Người Trong Muôn Nghề

Người Trong Muôn Nghề Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Người Trong Muôn Nghề, Media/News Company, Quan Hoa, Hanoi.
(2)

Mọi nghề nghiệp đều đáng được tôn vinh, và chính từ những con người trong nghề bình thường nhất, ta có thể bắt gặp những câu chuyện bất ngờ và truyền cảm hứng nhất

Chia sẻ chuyện nghề của bạn với chúng mình tại: https://forms.gle/sigQeJQNL1PPzEAZ7

Fantastic, wonderful, significant, magnificent, outstanding, class of titans, đây là world class thưa quý vị. Việt Nam c...
26/06/2025

Fantastic, wonderful, significant, magnificent, outstanding, class of titans, đây là world class thưa quý vị. Việt Nam có mấy người như thế!

Từ góc nhìn của mình, giảng viên là công việc không bao giờ nhàm chán và luôn có rất nhiều điều thú vị để làm, để tìm hi...
25/06/2025

Từ góc nhìn của mình, giảng viên là công việc không bao giờ nhàm chán và luôn có rất nhiều điều thú vị để làm, để tìm hiểu, khám phá và làm mới nữa. Với riêng việc giảng dạy, cách dạy và học ở Đại học trong những năm gần đây đã có nhiều thay đổi và khác biệt rất nhiều so với các bậc Phổ thông. Nhiều người vẫn có quan niệm: “Đại học ở Việt Nam dạy quá nhiều lý thuyết và đa phần đều không áp dụng được vào thực tiễn; khi đi làm, doanh nghiệp phải dạy lại từ đầu”. Thực ra không phải như vậy. Kiến thức ở Đại học đều là các kiến thức nền tảng để các bạn có cơ sở đi sâu hơn (khi học các năm cuối hoặc học tiếp lên Thạc sĩ). Việc đào tạo của doanh nghiệp đương nhiên là cần thiết do mỗi doanh nghiệp và mỗi công việc lại có đặc thù khác nhau. Nhưng nếu thiếu kiến thức nền từ Đại học, việc đào tạo ở doanh nghiệp sẽ khó thực hiện suôn sẻ. Còn với việc dạy lý thuyết, hiện tại phương thức giảng dạy cũng thay đổi rất nhiều với việc các giảng viên đưa thêm nhiều kiến thức và tình huống thực tế vào trong giáo án. Các em sinh viên cũng có nhiều cơ hội hơn để học hỏi về môi trường làm việc thông qua các hoạt động thực tế tại doanh nghiệp, các buổi toạ đàm, chia sẻ từ chuyên gia và nhiều hoạt động khác nữa. Những chuyển dịch này theo mình thấy luôn được các bạn sinh viên tán thành và hoan nghênh. Bởi vậy, trong tương lai, mình nghĩ đây là xu hướng tiếp tục được phát huy mạnh mẽ.

Vậy nên, nếu lựa chọn và muốn làm tốt việc giảng dạy trong tương lai, bên cạnh việc đọc sách, bạn cũng có thể tìm tòi và học hỏi các phương thức kết nối và tạo động lực, các cách thức để giúp tăng tương tác trong lớp học và tăng sự tham gia của sinh viên vào bài giảng. Với các môn học thuộc ngành Quản trị mà mình đảm nhận ở Trường Quốc tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, mỗi bài giảng thường có một phần lý thuyết và các hoạt động khác kèm theo. Ví dụ như tìm hiểu về các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam để đánh giá chiến lược của họ, tham gia các trò chơi mô phỏng doanh nghiệp, hội chợ, bài tập nhóm dưới nhiều hình thức khác nhau (cùng thiết kế và sáng tạo ra sản phẩm, cùng xây dựng mô hình doanh nghiệp,...). Sinh viên luôn là những người trẻ thích sáng tạo, khao khát khẳng định bản thân. Vì vậy, hãy trao cho các em cơ hội để tự khám phá và thể hiện bản thân thông qua các hoạt động trong giờ học. Và sinh viên cũng có mối quan tâm lớn đến việc sau khi ra trường có thể làm gì, thế giới ở bên ngoài trường học như thế nào. Do vậy, bằng cách này hay cách khác, hãy cố gắng đưa các kiến thức thực tế từ bên ngoài vào bài giảng, hoặc tìm ra các kết nối giữa kiến thức của môn học với công việc thực tế tại các doanh nghiệp. Không có môn học khô khan, chỉ có bài giảng khô khan, và làm thế nào để bài giảng không khô khan phụ thuộc hoàn toàn vào “điều kiện đủ” mà mình đã nói ở trên – mong muốn chia sẻ kiến thức và giúp đỡ người học của bạn lớn tới đâu, bài giảng của bạn sẽ hay tới đó.

Tất nhiên, giảng viên Đại học không phải công việc chỉ toàn màu hồng mà có cả những mảng xám, đen khác. Chẳng hạn như khi có những sinh viên không thích học; khi nghiên cứu của bạn không đạt kết quả kỳ vọng; khi ngập đầu trong những deadline dày đặc,... Hãy cứ coi đó là những ngày mưa bão và sau cơn mưa, trời sẽ lại sáng với rất nhiều nắng vàng. Đó là khi sinh viên của bạn sau khi ra trường vẫn nhắn tin cho bạn rằng “em hiện tại vẫn đang dùng những thứ cô dạy”, hay khi sinh viên gửi cho bạn những mẩu giấy cảm ơn vì “nhờ môn học của cô mà em lại có cảm hứng học tập trở lại”. Với riêng mình, mỗi khi rơi vào trạng thái mông lung hay bất định, mình lại quay về điểm đầu tiên khởi nguồn của mọi thứ: “mình muốn dạy học vì mình thích khám phá và muốn chia sẻ kiến thức với mọi người”. Xuất phát điểm này giống như ngọn hải đăng để dẫn đường và chỉ lối cho mình trong những lúc bối rối, những ngày “mưa gió” hay những khi không biết nên làm gì tiếp theo.


