HƯỚNG VỀ CỘI NGUỒN

HƯỚNG VỀ CỘI NGUỒN Đây là trang cung cấp những thông tin giúp mọi người hiểu rõ hơn về lịch sử anh hùng dân tộc Việt Nam .

HUYỀN THOẠI "BÔNG SEN NỞ GIỮA LÒNG ĐỊCH""Võ trường vắng bóng người anh kiệtKhí phách hiên ngang giữa đất trời!"Lịch sử t...
24/03/2025

HUYỀN THOẠI "BÔNG SEN NỞ GIỮA LÒNG ĐỊCH"
"Võ trường vắng bóng người anh kiệt
Khí phách hiên ngang giữa đất trời!"
Lịch sử tình báo thế giới đã lưu danh rất nhiều điệp viên huyền thoại, nhưng nhiệm vụ mà nhà tình báo cách mạng Phạm Ngọc Thảo đã làm, đến nay vẫn được coi là “có một không hai”.
Trong cuốn sách “Điệp viên hoàn hảo”, nhà sử học người Mỹ Larry Berman đã dẫn lời điệp viên Phạm Xuân Ẩn: "Nhiệm vụ được giao cho Phạm Ngọc Thảo khác với nhiệm vụ của tôi. Ông ấy có nhiệm vụ làm mất ổn định của chế độ Diệm và vạch âm mưu đảo chính, còn tôi là một nhà tình báo chiến lược. Nhiệm vụ của ông Phạm Ngọc Thảo nguy hiểm hơn nhiệm vụ của tôi rất nhiều".
Đại tá, Anh hùng LLVT nhân dân Phạm Ngọc Thảo là tấm gương thầm lặng hy sinh, trung thành với lý tưởng cách mạng đến phút giây cuối cùng. Đối với kẻ thù, khi tra tấn Phạm Ngọc Thảo đến ch.ết, chúng vẫn không hay biết ông là điệp viên Cộng sản. Ông được đồng bào, chiến sĩ cả nước biết đến nhiều hơn sau khi nhà văn Nguyễn Trương Thiên Lý viết tác phẩm “Ván bài lật ngửa” mà Phạm Ngọc Thảo là nguyên mẫu nhân vật chính.
Đại tá tình báo Phạm Ngọc Thảo (tức Chín Thảo - Albert Thảo), sinh năm 1922, tại tỉnh Long Xuyên, dân tộc Kinh. Ông tham gia cách mạng năm 1945, nhập ngũ 1946. Lúc hy sinh, đồng chí là Đại tá, cán bộ Cục Nghiên cứu, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
St

24/01/2025

ĐỜI ĐỜI BIẾT ƠN BÁC.

TRẬN ĐÁNH RÚNG ĐỘNG THẾ GIỚI CỦA ANH HÙNG NGUYỄN CÔNG BAO VÀ ĐỒNG ĐỘINăm 1973, trận tập kích phá huỷ Tổng kho xăng Nhà B...
16/01/2025

TRẬN ĐÁNH RÚNG ĐỘNG THẾ GIỚI CỦA ANH HÙNG NGUYỄN CÔNG BAO VÀ ĐỒNG ĐỘI

Năm 1973, trận tập kích phá huỷ Tổng kho xăng Nhà Bè của liệt sĩ Nguyễn Công Bao và đồng đội có thể nói là đã làm chấn động cả thế giới.
Nguyễn Công Bao sinh năm 1947, quê xã Cẩm La - huyện Yên Hưng (nay là thị xã Quảng Yên - Quảng Ninh). Anh là một trong 8 chiến sĩ lừng danh của Đoàn 10 Đặc công Rừng Sác, đơn vị 2 lần Anh hùng. Trong trận đánh mưu trí, quyết liệt đêm mồng 2 rạng ngày 03/12/1973, các anh đã thiêu huỷ toàn bộ căn cứ Tổng kho xăng dầu Nhà Bè của Mỹ - Ngụy bên sông Lòng Tàu, Sài Gòn.

Anh có biệt tài bơi lặn giỏi từ những ngày mò cua bắt ốc, chăn trâu, cắt cỏ bên sông, cùng bạn bè trang lứa học tiểu học trường làng. Những trang sử của ông cha đánh giặc giữ nước trên dòng sông quê hương đã nung nấu trái tim chàng trai vùng sông biển Hà Nam.

