông con.

Sau 1 ngày, mình ngồi nói chuyện nghiêm túc với con. Con nói muốn xin đi học lại, vì không phải lỗi của con. Mình bảo: "Mẹ không ngạc nhiên khi con bị đuổi học, với kiểu học như con hồi lớp 7 đến trường nào rồi cũng sẽ bị đuổi thôi". Mình nói trước phương án 2 và hôm đó mình hẹn luôn 2 vợ chồng đứa em út đi cùng 2 mẹ con lên mảnh đất ở Sơn Tây để trực tiếp triển khai nếu con đồng ý. - Nó đồng ý mình triển khai thật chứ không nói đùa.

Lên đến nơi nó thấy mảnh đất heo hút, nhà hàng xóm gần nhất cũng cách 500m. Ông ý bảo chỗ này rộng quá, đi quanh khu đất mỏi hết cả chân, ở đây đi chợ thế nào hả mẹ? Mình và cô em cười bảo đã làm nông dân rồi tự trồng rau củ, tự nuôi heo gà mà ăn chứ chợ búa gì, sống ở đây đỡ tốn tiền.

Về nhà mình mới nói phương án 1 đó là ở nhà 1 năm học gia sư, hết năm mẹ xem ý thức và trình độ như nào rồi tính tiếp, mọi sự mong chờ vào ý thức và sự cố gắng của con, nếu tiến bộ con sẽ lại đến trường học bình thường. Tất nhiên bạn ý chọn phương án 1.

Mình lập tức tuyển gia sư, lên kế hoạch các môn học. Môn nào con yếu học nhiều, môn nào khá rồi chỉ rà soát lại kiến thức, tăng cường tự học Tiếng Anh. Mình tuyển gia sư tinh nhuệ, trả lương cao, chỉ cần có biểu hiện thỏa hiệp với con, làm hộ bài con, khả năng truyền đạt kém làm cho nó chán học là mình tìm người khác thay thế ngay. Tuyệt nhiên không nói đến quá khứ của con, chỉ cùng con bàn chuyện tương lai con sẽ như thế nào. Con dần lấy lại được kiến thức bị hổng, ý thức học và tự học tốt dần lên.

Xong chuyện trong nhà, 2 mẹ con mình phải đối mặt với bạn bè, hàng xóm, họ hàng 2 bên nội ngoại. Với CV mẹ vừa ly hôn, con bị đuổi học - các mẹ tưởng tượng tình cảnh mẹ con mình thê thảm thế nào? Cả cái Hà Nội lúc ấy, chắc có mỗi 1 mình con bị đuổi học mà mẹ chấp nhận cho ở nhà, năm sau học lại lớp 8 - có nghĩa là đúp lớp.

Sau 1 hồi nghiên cứu các trường cấp 2 quanh nhà để thuận tiện cho việc con tự đạp xe đi học, mình chấm được 1 trường, không ở trong top nào của Hà Nội. Mình xác định chỉ quan tâm thầy Hiệu trưởng, còn các thầy cô dạy trực tiếp mẹ cháu bỏ qua và không cho con đi học thêm các thầy cô dạy ở trường. Vì mẹ cháu muốn cháu tự bơi để tự cứu mình. Nếu mẹ cháu quan tâm đến thầy cô trực tiếp dạy, khả năng cao cháu nhận được những giá trị gia tăng ảo kiểu được bỏ qua những sai phạm ở trường… Mình nói với con, đây là cơ hội đi học cuối cùng của con, nếu ở đây con bị đuổi nữa mẹ hết cách rồi, con về làm chủ nhà vườn ở Sơn Tây cùng mẹ.

Ngày đầu vào lớp, con đến trường, tự cầm phiếu vào lớp đưa cô chủ nhiệm. Ngay hôm sau cô alo cho mình. Đối diện với suy nghĩ e ngại của cô, mình nói rằng: "Vâng con tôi học lại chắc chắn con có vấn đề, nhưng không có nghĩa là nó không có quyền đi học tiếp, còn nó học thế nào chỉ nó mới trả lời được thôi ạ". Cô chán quá bỏ luôn máy.

Tháng sau cô lại alo, mời chị sáng mai đến gặp tôi, con chị gây chuyện ở lớp, mình vâng. Về nhà hỏi con có chuyện gì? Con bảo con đùa với bạn ngồi cạnh giờ ra chơi, con chỉ đập tay vào người bạn, nói chung là đập tay vào người nhau, cô đi qua bảo con là quấy rối tình dục. Cô bảo con viết bản kiểm điểm và mời mẹ đến. Mình hỏi bạn nữ có phản ứng gì không? Kiểu có bực tức hay cãi nhau với con không. Mình bảo con, viết bản tường trình (không phải bản kiểm điểm) kể toàn bộ sự việc, không được nói sai sự thật, để mẹ ký và mai đến nộp cho cô.