💹 Trích "Người Trong Muôn Nghề: Ngành Kinh Tế Có Gì? (Tập 2)"
Bộ sách hướng nghiệp toàn diện và cập nhật nhất về ngành Kinh Tế
💹 Đặt sách tại: https://tinyurl.com/spiderum-kt2

🎁 BIG SALE 25.6 - MUA LÀ CÓ QUÀChỉ trong 0H - 12H - 21H săn ngay các ưu đãi MUA 1 TẶNG 1 kèm GIÁ SỐC TIẾT KIỆM TỚI 50% t...
24/06/2025

🎁 BIG SALE 25.6 - MUA LÀ CÓ QUÀ

Chỉ trong 0H - 12H - 21H săn ngay các ưu đãi MUA 1 TẶNG 1 kèm GIÁ SỐC TIẾT KIỆM TỚI 50% tại: https://s.shopee.vn/2LMnFr8rJZ

🎁 QUÀ TẶNG NGẬP TRÀN LÊN TỚI 500K:
Tặng ngay tản văn khi mua một cuốn từ Tủ sách “gối đầu giường” của nhà Nhện:
👉🏻 Tặng "Mùi Mẹ"/"Chuyện Người Chuyện Ngỗng" khi mua từ 120K
👉🏻 ĐẶC BIỆT: Tặng 1 cuốn sách “Người Trong Muôn Nghề” ngành Kinh tế khi mua từ 250K (số lượng có hạn)
👉🏻 Tặng kèm Sticker Nhện may mắn + card KHÓA HỌC EXCEL cho các đơn hàng trong đặt trong ngày 25/6

📚 KHÁM PHÁ TỦ SÁCH HƯỚNG NGHIỆP - TỰ TIN BỨT PHÁ:
📍 BỘ TỨ HƯỚNG NGHIỆP cực đỉnh: Series Người Trong Muôn Nghề cung cấp các góc nhìn, câu chuyện thực tế về các nhóm ngành nghề hiện nay, giúp cho các bạn học sinh và phụ huynh có thêm sự lựa chọn định hướng cho kỳ tuyển sinh Đại học năm nay
📍 Trang bị TƯ DUY BỨT PHÁ - Vững vàng trước những thử thách mới:
- Combo Seneca: Những Bức Thư Đạo Đức 2 tập - Suy Tưởng: tủ sách “gối đầu giường” về chủ nghĩa khắc kỷ, giúp bạn rèn luyện tư duy tích cực, bản lĩnh thời đại mới
- Combo Tôi Đã Sống Một Cuộc Đời Phi Truyền Thống + Sách trong series “Người Trong Muôn Nghề”: vượt qua khuôn mẫu thông thường để dám theo đuổi ước mơ của bản thân
- Bộ đôi du học - Bước Ra Thế Giới: Cẩm nang du học và săn học bổng & Đường Tới Nước Mỹ: cẩm nang chắp cánh con đường khám phá thế giới mới dành cho bạn

📚 Và nhiều tựa sách với các chủ đề như Hướng Nghiệp, Kỹ Năng, Phát Triển Cá Nhân, Marketing, Truyền Thông, Sáng Tạo, Văn Học Hiện Đại,…

Tiết kiệm lên đến 50% cùng với nhiều quà tặng hấp dẫn trong khung giờ vàng khi mua sắm tại: https://s.shopee.vn/2LMnFr8rJZ
🎉 Cùng Spiderum Books khởi động mùa hè thật bứt phá bạn nhé

7 THÓI QUEN TƯỞNG LÀ LƯỜI BIẾNG (NHƯNG THỰC CHẤT GIÚP BẠN LÀM NHIỀU VIỆC HƠN)Năm 1850, nhà kinh tế học người Pháp Claude...
24/06/2025

7 THÓI QUEN TƯỞNG LÀ LƯỜI BIẾNG (NHƯNG THỰC CHẤT GIÚP BẠN LÀM NHIỀU VIỆC HƠN)

Năm 1850, nhà kinh tế học người Pháp Claude-Frédéric Bastiat xuất bản bài luận nổi tiếng của mình, “Ce qu’on voit et ce qu’on ne voit pas” hay “Điều gì được nhìn thấy và điều gì không được nhìn thấy”. Trong đó, ông lập luận chống lại "nhà kinh tế tồi", người chỉ nhìn vào hiệu quả ban đầu của các hành động được thực hiện, chứ không phải hậu quả về sau.

Việc phá cửa sổ phản tác dụng là khỏi bàn. Song, trong đời sống công việc, nhiều người trong chúng ta lại chính là "nhà kinh tế tồi" mà Bastiat đã cảnh báo. Ta tập trung vào năng suất , nhưng lại làm suy yếu khả năng làm công việc quan trọng mà người khác không nhìn thấy.

Hãy xem xét một người ở lại văn phòng muộn hàng đêm, để cho mọi người thấy anh ta là một “người gánh team” như thế nào. Ngoại trừ điều này làm anh ta ngủ ít hơn và khiến anh ta uể oải. Anh ta bỏ lỡ thời gian dành cho đồng nghiệp, những người có lẽ đã giới thiệu anh ấy cho các dự án và sự thăng tiến. Anh ta không bao giờ có thời gian để suy nghĩ, và do đó không nghĩ ra những ý tưởng tuyệt vời có thể thúc đẩy anh ta tiến lên. Bất chấp sự cực nhọc của anh ấy, sự thiếu tiến bộ của anh ấy chỉ thuyết phục ảnh rằng mình đã không đủ chăm chỉ.

Hôm nay, tôi muốn xem xét câu hỏi của Bastiat vì nó áp dụng cho công việc của chúng ta. Những yếu tố vô hình nào ảnh hưởng đến năng suất của chúng ta để một thứ trông có vẻ lười biếng thực sự mang lại kết quả?

1. THỰC SỰ NGỦ ĐỦ GIẤC

Những người đam mê năng suất thích thức dậy sớm. Thức dậy lúc 7 giờ sáng là chưa đủ với họ, có khi cần thức dậy lúc 6, 5 hoặc thậm chí 4h30 sáng.

Tất cả chúng ta đều khác nhau về thời điểm ngủ tự nhiên, vì vậy, dậy sớm có thể phù hợp với một số người. Nhưng đối với nhiều người khác, nó đang buộc chúng ta vào một nhịp điệu không tự nhiên dẫn đến việc ngủ ít hơn.

Ngủ là một ví dụ điển hình của một hoạt động hiệu quả trông có vẻ lười biếng. Giấc ngủ không chỉ giúp củng cố trí nhớ, nâng cao nhận thức và cải thiện tâm trạng của bạn, mà sự vắng mặt của nó là rất tai hại. Không ngủ đủ giấc, nhiều người trong chúng ta tin rằng mình đã “thích nghi” nhưng sự thật là hiệu suất nhận thức của chúng ta cứ tiếp tục giảm.

