Phương Thúy InvesT

Phương Thúy InvesT Vì sự thịnh vượng của bạn!

Chung thuỷ với cổ phiếu bank 3 năm qua, trộm vía luôn là điểm tựa tăng tốt cho danh mục, khách hàng thì chốt lời nhiều v...
27/05/2025

Chung thuỷ với cổ phiếu bank 3 năm qua, trộm vía luôn là điểm tựa tăng tốt cho danh mục, khách hàng thì chốt lời nhiều vòng 🥰

Nay khách hàng tin yêu hỏi về khoá học nữa, tui đúng là cảm thấy iu đời mà 😇

Thị trường biến động, nhiễu động, ta luôn bình tâm đầu tư thật chất, để việc đầu tư thật đơn giản, an yên, nhưng không kém phần hiệu quả!

Câu chuyện cô Á khoa kỳ thi Nhà hoạch định Tài chính cá nhân toàn quốc (do Hiệp hội tư vấn tài chính cá nhân VFCA kết hợ...
23/05/2025

Câu chuyện cô Á khoa kỳ thi Nhà hoạch định Tài chính cá nhân toàn quốc (do Hiệp hội tư vấn tài chính cá nhân VFCA kết hợp FIDT tổ chức)

1 vài năm trước, có một cô gái đang trong trạng thái hoang mang… không biết nên bước tiếp hay dừng lại, tiếp tục cố gắng hay rẽ hướng sang công việc khác. Thị trường giảm điểm mạnh, khách hàng thì lỗ và mất niềm tin vào thị trường, bản thân cũng nghi ngờ chính mình và công việc của mình…

Nên làm sao đây? Đẩy mạnh Marketing hơn? - nhưng cô không biết làm/ không thích làm
Chuyển sang ngân hàng? - nhưng cô vẫn yêu thích ngành Chứng khoán
Chuyển vị trí từ Môi giới sang Phân tích để có lương cứng cố định - nhưng cô thấy mình không phù hợp với công việc 8 to 5

Tâm lý chung ai cũng chán nản, thu nhập thì giảm, cô bắt đầu thấy lo lắng cho tương lai của mình. Hoang mang… lo sợ… mất định hướng….
Và rồi, cô ấy quyết định chậm lại, lắng nghe cả lý trí và trái tim mình.

Về lý trí, cô có nền tảng kiến thức cũng không tệ: Cử nhân Tài chính - Ngân hàng của ĐH Ngoại thương, Nữ CMT level 3 đầu tiên và trẻ nhất Việt Nam lúc bấy giờ, đã từng là Champion trong cuộc thi của công ty,... cô tin rằng chuyên môn, kỹ năng của mình đủ vững chắc để tư vấn cho khách hàng.

Về trái tim, cô thích việc nghiên cứu tìm ra những cơ hội tiềm năng, cô muốn đầu tư thông minh, có được nguồn thu nhập thụ động, xây dựng sự Độc lập tài chính - Tự do tài chính. Thích được tương tác hỗ trợ NĐT - với mong muốn giúp mọi người đầu tư an toàn, bền vững, tỷ suất sinh tốt…

Nhưng vẫn còn có gì đó chưa trọn vẹn, thiếu thiếu ở đây…

Cô luôn phân vân:
Đầu tư chứng khoán có tính chu kỳ cao. Vậy chẳng lẽ cố gắng 1-2 năm uptrend, rồi các năm khác ngồi… quan sát thị trường?

Tài sản thì ai cũng muốn nó phải tăng trưởng bền vững theo thời gian. Giải pháp trước mắt là đa dạng hóa danh mục đầu tư. Vậy ngoài chứng khoán, các kênh đầu tư khác kết quả sinh lời ra sao, tính chất và cách đầu tư của các tài sản đó là thế nào? Nên phân bổ danh mục đầu tư thế nào thì hợp lý?

Ngoài ra, để có tiền đầu tư thì phải tiết kiệm. Nên cố gắng tiết kiệm nhiều nhất có thể, hay nên vẫn thỏa mãn những sở thích của mình? Kiếm được tiền, thì tiêu cho thú vui của bản thân cũng được chứ nhỉ? Tiêu tiền (hơi nhiều) thì cũng cảm thấy phí, mà tiết kiệm thì cũng thấy khó chịu bứt rứt.

Và những suy nghĩ này thúc đẩy cô bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm của mình…
—--
Cô gái ấy tìm kiếm tất cả các nguồn thông tin, từ báo cáo phân tích tiếng Việt và tiếng Anh, từ sách vở, từ youtube của những người giàu kinh nghiệm đi trước,...