Năm 1968 anh tình nguyện nhập ngũ, được bổ sung vào một đơn vị đặc công thuỷ. Dịp nghỉ phép thăm nhà, anh xây dựng gia đình với cô giáo Vũ Thị Hiệp, người làng Phong Hải. Những ngày hạnh phúc của anh chị quá ngắn ngủi. Rồi anh vội vã về đơn vị huấn luyện các chiến sĩ mới. Tới đơn vị, anh viết thư về cho Hiệp: “Gà gáy hôm đó nhỡ đò, anh đã cởi trần bơi từ bến đò Chanh, dọc sông Chanh qua sông Rừng rộng mênh mông sang bờ Thuỷ Nguyên, rồi chạy bộ về đơn vị kịp giờ điểm danh...”. Đọc thư, mà lòng Hiệp tê tái thương anh.

Năm 1972, khi Hiệp sinh con trai được 2 tháng rưỡi thì Bao được lệnh lên đường vào chiến trường B làm nhiệm vụ đặc biệt thuộc đơn vị C5, E10, đặc công Rừng Sác. Lúc đó anh đã là một đảng viên với cấp bậc thượng sĩ, chức vụ Trung đội trưởng. Đơn vị chọn thành lập Đội cảm tử gồm 8 người do Hà Quang Vóc làm tổ trưởng, anh làm tổ phó, cùng các anh Trần Ngọc Sĩ, Nguyễn Hồng Thế, Phạm Văn Tiềm, Đỗ Hải Quân, Nguyễn Văn Dực, Hoàng Hữu Hinh. Các anh đã làm lễ tuyên thệ, truy điệu sống dưới cờ trong căn cứ Rạch Lá - Ông Kèo, trước khi vào trận đánh Kho xăng Nhà Bè. Vóc và Bao đã chỉ huy đồng đội bơi ngầm vượt qua 14 lần hàng rào kẽm g*i, chướng ngại vật nguy hiểm, chó bécgiê, ngỗng báo động v.v... của địch để bố trí trận đánh. Cùng lúc trên đường rút về, những quả mìn đặc biệt do các anh mưu mẹo ém vào các bồn xăng, các điểm hiểm yếu đồng loạt nổ tung, thì anh và Tiềm bị địch phát hiện.

Trận đánh diễn ra vô cùng căng thẳng, ác liệt giữa 8 chiến sĩ cảm tử với bọn địch, lực lượng rất lớn gồm bộ binh, nhiều tàu chiến, máy bay trực thăng quần đảo trên sông Lòng Tàu. 6 chiến sĩ ta lọt được ra ngoài. Bao và Tiềm đã bị lọt vào vòng vây của 7 chiếc tàu tuần tiễu của địch. Địch bủa vây, bắn xối xả, ném cơ man lựu đạn xuống sông. Bị sức ép kinh khủng dưới nước, hai anh trồi lên, đã bị chúng chao lưới kéo lên tàu. Hai anh còn tiếp tục chiến đấu, tiêu diệt thêm nhiều tên nữa. Biết không thể thoát được, nhưng kiên quyết không để địch bắt sống. Khi địch lại gần, hai chiến sĩ đã rút lựu đạn quyết tử khiến hàng chục tên thương vong... Những chiến sĩ rút ra ngoài đã trực tiếp quan sát được bối cảnh hy sinh anh dũng của hai anh trên sông…

Sau trận đánh, đơn vị đã nhiều lần bí mật tìm kiếm nhưng vẫn không thể tìm được thi hài của Bao và Tiềm. Hai liệt sĩ được tuyên dương “Hành động Anh hùng” và được tặng thưởng Huân chương Chiến Công hạng Nhất. Thời điểm đó, hãng thông tấn Reuters đã phải thốt lên: “Những chiến sĩ Việt cộng này tinh khôn đến lạ lùng. Họ đã đánh vỡ dạ dày của quân đội Sài Gòn... Họ đã đốt sạch 200 triệu lít xăng trong 12 bồn chứa lớn bằng ngọn lửa rừng rực cháy suốt 12 ngày đêm...”