Ngủ ngon dẫn đến làm việc tốt hơn.

2. ĐI BỘ ĐƯỜNG DÀI CHỈ ĐỂ SUY NGHĨ

Một hệ quả khác của việc ưu tiên cái "thấy" hơn cái "không thấy" trong công việc là chúng ta coi nhẹ thời gian dành cho việc suy nghĩ. Vì người ngoài không biết ta đang nghĩ gì , nên những người hay nhìn xa xăm hoặc "đang nghỉ giải lao" thường bị coi là làm biếng.

Thực tế, đi bộ đường dài chỉ để suy nghĩ là một trong những điều hiệu quả nhất bạn có thể làm. Albert Einstein, khi mường tượng về những ý tưởng đằng sau thuyết tương đối rộng đã làm phần lớn việc suy nghĩ khi đi bộ đường dài. Thay vào đó, nếu ông bị buộc phải liên tục ra những bài báo tầm thường, để tỏ ra mình năng suất, toàn bộ hiểu biết của chúng ta về vũ trụ sẽ thật nghèo nàn.

3. CHÁT CHÍT VỚI ĐỒNG NGHIỆP VỀ CÔNG VIỆC

Việc tán gẫu "giải nhiệt" là dấu hiệu rõ mồn một của sự lười nhác. Trừ những lúc nó không phải thế.

Trong Enigma of Reason, 2 nhà nghiên cứu Hugo Mercier và Dan Sperber, cho rằng con người không tiến hóa để suy luận tốt về mọi thứ một cách cô lập. Khả năng suy luận, logic và thấu hiểu của chúng ta được phát triển để giành chiến thắng trong các cuộc tranh luận, chứ không phải để xác định sự thật.

Điều này ngụ ý rằng khi bạn chỉ nghĩ về vấn đề một mình, thì việc đi đến kết luận chính xác sẽ khó hơn nhiều. Đối mặt với một "hội đồng", bạn tận dụng được khả năng lý trí của mình theo cách chúng được thiết kế. Kết quả là, nhiều thông tin dường như không thể với được khi làm một mình lại thật hiển nhiên khi có sự tương tác với nhau.

Tất nhiên, giống như tất cả các cải tiến năng suất vô hình khác, cách này bị đánh giá là dở vì giao tiếp xã hội thường không tạo ra những đột phá về năng suất gì cả. Tuy nhiên, dành thời gian để trò chuyện về những vấn đề khó khăn với đồng nghiệp hiếm khi là lãng phí.

4. NGỦ TRƯA

Giấc ngủ rất quan trọng. Đặc biệt là vào ban đêm khi bạn có thể bước vào giai đoạn ngủ sâu hơn, giúp củng cố trí nhớ.

Tuy vậy, cuộc sống không phải lúc nào cũng cho phép ta có giấc ngủ trọn vẹn. Đôi khi chúng ta sẽ thấy mình phải vật lộn để thức trong khi làm việc, hầu như không đạt được tiến bộ nào. Trong những trường hợp đó, ngủ trưa nên được coi là một cách hiệu quả chứ không phải là sự lười biếng lãng phí.

Một khó khăn khi chợp mắt vào buổi trưa là bạn ngủ quên và cảm thấy chệnh choạng sau đó (chưa kể đến lãng phí thời gian). Vì vậy, nếu bạn đang ở một vị trí mà ngủ trưa là một lựa chọn, bạn có thể sử dụng mẹo CHIẾC THÌA. Nó bao gồm việc ngủ với một chiếc thìa trong tay và không chạm đất. Khi bạn ngủ quá say, các cơ của bạn sẽ giãn ra, thìa sẽ rơi xuống và tiếng kêu lục cục sẽ đánh thức bạn.

"Giấc ngủ cà phê", khi mà bạn kết hợp một giấc ngủ ngắn với một ly cà phê trước khi ngủ trưa cũng có thể kéo dài sự tỉnh táo của bạn. Sự kết hợp này hoạt động đặc biệt hiệu quả vì adenosine, chất khiến bạn cảm thấy buồn ngủ, bị loại bỏ khỏi các thụ thể sau một giấc ngủ ngắn, và các thụ thể được giải phóng sau đó có thể được "sạc" bởi caffeine, giúp bạn tỉnh táo.

Đọc tiếp bài viết của tác giả mediumvn tại https://spiderum.com/bai-dang/BAY-THOI-QUEN-TUONG-LA-LUOI-BIENG-NHUNG-THUC-CHAT-GIUP-BAN-LAM-NHIEU-VIEC-HON-qz6

Để nhận được công việc thì thứ đầu tiên cần phải vượt qua khiến ai cũng đau đầu là vòng xét CV và phỏng vấn. Mục đích cố...
23/06/2025

Để nhận được công việc thì thứ đầu tiên cần phải vượt qua khiến ai cũng đau đầu là vòng xét CV và phỏng vấn. Mục đích cốt lõi của việc phỏng vấn là để tìm ra ứng cử viên phù hợp nhất cho một vị trí cụ thể, chứ không nhất thiết phải là người giỏi nhất trong lĩnh vực đó. Khi đứng ở vị trí nhà tuyển dụng, các thông tin được xem xét thường được chia thành 3 nhóm chính:

Điều kiện cơ bản: Ứng cử viên này đã đạt được hết những yêu cầu tối thiểu được đưa ra hay chưa? (vd: bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, giấy tờ đầy đủ, etc.) Thông tin này thường được xét ở vòng CV hoặc nhà tuyển dụng sẽ gọi thẳng cho ứng cử viên để xác nhận.

Kỹ năng cứng: Ứng cử viên này có đủ kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm cần thiết cho vị trí này không? Thiếu, đủ, hay dư? Thông tin này thường sẽ được xét ở vòng phỏng vấn trực tiếp hoặc qua các bài kiểm tra mà công ty giao cho ứng cử viên.

Kỹ năng mềm: Ứng cử viên có tính cách, giá trị, và quan điểm phù hợp với công ty hay không? Thông tin này thường được xét dựa trên cả quá trình nhà tuyển dụng tiếp xúc với ứng cử viên, đồng thời qua thái độ và cách trả lời các câu hỏi tình huống trong vòng phỏng vấn.

