11/11/2024
🎯 CÁC BỆNH LÝ LIÊN QUAN TỚI NGŨ TẠNG
🔴 Hành Mộc :
Gan là kinh, mật là lạc; tim là kinh, ruột non là lạc; tỳ là kinh, dạ dày là lạc; hệ thống phân bố là tuyến tụy; phổi là kinh, ruột già là lạc; thận là kinh, bàng quang là lạc; đôi bên có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
Trong “lục phủ,” túi mật đóng vai trò tiết dịch mật và chuyển sang cho ruột non để tiêu hóa thức ăn. Khi trong mật chứa quá nhiều cholesterol hoặc các thành phần chính trong dịch mật lắng đọng bất thường, hiện tượng sỏi mật sẽ xảy ra. Từ đó gây viêm nhiễm cho túi mật. Bạn có thể nhận biết những vấn đề này thông qua rất nhiều dấu hiệu:
Đau đến quặn thắt ở vùng hông dưới bên phải. Cơn đau có thể lan đến cả vùng lưng và ngực.
Da vàng và mắt vàng
Hay buồn nôn sau bữa ăn, đặc biệt là bữa ăn nhiều dầu mỡ
Đôi lúc cảm thấy ớn lạnh
Phân có màu nhạt
🔴 Hành Hỏa
Tim là kinh, ruột non là lạc, dinh dưỡng và nước trong đồ ăn được tì hấp thu tiến vào phổi, phổi nhập liệu vào bàng quang, hỏa vượng làm ruột non bị nóng, nóng nên nước vào bàng quang xuất hiện hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu. Lúc này, không chỉ điều trị tiết niệu mà nên cân nhắc bồi dưỡng tim để hết căn nguyên bệnh.
Đây chính là nơi mà thức ăn được phân tách cấu trúc và biến thành acid amin, acid béo, và glycerol để cơ thể có thể hấp thụ được. Ruột non cũng là nơi vô cùng nhạy cảm với thức ăn nên bạn sẽ nhận biết được ngay các vấn đề bất ổn thông qua các dấu hiệu:
Đau quặn vùng giữa bụng
Tiêu chảy
Sốt cao
Mất nước
Buồn nôn và nôn
Chuột rút
🔴 Hành Thổ
Tì là kinh, dạ dày là lạc, dạ dày chứa đồ ăn nên có khí, tỳ cất khí, tinh luyện vận chuyển, hai bên phối hợp mang dinh dưỡng tới toàn thân. Kinh lạc bị ảnh hưởng thì dạ dày và tì bị ướt, công năng giảm xuống.
Vị và Tam Tiêu đều nằm ở vùng bụng và có sự liên hệ mật thiết với nhau, nên những biểu hiện khi nhiễm bệnh cũng sẽ liên quan tới nhau. Những biểu hiện ấy thông thường sẽ là:
Đầy bụng
Ợ chua
Đau rát dạ dày
Chán ăn, suy nhược
Buồn nôn
Sụt cân không rõ lý do
🔴 Hành Kim
Phổi là kinh, ruột già là lạc, phổi gặp khí lạnh sẽ xuất hiện hiện tượng đi tả, thời gian lâu sẽ có ho khan, phổi có hỏa khí thì sinh táo bón, táo bón lâu tích tụ độc tố, tăng gánh nặng cho gan.
Ruột già chính là bộ phận cuối cùng trong hệ tiêu hóa. Bộ phận này có chức năng phân hủy phần thức ăn không được chuyển hóa thành chất dinh dưỡng thành bã, kết hợp cùng các vi khuẩn trong đường ruột để tạo thành phân. Nhờ đó, bạn có thể nhận biết được ruột già mắc bệnh thông qua các dấu hiệu:
Đại tiện ra máu và phân có mùi tanh
Đau rát hậu môn khi đại tiện
Căng tức bụng và đau quặn bụng
Sút cân nhanh, cơ thể mệt mỏi
🔴 Hành Thủy
Thận là kinh, bang quang là lạc, chức năng công năng của thận không tốt thì viêm bàng quang, kết sỏi.
Thận luôn đóng vai trò quan trọng trong việc đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Khi thận kêu cứu, chất thải không được bài tiết sẽ lắng đọng trong cơ thể, sinh ra nhiều dấu hiệu đáng ngại, như là:
Đau vùng lưng phía dưới xương sườn và đau vùng hông
Nước tiểu nhiễm mỡ
Trong nước tiểu có máu và nhiều bọt
Tiểu nhiều lần
Tay chân phù nề
Ngứa trên da và nổi phát ban.