Trận đánh Kho Xăng Nhà Bè .Từ lúc điều nghiên đến lúc đánh 03 năm, vừa vào tổng kho xăng, vừa ra 03 lần, bản vẽ chi tiết 43 điểm cần cho nổ một lúc. Đêm 03/12/1973 cả 43 điểm trong tổng kho xăng Nhà bè cùng cháy. Chiến công đánh Kho xăng Nhà Bè vang dội cả nước. Dư luận thế giới hết lời ngợi ca. Hiện những bức ảnh chụp riêng hai anh và đội cảm tử tuyên thệ trong Rừng Sác hồi đó được báo chí các hãng thông tấn đăng tải một thời còn được lưu giữ tại Phòng Truyền thống Đoàn 10 Rừng Sác…

Sau ngày giải phóng miền Nam, ta khai thác tài liệu trong trụ sở Bộ Quốc phòng chính quyền Sài Gòn, thấy hồ sơ vụ cháy kho xăng dầu Nhà Bè chất đầy 4 tủ sắt. Địch không thể tìm ra được cách đánh của ta nên chỉ kết luận một cách mơ hồ: "Đây là trận đánh do nội tuyến kết hợp với đặc công thực hiện".

Ðại tá, Anh hùng LLVTND Lê Bá Ước (nguyên Đoàn trưởng đoàn 10 Đặc Công Rừng Sác) kể, 26 năm sau (1999), người dân đi mò cua, bắt ốc phát hiện dấu vết đoạn xương trồi lên qua sóng nước, cạnh hàng rào Kho xăng Nhà Bè ngày xưa. Anh chị em Ðoàn 10 đặc công Rừng Sác bốc hài cốt hai đồng chí Nguyễn Công Bao, Phạm Văn Tiềm về an táng với nguyên vẹn chiếc mũ đặc công, sợi dây mang ống thở...

Ngày 25/4/2013. Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam - Trương Tấn Sang đã ký quyết định số 803/QĐ-CTN, Truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT Nhân dân cho Liệt sỹ Nguyễn Công Bao và Liệt sỹ Phạm Văn Tiềm (Quê Phường Bình Minh, Thị Xã Nghi Sơn ,Thanh Hóa).

16/01/2025

Mũi Đại Lãnh - Phú Yên cực Đông của Đất Nước- Nơi đón bình minh đầu tiên của lãnh thổ đất liền Nước ta.

🇻🇳Đây một thầy giáo dạy lịch sử - Ông đã nghiên cứu các trận đánh nổi tiếng trên thế giới để chắt lọc những tinh hoa vận...
16/01/2025

🇻🇳Đây một thầy giáo dạy lịch sử - Ông đã nghiên cứu các trận đánh nổi tiếng trên thế giới để chắt lọc những tinh hoa vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam - Người đã đồng hành cùng dân tộc VN suốt TK 20 qua các cuộc chiến bảo vệ Tổ Quốc Người đã viết lên lịch sử của Việt Nam - Đại Tướng Võ Nguyên Giáp - Người học trò xuất sắc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

THƯ BÁC HỒ GỬI CHO ĐỒNG CHÍ LÊ DUẨNChú Duẩn thân mến!Nhớ lại hồi Noen năm ngoái, Chú có ý khuyên B. đi thăm miền Nam sau...
15/01/2025

THƯ BÁC HỒ GỬI CHO ĐỒNG CHÍ LÊ DUẨN
Chú Duẩn thân mến!
Nhớ lại hồi Noen năm ngoái, Chú có ý khuyên B. đi thăm miền Nam sau ngày ta thắng lợi hoàn toàn, B. rất tán thành.

Nhưng nay chỉ đổi chữ "sau" thành chữ trước ngày thắng lợi hoàn toàn, tức là đi thăm khi anh em trỏng đang chuẩn bị mở màn thứ ba. Đi thăm đúng lúc đó mới có tác dụng khuyến khích thêm anh em.

Cách đi, B. sẽ làm công trên một chiếc tàu thủy. Cùng đi sẽ có hai chú Bảo và Kỳ. Việc này B. tự thu xếp, dễ thôi.

Lúc đến anh em trỏng chỉ phụ trách đón khi tàu cập bến Miên và đưa B. đến nhà anh Sáu, anh Bảy.