Dựa trên nền tảng này, qua 5 năm lăn lộn đi thực tập mình đã liên tục quan sát và thử nghiệm nhiều cách rải đơn khác nhau nhằm tạo ra chiến thuật tối ưu nhất cho bản thân, đồng thời tự phát triển một phong cách phỏng vấn khá đặc trưng mà ít ai bắt chước được. Quá trình mà mình thường áp dụng diễn ra như sau:

1. Đặt mục tiêu rõ ràng

Bằng cách hỏi bản thân: "Mình muốn học được gì ở công việc tiếp theo? Muốn trải nghiệm ở môi trường công ty thế nào? Những yếu tố và giá trị nào quan trọng với mình ở thời điểm hiện tại? Có công ty nào nằm trong danh sách mơ ước của mình không? Những mảng nào mình quan tâm?"

Ví dụ:
- Bạn A: "Mình muốn làm ở những tập đoàn lớn để thử trải nghiệm cách họ xây dựng hệ thống và điều hành từ bên trong như thế nào. Mình muốn nhắm vào một trong những công ty trong FAANG (Facebok, Apple, Amazon, Netflix, Google)"
- Bạn B: "Mình muốn thử sức với môi trường năng động như startup để được học những công nghệ mới nhất và làm nhiều dự án đa dạng, có tầm ảnh hưởng lớn đến công ty / khách hàng."
- Bạn C: "Mình quan tâm tới sức khoẻ hoặc tài chính nên mình muốn chỗ làm cũng phải liên quan tới những mảng đó. Công ty lớn hay nhỏ đối với mình không quan trọng ở thời điểm này."

Việc đặt mục tiêu và kỳ vọng rõ ràng ngay từ đầu sẽ thường giúp mình khoanh vùng "đối tượng" hợp lý hơn, tránh mất thời gian rải đơn hàng loạt nhưng không đạt được kết quả như mong muốn (chất lượng > số lượng). Đồng thời, câu trả lời của mình cho những câu hỏi trên sẽ là một nền tảng thiết yếu để xây dựng chiến thuật tấn công hiệu quả cho những những bước tiếp theo. Mình thường không tính toán quá lý trí trong giai đoạn này mà thường để sự tò mò tự nhiên dẫn dắt tới đáp án, và tuyệt nhiên né hẳn những suy nghĩ tự nhát bản thân như: "Công ty này nghe đồn khó lắm, thiếu kinh nghiệm như mình chắc còn lâu mới vào được" vì ai cũng phải có điểm khởi đầu. Lo lắng vì chưa có kinh nghiệm đi làm? Cứ đọc đi, lát chỉ cho :)

2. Khoanh vùng đối tượng

Dựa trên câu trả lời ở bước 1, mình lướt mạng tìm hiểu loanh quanh về các chương trình thực tập để lọc ra thành một danh sách tên của 10 công ty mà mình có hứng thú muốn thực tập nhất, rồi rút gọn dần xuống còn 5 > 3 > 1 để lập rank. Bắt đầu từ top 1 đi lên, cho mỗi công ty, mình sẽ tìm hiểu những thông tin sau:

✅ Những yêu cầu tối thiểu mà thực tập sinh phải có (nếu thấy bản thân không đạt đủ điều kiện thì cho công ty xuống rank trong danh sách)
✅ Ngày mở đơn trong năm thường bắt đầu khi nào => đánh dấu lại trong Apple/Google Calendar
✅ Vị trí thực tập yêu cầu những kỹ năng chuyên môn hoặc kinh nghiệm gì để qua được vòng CV => Cần thiết cho bước 4
✅ Sơ bộ các bước trong quá trình phỏng vấn (có bao nhiêu vòng? gồm những vòng gì?)
✅ Giá trị cốt lõi và hướng đi tập trung hiện tại của công ty

3. Chủ động tìm hiểu

Những thông tin ở bước 2 hầu hết đều có thể tìm được ở rất nhiều nơi rải rác trên Internet. Mình thường bắt đầu bằng cách tìm các từ khoá trên Google, vô trang web công ty, rồi lân la qua các câu hỏi liên quan trên Quora, các cuộc bàn luận trên Reddit và Blind, các cuộc phỏng vấn trên Glassdoor, các hội nhóm trên Facebook, hoặc tìm người từng thực tập / làm việc ở công ty đó trên LinkedIn để soi CV của họ rồi nhắn tin hỏi thẳng về quá trình tuyển dụng thế nào. Nếu vẫn không tìm ra được gì thì có thể thử đăng lên những diễn đàn chuyên môn trên mạng xã hội để hỏi thông tin thêm về công ty đó. Chủ động trong việc tìm thông tin và biết cách đặt đúng câu hỏi cho người khác là hai kỹ năng cực kỳ quan trọng lúc đi làm nên hãy rèn luyện từ bây giờ.

Đối với những startup ít thông tin trên mạng, mình thường nhắn thẳng trên LinkedIn cho nhà tuyển dụng hoặc những người có vị trí cấp cao ở công ty đó hỏi xem có vị trí thực tập nào đang mở không? Nếu không có thì mình có thể làm ứng cử viên đầu tiên cho chương trình của họ không? Phần lớn đối phương sẽ lơ đẹp, nhưng có một lần may mắn bác trưởng ban kỹ sư của một unicorn startup ở Vancouver chịu trả lời và cho mình thử sức các vòng phỏng vấn kéo dài suốt 1 tháng. Rốt cuộc mình lại lọt vào thành thực tập sinh đầu tiên ở công ty đó, lại còn được đãi ngộ tốt với mức lương rất ổn. Thế nên dù cơ hội được trả lời không cao nhưng mình nghĩ đây là một con đường rất đáng để mọi người thử vì ít ai dám nghĩ tới. Một lần nữa, hãy chủ động, cơ hội chỉ đến với những người chịu tìm kiếm :)

4. Mài dũa khả năng kể chuyện

Cứ xem như khi xong bước 4, khi đã chuẩn bị kỹ càng xong, thì ta đã có đủ kiến thức, trải nghiệm và kỹ năng vừa đủ xài để vượt qua phần phỏng vấn kỹ năng cứng. Yếu tố còn lại chỉ còn có mỗi phần kiểm tra kỹ năng mềm, mảng mà mình chưa bao giờ thất bại vì đơn giản mình nắm được kỹ năng quan trọng nhất để vượt qua vòng này: kỹ năng kể chuyện.