Và rồi, trời không phụ lòng người, cô biết được khóa học của FIDT - khóa học Quản lý tài chính cá nhân toàn diện, mà khi tìm hiểu và so sánh rất nhiều, cô thấy đây là một khóa học toàn diện, chuyên sâu, khoa học,... có thể trả lời giúp cô những thắc mắc của mình: từ Thu - chi hợp lý, Thuế, Hoạch định danh mục đầu tư, Hưu trí - Thừa kế,.... Một cách logic, dựa trên các thống kê đúng bản chất, và quan trọng là được chia sẻ bởi những người quá giàu kinh nghiệm trên thị trường.
—-
Và sau 3 tháng học tập, 1 tháng ôn luyện, 1 tháng chờ kết quả… đến nay cuộc hành trình ấy đã dừng ở điểm đến tươi đẹp đầu tiên. Cô ấy biết rằng, tại điểm đến này, cô đã có thể:

Giúp bản thân mình, cũng như khách hàng có tư duy Quản lý Thu - chi hợp lý. Không còn phải phân vân: Nên tiêu bao nhiêu, tiết kiệm bao nhiêu, hưởng thụ bao nhiêu? Không còn chi tiêu lố, tăng khả năng tiết kiệm. Mọi thứ thật dễ dàng và nhẹ nhàng khi ta biết chi tiêu đúng chuẩn, mà vẫn phù hợp với bản thân mình.

Xây dựng được Sức khỏe tài chính thật vững chắc, toàn diện và đầy đủ: Ban đầu sẽ luôn có lớp nền bảo vệ tài sản hiện tại, bảo vệ người trụ cột trong gia đình, dự phòng tài chính,... để dù có bất ngờ, khó khăn xảy ra, thì vẫn có thể cười tươi, ăn ngon ngủ kỹ

Đầu tư sinh lời bền vững với hiệu suất tốt trong dài hạn, tài sản sẽ như hòn tuyết lăn mà lớn dần theo thời gian. Không còn nín thở theo dõi từng nhịp lên xuống của thị trường, mà dù thị trường có sập thì cũng… bình tĩnh đi chơi cùng gia đình

Xa hơn, có thể xây dựng được Kế hoạch cho con cái học tập, Kế hoạch hỗ trợ bố mẹ khi về già, Kế hoạch nghỉ hưu của bản thân,... Ồ, thật tuyệt vời làm sao!

Dừng lại ở điểm đến đầu tiên, cô thấy con đường của mình đã rõ ràng hơn rất nhiều. Cô cũng đã tưởng tượng về các điểm dừng chân tiếp theo sẽ tươi sáng như thế nào.

Còn bạn, khi đã đọc xong câu chuyện của cô gái ấy rồi, bạn có thấy mình cũng đã từng như cô gái ấy? Bạn muốn đồng hành cùng cô ấy trên chặng đường sắp tới chứ?

Chúc bạn cũng luôn tìm thấy chính mình, tìm được con đường của mình, và tương lai rực rỡ đang đón chờ phía trước

THẾ GIỚI ĐA CỰC VÀ BÀI TOÁN PHÂN BỔ TÀI SẢN Sự đối đầu chiến lược giữa Mỹ – Trung – Nga đang định hình lại bản đồ tài ch...
19/05/2025

THẾ GIỚI ĐA CỰC VÀ BÀI TOÁN PHÂN BỔ TÀI SẢN

Sự đối đầu chiến lược giữa Mỹ – Trung – Nga đang định hình lại bản đồ tài chính toàn cầu. Căng thẳng giữa ba cường quốc không còn chỉ là những xung đột địa chính trị truyền thống, mà đang thấm sâu vào hệ thống tài chính, công nghệ, thương mại và tiền tệ.

Từ cuộc chiến công nghệ Mỹ – Trung (Huawei, ASML, TikTok) đến xung đột quân sự kéo dài tại Ukraine, sự phân cực đang thúc đẩy nhà đầu tư toàn cầu tái cấu trúc danh mục, né tránh rủi ro chính trị và tìm đến nơi trú ẩn an toàn. Cuộc chơi giờ đây không còn là về lợi nhuận cao, mà là duy trì giá trị tài sản giữa cơn địa chấn địa chính trị:

1. Dòng vốn rút khỏi Trung Quốc với tốc độ đáng báo động, khi niềm tin nhà đầu tư lung lay vì bất ổn và chính sách kiểm soát

Theo báo cáo của Viện Tài chính Quốc tế (IIF), riêng quý 4 năm 2024, Trung Quốc chứng kiến dòng vốn rút ròng khoảng 81 tỷ USD, mức cao nhất kể từ năm 2015 – thời điểm Bắc Kinh phá giá đồng nhân dân tệ.

Các nguyên nhân bao gồm tăng trưởng suy yếu, thị trường bất động sản lao dốc (với vụ vỡ nợ Evergrande và Country Garden), và môi trường pháp lý thiếu minh bạch cho nhà đầu tư nước ngoài.

Giới tài chính phương Tây thậm chí đã đặt tên cho hiện tượng này là "China exit wave". Các quỹ đầu tư lớn như BlackRock và Fidelity giảm tỷ trọng tài sản Trung Quốc từ cuối 2022, chuyển hướng sang các nền kinh tế ổn định hơn ở châu Á như Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia.

2. Nga bị loại khỏi hệ thống tài chính phương Tây, tạo hiệu ứng phân cực và tăng nhu cầu tích trữ tài sản “chống trừng phạt”

Kể từ sau khi Nga bị loại khỏi hệ thống SWIFT và bị phong tỏa hơn 300 tỷ USD dự trữ ngoại hối, Moscow đã tăng cường giao dịch song phương bằng đồng nội tệ với Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, điều này đồng thời khiến nhu cầu tích trữ vàng và tiền điện tử trong giới siêu giàu Nga tăng mạnh.