Ở lại. Tùy điều kiện mà quyết định: ít là mấy ngày, nhiều nhất cũng chỉ trong một tháng. Hoạt động thế nào, sẽ cùng anh em trỏng bàn định. Có lẽ chú và các đồng chí khác e rằng sức khỏe của B. không cho phép B. đi chơi xa. Nhưng thay đổi không khí, hô hấp gió biển và sinh hoạt với quần chúng trong hoàn cảnh chiến đấu sẽ giúp sức khỏe tiến bộ mau hơn.

Lịch trình đi thăm - cần mươi ngày để chuẩn bị.

Vượt biển độ 6 ngày.

Từ bến tàu đến địa điểm độ dăm hôm.

Vậy nhờ chú tính ngày cho khớp, một mặt cho B.biết trước để chuẩn bị, một mặt cho anh em trỏng chờ đón.

Để đảm bảo bí mật, chú chỉ nên bàn việc này với một số ít đồng chí trong B.C.T.

Mong chú trả lời.

Trước khi đi Rumani, hai đồng chí Côn và Lành có ghé thăm Bắc Kinh và ở lại chơi mấy hôm, rất vui vẻ.

Sức khỏe của B. không ngừng tiến bộ, càng gần ngày ấm, càng tiến bộ hơn. Chúc chú và tất cả anh em mạnh khỏe.

Chào thân ái và quyết thắng.

10/3/1968

* B nghĩa là Bác

* B.C.T nghĩa là Bộ chính trị

12/12/2023

PHÁP LUÂN CÔNG - TÀ ĐẠO LÔI KÉO NGƯỜI DÂN CHỐNG PHÁ NHÀ NƯỚC ( TẨY NÃO , LẬT SỬ, TRẮNG TRONG TIM, TRONG HÀNH ĐỘNG - NHỮNG KẺ VÔ ƠN…)

NẾU KHÔNG CÓ CHIẾN TRANH TÔI VẪN LÀ THẦY GIÁO     "Nếu không có chiến tranh tôi vẫn là thầy giáo"Ôi câu nói bất h...
10/11/2023

NẾU KHÔNG CÓ CHIẾN TRANH TÔI VẪN LÀ THẦY GIÁO

"Nếu không có chiến tranh tôi vẫn là thầy giáo"
Ôi câu nói bất hủ của người con đất mẹ anh hùng!
Khiến lòng ta dòng châu chảy rưng rưng
Thương thầy quá vị tướng vì hòa bình dân tộc.

Đã bao lần thầy nghẹn ngào bật khóc
Thương triệu người con vì Tổ quốc hy sinh
Nay người thầy, cả dân tộc nghiêng mình trong lễ tri ơn
Ngày khai giảng tiếng trống trường sắp điểm.

Nhớ lại khi xưa thầy chưa vào cuộc chiến
Thầy đứng dạy trường Tư thục Thăng Long
Môn lịch sử của nòi giống Tiên Rồng
Thầy dạy học trò bằng trái tim nhiệt huyết.

Những chiến công hào hùng oanh liệt
Thầy trải lòng câu chuyện kể đắm say
Như tiếng gươm khua trỗi dậy mỗi ngày
Tiếp truyền các em tinh thần yêu nước.

Thế hệ cha ông không bao giờ lùi bước
Vận mệnh nước nhà trước họa xâm lăng
Lý Thường Kiệt lời đanh thép "Tuyên Ngôn"
"Sông núi nước Nam vua Nam ở".

Trần Hưng Đạo còn lưu truyền rạng rỡ
Ba lần thắng quân Nguyên, chúng bạt vía kinh hồn
Vó ngựa Quang Trung khí thế dập dồn
Lời thầy kể cứ hùng hồn mạnh mẽ.

Nhưng lịch sử dẫn thầy sang ngã rẽ
Xếp bút nghiên thầy theo nghiệp đao cung
Như bao người trai đất Việt anh hùng
Trao gởi tay thầy vận nhà sứ mạng.

Bỏ lại sau lưng lớp trường ngày tháng
Gắn bó cùng thầy như máu, tủy, thịt, xương
Thầy xông pha chốn khắp chốn chiến trường
Ngoài trận tuyến thầy cũng là "Nhà giáo".

