Cô Nhungg Ngữ văn

Cô Nhungg Ngữ văn ThS Lý luận Văn học - Giáo viên Ngữ văn THCS. Học văn bằng công thức và mindmap

HƯỚNG DẪN CHỌN TỔ HỢP CHO 2K10St🔰Học Văn Cô Hồng Nhung🔰 📌Hệ thống các lớp Ngữ Văn online -offline từ khối 6-9.📌 Chuyên l...
08/07/2025

HƯỚNG DẪN CHỌN TỔ HỢP CHO 2K10

St

🔰Học Văn Cô Hồng Nhung🔰

📌Hệ thống các lớp Ngữ Văn online -offline từ khối 6-9.
📌 Chuyên luyện thi Ngữ Văn vào lớp 10.
📌 Luyện chữ tốc ký cho học sinh từ lớp 6- lớp 12.

Kết nối với cô Nhung để cập nhật công thức và tips học văn siêu tốc tại đây:
https://www.canva.com/design/DAFMK13ySiU/-rHNoiU91RwRM1cKLrFL0w/edit?zarsrc=31

Chúc mừng 2k10 với nhiều mới mẻ, sóng gió & những thành quả ngọt ngào!🔰Học Văn Cô Hồng Nhung🔰 📌Hệ thống các lớp Ngữ Văn ...
07/07/2025

Chúc mừng 2k10 với nhiều mới mẻ, sóng gió & những thành quả ngọt ngào!

🔰Học Văn Cô Hồng Nhung🔰

📌Hệ thống các lớp Ngữ Văn online -offline từ khối 6-9.
📌 Chuyên luyện thi Ngữ Văn vào lớp 10.
📌 Luyện chữ tốc ký cho học sinh từ lớp 6- lớp 12.

Kết nối với cô Nhung để cập nhật công thức và tips học văn siêu tốc tại đây:
https://www.canva.com/design/DAFMK13ySiU/-rHNoiU91RwRM1cKLrFL0w/edit?zarsrc=31

📚THÔNG BÁO CHIÊU SINH LỚP NGỮ VĂN LUYỆN THI VÀO 10 NĂM HỌC 2025-2026 KHU VỰC HOÀNG MAI📚Cô Nhung gửi lời chào tới các bố ...
03/07/2025

📚THÔNG BÁO CHIÊU SINH LỚP NGỮ VĂN LUYỆN THI VÀO 10 NĂM HỌC 2025-2026 KHU VỰC HOÀNG MAI📚
Cô Nhung gửi lời chào tới các bố mẹ!
Bắt đầu thay đổi từ khóa học sinh 2010, các con 2011 sẽ là lứa thứ hai thi tuyển sinh vào lớp 10 theo CT giáo dục phổ thông mới (CTGDPT 2018).
Điều này đồng nghĩa với việc:
📌 Không thể “học tủ”.
📌 Không thể "học vẹt".
📌 Không thể đọc chép.
👉 THAY ĐỔI = THÁCH THỨC
Và đứng trước thách thức ấy, có cô Hồng Nhung đồng hành cùng các con.

Cô Hồng Nhung mở lớp luyện thi vào 10, Học trực tiếp tại Vĩnh Hưng - Hoàng Mai.
📌 Thông tin về giáo viên giảng dạy:
🩸Cô Phạm Hồng Nhung
• Thạc sĩ Ngữ văn (Đại học Sư phạm Hà Nội) ; hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và luyện thi; nhiều năm liên tiếp là giáo viên dạy giỏi; bằng khen PGD ghi nhận thành tích luyện thi vào 10.
• Phong cách giảng dạy tận tâm, logic, sâu sắc, truyền cảm hứng.

⏰ Thời gian: 2 buổi/ tuần bắt đầu từ 15/7/2025
📍Địa điểm: ngõ 162 Đông Thiên, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
✅ Lộ trình ôn thi bố mẹ và các con tham khảo trong ảnh cô Nhung gửi kèm nhé.

💌 Đặc điểm lớp Văn của cô Nhung:
+ Lớp học với số lượng ít (tối đa 8hs /lớp) nên mỗi HS sẽ được quan tâm, theo dõi kĩ, được chấm chữa bài thường xuyên.
+ Nắm vững kiến thức của mỗi tác phẩm và cách đọc văn bản theo đặc trưng thể loại (theo yêu cầu của chương trình mới).
+ Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, viết đoạn văn/ bài văn theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho mỗi HS.
+ Trang bị bộ công thức chuẩn cho từng dạng bài trong đề thi.
+ Nhận tài liệu học tập, tài liệu tham khảo miễn phí.
+ Báo cáo kết quả học tập thường xuyên đến phụ huynh, định hướng học tập riêng cho từng đối tượng HS

Ngoài lớp luyện thi vào 10, cô Nhung có các lớp ôn tập hè củng cố kỹ năng cho các bạn học sinh lớp 6,7,8. PH có nhu cầu tìm hiểu vui lòng liên hệ với cô ạ.
📝Cách thức đăng ký học và học phí:
PH nhắn tin qua zalo/ SĐT cô Nhung: 0366713468.

