
17/03/2025
ĐỐI CHIẾU PI VÀ STELL
Hôm nay ăn trưa tôi có viết bài này, sau khi đọc lại White Paper của Pi thật chậm rãi. Vì sao Pi phải ra đời và chúng ta đang ở đâu trên tiến trình phát triển của nó.
Đầu tiên là cần biết có hai loại sổ cái phân tán cơ bản với các node.
Loại 1: một máy node khám phá ra một block, các máy còn lại công nhận block đó. Các node cạnh tranh với nhau để tìm ra block trước. Đây là cách vận hành của blockchain Bitcoin. Có những trang trại Bitcoin có thể tiêu hao lượng điện bằng cả nước Thuỵ Sỹ.
Loại 2: các máy node cùng mạnh ai nấy kiếm block, không cạnh tranh nhau, node nào tìm ra được block thì “gửi tin nhắn” cho các node còn lại để yêu cầu công nhận. Các node “tin cậy” nhau theo một mô hình phân tán và không tập quyền vào node nào cả, các node tiến hành bầu cử cho node vừa tìm ra block. Đây là cách mà blockchain Stellar vận hành. Pi sử dụng thuật toán này của Stellar.
Tuy nhiên chỗ này sẽ dẫn tới một câu hỏi: nếu đã có Stellar rồi thì Pi ra đời chi nữa? Bởi vì thực tế thì Stellar hiện tại là một gã khổng lồ công nghệ rồi và cũng đang phát triển và hoàn thiện từng ngày. Stellar hiện tại đã được nhiều đại công ty về thanh toán quốc tế công nhận và có một chỗ đứng rất cao rồi. Nếu tiến sĩ Nicolas Kokkalis không có bản lĩnh đưa ra cái gì mới mà Stellar chưa có, cải tiến được những hạn chế của Stellar hiện tại, thì câu trả lời sẽ là Pi không cần thiết phải ra đời.
Khi đọc lại White Paper của Pi, chúng ta có thể thấy đây là một dự án rất dài hơi và thấy Nicolas đã nói rõ về những khác nhau giữa Stellar và Pi, và từ đó thấy được cái Pi đang có mà Stellar chưa có. Hãy thử đối chiếu như dưới đây:
1. Giao thức hoạt động
Cả Stellar và Pi đều sử dụng Stellar Consensus Protocol (SCP) làm nền tảng cho cơ chế đồng thuận, nhưng cách triển khai và mục tiêu của chúng khác nhau:
Stellar:
SCP trong Stellar dựa trên khái niệm quorum slices (lát cắt định số) và quorum intersection (giao định số), cho phép các nút (nodes) đạt được đồng thuận mà không cần đào dựa trên Proof-of-Work (PoW) như Bitcoin. Các nút trong Stellar thường là các tổ chức hoặc công ty lớn (ví dụ: IBM) có độ tin cậy cao, và mạng được thiết kế để xử lý giao dịch tài chính nhanh chóng, hiệu quả với tính bảo mật cao. Mỗi nút chọn một tập hợp các nút khác mà nó tin tưởng (quorum slice), và đồng thuận được đạt khi các tập hợp này giao nhau.
Pi Network:
Pi cải tiến SCP để phù hợp với mục tiêu cho phép cá nhân tham gia vào mạng thông qua thiết bị cá nhân (điện thoại, máy tính xách tay). Thay vì chỉ dựa vào các nút tổ chức như Stellar, Pi mở rộng mạng bằng cách đưa vào khái niệm trust graph (đồ thị tin cậy) do người dùng (Contributors) cung cấp. Các nút trong Pi sử dụng thông tin từ trust graph này để cấu hình kết nối của chúng, nhằm đảm bảo tính phi tập trung và khả năng tiếp cận cho người dùng thông thường. Vì vậy khi bạn chạy node, nó cần gắn với tài khoản Pi.
Khác biệt chính:
- Stellar hướng tới một mạng lưới chuyên nghiệp, tập trung vào các tổ chức.
- Pi mở rộng SCP để bao gồm các thiết bị cá nhân, tạo ra một hệ thống phi tập trung triệt để với sự tham gia của cộng đồng.
2. Các vai trò trong mạng
Stellar:
Chỉ có hai loại nút chính: Validator (trình xác thực) và Observer (trình quan sát).
Validators là các nút tham gia trực tiếp vào quá trình đồng thuận, trong khi Observers chỉ theo dõi và truy vấn trạng thái mạng mà không ảnh hưởng đến đồng thuận.
Các nút này thường được vận hành bởi các tổ chức tài chính hoặc công ty lớn, với mục tiêu tối ưu hóa hiệu suất và độ tin cậy.
Pi Network:
Pi giới thiệu bốn vai trò để khuyến khích sự tham gia của cá nhân:
- Pioneer: Người dùng ứng dụng di động, xác nhận danh tính hàng ngày và thực hiện giao dịch, đào solo.
- Contributor: người hoàn thành vòng tròn bảo mật 5/5, giúp xây dựng trust graph toàn cầu.
- Ambassador: Tuyển ref mới vào mạng.
- Node: Người dùng chạy phần mềm Node trên máy tính, tham gia SCP và sử dụng trust graph để kết nối với mạng chính.
Một người dùng có thể đảm nhận nhiều vai trò cùng lúc, và tất cả đều được thưởng Pi mới đúc hàng ngày nếu tham gia tích cực.