Theo Bloomberg (2023), các ngân hàng Thụy Sĩ ghi nhận dòng tiền từ các gia đình tài phiệt Nga chuyển vào vàng vật chất và tài khoản số tại Dubai. Việc bị cắt khỏi USD khiến giới giàu ở Nga và các nước liên kết đang tìm kiếm các kênh phòng vệ phi truyền thống, nơi tài sản khó bị phong tỏa.

3. Mỹ vẫn là “bến đỗ an toàn cuối cùng”, nhưng sự độc tôn đang bị thách thức bởi sự trỗi dậy của hệ thống tài chính song song. Bất chấp chính trị nội bộ phân hóa và nợ công chạm ngưỡng 34.000 tỷ USD, USD vẫn chiếm hơn 58% dự trữ ngoại hối toàn cầu (IMF, 2024) và trái phiếu Kho bạc Mỹ vẫn là tài sản trú ẩn số 1.

Tuy nhiên, xu hướng “phi đô la hóa” (de-dollarization) đang diễn ra rõ rệt: Trung Quốc và Brazil ký kết thanh toán thương mại bằng đồng nội tệ; Ấn Độ mua dầu Nga bằng rupee; Saudi Arabia chưa gia hạn thỏa thuận dầu đổi USD (Petrodollar deal). Mặc dù vị thế của USD chưa bị đe dọa ngay lập tức, nhưng niềm tin vào sự ổn định dài hạn của Mỹ đang bị mài mòn, đặc biệt nếu xung đột với Trung Quốc và Nga tiếp tục kéo dài.
------
Hiện nay, giới siêu giàu toàn cầu và nhà đầu tư tổ chức đang chuyển hướng phòng vệ tài sản qua 3 kênh chính: vàng, bất động sản tại các đất nước ổn định chính trị, và các tài sản "khó tịch thu".

Theo World Gold Council, năm 2024, ngân hàng trung ương toàn cầu mua vào lượng vàng kỷ lục 1,045 tấn – phần lớn đến từ Trung Quốc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và các nền kinh tế mới nổi.

Vàng đang được xem là "tài sản phi chính trị" – không bị trừng phạt, không thể in thêm, và dễ lưu chuyển. Song song đó, giới giàu cũng đổ vào bất động sản tại các quốc gia trung lập và chính sách nhập cư dễ dàng như UAE, Singapore, Bồ Đào Nha, đi kèm làn sóng “golden visa”.

Một xu hướng mới nổi là sở hữu tài sản số như Bitcoin, đặc biệt sau khi Mỹ chính thức chấp thuận ETF Bitcoin giao dịch tại NYSE (2024), tạo khung pháp lý rõ ràng cho nhà đầu tư tổ chức.

Trong bối cảnh này, đối với nhà đầu tư trong nước, bài toán phòng vệ tài sản trong thời kỳ bất ổn không còn là chuyện phân bổ đơn thuần, mà là sự kết hợp giữa khả năng định vị địa chính trị và tư duy phân tán rủi ro toàn cầu.

* Thứ nhất là phòng vệ tài sản ngày nay không thể chỉ dựa vào mô hình phân bổ truyền thống. Trước kia, nhà đầu tư giàu có và các tổ chức tài chính thường dựa vào lý thuyết phân bổ tài sản (Asset Allocation Theory) như mô hình 60/40 (60% cổ phiếu – 40% trái phiếu) để cân bằng giữa rủi ro và lợi suất.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay – khi lạm phát, lãi suất và địa chính trị đều biến động bất thường – thì mô hình này đã tỏ ra thiếu linh hoạt.

Cả cổ phiếu lẫn trái phiếu đều đồng loạt suy giảm trong một số giai đoạn (như năm 2022), cho thấy sự tương quan dương bất thường giữa hai loại tài sản vốn được coi là đối lập về rủi ro. Điều này làm nổi bật hạn chế của tư duy phân bổ truyền thống.

* Thứ hai là cấu trúc phòng vệ tài sản đang chuyển từ mô hình “tĩnh” sang “động” – giống như một hệ thống linh hoạt có thể tái cấu hình theo thời cuộc. Trong quá khứ, tài sản thường được phân bổ và nắm giữ lâu dài với tỷ lệ cố định, gọi là cấu trúc “tĩnh”.

* Ngày nay, các tổ chức tài chính và những cá nhân có giá trị tài sản ròng cực cao (UHNWIs) đang áp dụng phương pháp tiếp cận “động”, trong đó danh mục liên tục được cập nhật, điều chỉnh theo dữ liệu vĩ mô, xu hướng công nghệ và rủi ro địa chính trị. Ví dụ nhiều ngân hàng private banking đã xây dựng các chỉ số riêng về rủi ro địa chính trị, được cập nhật theo tuần và ảnh hưởng trực tiếp đến đề xuất danh mục đầu tư.

Đồng thời, các nhà quản lý tài sản chuyên nghiệp đang dịch chuyển khỏi tư duy “chọn tài sản tốt nhất”, thay vào đó là chiến lược “phân bổ trong hệ thống phức tạp”.