NGỮ VĂN – MÔN HỌC KHÓ NHẰN HAY DỄ XƠI?Có bao giờ bạn tự hỏi: Tại sao mình học Ngữ văn chăm chỉ mà điểm vẫn không cao?Có ...
29/06/2025

NGỮ VĂN – MÔN HỌC KHÓ NHẰN HAY DỄ XƠI?

Có bao giờ bạn tự hỏi: Tại sao mình học Ngữ văn chăm chỉ mà điểm vẫn không cao?
Có bao giờ bạn cảm thấy hoang mang khi mở vở ra, thấy một rừng chữ chi chít, nhưng vào phòng thi lại… quên sạch?
Hay có khi nào bạn hì hục viết miệt mài, hết cả thời gian làm bài, nhưng bài văn vẫn chỉ dừng ở mức trung bình?

Chào mừng bạn đến với câu chuyện muôn thuở của học sinh yêu – ghét Ngữ văn!

1. Ngữ văn – Môn học chiếm diện tích vở nhiều nhất!

Ngữ văn là môn duy nhất mà học sinh phải mang nhiều loại vở:
• Vở ghi lý thuyết
• Vở soạn bài
• Vở bài tập
• Vở viết dàn ý
• Và cả vở luyện viết chữ đẹp (nếu bạn học tiểu học trước năm 2000!)

Chưa kể, mỗi khi thầy cô dặn “Ghi bài!”, bạn phải chép lia lịa như một cái máy photocopy tốc độ cao. Cuối năm nhìn lại, cả tủ sách của bạn gần như được tài trợ bởi… môn Ngữ văn.

2. Học nhiều, nhớ nhiều… nhưng vào phòng thi lại quên sạch!

Bạn đã từng đọc đi đọc lại "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam đến mức thuộc lòng từng câu tả ánh sáng nơi phố huyện. Nhưng khi cầm đề thi trên tay, đầu óc bạn lại trống rỗng như màn đêm trong truyện?

Lý do? Vì bạn chỉ học thuộc mà không hiểu sâu. Học Ngữ văn giống như ăn một món ăn ngon – nếu bạn chỉ nhìn công thức, đọc mô tả, mà không cảm nhận hương vị, thì bạn sẽ không nhớ lâu được.

3. Viết dài, viết nhiều… nhưng điểm vẫn “làng nhàng”

Bạn có thể viết kín hai mặt giấy, chữ nhỏ như kiến, đến mức giám thị phải trợn mắt nhìn. Nhưng khi nhận bài chấm điểm, bạn vẫn chỉ đạt mức 6.5 điểm “quốc dân”.

Tại sao? Vì trong bài làm của bạn có thể mắc một trong ba “căn bệnh” trầm kha sau:
• Bệnh lan man: Viết dài nhưng không rõ trọng tâm.
• Bệnh “câu từ màu mè”: Dùng từ hoa mỹ nhưng không đúng chỗ.
• Bệnh “sao chép vô thức”: Chép nguyên xi những gì đã học mà không có suy nghĩ cá nhân.

4. Bí kíp để Ngữ văn không còn là “cơn ác mộng”

Để học giỏi Văn, bạn không cần biến thành Nhà văn Tương Lai, mà chỉ cần:
✔ Học ít nhưng chất: Hiểu sâu vấn đề thay vì học thuộc lòng.
✔ Viết ít nhưng đúng: Một câu văn rõ ràng, sắc nét hơn cả đoạn văn dài dòng.
✔ Rèn kỹ năng tư duy: Học Văn là học cách nhìn nhận vấn đề, không phải chỉ ghi và chép lại.

Vậy nên, thay vì coi Ngữ văn là một “núi chữ” khổng lồ, hãy xem nó như một kho báu cần được khám phá. Và nếu bạn biết cách tìm kiếm đúng phương pháp, bạn sẽ thấy: Ngữ văn không hề khó nhằn như bạn tưởng!

🔰Học Văn Cô Hồng Nhung🔰

📌Hệ thống các lớp Ngữ Văn online -offline từ khối 6-9.
📌 Chuyên luyện thi Ngữ Văn vào lớp 10.
📌 Luyện chữ tốc ký cho học sinh từ lớp 6- lớp 12.