Sau đó, mình về bảo con tự tay viết cho thầy Hiệu trưởng 1 bức thư cảm ơn thầy đã bao dung cho con có cơ hội được học tiếp. Con hứa với thầy như nào đấy là tùy con, mình nói nội dung đại loại là như thế và con tự viết.

Sáng hôm sau đến gặp thầy đưa bức thư của con gửi thầy và tặng thầy món quà làm kỷ niệm. Mình không gặp cô chủ nhiệm của con đâu vì con bị oan, con viết bản tường trình gửi cô rồi. Với lỗi này, nếu gia đình bạn gái kia có đơn kiện con trai mình, mình sẵn sàng hầu tòa.

Sau đó suốt 2 năm lớp 8 và lớp 9 không thấy cô alo phàn nàn về con mình nữa. Sau khi nhận thư cảm ơn, thầy Hiệu trưởng hỏi mình: "Sao lại viết thư hộ con, biết là mẹ nó viết hộ nhưng thầy vẫn cảm động". Mình bảo nhà cháu không có văn hóa làm hộ con, nó viết gì mẹ cháu còn không biết.

Rồi con cũng thi đỗ vào trường cấp 3 N.C (quận Thanh Xuân). Mình xét thấy trường đó đông học sinh, rồi lại có lớp chuyên lớp chọn, học hành quá áp lực. Mình sợ nhất là phải đối diện với thầy cô trên lớp khi con mình không đi học thêm ở trường.

Mình đưa con đến trường T.N. Đến trường con mê ngay, cơ sở vật chất tốt, có sân bóng đá, bóng rổ, vườn hoa cây cảnh đẹp như công viên, đã thế trường này lấy điểm thấp, chẳng có lớp chuyên lớp chọn, với điểm của con mình, cứ đi sớm nộp hồ sơ là xong.

3 năm học cấp 3 con rất vui vẻ hạnh phúc, mình không bao giờ phải đến gặp thầy cô nữa. Kỷ niệm 20-11, con về kể, hôm nay cả lớp đóng tiền mời thầy chủ nhiệm đi ăn bún chả, lúc thanh toán thiếu tiền thầy lại phải bù vào, mối quan hệ thầy trò vô cùng ấm áp thân thiện.

Chắc các mẹ tò mò muốn biết hiện con thế nào, con có đỗ đại học không?

Mình không áp lực con phải học ngày đêm khổ sở, nên con chỉ đỗ vào hệ Cao đẳng trường Đại học Bách Khoa - khoa Điện tử Viễn thông. Sau đó con thi liên thông lên đại học. Đang học năm thứ 3 thì con rẽ sang 1 ngã rẽ đó là sang Đức học nghề đầu bếp vào năm 2012.

Hiện con đang rất hạnh phúc với cuộc sống và công việc của mình, mẹ cháu cũng rất tự hào vì cháu là đầu bếp của 1 nhà hàng rất nổi tiếng ở Erfurt nơi có nhiều chính trị gia và các nghệ sĩ thường đến ăn.

Nó không có gì nổi trội, gây nhiều phiền phức cho mẹ nhưng thỉnh thoảng có người nhắn tin khen nó làm mẹ cháu ấm lòng lắm ạ. Nó thôi học Toán từ năm 2012, sau 8 năm nó vẫn làm Toán Cao cấp của năm nhất đại học vô tư, làm mẹ cháu phục lăn ra ý".

Nguồn: Kenh14

Một đám cưới bình dị ở miền Tây
08/10/2021

Một đám cưới bình dị ở miền Tây

How to uống thái xanh xô sao cho sang =))))))
08/10/2021

How to uống thái xanh xô sao cho sang =))))))

HOA SỮA - MỘT LOẠI ĐẶC SẢN Ở HÀ NỘI MỖI DỊP THU VỀKhông có thì thiếu mà có thì ối dồi ôi luônCứ mỗi dịp hoa sữa nở, Hà N...
08/10/2021

HOA SỮA - MỘT LOẠI ĐẶC SẢN Ở HÀ NỘI MỖI DỊP THU VỀ

Không có thì thiếu mà có thì ối dồi ôi luôn

Cứ mỗi dịp hoa sữa nở, Hà Nội lại chia thành 2 nửa.