Trong bối cảnh “thế giới đa cực” ngày càng rõ nét, việc phòng vệ tài sản không còn là đặc quyền của giới siêu giàu, mà là năng lực thiết yếu của bất kỳ nhà đầu tư trung lưu có tích lũy nào, đặc biệt là những người sống ở các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam – nơi cơ hội đi kèm với rủi ro ngoại sinh luôn thường trực.
-----
Nguồn: Vietstock. Thấy hay nên chia sẻ lại cho mọi người tham khảo.

P/s: Nhìn chung là một bài viết hay, cung cấp thêm cho mình góc nhìn về Vĩ mô thế giới, cũng như thay đổi trong cách phân bổ tài sản.

Tuy nhiên bài viết cũng mới chỉ có tác dụng gợi, vì:
- Khi nghe một tin tức, cần phải XÁC THỰC lại tin đó có chuẩn không, nghiên cứu đằng sau nó được thực hiện như thế nào

- Một xu hướng mới, nhưng chưa chắc là một xu hướng DÀI HẠN hiệu quả. Nhiều khi có thể là xu hướng NGẮN HẠN trong một giai đoạn của lịch sử. Với đầu tư, mình tin dài hạn và lãi kép của tài sản mới tạo sự tăng trưởng bền vững và hiệu quả.

- Với mỗi phương pháp, cũng không thể ứng dụng cứng nhắc, mà còn tùy thuộc vào: kiến thức - thế mạnh bản thân, khẩu vị rủi ro bản thân,...

Nhìn chung hiểu địch hiểu ta, thì mới trăm trận mới trăm thắng được. Nhỉ 😉

BÍ QUYẾT ĐẰNG SAU DEAL LÃI 36% - MBB1. Cổ phiếu phù hợp phong cáchĐây là yếu tố phải nhấn mạnh đầu tiên. Vì hợp khẩu vị ...
15/05/2025

BÍ QUYẾT ĐẰNG SAU DEAL LÃI 36% - MBB

1. Cổ phiếu phù hợp phong cách

Đây là yếu tố phải nhấn mạnh đầu tiên. Vì hợp khẩu vị và phong cách đầu tư, nên mình tự tin phân bổ tỷ trọng lớn, tự tin cầm dài, và tự tin giữ không bán khi thị trường giảm.

Mọi người cũng biết khẩu vị rủi ro của mình khá an toàn nên sẽ chọn mã có cơ bản tốt. Tuy nhiên không phải cơ bản giá trị mà là cơ bản tăng trưởng - tức là có tiềm năng tăng trưởng lớn trong tương lai! Nguyên nhân là bởi cách đi của cổ phiếu sẽ phù hợp với thế mạnh của mình - trend following - phương pháp mang lại hiệu quả sinh lời tốt nhất trong phân tích kỹ thuật!

Như vậy, để đầu tư thành công, bước đầu tiên là mọi người cần hiểu khẩu vị rủi ro của bản thân, từ đó chọn phong cách đầu tư phù hợp. Dĩ nhiên, có nhiều phương pháp khác nhau và mọi người không cần phải có phong cách giống mình. Về chủ đề này, trước đó mình đã có bài viết tổng quan, cả nhà xem lại trong link này nhé: https://www.facebook.com/share/p/1EWEgSwXrB/

2. Doanh nghiệp cơ bản tốt - ban lãnh đạo tốt

Đầu tư, đúng mindset, là nên lựa chọn những doanh nghiệp tốt - vì là đúng bản chất nên sẽ nhàn nhất, hiệu quả nhất, bền vững nhất! Hãy nhìn MBB của chúng ta có gì:

- Tăng trưởng tín dụng cao, trên 20% (ảnh bên dưới). Nhìn chung nói về tăng trưởng, 10% là ổn, 15% là tốt, còn những con số từ 20% trở lên mình đánh giá là quá hấp dẫn => tạo dư địa tăng trưởng doanh thu - lợi nhuận lớn trong tương lai

- Doanh thu - lợi nhuận tăng đều: tốc độ trung bình trên 15%/năm => Tốt

- ROE cao, trên 20% => Tốt

- Ban lãnh đạo tốt

(Mình note ra ý chính với mục đích cung cấp mindset, còn mọi người nên tự phân tích thêm bên ngoài nha)

3. Doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh cao:

Với một cổ phiếu tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh là yếu tố siêu quan trọng - để đảm bảo doanh nghiệp luôn có thể duy trì sự tăng trưởng trong tương lai:

- CASA thuộc top cao đầu ngành, do có nguồn vốn giá rẻ (vốn đầu vào là những DN nhà nước - có độ ổn định và thị phần lớn (ảnh bên dưới)

- Chi phí hoạt động thuộc top tối ưu nhất ngành (ảnh bên dưới)

- Thị phần ngày càng mở rộng: MBB len lỏi trong từng cửa hàng nhỏ, từng cá nhân, đi đến đâu cũng thấy người người nhà nhà dùng MBB. Cái này thì mình dựa trên quan sát thực tế cuộc sống, theo lời khuyên của Peter Lynch =)))

4. Định giá rẻ

PB, PE đều rẻ hơn trung bình 5 năm (hình bên dưới)

5. Cổ phiếu phù hợp thị trường

Nền kinh tế đang trong giai đoạn hồi phục - tăng trưởng => như một điều tất yếu, thị trường chứng khoán sẽ trên đà tăng dần. Vậy nên, chọn cổ phiếu tăng trưởng theo đà tăng của thị trường là hợp lý nhất!