Kết nối với cô Nhung để cập nhật công thức và tips học văn siêu tốc tại đây:
https://www.canva.com/design/DAFMK13ySiU/-rHNoiU91RwRM1cKLrFL0w/edit?zarsrc=31

🔥 LƯU Ý VÀNG NÂNG ĐIỂM ĐOẠN VĂN NLXH 200 chữ------------1️⃣ CẤU TRÚC ĐOẠN VĂN NLXH 200 CHỮ THEO YÊU CẦU ĐỀ THI📌 Câu mở đ...
29/06/2025

🔥 LƯU Ý VÀNG NÂNG ĐIỂM ĐOẠN VĂN NLXH 200 chữ
------------
1️⃣ CẤU TRÚC ĐOẠN VĂN NLXH 200 CHỮ THEO YÊU CẦU ĐỀ THI
📌 Câu mở đoạn: Nhớ giới thiệu vấn đề (khoảng 2 - 4 dòng).
📌 Các câu phát triển đoạn: (12 – 16 dòng). Vận dụng các thao tác:
✔ Giải thích (Câu nói nêu lên vấn đê-gì?)
✔Lí giải (Vì sao lại nói như thế?)
✔ Dẫn chứng (Họ đã làm thế nào?)
✔Bình luận (Vấn đề đúng hay sai hay vừa đúng vừa sai?)
✔ Bác bỏ (Hiện tượng trái ngược cần phê phán là gì?)
📌Câu kết đoạn: Rút ra bài học. (Bản thân và mọi người cần phải làm gì?) (2-4 dòng)

2️⃣LƯU Ý QUAN TRỌNG
✍Trong đoạn văn nghị luận xã hội, bên cạnh việc cắt nghĩa, lí giải, đánh giá vấn đề là điều cần thiết thì khâu chứng minh cũng rất quan trọng. Để đoạn văn NLXH hấp dẫn, sinh động... cần có hệ thống dẫn chứng thích hợp.
📌Yêu cầu dẫn chứng
✔Đó phải là những dẫn chứng lấy ra từ đời sống thực tế, càng xác thực, càng cụ thể càng có sức thuyết phục cao.
✔ Hạn chế (Không nên) lấy dẫn chứng từ tác phẩm văn học.
✔ Khi đưa dẫn chứng vào, không kể lan man mà nên thuật lại một cách ngắn gọn, nhấn mạnh vào khía cạnh ứng dụng của dẫn chứng đối với vấn đề đang chứng minh. Đưa dẫn chứng phải kèm theo thái độ, quan điểm đánh giá rõ ràng.

📌Khi liên hệ thực tế để rút ra bài học cần bày tỏ thái độ chân thành, nghiêm túc, tránh cách nói sáo mòn, gượng ép, giả tạo, "công thức". Khi nêu bài học cần NHỚ viết:
✔Bài học nhận thức
✔ Bài học hành động
---------------
(ST)
🔰Học Văn Cô Hồng Nhung🔰

📌Hệ thống các lớp Ngữ Văn online -offline từ khối 6-9.
📌 Chuyên luyện thi Ngữ Văn vào lớp 10.
📌 Luyện chữ tốc ký cho học sinh từ lớp 6- lớp 12.

Kết nối với cô Nhung để cập nhật công thức và tips học văn siêu tốc tại đây:
https://www.canva.com/design/DAFMK13ySiU/-rHNoiU91RwRM1cKLrFL0w/edit?zarsrc=31

🔥 CHÍNH THỨC: ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPTQG 2025 MÔN NGỮ VĂN.
26/06/2025

🔥 CHÍNH THỨC: ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPTQG 2025 MÔN NGỮ VĂN.

🔥 🔥🔥XIN THÔNG BÁO: CHUYẾN BAY MANG SỐ HIỆU THPTQG 2025 SẮP KHỞI HÀNHXin quý khách lưu ý đúng 14h, ngày 25/6 có mặt tại q...
25/06/2025

🔥 🔥🔥XIN THÔNG BÁO: CHUYẾN BAY MANG SỐ HIỆU THPTQG 2025 SẮP KHỞI HÀNH

Xin quý khách lưu ý đúng 14h, ngày 25/6 có mặt tại quầy để làm các thủ tục lên chuyến bay. Điểm đi của chúng ta là Đảo hy vọng và lịch trình như sau:

Ngày 26/6 chúng ta sẽ bắt đầu khởi hành vào lúc 7h30 và 7h35 sẽ bay qua vùng biển Ngữ Văn. Đến 14h30 chiều chúng ta sẽ bắt đầu vào sa mạc Toán.
Ngày 27/6, sẽ có 2 chuyến bay 2 hướng khác nhau. Chuyến thứ nhất bay qua nơi các bạn tự chọn lúc 7h30 thời gian chuyến bay dự kiến là 50 phút sau khi cất cánh.
Chuyến thứ hai, bắt đầu cất cánh lúc 8h35 cùng ngày, chuyến này chúng ta sẽ đi qua khu rừng Ngoại Ngữ và hạ cánh đến Đảo Chiến Thắng vào lúc 9h30

Để chuyến bay diễn ra an toàn và thành công tốt đẹp. Xin quý khách vui lòng mang theo hành trang là kiến thức, tâm lý vững vàng và cố gắng. Ngoài ra quý khách nhớ đến đúng giờ và tuân thủ quy định của chuyến bay. Chúc cho chuyến bay của chúng ta thành công tốt đẹp ❤️

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG VẤN ĐỀBẢO TỒN, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP.DÀN ÝMở bài:Giới thiệu ...
21/06/2025

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG VẤN ĐỀ
BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP.