Có người thì thích được đi dưới những con đường ngập tràn hoa sữa, cố gắng đi thật chậm để lưu hương thật lâu, để có thể ôm trọn cái hương vị nồng nàn ấy như ôm cả mua thu Hà Nội trong lồng ngực.

Có người lại dị ứng nhăn mặt vì hương hoa quá nồng, nhắm mắt bịt mũi để đi qua thật nhanh cái mùi hương này, khiến họ "mất ăn mất ngủ".

Hoa sữa kén người, vì hoa sữa không thơm nhẹ nhàng thanh khiết. Hoa sữa nồng nàn đến vậy cũng chỉ dành cho những con tim đậm sâu ...

Hoa sữa kén người, kén tình nên những người yêu hoa sữa cũng thật đặc biệt. Đó là những kẻ lãng mạn, khờ dại , ngây ngô.

Mùa hoa năm nay, bạn đã tìm thấy người tình nguyện đứng cùng bạn hơn 30' dưới gốc cây chưa?

📸Phương Thúy, Thị Phương Phương, Giang Trịnh

Việt Nam hiện có dân số gần 100 triệu dân với độ tuổi trung bình 31, thế hệ người tiêu dùng trẻ rất sẵn sàng chi tiêu, t...
08/10/2021

Việt Nam hiện có dân số gần 100 triệu dân với độ tuổi trung bình 31, thế hệ người tiêu dùng trẻ rất sẵn sàng chi tiêu, tin dùng sản phẩm thịt mát chất lượng tại các siêu thị thay vì chợ truyền thống.

Nguồn: https://tinnhanhchungkhoan.vn/trien-vong-cua-masan-meatlife-khi-tap-trung-vao-thit-mat-post281798.html

(ĐTCK) Việt Nam hiện có dân số gần 100 triệu dân với độ tuổi trung bình 31, thế hệ người tiêu dùng trẻ rất sẵn sàng chi tiêu. Thị trường tiêu dùng – bán lẻ với nhiều dư địa phát triển, cùng sự chuyển đổi mạnh mẽ theo xu hướ...

Tin tôi đi, những người đặt câu hỏi đó nhiều nhất không phải là chúng ta, những người ngồi trên khán đài hay trước màn h...
08/10/2021

Tin tôi đi, những người đặt câu hỏi đó nhiều nhất không phải là chúng ta, những người ngồi trên khán đài hay trước màn hình, mà chính là những người trong sân. Đây là nghề nghiệp của họ, cuộc sống của họ.

- BTV Quốc Khánh, 2016

Vợ chồng anh Trần Dương (Hai Bà Trưng, Hà Nội) vừa quyết định cho cô con gái đang học lớp 10 tạm dừng học online bởi sau...
07/10/2021

Vợ chồng anh Trần Dương (Hai Bà Trưng, Hà Nội) vừa quyết định cho cô con gái đang học lớp 10 tạm dừng học online bởi sau một thời gian, con bắt đầu đắm chìm vào thế giới ảo, nhiều biểu hiện phản kháng bất ngờ, hay cáu giận...

Trước khi đưa ra quyết định cho con nghỉ học, anh Dương đã cho “1 chiếc iPhone 11 bay vào tường tan tành", đồng thời cảnh báo cô con gái: "chiếc laptop Apple có thể cũng tiễn nốt ra bãi rác bất cứ lúc nào, nếu con cứ cắm mặt suốt vào lap”.

“Với nhà mọi người thì không biết thế nào, chứ nhà tôi thì việc học online không chỉ thất bại toàn tập, mà còn nguy hại toàn tập” – đây là “tổng kết” buồn của anh Dương, phụ huynh có con học lớp 3 và lớp 10 ở Hà Nội.

nh Dương cho biết từ đầu tháng 9 đến nay, khi chính thức bước vào năm học mới, thời khóa biểu của cô con gái học lớp 10 tại một trường ngoài công lập không khác gì thời khóa biểu học trực tiếp nếu đến trường: sáng từ 8-12h, chiều từ khoảng 1 giờ, 1 rưỡi đến khoảng 3 rưỡi, 4 giờ. Ngoài ra, buổi tối cô bé còn làm rất nhiều bài tập, cả bài tập online cô giáo giao, lẫn bài tập trong sách giáo khoa (SGK).