Như vậy, mỗi khi có thêm vốn, mình vẫn có thể tiếp tục rót vào mã đang nắm, bởi mình biết nó vẫn còn dư địa tăng trưởng mạnh trong tương lai => giảm rủi ro phân tích mã mới chưa biết, giảm rủi ro mua một mã mới trên nền cao.

Đầu tư giá trị sẽ phù hợp khi thị trường rẻ, và hold lâu, tuy nhiên khi thị trường tăng và có thêm vốn thì sẽ khó khăn hơn.
——
Nhìn chung, đánh giá các yếu tố, thì MBB xứng đáng là hoa hậu làng ngân hàng =))) Vì vậy, không chọn không được rồi 😀

Như vậy, trong bài này, mình chia sẻ một vài yếu tố cốt lõi để mọi người tham khảo khi lựa chọn 1 cổ phiếu tiềm năng. Thực tế, sẽ cần thêm các yếu tố khác. Nếu muốn hiểu sâu hơn, mọi người có thể ib mình trực tiếp nhé!

Bên cạnh những deal thành công, mình cũng vẫn có những deal lỗ và bài học, sẽ chia sẻ cho cả nhà để cho cái nhìn toàn cảnh. Đầu tư mà, nếu ai chỉ show lãi mà ko có lỗ, thì không phải là đầu tư thật đâu! Lỗ cũng là nét đẹp của đầu tư, cũng như việc phải có nỗi buồn, thì mình mới biết niềm vui là gì ấy hehe.

NGHỊCH LÝ KHỐI NGOẠIGần đây, khối ngoại bắt đầu mua ròng vào nhiều hơn (hình 1 - theo ngày, hình 2 - theo tháng). Tuy nh...
14/05/2025

NGHỊCH LÝ KHỐI NGOẠI

Gần đây, khối ngoại bắt đầu mua ròng vào nhiều hơn (hình 1 - theo ngày, hình 2 - theo tháng). Tuy nhiên mình thấy có một nghịch lý:

Giai đoạn sau khi thị trường tạo đáy và tăng lại từ 2022 - đầu 2025, VNIndex định giá rẻ, tỷ giá USDVND ở mức trung bình => Khối ngoại BÁN

Giai đoạn hiện tại, VNIndex vẫn rẻ, tuy nhiên chạm cản mạnh 1.300, tỷ giá USDVND tạo đỉnh => Khối ngoại MUA

Theo logic thông thường, thì thật khó hiểu. Tuy nhiên, có một cách giải thích có vẻ hợp lý: Giai đoạn trước, kinh tế Mỹ vững mạnh, tài sản tại Mỹ an toàn hơn => dòng tiền đầu tư đổ vào Mỹ. Hiện tại, kinh tế Mỹ đang có những tín hiệu suy yếu, dòng tiền lan tỏa sang các thị trường mới nổi cũng như cận biên.

Nhưng dù giải thích như thế nào, thì từ lâu mình đã không thấy có sự liên quan giữa diễn biến khối ngoại và thị trường. Quy mô vốn của khối ngoại trên thị trường cũng chỉ đang chiếm khoảng 20%, còn lại 80% là nội. Do đó, từ lâu mình đã không quan tâm đến giao dịch của khối ngoại, không coi đó là một trong những yếu tố cân nhắc khi ra quyết định đầu tư.

Và thật may, đang lấn cấn thì cũng có tài liệu thống kê, rằng đối tượng chính lèo lái tại thị trường chứng khoán Việt Nam, không phải khối ngoại, không phải quỹ nội, mà là NĐT cá nhân =))) (hình 3) (so sánh tương quan giữa đường VNindex màu xanh dương, và khối màu vàng).

Giờ thì thật sự tự tin bỏ qua khối ngoại rồi! Khi nào nâng hạng hay thay đổi cấu trúc thì tính tiếp.

P/s: Không biết các cao thủ, chuyên gia đánh giá thế nào ạ? Các bác cùng cmt cho em thêm góc nhìn nha.

Điều quan trọng cần nhớ nếu muốn Độc lập tài chính - Tự do tài chính:1. TỰ DO là khoảng cách giữ THU NHẬP và CHI TIÊU. C...
08/05/2025

Điều quan trọng cần nhớ nếu muốn Độc lập tài chính - Tự do tài chính:

1. TỰ DO là khoảng cách giữ THU NHẬP và CHI TIÊU. Càng kỷ luật trong chi tiêu, càng tự do

2. TIẾT KIỆM là khoảng cách giữa THU NHẬP và CÁI TÔI. Cái tôi càng bé lại, nhu cầu càng dễ kiểm soát

3. BIẾT ĐỦ là biết điểm dừng nhu cầu, để bảo vệ những thứ quý giá không kém tiền bạc

Lưu ý rằng, triết lý sống quyết định phong cách chi tiêu và tương lai của bạn

------
Với mình, Tự do tài chính không phải là có nhiều tiền, đạt được một con số nào đó, mà là MỘT TRẠNG THÁI - không bị nó ràng buộc, không bị lo lắng áp lực hay làm những điều mình không muốn chỉ vì tiền,...