Hầu hết những câu hỏi đánh giá kỹ năng giao tiếp sẽ yêu cầu ứng cử viên nhớ về một sự kiện trong quá khứ và thuận lại mạch chuyện cũng như cách xử lý tình huống. Những câu hỏi quen thuộc gây ám ảnh thường nằm dưới dạng "Hãy kể về một lần..."

- "Hãy kể về một lần bạn có tranh chấp với đồng nghiệp. "
- "Hãy kể về một lần bạn tự học."

Ví dụ, cho câu hỏi #2: "Hãy kể về một lần bạn tự học."

Trả lời #1: "Có một lần, em gặp một dự án khó nên em tự lên mạng tìm tòi và làm theo các video hướng dẫn."

Trả lời #2: "Năm ngoái, em đụng phải một dự án khá đau đầu mà trong lớp khoa học máy tính chưa có ai làm qua. Thế là em nhìn vào chủ đề chính, chia nó ra thành nhiều chủ đề nhỏ hơn để dễ tìm hiểu từng nhánh và đặt thời gian (timebox) đề tìm hiểu từng chủ đề, từ 1 tới 3 tiếng, tuỳ vào mức độ phức tạp của mỗi chủ đề nhỏ. Khi hết thời gian, nếu em vẫn chưa tìm được giải pháp hay chưa hiểu cặn kẽ chủ đề đó thì em sẽ tìm những người liên quan để đặt những câu hỏi sâu hơn hoặc hỏi họ có biết ai khác hiểu rõ về chủ đề này hơn không. Em lặp lại quá trình này cho các chủ đề nhỏ cho tới khi em có đủ thông tin để sắp xếp, phân loại và tìm ra hướng tiếp cận phù hợp cho chủ đề lớn ban đầu. Em học được cách giải quyết này từ việc đọc blog của công ty anh và thấy một trong những giá trị của công ty là Luôn Tìm Tòi rất thú vị. Em tin là nếu được nhận vào, em sẽ đóng góp được rất nhiều cho văn hoá đó."

Giờ cho đoán thử xem câu trả lời nào được duyệt? :3

Những yếu tố mà mình nghĩ thường khiến một câu trả lời trở nên lôi cuốn hơn là:
• Nêu tình huống cụ thể chứ không chung chung
• Mạch thời gian rõ ràng, logic, không bị đứt quãng hay nhảy cóc mà không có lý do
• Mang lại cảm giác gây cấn cho người nghe: người kể gặp phải những khó khăn, cản trở, và cuối cùng qua nhiều bước khác nhau đã giải quyết được vấn đề
• Thể hiện được rành mạch luồn suy nghĩ và hành động của người kể mà thông qua đó nhà tuyển dụng nhìn ra được tư duy hoặc thái độ của người đó đối với khía cạnh cụ thể được nêu ra trong câu hỏi
• Thể hiện được mối liên kết cá nhân với công ty, cho nhà tuyển dụng thấy được sự quan tâm qua việc tìm hiểu kỹ trước đó
• Đa dạng, có chiều sâu: phần này này dùng hết những trải nghiệm ở bước 4 ra rồi chia đều cho các câu hỏi để nhà tuyển dụng thấy được sự cố gắng, luôn thích học cái mới ở người kể

Để thuần thục kỹ năng kể chuyện này, mình thường luyện bằng cách...mời người lạ một cốc cafe và 30 phút tìm hiểu nhau online. Khi tập kể câu chuyện của mình bằng nhiều cách khác nhau với nhiều người, mình dần học được cách điều chỉnh câu chuyện của bản thân sao để người nghe thích thú hoặc dễ hiểu hơn, từ đó khi vào phỏng vấn thì cứ theo tự nhiên mà chém gió là auto qua vòng :)

Đọc đầy đủ bài viết của tác giả tại https://spiderum.com/bai-dang/AMA-Hoc-duoc-gi-qua-nhung-lan-tim-viec-zuqhB2C95XKM

CỘNG ĐỒNG YẾU THẾ KHÔNG PHẢI NƠI ĐỂ CHÚNG TA CHỨNG MINH ƯU THẾ, TÀI NĂNG VÀ LÒNG TỐT CỦA MÌNHGửi đến các em học sinh muố...
22/06/2025

CỘNG ĐỒNG YẾU THẾ KHÔNG PHẢI NƠI ĐỂ CHÚNG TA CHỨNG MINH ƯU THẾ, TÀI NĂNG VÀ LÒNG TỐT CỦA MÌNH

Gửi đến các em học sinh muốn làm thiện nguyện: “Đừng làm thiện nguyện kiểu truyền thông nữa”.

Hồi còn trẻ, cô từng mang trong mình giấc mơ sẽ đi “cứu thế giới” và mong muốn được làm việc tại các tổ chức phi chính phủ (NGOs). Có lần, cô tham gia vào một dự án nghiên cứu về tình hình xóa đói giảm nghèo tại một thôn nhỏ ở Hòa Bình. Khi phỏng vấn người dân, cô nhận thấy câu trả lời của họ rất giống nhau, đầy khách sáo và có phần xa cách.

Sau một hồi trao đổi, một người trong làng bất ngờ hỏi cô mua đôi giày đang đi ở đâu. Cô mới nhận ra đôi giày ấy quá nổi bật so với khung cảnh và hoàn cảnh của dân làng – nó vô tình nhấn mạnh thêm sự khác biệt giữa cô, một “người thành phố”, với họ. Kỷ niệm này khiến cô ngẫm lại, tự hỏi liệu mình đã thực sự hiểu người dân và đã làm được gì để giúp đỡ họ, hay chỉ đang hành động vì bản thân và mơ mộng của chính mình.

CỘNG ĐỒNG YẾU THẾ KHÔNG PHẢI NƠI ĐỂ CHÚNG TA CHỨNG MINH ƯU THẾ, TÀI NĂNG VÀ LÒNG TỐT CỦA MÌNH.

Thời gian qua, cô thấy nhiều câu lạc bộ và dự án tình nguyện do các em học sinh, sinh viên tổ chức.

Mỗi dịp lễ, các em thường tụ họp, lên một chuyến xe đến thăm một trung tâm, một bản làng, hoặc một nơi nào đó có những người ”yếu thế” trong xã hội. Các em đến dạy học hoặc cho quà, ngồi tâm sự, chơi đùa với các em nhỏ, với hy vọng có thể giúp đỡ họ và học hỏi những bài học về cuộc sống.