“Buổi sáng, con ôm máy tính đến 12 rưỡi trưa, nghỉ ăn trưa đến khoảng 1h, 1 rưỡi lại học tiếp. Đến 3 rưỡi 4h học xong mệt quá thì phải ngủ. Có nhiều hôm con ngủ quên luôn đến 7h dậy ăn tối, cửa phòng thì khóa không ai vào gọi được. Ăn tối xong lại làm bài tập, làm các dự án đến 12h đêm.

Rồi con đi ngủ, đến sáng hôm sau khi nào có báo thức biết thì dậy, không dậy được thì vào lớp muộn. Cuối tuần lại lại dự án này khác” – anh Dương nói về thời khóa biểu của cô con gái trong suốt thời gian qua.

Còn với cậu con trai nhỏ, vợ chồng anh Dương thay nhau kèm các buổi học online cũng như khi phải làm bài tập từ sáng đến tối.

“Cả lớp cứ nhốn nháo, cãi nhau um tỏi lên. Cô giáo gọi thì không trả lời, có bạn không trả lời được là tắt phụt luôn máy, có bạn cứ thoát ra thoát vào, có bạn đang học xin đi vệ sinh mãi không thấy quay lại, có bạn cô đang hỏi thì tắt luôn cam, tắt luôn mic hay bảo lỗi không vào được .

Cậu con mình học cũng trục trặc suốt, lúc vào link này, lúc vào link kia không biết đâu mà lần”.

Theo anh Dương, việc con ôm máy tính, điện thoại nhiều đến mức nói con giống như ngớ ngẩn thì hơi quá đáng, nhưng thực tế là con đã có những hành xử bất thường. Khi bố mẹ bảo làm việc gì, thậm chí bảo ra ăn uống con cũng phản kháng.

"... ngày nào con cũng kè kè bên máy tính ở trong phòng suốt từ 8h sáng đến 12h đêm. Con cãi là không chơi game nhưng rõ ràng là ngoài học bài, làm bài tập, con còn buôn chuyện với các bạn trong nhóm chat, xem phim... hết ngày này qua ngày khác. Điều này dễ tạo ra thói quen sống ở trên mạng và đắm chìm vào thế giới ảo...".

Vì vậy, vợ chồng anh Dương buộc lòng phải đưa ra quyết định: Cho con gái lớp 10 nghỉ học online.

“Tôi đã trao đổi với nhà trường, trước mắt cho con nghỉ học 1 tuần. Tôi thu hết điện thoại máy tính, không học gì nữa, cho thời gian suy ngẫm, để khi nào con đưa ra quan điểm rõ ràng, thời khóa biểu rõ ràng: lúc nào học, lúc nào chơi, nghỉ ngơi, làm việc...

Nếu hợp lý, tôi sẽ chấp nhận cho con học tiếp. Mặc dù con vẫn ở trong top 5 của lớp, trường tốt, thầy cô bạn bè tốt, vẫn hoàn thành đầy đủ bài tập nhưng việc nó sống quá sâu vào thế giới ảo, có phản kháng bất thường là rất nguy hại nên tôi hạn chế tiếp xúc và không cho tiếp xúc nữa.

Cho nên trước mắt tôi cho nghỉ như thế. Nếu không thay đổi tôi cho nghỉ học online luôn không cần thiết, chỉ cần học trong SGK là đủ, sau này đi học lại sẽ học sau.

Với bé nhỏ, tôi chỉ cho học môn chính, học thời gian ngắn, sau đó làm bài tập trong SGK. Môn nào không cần thiết quá bỏ qua để đỡ phải nhìn máy tính. Bài tập online hạn chế, chủ yếu làm bài trong SGK”.

Anh Dương nói thêm rằng, nếu nói chuyện với chuyên gia tâm lý, thần kinh sẽ hiểu những nguy hại của việc trẻ con tiếp xúc quá nhiều, quá lâu và quá kỹ với các thiết bị điện tử.

"Nó làm trẻ mê muội, ảnh hưởng sức khỏe, gù lưng, hỏng mắt hỏng mũi hỏng luôn cả thần kinh. Vì đam mê vào đấy nên nó phản kháng với tất cả việc sai bảo của người lớn, quên hết cả thế giới xung quanh.

Những bệnh tự kỷ ám thị, stress, thần kinh, nhiều khi bắt nguồn từ việc học sinh nhỏ tiếp xúc quá nhiều, quá lâu quá kỹ với thiết bị điện tử.

Vì vậy, tôi sẵn sàng cho nghỉ học luôn và chấp nhận ngu đi, còn hơn thần kinh lạc lối trong thế giới ảo”.

Theo Vietnamnet

Address

Hanoi
128300

Telephone

+84946023932

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Xóm nhỏ nhà Min posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share