DÀN Ý
Mở bài:
Giới thiệu về hội nhập quốc tế: Trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế mang đến nhiều cơ hội phát triển cho mọi quốc gia, nhưng cũng tạo ra không ít thách thức, đặc biệt đối với bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống.
Đề xuất vấn đề: Thách thức và cơ hội từ hội nhập quốc tế đối với việc bảo tồn văn hóa truyền thống, đặc biệt là đối với giới trẻ hiện nay.
Thân bài:
1. Cơ hội của hội nhập quốc tế đối với văn hóa truyền thống:
- Tiếp cận văn hóa mới: Hội nhập giúp giới trẻ tiếp cận và học hỏi từ các nền văn hóa tiên tiến, từ đó mở rộng tầm nhìn và gia tăng sự sáng tạo. Ví dụ: giới trẻ có thể học hỏi nghệ thuật phương Tây, nhưng vẫn giữ gìn các giá trị văn hóa của dân tộc.
- Quảng bá văn hóa dân tộc ra thế giới: Thông qua các phương tiện truyền thông, du lịch, và lễ hội quốc tế, văn hóa truyền thống Việt Nam có thể được giới thiệu rộng rãi. Ví dụ: Tết Nguyên Đán, Lễ hội Áo dài... đang dần được biết đến tại nhiều quốc gia.
- Sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa: Hội nhập thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất văn hóa, giúp các sản phẩm văn hóa như âm nhạc, điện ảnh, sách báo Việt Nam được phát hành và tiêu thụ rộng rãi trên toàn cầu.
2. Thách thức của hội nhập quốc tế đối với văn hóa truyền thống:
- Mất dần bản sắc văn hóa: Với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương Tây, giới trẻ ngày nay dễ dàng tiếp thu những thói quen, lối sống khác biệt, dẫn đến sự mai một các giá trị truyền thống. Ví dụ: thói quen ăn fast food, sử dụng quần áo phương Tây thay vì trang phục truyền thống.
- Lòng tự hào dân tộc bị giảm sút: Trong bối cảnh hội nhập, giới trẻ đôi khi không nhận thức đầy đủ về giá trị văn hóa dân tộc, dễ dàng chấp nhận những cái mới mà quên đi sự trân trọng với lịch sử và văn hóa truyền thống.
- Ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa đại chúng: Các sản phẩm văn hóa đại chúng như âm nhạc, phim ảnh, quảng cáo quốc tế có thể ảnh hưởng đến lối sống và tư duy của giới trẻ, khiến họ dễ dàng tiếp nhận những giá trị văn hóa không phù hợp với bản sắc dân tộc.
3. Giải pháp để bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống trong thời kỳ hội nhập:
- Giáo dục về văn hóa truyền thống: Cần phải giáo dục ngay từ khi còn nhỏ về lịch sử, truyền thống, và giá trị văn hóa dân tộc. Điều này giúp giới trẻ nhận thức rõ ràng về vai trò của văn hóa trong đời sống và sự phát triển bền vững của đất nước.
- Kết hợp văn hóa truyền thống với các giá trị quốc tế: Cần phải đưa ra những cách tiếp cận sáng tạo để kết hợp văn hóa truyền thống với các xu hướng quốc tế. Ví dụ: việc sáng tạo lại các sản phẩm văn hóa truyền thống (như áo dài cách tân, các bộ phim văn hóa) để dễ dàng tiếp cận giới trẻ nhưng vẫn giữ nguyên bản sắc văn hóa.
- Khuyến khích hoạt động văn hóa: Các tổ chức và cơ quan chức năng nên tổ chức nhiều hoạt động văn hóa truyền thống như lễ hội, triển lãm, giúp giới trẻ có cơ hội tiếp xúc và yêu thích những giá trị của dân tộc.
Kết bài:
- Tóm lại, hội nhập quốc tế mang đến nhiều cơ hội cho việc phát triển văn hóa nhưng cũng đặt ra những thách thức lớn trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống.
- Lời kết: Giới trẻ cần phải có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời biết tiếp thu những giá trị tốt đẹp từ nền văn hóa khác để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam đa dạng, phong phú và hội nhập.

ẴM TRỌN 4 ĐIỂM ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƠ Đọc hiểu không khó nếu có công thức. Lưu lại công thức từng dạng dưới comment nhé cá...
20/06/2025

ẴM TRỌN 4 ĐIỂM ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƠ Đọc hiểu không khó nếu có công thức. Lưu lại công thức từng dạng dưới comment nhé các bạn.

🍄KỸ NĂNG LÀM BÀI ĐỌC HIỂU NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ----------------------🍓CÁC DẠNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NLXH MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT❌Những ...
19/06/2025

🍄KỸ NĂNG LÀM BÀI ĐỌC HIỂU NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
----------------------
🍓CÁC DẠNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NLXH MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT

❌Những yêu cầu cơ bản:
– Nhận biết được luận đề chính trong văn bản
– Nhận biết được luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả.
– Nhận biết được các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản.
– Nhận biết được một số thao tác nghị luận (chẳng hạn: chứng minh, giải thích, bình luận, so sánh, phân tích hoặc bác bỏ)
– Chỉ ra được một số biện pháp tu từ, từ ngữ: câu khẳng định, phủ định trong văn bản.
– Nhận biết được cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản nghị luận.