Thế rồi hết ngày, các em chụp một tấm ảnh, đăng story kèm nhạc nhẹ nhàng, cảm động vì mình đã làm một việc tốt và được học thêm một bài học về cuộc đời này.
Nhưng chậm lại một chút, hình như chúng ta bỏ quên những câu hỏi sau đây:

Các bạn có biết họ cần gì không? (Bạn hỏi họ cần gì chưa? Bạn đã hỏi chuyên gia trong lĩnh vực chưa? Bạn biết có ai đã cho họ điều tương tự hay chưa?).

Các bạn có biết cách “cho” họ chưa? (Bạn có biết một ngày của họ diễn ra thế nào không? Bạn tới bao nhiêu tiếng, vào ngày nào để họ không bị mất công mất việc? Đã chọn cách ăn mặc, cư xử phù hợp để không gây thêm khoảng cách chưa?).

Các bạn có chịu được hậu quả xấu nhất không? (Đã xem xét những gì mình làm có thể gây ra những kết quả không mong đợi gì chưa? Nếu có, đã chuẩn bị để giải quyết chưa?).

Bản thân cô thời còn trẻ cùng đã đi làm thiện nguyện, để rồi đau đáu: Rút cục ngoài một tấm ảnh và cảm giác hạnh phúc nhất thời, mình có thực sự giúp được gì cho cộng đồng?

Cô rất quý sự trong sáng và nhiệt thành muốn cống hiến cho xã hội của người trẻ – họ đơn thuần muốn tốt cho cộng đồng chứ! Do vậy, cô vẫn khuyến khích các bạn học sinh, sinh viên làm công tác xã hội.

Nhưng chúng ta sẽ cần chậm lại, nghiêm túc hơn để sự trong sáng không trở thành biện hộ cho việc chúng ta làm việc thờ ơ và thiếu cân nhắc.

Dù trong sáng, chúng ta cũng vẫn cần có trách nhiệm, bởi lẽ chúng ta đang can thiệp vào nhịp sống vốn có của một con người mà!

🧭 Trích𝐓𝐨̂𝐢 đ𝐚̃ 𝐬𝐨̂́𝐧𝐠 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐜𝐮𝐨̣̂𝐜 đ𝐨̛̀𝐢 𝐩𝐡𝐢 𝐭𝐫𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐭𝐡𝐨̂́𝐧𝐠 (Tiến sĩ Phí Linh Giang)
🧭 Đặt sách tại https://bit.ly/spiderum-tup

21/06/2025

🗣️ THỜI GIAN Ở CÔNG SỞ TRÔI KHÁ ẢO:
- Ngày không có việc: 8 tiếng dài như 80 tiếng
- Ngày nhiều việc: 8 tiếng nhanh như 8 phút
- Chiều thứ Sáu: 4 tiếng dài như 40 tiếng
- Chiều trước kỳ nghỉ Lễ: 4 tiếng dài như 400 tiếng
- Họp (không khí vui): 1 tiếng nhanh như 10 phút
- Họp (không khí phê bình): 1 tiếng dài như 1 thế kỷ
- Trễ lương: 1 tuần dài như 1 năm
- Kỳ nghỉ lễ: 1 phút 30 giây
- Giờ ngủ trưa: 1 phút 30 giây
- Thất nghiệp: 1 tháng nhanh như 1 phút 30 giây

Trích bài đăng của tác giả Hưng Huỳnh trên LinkedIn. Ủng hộ bài viết gốc tại https://tinyurl.com/2xbjsz63

Công việc Business Development sẽ giúp bạn học được rất nhiều điều, trong đó, giá trị nhất là tinh thần thích nghi với m...
20/06/2025

Công việc Business Development sẽ giúp bạn học được rất nhiều điều, trong đó, giá trị nhất là tinh thần thích nghi với mọi sự thăng - trầm và mạng lưới quan hệ bạn tích luỹ được trong quá trình làm việc. Nói riêng về BD mảng TMĐT, do áp lực về thay đổi của ngành này vô cùng nhanh, plan hôm nay thì tuần sau đã có thể đã phải “quay xe”. Hãy sẵn sàng để đón nhận mọi biến động nếu bạn muốn đi đường dài với nghề.

Ví dụ, khi mới vào, các bạn sẽ có ít nhất 2 tuần để học và được đào tạo tất cả kiến thức của một sàn TMĐT. Khoảng 4 tuần tiếp theo, bạn phải “tiêu hóa” hết những thông tin/kiến thức đó để bắt đầu đi hỗ trợ khách hàng, đối tác. Quá trình làm việc nảy sinh muôn hình vạn trạng vấn đề: giao hàng trục trặc; seller bị đánh giá sản phẩm trên sàn không chất lượng; seller không thanh toán chi phí cho sàn; rồi cả những chuyện nhỏ nhặt như seller so sánh giữa sàn này và sàn khác, tại sao sàn A có cái này mà sàn B lại không có,... Vì thế, việc bắt đầu công việc BD trong sàn TMĐT sẽ cho bạn môi trường cọ xát và học hỏi được rất nhiều. Tôi nghĩ, kinh nghiệm 1 năm làm BD sàn TMĐT cũng tương đương khoảng 2 năm làm BD ở các công ty nhỏ bên ngoài.

Do đặc thù như vậy, công việc này sẽ “ngốn” của bạn rất nhiều thời gian. Các sàn TMĐT hoạt động 24/24, nhà bán và người mua có thể gặp vấn đề bất cứ lúc nào. Nếu muốn hoàn thành công việc, đạt KPI, bạn sẽ phải chăm sóc, tư vấn cho họ trong khoảng thời gian nhanh nhất có thể. Chưa kể những ngày sale lớn trong tháng (như 9.9; 10.10; 11.11), lúc mọi người hào hứng, mải miết săn sale thì BD cũng mải miết tra dò, kiểm định lại thông tin. Công việc nhiều nên hay phải tăng ca, và cũng dễ dẫn tới sai sót. Trong quá trình làm việc với seller, những giấy tờ về hợp đồng nếu không cẩn thận có thể gây ảnh hưởng tới tiền bạc. Bạn phải làm việc với giá cả của sản phẩm, nhiều thao tác nhập giá lên hệ thống rất dễ sai sót, đòi hỏi tính cẩn thận cao. Nếu mắc lỗi, bạn có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến cả nhà bán hàng và cả sàn. Ví dụ, một sản phẩm trị giá 1.000.000đ, nhưng bạn nhập nhầm giá bán trên sàn thành 100.000đ, chỉ trong vài giây, hàng chục sản phẩm đã được bán ra. Với TMĐT, các giao dịch diễn ra rất nhanh và có thể khuếch đại sai sót của bạn lên gấp nhiều lần.