Khác biệt chính:
- Stellar có cấu trúc đơn giản với ít vai trò, tập trung vào các nút chuyên nghiệp.
- Pi phức tạp hơn với nhiều vai trò, nhằm khuyến khích sự tham gia rộng rãi từ cộng đồng người dùng cá nhân.
3. Trust Graph và Quorum Slices
Stellar:
Các nút trong Stellar tự chọn quorum slices (những nút mà chúng tin tưởng) dựa trên độ tin cậy thực tế, thường là các tổ chức có uy tín.
Đồng thuận được đảm bảo thông qua quorum intersection, nghĩa là bất kỳ hai quorum nào cũng phải có ít nhất một nút chung.
Pi Network:
Pi bổ sung trust graph – một đồ thị tin cậy được xây dựng từ danh sách các mối quan hệ tin cậy do Contributors cung cấp.
Các nút Pi sử dụng trust graph này để quyết định cách cấu hình quorum slices của chúng, thay vì chỉ dựa vào sự tin tưởng trực tiếp như Stellar. Điều này giúp các nút cá nhân (chạy trên thiết bị thông thường) vẫn có thể kết nối an toàn với mạng chính.
Khác biệt chính:
- Stellar dựa vào sự tin tưởng trực tiếp giữa các nút tổ chức.
- Pi tận dụng trust graph từ cộng đồng để hỗ trợ các nút cá nhân, tăng tính phi tập trung.
4. Mục tiêu và đối tượng người dùng
Stellar:
Được thiết kế để hỗ trợ các giao dịch tài chính xuyên biên giới nhanh chóng và rẻ (ví dụ: chuyển tiền quốc tế).
Đối tượng chính là các ngân hàng, tổ chức tài chính, và doanh nghiệp.
Tốc độ xử lý giao dịch cao (3-5 giây mỗi khối) và có khả năng xử lý hàng nghìn giao dịch mỗi giây.
Pi Network:
Mục tiêu là tạo ra một loại tiền điện tử dễ tiếp cận cho mọi người, cho phép cá nhân “đào” Pi trên thiết bị di động mà không cần phần cứng chuyên dụng như Bitcoin.
Đối tượng chính là người dùng cá nhân, đặc biệt là những người không có chuyên môn kỹ thuật cao.
Tính năng “đào” được định nghĩa rộng hơn, bao gồm việc tham gia vào mạng (không dựa vào PoW mà dựa vào SCP và đóng góp hàng ngày).
Khác biệt chính:
- Stellar tập trung vào hiệu suất tài chính cho tổ chức.
- Pi ưu tiên khả năng tiếp cận và tham gia của người dùng cá nhân.
5. Phân phối phần thưởng
Stellar
Stellar sử dụng SCP để tính toán lạm phát và phân phối Lumens (đồng tiền của Stellar) định kỳ cho những người nắm giữ Lumens, dựa trên số dư của họ. Không có khái niệm “đào” như Bitcoin hay Pi; phần thưởng chủ yếu dành cho các Validator duy trì mạng.
Pi Network
Pi phân phối Pi mới đúc hàng ngày cho tất cả các vai trò (Pioneer, Contributor, Ambassador, Node) dựa trên mức độ đóng góp của họ. Không giống Bitcoin (phần thưởng chỉ dành cho một thợ đào mỗi 10 phút), Pi không cần nhóm đào (mining pool) và đảm bảo phần thưởng công bằng hơn cho mọi người tham gia.
6. Khả năng mở rộng
Stellar
Được tối ưu hóa để xử lý nhanh (3-5 giây mỗi khối) với số lượng nút giới hạn, chủ yếu là các tổ chức có máy chủ mạnh. Tuy nhiên, khi số lượng nút tăng lên, số lượng tin nhắn mạng cần trao đổi sẽ tăng, có thể làm giảm tốc độ đồng thuận.
Pi Network
Pi đặt mục tiêu mở rộng số lượng nút lớn hơn Stellar, bao gồm cả các thiết bị cá nhân yếu hơn. Điều này làm tăng thách thức về khả năng mở rộng, vì số lượng tin nhắn mạng sẽ tăng theo cấp số nhân.
Khác biệt chính:
- Stellar ưu tiên tốc độ với số lượng nút hạn chế.
- Pi ưu tiên quy mô với số lượng nút lớn hơn, chấp nhận đánh đổi về tốc độ để tăng tính phi tập trung.
7. Kết Luận:
Với cá đối chiếu này, chắc anh em đã hiểu cơ bản sự khác nhau của Pi và Stellar, và từ đây cũng hiểu vì sao cần có Pi Network ra đời để cho công nghệ blockchain và crypto có thể phi tập trung hơn, tiệm cận với lý tưởng của các “tổ phụ” sáng lập ra công nghệ này.
Pi Network là một phát minh mới, theo nghĩa chân thật nhất và tích cực nhất, rộng hơn cả tiền bạc và hệ sinh thái. Dự án này thực sự lớn và kinh khủng hơn bất cứ gì anh em có thể tưởng tượng trong những giấc mơ hoang đường nhất của mình.
Ngay lúc này, dù open mainnet rồi, nó vẫn đang ở bước đầu phát triển!
Hình: sơ đồ mạng của Stellar; sơ đồ của Pi phức tạp hơn 10^5 lần. Rứa hỉ.