❌Một số câu hỏi và cách trả lời:

1️⃣Dạng 1: Nhận biết được luận đề chính trong văn bản/ xác định được vấn đề nghị luận của văn bản:

📌 Đặc điểm nhận biết:
+ Cần đọc kĩ phần Tri thức ngữ văn để nắm được khái niệm, đặc điểm của luận đề (vấn đề nghị luận)
+ Mỗi văn bản nghị luận thường chỉ có một luận đề. Luận đề của văn bản được thể hiện rõ từ nhan đề, ở một số câu hoặc có thể được khái quát từ toàn bộ nội dung văn bản.
📌 Cách trả lời: Luận đề chính (vấn đề nghị luận) của văn bản là:…(có thể dùng từ; biểu hiện, tác dụng, ý nghĩa, hậu quả, tác hại, biện pháp…)

2️⃣ Dạng 2: Nhận biết được luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản:

📌 Đặc điểm nhận biết:
+ Đọc kĩ phần Tri thức ngữ văn để nắm được khái niệm, đặc điểm của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng.
+ Luận điểm thường được triển khai bằng các kiểu đoạn văn: diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, vì thế cần chú ý 1-2 câu đầu, 1-2 câu cuối của đoạn văn (các đoạn văn) để xác định luận điểm; cũng có thể thể hiện qua nội dung của đoạn văn, , vì thế cần đọc kĩ đoạn văn, chú ý các từ ngữ được nhắc lại nhiều lần, khái quát được nội dung đoạn văn.
+ Để triển khai luận điểm, chúng ta cần xây dựng hệ thống luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng). Luận cứ là ý nhỏ triển khai luận điểm. Luận cứ có thể nằn trong đoạn văn chưa luận điểm hoặc được tách ra thành các đoạn văn riêng.
📌 Cách trả lời:
+ Luận điểm được sử dụng trong văn bản là:…, lí lẽ và dẫn chứng được sử dụng trong văn bản là… (liệt kê luận điểm, lí lẽ và bằng chứng)

3️⃣ Dạng 3: Cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả:

📌Đặc điểm nhận biết: Luận điểm, luận cứ (lí lẽ và bằng chứng) thường được triển khai theo trình tự: các mặt, các khía cạnh, mối quan hệ bên ngoài, bên trong, mối quan hệ trước sau, trên dưới…mối quan hệ nguyên nhân, kết quả, mối quan hệ từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp…theo phương pháp diễn dịch, quy nạp…
📌 Cách trả lời: cách sắp xếp, trình bày lí lẽ và bằng chứng của tác giả là…

4️⃣ Dạng 4: Nhận biết được các yếu tố biểu cảm, thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản:

📌 Đặc điểm nhận biết: Cần nắm được khái niệm, đặc điểm các yếu tố biểu cảm, thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận.
🔹️ Biểu cảm: bộc lộ cảm xúc của người viết về luận đề, luận điểm… làm cho văn bản có them sức lôi cuốn, thuyết phục. Yếu tố biểu cảm thường được diễn tả bằng các từ ngữ, câu có chưa thành phần như chao ôi, thật; thành phần tình thái trong câu như có lẽ, hình như, chắc là… hoặc câu hỏi tu từ, câu cảm than, các biện pháp tu từ; giọng điệu…
✔️ Yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm được sử dụng trong văn bản nghị luận có tác dụng tăng sức thuyết phục cho văn bản nghị luận:
🔹️ Thuyết minh trong văn bản nghị luận có tác dụng giải thích, cung cấp những thông tin cơ bản xung quanh một vấn đề, khái niệm, đối tượng nào đó, làm cho việc luận bàn trở nên xác thực.
🔹️ Miêu tả được dùng để tái hiện rõ nét, sinh động hơn những đối tượng có lien quan.
🔹️Tự sự đảm nhiệm việc kể câu chuyện làm bằng chứng cho luận điểm mà người viết nêu lên.
📌 Cách trả lời: Yếu tố … được sử dụng trong đoạn trích trên là….
✍Lưu ý: Nếu đề hỏi một yếu tố thì chỉ ra một yếu tố, nếu hỏi các yếu tố thì chỉ ra các yếu tố.