Tôi có một người bạn kinh nghiệm 5 năm làm BD lĩnh vực giáo dục. Khi chuyển sang làm BD sàn TMĐT, dù đã có kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, nhưng va phải “hung thần” TMĐT thì cũng bị “ngợp”. Việc phải “tiêu hóa” một lượng lớn kiến thức về hệ thống, tính năng, quy tắc, chương trình,... trên một sàn TMĐT khiến bạn vô cùng stress. Tôi cũng nhìn thấy chính bản thân mình của những ngày đầu tiên làm nghề trong đó.

Dù khắc nghiệt là thế, ngành TMĐT lại là nơi tập trung nhiều bạn trẻ vô cùng tài năng. Khi đặt chân vào môi trường như vậy, bạn phải thực sự giỏi thì mới “sinh tồn” được. Thị trường có thể sàng lọc liên tục, nhưng những người có tài thì luôn trụ vững. Hãy kiên trì, chịu khó nghiên cứu, học hỏi đồng nghiệp và liên tục thực hành. Vượt qua giai đoạn 2 tháng đầu tiên, công việc sẽ dần suôn sẻ.

BD đem đến cho bạn nhiều và cũng có thể lấy đi của bạn không ít, nhưng tôi cho rằng công việc nào cũng có 2 mặt như vậy cả, chỉ là, đâu là cái giá bạn sẵn sàng trả mà thôi.

💹 Trích "Người Trong Muôn Nghề: Ngành Kinh Tế Có Gì? (Tập 2)"
💹 Đặt sách tại: https://tinyurl.com/spiderum-kt2

“Những chiếc CV đầu bạc” – Khi tuổi tác trở thành gánh nặng giữa kỷ nguyên AI !?Tôi chợt giật mình…40, 50 tuổi - cái tuổ...
19/06/2025

“Những chiếc CV đầu bạc” – Khi tuổi tác trở thành gánh nặng giữa kỷ nguyên AI !?

Tôi chợt giật mình…

40, 50 tuổi - cái tuổi mà lẽ ra con người ta phải ổn định, vững chãi, có “chỗ đứng” sau bao năm cày cuốc. Nhưng không. Thế giới này đang xoay quá nhanh. Và những người từng được gọi là “trụ cột”, “lão làng”, giờ đây lại lặng lẽ xếp hàng nộp CV, cạnh tranh với những người chỉ bằng nửa tuổi mình.

Khi AI trỗi dậy, năng suất tăng, chi phí giảm, tốc độ gấp đôi thì con người lại bị buộc phải chứng minh mình còn giá trị. Nhưng với những người trung niên, đó không chỉ là một cuộc chạy đua kỹ năng. Đó là trận chiến với chính bản thân: với sự tự ti vì không theo kịp công nghệ, với nỗi sợ bị thay thế, với cái nhìn hoài nghi từ nhà tuyển dụng khi thấy năm sinh quá… xa.

Một chiếc CV, nhưng chứa cả một đời phấn đấu. Chứa cả những ngày từng dẫn dắt, quản lý, từng là mentor của nhiều người nay đã thành công hơn mình. Nhưng bây giờ, họ lại bắt đầu lại từ đầu, học lại từ khái niệm AI, prompt, công cụ số, data…

Liệu chúng ta có đang quá khắt khe với người lớn tuổi trong một thế giới đổi thay chóng mặt?

Câu hỏi không chỉ dành cho xã hội, mà cho chính mỗi chúng ta, những người đang trẻ hôm nay nhưng sẽ già trong mai này.

Tôi không tin rằng người lớn tuổi là “lỗi thời”. Họ chỉ cần một cơ hội học lại, cập nhật lại và nhất là, được nhìn nhận với lòng trân trọng. Vì họ mang trong mình thứ mà AI không thể có: trải nghiệm, trực giác, và một tâm hồn từng nếm trải đủ vị đắng ngọt của đời người.

Chúng ta cần một cuộc chuyển đổi số không chỉ công bằng về công nghệ mà còn nhân văn về con người.

Và nếu bạn đang ở độ tuổi 40, 50…

Đừng tuyệt vọng. Hành trình mới chỉ bắt đầu. AI không thay bạn. Nhưng nó buộc bạn phải trở thành một phiên bản tốt hơn, không chỉ để tồn tại, mà còn để tiếp tục truyền lại giá trị sống cho một thế hệ đang lớn lên giữa màn hình và dữ liệu.

Trích bài đăng của tác giả Phùng Hải Long trên LinkedIn. Ủng hộ bài viết gốc tại https://tinyurl.com/3yd7xw4z

Công tác ngoại giao phức tạp hơn (thời kỳ ngoại giao theo ý thức hệ đơn giản hơn nhiều). Tình hình quốc tế phức  tạp hơn...
18/06/2025

Công tác ngoại giao phức tạp hơn (thời kỳ ngoại giao theo ý thức hệ đơn giản hơn nhiều). Tình hình quốc tế phức tạp hơn; ngoại ngữ đối với nhà ngoại giao yêu cầu cao hơn; ngoài ra, đòi hỏi các nhà ngoại giao có kiến thức công nghệ thông tin tốt. Hiện nay, các đại sứ thường trao đổi với nhau qua thư điện tử. Đó cũng là kênh tuyên truyền đối ngoại hiệu quả.

Là đại diện quốc gia, nhà ngoại giao cần rất cẩn trọng trong phát ngôn, trong ứng xử. Làm ngoại giao là phải cọ xát với các nhà ngoại giao các nước khác, “mang chuông đi đấm nước người” nên cũng rất thách thức. Xa quê hương, có khi phải xa vợ chồng, con cái, cha mẹ, ông bà, người thân,... đôi khi không làm tròn chữ hiếu.