THUẾ QUAN - TỔNG HỢP CÁC CON SỐ ĐÁNG LƯU ÝTuần trước nghỉ lễ dài, mình tranh thủ thời gian review lại kỹ càng hơn việc đ...
05/05/2025

THUẾ QUAN - TỔNG HỢP CÁC CON SỐ ĐÁNG LƯU Ý

Tuần trước nghỉ lễ dài, mình tranh thủ thời gian review lại kỹ càng hơn việc đầu tư. Đoạn này thì thuế quan là tâm điểm rồi, nên có cập nhật và tổng hợp một vài số liệu mình thấy hữu ích cho cả nhà:

1. Việt Nam hiện là một trong những nền kinh tế PHỤ THUỘC NHIỀU NHẤT vào thương mại, kim ngạch THƯƠNG MẠI chiếm 166% GDP, XUẤT KHẨU chiếm 87% GDP (hình 1)

Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất, chiếm 29% GDP. Với Hoa Kỳ, Việt Nam là nước thâm hụt thương mại lớn thứ 4 (số liệu cuối năm 2024) (hình 2).

=> Như vậy có thể thấy, thuế quan có tác động CỰC LỚN đến tăng trưởng GDP của Việt Nam, một vài thay đổi nhỏ trong chính sách cũng sẽ có thể tác động đến cả nền kinh tế => cần theo dõi sát diễn biến mảng này.

=> Và đây là cách TƯ DUY mình muốn chia sẻ cho mọi người. Khi phân tích, chúng ta cần hiểu rõ đâu là THÔNG TIN QUAN TRỌNG, cũng như MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG. Bởi trong 1 thời điểm, với 1 tài sản, thì có rất nhiều yếu tố cùng tác động, với mức độ khác nhau. Ta cần phải biết lọc tin thứ yếu trong thời đại “dư thừa” thông tin này, còn những tin “nhiễu” thì bye bye cho nhàn.

2. Nếu bị áp thuế quan với các kịch bản 10%, 20%, 30% và 46%, thì tăng trưởng GDP sẽ giảm tương ứng là -0.49%, -1.25%, -2% và -3.21%. Mức tác động cũng không hề nhỏ! (Do đó, Chính phủ đang có rất nhiều chính sách kích thích kinh tế, như đẩy mạnh đầu tư công, giảm thuế VAT,...) (hình 3)

=> Cần đưa ra các kịch bản thị trường và có kế hoạch hành động tương ứng từ sớm, để bạn không bị bất ngờ với các thay đổi, và chủ động trong việc giao dịch, đầu tư.

3. Hạn hoãn thuế 90 ngày, từ ngày 9/4/2025 => thời điểm “đáo hạn” là 9/7/2025.

=> Lưu ý thời gian ra tin, để chủ động phòng vệ cho danh mục. Nếu an toàn, bạn có thể cơ cấu bớt một phần tài sản trước khi ra tin để giảm thiểu rủi ro.

Đó là một vài số liệu cơ bản, không mới nhưng hữu ích mà mình thấy. Hope it helps.

Ngoài ra, mình cũng đang có ý tưởng sẽ tổng hợp các ngành bị tác động tiêu cực, cũng như được các ngành hưởng lợi nhờ thuế quan. Nếu mọi người quan tâm, hãy cmt OK để để mình lên bài sớm nha ^^

Thị trường có sập không? Đang giữ cổ phiếu có nên bán?Chưa có cổ phiếu thì nên bổ sung như thế nào?Nên chọn ngành nào, m...
18/03/2025

Thị trường có sập không? Đang giữ cổ phiếu có nên bán?
Chưa có cổ phiếu thì nên bổ sung như thế nào?
Nên chọn ngành nào, mua cổ phiếu nào?

Đây là những câu hỏi quen thuộc mà bất kỳ Nhà đầu tư nào cũng gặp phải, đặc biệt sau giai đoạn thị trường tăng mạnh và điều chỉnh. Tuy nhiên, câu trả lời lại không hề dễ dàng, yêu cầu NĐT phải có KIẾN THỨC CHUẨN - KINH NGHIỆM GIAO DỊCH THỰC CHIẾN - VÀ KHẢ NĂNG QUẢN TRỊ TÂM LÝ/ QUẢN TRỊ RỦI RO TỐT. Vậy làm sao để có được điều ấy?

Hiểu được việc có KIẾN THỨC CHUẨN là vô cùng quan trọng trong quá tình đầu tư, Phương Thúy InvesT và cộng sự trong đội ngũ MoneyARTS đã thiết kế khóa học Trading 101 - nơi chứa đựng kiến thức ĐƠN GIẢN, CƠ BẢN nhưng vô cùng HIỆU QUẢ - mà bất kỳ NĐT nào cũng cần phải biết!

𝐒𝐚𝐮 𝐤𝐡𝐨́𝐚 𝐡𝐨̣𝐜 𝐛𝐚̣𝐧 𝐬𝐞̃ đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐠𝐢̀?