5️⃣ Dạng 5: Xác định thao tác nghị luận (chứng minh, giải thích, bình luận, so sánh, phân tích, bác bỏ):

📌 Đặc điểm nhận biết:
✔Thứ tự sử dụng các thao tác lập luận trong một văn bản, đoạn văn thường là giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ.
✔Phân tích các thao tác lập luận:
🔸️ Giải thích là dùng lí lẽ giúp người đọc hiểu vấn đề. Thường dùng cách giải thích từng từ ngữ rồi khái quát, tổng hợp ý nghĩa. Hoặc dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa để giải thích…
🔸️ Chứng minh là dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng. Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện, sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải logic, chặt chẽ và hợp lí.
🔸️Phân tích là chia nhỏ vấn đề, làm rõ các biểu hiện, vai trò, nguyên nhân của vấn đề.
🔸️ Bình luận là bày tỏ thái độ, quan điểm có tính chất cá nhân yêu/ghét; đồng tình/phản đối; đưa ra lời khuyên.
🔸️So sánh là chỉ ra điểm giống nhau, khác nhau của hai vấn đè, hai đối tượng.
🔸️Bác bỏ là phủ nhận ý kiến, quan điểm thiếu chính xác của người khác
📌Cách trả lời: Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận là…
✍ Lưu ý:
+ Nếu đề bài yêu cầu nêu thao tác lập luận chính/ chủ yếu thì bài làm mêu một thao tác tiêu biểu nhất.
+ Nếu đề bài yêu cầu kể tên, liệt kê thì bài làm nêu tất cả các thao tác có trong đoạn trích.

6️⃣Dạng 6: Chỉ ra các biện pháp tu từ, từ ngữ, câu khẳng định, phủ định trong văn bản:

📌 Đặc điểm nhận biết: Cần nắm được các biện pháp tu từ, từ ngữ, câu khẳng định, phủ định…đã được học ở cấp học trước (Tham khảo ở phần đọc hiểu văn bản thơ)
- Từ ngữ, câu phủ định, câu khẳng định:
+ Câu phủ định là câu có chứa những từ ngữ phủ định như: Không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có)…
+ Câu phủ định dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả); phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ).
+ Câu khẳng định là loại câu diễn đạt một sự việc, một trạng thái, một ý kiến, hoặc một thực tế một cách khẳng định. Câu khẳng định không có yếu tố phủ định và để sử dụng để truyền đạt thông tin chính xác về một sự việc đã xảy ra hoặc đang diễn ra (thường gọi là câu kể, câu trần thuật).
📌 Cách trả lời: Câu phủ định được sử dụng trong đoạn trích trên là…….
--------------------------------
🍓CÁC DẠNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NLXH MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU

❌Những yêu cầu cơ bản:
– Xác định được nội dung bao quát, tư tưởng chủ đạo của văn bản.
– Xác định và lí giải được mục đích, quan điểm của người viết.
– Lí giải được mối lien hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
– Xác định được mục đích, thái độ và tình cảm của người viết; thông điệp, tư tưởng của văn bản.
– Lí giải được cách đặt nhan đề; sự phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề văn bản.
– Phân tích được vai trò của các yếu tố thuyết minh hhoawcj miêu tả, tự sự trong văn nghị luận.
– Tiếp cận và đánh giá được nội dung với tư duy phê phán; nhận biết được mục đích.
– Phân tích và đánh giá được cách tác giả sử dụng một số thao tác nghị luận (chứng minh, giải thích, bình luận, phân tích, bác bỏ) trong văn bản để đạt được mục đích.
– Phân tích được các biện pháp tu từ, từ ngữ, câu khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng cách thức này.
– Lí giải được cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản nghị luận để đạt được mục đích.

❌Một số câu hỏi và cách trả lời:

1️⃣ Dạng 1: Xác định được nội dung bao quát/ tư tưởng chủ đạo của văn bản:

📌 Đặc điểm nhận biết:
🔹️ Tư tưởng chủ đạo là nhận thức, lí giải và thái độ chính (bao quát) của người viết đối với toàn bộ nội dung văn bản.
🔹️ Nội dung bao quát là đề tài, chủ đề, tư tưởng chính (bao quát) toàn bộ văn bản.
🔹️Đề tài là đối tượng mà văn bản trình bày, suy nghĩ, nhận xét,đánh giá.
🔹️ Căn cứ xác định nội dung bao quát, tư tưởng chủ đạo của văn bản: căn cứ vào tiêu đề của văn bản, câu văn, từ ngữ được nhắc đến nhiều lần, xác định được câu chủ đề, xác định được bố cục của đoạn, phần cuối cùng ghi nguồn trích dẫn.
📌 Cách trả lời:
+ Nội dung bao quát của đoạn trích là
+ Qua đó tác giả thể hirnj thái độ, tình cảm…với….