Năm 1995, khi tôi đang là Phó Giám đốc Học viện Quan hệ quốc tế (Học viện Ngoại giao), tôi được Nhà nước cử làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Ba Lan. Đây là chuyến đi công tác nhiệm kỳ đầu tiên. Khó khăn cũng khá nhiều, tôi chưa từng làm việc tại cơ quan đại diện nhưng lại là người đứng đầu cơ quan đại diện. Mặc dù tôi đã tìm hiểu kinh nghiệm qua các anh chị từng qua nhiệm kỳ, song vẫn có nhiều bỡ ngỡ như thảo điện mật, xử lý các vấn đề lãnh sự, bảo vệ lợi ích cộng đồng người Việt Nam ở Ba Lan vốn rất phức tạp. Học làm nghiên cứu động thái, học viết điện mật sao cho ngắn gọn, súc tích, đặc biệt là bảo vệ lợi ích chính đáng của người Việt ở Ba Lan khi họ bị trục xuất, bị tạm giữ,... Vừa làm, vừa học, cầu thị, nên đã nhanh chóng nắm được mọi vấn đề và xử lý tốt các vấn đề của cơ quan đại diện.

Theo nghĩa hẹp, ngoại giao là đàm phán, vì thế, nhà ngoại giao giỏi là nhà đàm phán thuyết phục, không phải “đánh bại” đối tác, đối phương. “Thắng” chính là thuyết phục được người đối thoại.

Có câu chuyện đáng nhớ xảy ra khi tôi đang làm đại sứ tại Ucraina. Khoảng tháng 4/2005, Đại sứ quán nhận được điện của Ban Đối Ngoại Trung ương đề nghị sắp xếp cho Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm chính thức Ucraina. Ngay ngày hôm sau, tôi đã gặp Bộ Ngoại giao để trao đổi về chuyến thăm. Đại diện Bộ Ngoại giao trả lời luôn: “Vì ông Nông Đức Mạnh là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nên danh nghĩa đón là Đảng Cộng sản Ucraina, còn nội dung làm việc là của nhà nước.” Mặc dù, Ban Đối ngoại Trung ương không đề xuất là chuyến thăm cấp Nhà nước, song tôi đã đề nghị phải là chuyến thăm cấp Nhà nước vì là người lãnh đạo cao nhất của Việt Nam. Bên bạn không đồng ý, cho là trái với quy định lễ tân của Ucraina. Họ gợi ý chỉ có Tổng thống Leonid Kuchma mới quyết định được vì đó là ngoại lệ. Tôi đã nghĩ ngay là phải tìm lập luận để thuyết phục Bộ Ngoại giao và Tổng thống. Lập luận gồm các nội dung sau:

1. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, trên cả Chủ tịch nước;
2. Việt Nam và Ucraina có quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống;
3. Tổng Bí thư Đỗ Mười của Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng tiến hành các chuyến thăm cấp nhà nước Ấn Độ (9/1992), Singapore (10/1993), Hàn Quốc, Nhật Bản (4/1995) và Úc, New Zealand (7/1995).

Lập luận đã thuyết phục được Tổng thống Leonid Kuchma và Bộ Ngoại giao. Rất tiếc, chuyến thăm đã không diễn ra do chính chúng ta hủy vào phút chót khi Đoàn tiền trạm của Ban Đối Ngoại trung ương đã có mặt ở Kiev.

Tôi kể câu chuyện trên để bạn thấy, công việc nào cũng tồn tại thuận lợi và khó khăn đặc thù. Đối với ngành ngoại giao, trước hết, đây là hoạt động chính trị, nên các bạn cần rèn luyện phẩm chất đạo đức, nhạy bén chính trị, tính cẩn trọng, nói ít nghe nhiều. Đặc biệt là trung thành với Tổ quốc, với Đảng, vì lợi ích quốc gia - dân tộc. Không chỉ vậy, ngoại giao còn là sự dung hòa giữa nghệ thuật và khoa học tổng hợp nên đòi hỏi bạn luôn đối đầu với thách thức, nghiên cứu, phấn đấu để có kiến thức rộng, sâu, như kiến thức về đất nước, con người, về quốc tế, khu vực hay vấn đề mình phụ trách, về lịch sử, luật pháp, kinh tế, văn hóa,...; ngoại ngữ quốc tế thông dụng, tiếng địa phương,...; kỹ năng viết, nói, đàm phán, xây dựng quan hệ, làm việc với báo chí, truyền thông,... Hãy không ngừng học tập, trải nghiệm thực tế để xây dựng cho bản thân phong cách năng động, sáng tạo, nhìn xa, trông rộng. Và ghi nhớ lời Bác Hồ đã căn dặn: “Dĩ bất biến ứng vạn biến”.

Và dù là thời đại nào, khi đã chọn nghề, bạn hãy đam mê và quyết chí học cho giỏi. Muốn học giỏi, ngoài đam mê, quyết chí, phải cần cù và có phương pháp đúng đắn, khoa học, có chí tiến thủ.

👨🏻‍💻 Trích sách "Người Trong Muôn Nghề: Ngành Xã hội Nhân văn có gì?"
👨🏻‍💻 Đặt sách tại https://tinyurl.com/spiderum-xhnv

Address

Quan Hoa
Hanoi

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Người Trong Muôn Nghề posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Người Trong Muôn Nghề:

Share

Dự án sách hướng nghiệp Người Trong Muôn Nghề

“Mình muốn theo học Thiết kế, nhưng bố mẹ chỉ thích ngành Ngân hàng… Mình cảm thấy chán ngán với Ngân hàng, mà cũng không đủ hiểu về ngành Thiết kế để tranh luận với gia đình nên đang rất bế tắc.

Năm nay em lớp 12, chỉ còn vài tháng nữa là phải chọn ngành, chọn trường mà vẫn chưa biết mình phù hợp với nghề gì? Thông tin trong cuốn “Những điều cần biết” của Bộ Giáo dục thì chung chung, không lẽ lại chỉ đăng ký bắt chước các bạn.

Đã sắp hết năm 3 Đại học nhưng tớ vẫn còn hết sức mơ hồ về chuyện năm sau ra trường sẽ làm công việc gì. Làm thế nào để chọn được một công ty phù hợp trong khi bản thân không quá xuất sắc?”

Bạn có thấy mình đã, đang và sẽ nằm trong những tình huống này? Với những người trong độ tuổi mười tám đôi mươi, hướng nghiệp chưa bao giờ là một câu chuyện dễ dàng. Hầu hết chúng ta đều đã từng hoặc đang trải qua cảm giác không biết mình thuộc về đâu, không biết mình đến Trái Đất làm gì. Khó khăn lớn nhất có lẽ không phải là kiếm được việc, mà là chọn được một nghề thực sự phù hợp với bản thân.