- Hiểu vận động của thị trường, chủ động và tự tin hơn trong giao dịch
- Hiểu bản chất và nguyên lý của Phân tích kỹ thuật, từ đó xác định được phương pháp giao dịch tốt nhất
- Biết cách xác định chu kỳ, xu hướng và các điểm đảo chiều quan trọng để tối ưu lợi nhuận
- Hiểu được tư duy giao dịch đúng cũng như các sai lầm thường gặp
- Làm quen với biểu đồ và các chỉ báo cơ bản nhưng hiệu quả

𝐍𝐨̣̂𝐢 𝐝𝐮𝐧𝐠 𝐜𝐮̉𝐚 𝐤𝐡𝐨́𝐚 𝐡𝐨̣𝐜 𝐛𝐚𝐨 𝐠𝐨̂̀𝐦 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐠𝐢̀?

Buổi 1: Hiểu về bức tranh tổng quan và xu hướng, vận động của thị trường
Buổi 2: Nhận diện chu kỳ kinh tế và mô hình kinh doanh doanh nghiệp
Buổi 3: Cách giao dịch theo xu hướng để tối ưu lợi nhuận

𝐂𝐚́𝐜 𝐭𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐢𝐧 𝐤𝐡𝐚́𝐜:

1. Hình thức: online
2. Thời gian: 8pm - 10pm ngày 25 - 27/03/2025
3. Chi phí: Miễn phí
4. Link đăng ký: https://forms.gle/jiyhnn5jGvTchyQq9

Hẹn gặp bạn tại khóa học!

ĐÀ TĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG CÒN DÀIThị trường mới chỉ bắt đầu đà tăng, sau giai đoạn tích lũy dài 10 tháng (4/2024 - 2/2025)....
10/03/2025

ĐÀ TĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG CÒN DÀI

Thị trường mới chỉ bắt đầu đà tăng, sau giai đoạn tích lũy dài 10 tháng (4/2024 - 2/2025). Theo nguyên tắc Nguyên nhân - Kết quả của Wyckoff, thì tích lũy càng chắc - đà tăng càng mạnh mẽ.

Trên đồ thị tuần, giá tăng mạnh kèm thanh khoản lớn => cho thấy lực cầu vào rất mạnh, không có cửa cho phe bán.

Vậy thị trường có thể tăng đến bao nhiêu? Hãy nhìn lại nhịp thị trường trong quá khứ:

Đà tăng tháng 5/2023 - 8/2023, tính từ phiên break 1.090, thị trường tăng đến 1.246 => Tăng 156 điểm, tương ứng 14%.

Đà tăng tháng 1/2024 - 3/2024, tính từ phiên break 1.135, thị trường tăng đến 1.291 => Tăng 156 điểm, tương ứng 13.7 %

Như vậy, các nhịp tăng thông thường của thị trường khoảng 156 điểm, 14%.

Gần đây nhất, phiên break tháng 2/2025 là từ mốc 1.280 - 1.300. Tính thêm 156 thì sẽ là… 1.436 - 1.456, tương đương đà tăng “khiêm tốn” 12%. Cũng không tệ nhỉ?

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, việc dự đoán điểm số chỉ đóng vai trò là đưa ra tham chiếu tham khảo. Còn quyết định giao dịch phải dựa trên cung - cầu và tín hiệu của thị trường. Thực ra với đà tích lũy dài trước đó, đà tăng này mình kỳ vọng tăng mạnh hơn. FOLLOW the market, chứ không cần PREDICT the market, bạn nhé! (Theo dõi thị trường, không phải cố đoán thị trường).

Với mình, gom full hàng trong giai đoạn đi ngang, chỉ là để đến lúc này hưởng thành quả. 1-3 tháng tăng bù cho 10 tháng chờ đợi. Không dại gì mà bán sớm cả.

Vậy nhé! Chúc bạn kiên nhẫn nắm giữ, và đầu tư thành công!

THỊ TRƯỜNG VƯỢT 1.300, DANH MỤC ĐÃ MUA FULL, VÀ LỢI NHUẬN TIẾP TỤC TĂNG TẠO ĐỈNH!Đó là thực tế danh mục của mình, và nếu...
06/03/2025

THỊ TRƯỜNG VƯỢT 1.300, DANH MỤC ĐÃ MUA FULL, VÀ LỢI NHUẬN TIẾP TỤC TĂNG TẠO ĐỈNH!

Đó là thực tế danh mục của mình, và nếu mọi người follow mình, hiểu mình, sẽ thấy rằng mình không bao giờ nói quá những gì không phải của mình, hay không phải sự thật.

Và thực tế, mình không phải thần thánh để mua full ngay tại vùng đáy tháng 1/2025 - ngay trước khi thị trường tăng, mà đó là quá trình đánh giá thị trường liên tục, bổ sung cổ phiếu liên tục trong đà hồi phục tích cực của thị trường. Vậy những tín hiệu đó là gì?
1. Xu hướng trung - dài hạn: Uptrend

Hãy nhìn trên đồ thị tuần, nếu kẻ 1 đường xu hướng nối từ đáy 873 tháng 11/2022 đến hiện tại, thì thị trường đang trong 1 xu hướng tăng rõ ràng.

Sau đó, sau gần 1 năm đi ngang, hay chính xác là TÁI TÍCH LŨY, thị trường đã vượt cản để tiếp tục xu hướng uptrend.