2️⃣ Dạng 2: Lí giải mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện nội dung văn bản:

📌 Cách trả lời:
- Nêu luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng.
- Tác dụng:
🔸️Về nghệ thuật lập luận: Trả lời tác dụng chung là làm cho lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Sau đó, câu hỏi hỏi về vấn đề nào thì trả lời đúng vấn đề đó:
+ Nếu vấn đề hỏi về mối quan hệ giữa luận điểm và luận cứ thì trình bày như sau: sử dụng lí lẽ, dẫn chứng phù hợp làm cơ sở, căn cứ, làm rõ cho luận điểm.
+ Nếu vấn đề hỏi về mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận thì trình bày như sau: Xây dựng luận điểm chặt chẽ, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề, góp phần làm sáng tỏ toàn bộ luận đề.
+ Nếu đề bài hỏi về vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện nội dung văn bản thì trình bày như sau: sử dụng lí lẽ, dẫn chứng phù hợp làm cơ sở, căn cứ, làm rõ cho luận điểm; các luận điểm chặt chẽ, được sắp xếp hợp lí, hướng tới làm rõ nội dung văn bản.
🔸️Về nội dung: Chỉ ra vai trò, ý nghĩa, tác dụng (thường sử dụng các từ: giúp, làm cho)…sau đó có thể ghi ra hậu quả, tác hại nếu không có mối quan hệ đó.Từ đó… (dấu ba chấm là bài học nhận thức và hành động)

3️⃣Dạng 3: Lí giải cách đặt nhan đề, sự phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề văn bản:

📌 Cách trả lời:
+ Nhan đề khái quát nội dung chính…(nêu nội dung của văn bản, cần đọc kĩ để tự nhận ra)
+ Cách đặt nhan đề này tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn với người đọc; góp phần tạo nên sức thuyết phục cho văn bản.

4️⃣Dạng 4: Phân tích được vai trò các yếu tố biểu cảm, thuyết minh hoặc miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận:

❌ Cách trả lời:
+ Chỉ ra yếu tố biểu cảm, thuyết minh, miêu tả, tự sự
+ Nêu tác dụng:
🔹️Về nghệ thuật lập luận: Làm cho lập luận chặt chẽ, thuyết phục; giúp câu văn, đoạn văn sinh động, hấp dẫn, thu hút người đọc, người nghe.
🔹️Về nội dung: Các yếu tố đó làm rõ, nhấn mạnh….(nội dung được nói đến trong đoạn trích); qua đó thể hiện thái độ, tình cảm… của tác giả.

5️⃣ Dạng 5: Phân tích, đánh giá được cách tác giả sử dụng một số thao tác nghị luận trong văn bản để đạt được mục đích:

📌 Cách trả lời:
- Chỉ ra thao tác nghị luận/ một số thao tác nghị luận (chỉ rõ dùng ở đâu? Biểu hiện cụ thể?)
- Nêu tác dụng:
🔸️Về nghệ thuật lập luận:
+ Tất cả các thao tác đều có tác dụng chung là làm cho lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Sau đó, ngữ liệu sử dụng thao tác nào thì ghi thêm:
+ Giải thích: sử dụng lí lẽ sắc sảo, đúng đắn, lập luận chặt chẽ, phù hợp với vấn đề.
+ Chứng minh: dùng bằng chứng chân thực, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng logic, chặt chẽ và hợp lí.
+ Phân tích: chia đối tượng theo các mặt/ khía cạnh hợp lí, thuyết phục.
+ Bình luận: bày tỏ thái độ, quan điểm rõ rang, chân thành, nhìn nhận vấn đề sáng suốt, khách quan.
+ So sánh:Chỉ ra sự giống và khác nhau giữa các đối tượng, từ đó làm rõ được đặc điểm, vai trò và giá trị của vấn đề.
+ Bác bỏ: dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch, thiếu chính xác; từ đó nêu lên ý kiến thuyết phục người nghe, người đọc.
🔸️Về nội dung: Các yếu tố đó làm rõ, nhấn mạnh… (nội dung trong đoạn trích); qua đó thể hiện thái độ, tình cảm…của tác giả.

6️⃣ Dạng 6: Phân tích tác dụng các biện phps tu từ:

📌 Cách trả lời:
+ Tên biện pháp tu từ (chỉ ra yếu tố ngữ âm, từ vựng hay cấu trúc ngữ pháp thể hiện điều đó).
+ Tác dụng/ hiệu quả của biện pháp tu từ:
🔹️Về nghệ thuật lập luận: làm cho lập luận chặt chẽ, thuyết phục; câu văn, /lời diễn đạt trở nên sinh động, gợi hình, gợi cảm, hấp dẫn, có hồn, cụ thể, ấn tượng hơn; đồng thời tạo nhịp điệu, âm hưởng cho câu.
🔹️Về nội dung; Các yếu tố đó làm rõ/ nhấn mạnh …(nội dung trong đoạn trích); qua đó thể hiện thái độ, tình cảm ….của tác giả.