Với tố chất người chỉ huy lãnh đạo
Dạy cho quân đội Pháp-Mỹ những bài học nhớ đời
Những vị tướng tài đào tạo khắp nơi
Rất công phu quy trình bài bản.

Nhưng đã thấm những bài thầy giảng
Không học hành không trường lớp chính quy
Những đội quân hùng hậu, những học thuyết cao thầy ngán xá gì
Đại bác xe tăng máy bay phản lực.

Cậy thế tấn công tung hoành thả sức
Nhưng vẫn thua đau thầy dạy sử nước Nam
Đúng trên bục cao thầy Giáp nói rõ ràng
Tôi chiến thắng, các ông thua bại.

Đã chứng minh ta không cần bàn cãi
Bởi lý do các ông không hiểu nổi nước tôi
Dân tộc chúng tôi truyền thống rạng ngời
Cha ông nước Nam chưa bao giờ khuất phục.

Thầy còn dạy kẻ thù nhiều bài học
Bài học về sức mạnh của toàn dân
Rất hùng hồn trong chiến thắng Điện Biên
Bài giảng dõng dạc về tinh thần đoàn kết.

Bạo tàn đến đâu kẻ thù kia đều bị ta tiêu diệt
Chiến thắng lẫy lừng vang khúc khải hoàn ca
Thầy ra đi cả dân tộc nhạt nhòa
Thầy đại tướng để lại lời bài giảng.

Như tấm gương soi tỏa ngàn ánh rạng
Đoàn kết sắt son con lạc cháu hồng
Nắm chặt tay nhau, bên linh cữu lệ ròng
Mọi buồn phiền giận hờn trong cuộc sống.

Xua tan đi trong phút giây lắng đọng
Bỗng chốc thinh không vời vợi nỗi đau chung
Một nỗi đau thẩm thấu đến tận cùng
Thầy đã ra đi để đời trang giáo án.

Là những tháng năm hào hùng bài ca ra trận
Trang sử vàng chói lọi đất Việt Nam.
T/g: Nguyễn Thị Tính.
Ảnh St

TRANG SỔ LƯƠNG CỦA VĂN BA (NGUYỄN TẤT THÀNH) KHI LÀM VIỆC TRÊN TÀU AMIRAL LATOUCHE TRÉVILLENguyễn Tất Thành được giao nh...
07/11/2023

TRANG SỔ LƯƠNG CỦA VĂN BA (NGUYỄN TẤT THÀNH) KHI LÀM VIỆC TRÊN TÀU AMIRAL LATOUCHE TRÉVILLE

Nguyễn Tất Thành được giao nhặt rau, vác khoai, rửa nồi, cào lò, xúc than. Trên ảnh ghi rõ tên Văn Ba và tên 2 người Việt khác là Lê Quang Chi và Nguyễn Văn Trị cũng làm công trên tàu với mức lương là 45 franc/1 tháng. Trong khi đó, những phụ bếp Pháp cùng làm việc vậy thì hưởng lương gấp ba.
Sau trả tiền ăn, tiền nộp cho cai bếp, góp vào quỹ bảo hiểm cho riêng thủy thủ Pháp, thực tế Nguyễn Tất Thành chỉ nhận được 10 franc. Trên trang sổ lương còn ghi Nguyễn Tất Thành đã làm trên tàu được hai tháng 27 ngày và tổng số tiền nhận được đến thời điểm đó là 124.5 franc.
Tuy phải làm nhiều việc nặng nhọc nhưng mỗi khi được nghỉ, Nguyễn Tất Thành tranh thủ đọc và viết tiếng Pháp với sự giúp đỡ của thủy thủ Pháp trên tàu.
Theo hành trình tàu, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đi đến nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người và biết được nhiều điều mới lạ. Sau những năm tháng ấy, Nguyễn Tất Thành rút ra được kết luận thể hiện trong bài Đoàn kết giai cấp đăng báo Le Paria, số ra tháng 5-1924 nội dung: “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một tình hữu ái là thật mà thôi - tình hữu ái vô sản”.

Sưu tầm

Address

Mình Khai
Hanoi
10000

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when HƯỚNG VỀ CỘI NGUỒN posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share

Category