Sẽ có suy nghĩ rằng: “Tăng rồi thì còn nói làm gì nữa?” Thực tế mình đã nói trước với khách hàng và học viên:

2. Thị trường bắt đầu có những tín hiệu tích cực đầu tiên vào tháng 8/2024 khi giũ hàng tại vùng đáy 1.18x, và sau đó cầu vào kéo lên, tạo thành cây nến búa thần thánh. Nhưng dĩ nhiên, đúng bản chất, thị trường sẽ phải giũ hết cung trước khi tăng lại, và đó là lý do vì sao chúng ta có thêm những pha chỉnh vào tháng 11/2024 và tháng 1/2025.

Giai đoạn đẹp nhất gom hàng, là tháng 11/2024, và sau đó là bổ sung đợt cuối vào tháng 1/2025 - đúng lý thuyết của Wyck-off - khi thị trường có những phiên chỉnh tại vùng hỗ trợ nhưng cạn cung, và cầu vào rất khỏe. Cũng như tín hiệu đáy sau cao hơn đáy trước.

Và thật trùng hợp, chiến lược này mình cũng áp dụng trong năm 2023, và vùng mua này cho mình mức sinh lời 30% trong năm 2024!
3. Nhìn được nhịp rồi, nhưng đó chưa phải tất cả. Điều quan trọng hơn là gì? CÁCH ĐI TIỀN VÀ QUẢN TRỊ DANH MỤC - yếu tố quyết định thành bại trong đầu tư.

Nguyên tắc thì đơn giản, chỉ là bạn có đủ KIÊN NHẪN hay không.

Tháng 8/2024 bắt đầu có tín hiệu, thì bạn có thể vào hàng nhẹ nhàng 10% - 20% NAV trước. Sau đó gom dần mỗi khi thị trường điều chỉnh, lên 30% - 40%.

Tháng 11/2024 đẹp thì vào hàng 70% - 80% ổn. Thậm chí ai có khẩu vị rủi ro cao thì vào 100% được. Nhưng mình là style giao dịch chắc chắn, an toàn, nên sẽ nắm 80%. Vẫn cần theo dõi thị trường thêm chút nữa.

Còn tháng 1/2025 thì không còn lăn gì nữa, pha chỉnh cuối này là cơ hội mua full cổ phiếu!

Vì sao phải mua từ từ? Vì thị trường có xác suất và độ nhiễu nhất định (xác suất đúng 70% đã là cao). Như vậy, dù chúng ta đánh giá được, thì vẫn còn xác suất 30% là sai. Việc vừa mua vừa theo dõi sẽ giúp chúng ta biết được, thị trường có đang vận động đúng theo kịch bản của mình hay không. Nếu đúng thì tiếp tục bổ sung thêm hàng. Nếu sai thì dừng lại, và chỉ stop loss một phần mua ban đầu - giúp giới hạn rủi ro ở mức thấp nhất.
Ngoài ra, còn việc chọn cổ phiếu tốt nữa. Vậy làm thế nào để có thể nhìn được nhịp thị trường, chọn cổ phiếu tốt, và giao dịch hiệu quả? Điều này sẽ được bật mí trong khóa TRADING 101 sắp tới nhé cả nhà!

Link đăng ký: https://forms.gle/jiyhnn5jGvTchyQq9

Quote hay cho năm mới:"Trong suốt những năm đầu tư của mình, tôi thấy rằng số tiền lớn không bao giờ được tạo ra từ việc...
04/02/2025

Quote hay cho năm mới:

"Trong suốt những năm đầu tư của mình, tôi thấy rằng số tiền lớn không bao giờ được tạo ra từ việc mua hoặc bán. Số tiền lớn đã được tạo ra trong sự chờ đợi"
- Jesse Livermore

Khoá học TradeWinn by MoneyARTS ❤️Lần này nói 2 ngày liền đã không bị rát họng 😂Cũng hơi tham lam khi cố gắng đúc kết cá...
08/01/2025

Khoá học TradeWinn by MoneyARTS ❤️

Lần này nói 2 ngày liền đã không bị rát họng 😂

Cũng hơi tham lam khi cố gắng đúc kết các kiến thức từ nền tảng cơ bản, đến chi tiết cụ thể vào khoá học, để NĐT vừa hiểu được nguyên lý, vừa cảm thấy gần gũi ứng dụng được.

Khoá nào cũng vậy, có cái gì mới, cái gì hay, cái gì đáng lưu ý là phải cập nhật luôn cho học viên yêu quý 🥰

Cảm ơn anh chị rất nhiều.

Có một điều cô giáo đã lưu ý cho cả nhà: Cần thời gian để hiểu và ứng dụng một phương pháp (6 tháng - 1 năm, hoặc hơn). Và không có phương pháp nào hiệu quả trong tất cả giai đoạn của thị trường, nhưng đây đã là phương pháp hiệu quả nhất mà cô giáo chọn để chia sẻ cho anh chị.

Chúc anh chị học viên giao dịch thành công!

Address

52 Lê Đại Hành
Hanoi
100000

Telephone

+84377137345

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Phương Thúy InvesT posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Phương Thúy InvesT:

Share