7️⃣ Dạng 7: Nêu tác dụng của việc trích dẫn ý kiến, nêu dẫn chứng:

📌 Cách trả lời:
+ Việc trích dẫn có tác dụng: Làm cho lập luận chặt chẽ, thuyết phục người đọc, người nghe; làm cho diễn đạt sinh động, hấp dẫn.
+ Tác giả nhấn mạnh…(nội dung được đề cập đến); qua đó tác giả khuyên chúng ta…/gửi gắm đến chúng ta…(thông điệp tác giả gửi gắm).
---------------------------------------
🍄CÁC DẠNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NLXH MỨC ĐỘ VẬN DỤNG

❌Những yêu cầu cơ bản:
– Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung văn bản
– Thể hiện được thái độ đồng tình/không đồng tình/ đồng tình một phần với quan điểm của tác giả, nội dung chính của văn bản.
– Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản đối với quan niệm, cách nhìn cá nhân về vấn đề nghị luận.
– Trình bày được quan điểm đồng tình hay không đồng tình với quan điểm của tác giả
– Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử- văn hóa để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản.
– Đánh giá được ý nghĩa, tác động của văn bản đối với quan niệm sống của bản thân.
– Liên hệ được nội dung văn bản với tư tưởng, quan niệm, xu thế, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học) của giai đoạn mà văn bản ra đời để đánh giá ý nghĩa, giá trị của văn bản.
– Thể hiện được quan điểm riêng trong tiếp nhận, đánh giá văn bản.

❌Một số câu hỏi và cách trả lời:

1️⃣ Dạng 1: Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung văn bản:

❌ Cách trả lời:
🔹️ Nêu bài học (sử dụng câu có một trong các từ có chức năng khuyên nhủ: hãy, cần, nên, phải…)
🔹️ Lí giải:
+ Thứ nhất:… (Tập trung trình bày vai trò, tác dụng, ý nghĩa)
+ Thứ hai:… ( Tập trung trình bày vai trò, tác dụng, ý nghĩa)
+ Thứ ba:… (dự kiến hậu quả nếu không thực hiện làm theo bài học/ thông điệp đã chọn)

3️⃣Dạng 2: Thể hiện thái độ đồng tình/không đồng tình/ đồng tình một phần với quan điểm của tác giả, nội dung chính của văn bản:

📌 Một số lệnh hỏi:
+ Anh/chị có đồng tình….không? vì sao?
+ Anh/chị có cho rằng….không? vì sao?
+ Anh/chị có đồng ý rằng….không? vì sao?
📌 Cách trả lời:
🔹️ Em có đồng tình/không đồng tính/ vừa đồng tình vừa không đồng tình
🔹️ Vì:
+ Thứ nhất là… (lập luận bảo vệ ý kiến hoặc bác bỏ ý kiến)
+ Thứ hai là…. (lập luận bảo vệ ý kiến hoặc bác bỏ ý kiến)
✍Lưu ý; Nếu chọn cách trả lời vừa đồng tình vừa không đồng tình thì kết hợp cả hai cách trên.

3️⃣Dạng 3: Đánh giá, nhận xét quan điểm của tác giả.

📌Một số dạng lệnh hỏi:
+ Nhận xét…. thể hiện trong văn bản.
+ Câu văn…. có ý nghĩa gì với anh/chị?
📌 Cách trả lời:
🔸️ Đầu tiên cần chỉ ra quan điểm, quan niệm của câu nói, văn bản
🔸️Sau đó nhận xét, đánh giá: tình cảm giản dị, sâu sắc; thái độ quan điểm đúng đắn, thẳng thắn…

4️⃣Dạng 4: Câu hỏi Đề xuất các giải pháp:

📌Một số dạng lệnh hỏi: Những câu hỏi mở dưới dạng đề xuất các giải pháp: Anh/chị phải làm gì…? Cần có những giải pháp nào?

📌Cách trả lời: Ở dạng câu hỏi này cần đưa ra hai đến ba giải pháp cho vấn đề; nên trình bày thành các ý sao cho phù hợp với yêu cầu của đề bài.

5️⃣Dạng 5: Liên hệ được nội dung văn bản với một tư tưởng, quan niệm, xu thế của giai đoạn mà văn bản ra đời để đánh giá ý nghĩa, giá trị của văn bản.

📌Một số dạng lệnh hỏi:
+ Từ… được thể hiện trong văn bản, anh/chị suy nghĩ gì về….?
+ Điều…. trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
+ Từ suy ngẫm (quan điểm, thái độ…) được thể hiện trong câu văn “…”, anh/chị hãy rút ra bài học/thông điệp…

📌 Cách trả lời:
+ Thứ nhất: (nêu điều trong văn bản) suy ngẫm của tác giả trong đoạn trích là…
+ Thứ hai: Suy nghĩ của bản thân (Nêu ra những suy nghĩ, bài học, thông điệp… bản thân tự rút ra từ vấn đề trong đoạn trích, lí giải nắn gọn)
----------------------------
st

Đơn giản nhưng nhiều bạn mất 0,5 điểm rất đáng tiếc. Các sĩ tử chưa thi và các bạn xuất phát sớm 2k11 ghi nhớ nhé.      ...
18/06/2025

Đơn giản nhưng nhiều bạn mất 0,5 điểm rất đáng tiếc. Các sĩ tử chưa thi và các bạn xuất phát sớm 2k11 ghi nhớ nhé.

Address

Hoàng Mai
Hanoi

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Cô Nhungg Ngữ văn posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Cô Nhungg Ngữ văn:

Share