24/06/2025
Anh trai từ bỏ ước mơ nuôi 3 em gái thành tài, 20 năm sau bà nội hối hận quá muộn...Ngày đó, anh tôi đứng trước cổng trường Đại học Bách Khoa, tờ giấy báo trúng tuyển còn chưa kịp nhàu, nước mắt đã rơi. Anh quay lưng đi, không phải vì điểm không đủ, mà vì ở nhà còn ba đứa em gái đói cơm, một người bà già nua và một mái nhà dột nát."
Gia đình anh Trí sống ở một xã nhỏ thuộc huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Mẹ mất sớm khi đứa út mới lên ba, cha thì bỏ đi biệt xứ từ đó không có tin tức. Mọi gánh nặng đổ dồn lên đôi vai gầy guộc của bà nội – cụ Nguyễn Thị Đào – và cậu con trai cả là Trí, lúc đó mới chỉ 17 tuổi.
Trí là học sinh giỏi toàn huyện, học lớp 12 nhưng đã biết làm ruộng, làm thuê, biết đi cày thuê từ 4h sáng rồi lại tất tả về đi học. Người trong làng thương lắm, bảo: "Thằng Trí học giỏi mà hiền, sau này nên ông này bà nọ đó!"
Trí có ba cô em gái: Mai, Lan và Hương – ba cái tên mẹ đặt lúc còn sống, mong tụi nhỏ sau này như hoa mai nở giữa mùa đông. Nhưng hoa có đẹp mấy cũng cần đất màu, mà nhà thì chỉ toàn đất sỏi đá và khốn khó.
Năm đó, Trí đỗ Đại học Bách Khoa Hà Nội với số điểm cao gần tuyệt đối. Thầy cô mừng, trường phổ thông vinh danh, cả làng xôn xao. Nhưng bà nội thì trầm lặng, châm điếu thuốc lào, lặng lẽ quay vào trong buồng.
Buổi tối hôm đó, Trí ngồi bên bà, trên tay là giấy báo trúng tuyển.
“Bà ơi, con lên Hà Nội học nghe bà. Mỗi tuần con chỉ cần 50 nghìn tiền ăn thôi, con sẽ đi làm thêm.”
Bà nội thở dài, đôi mắt mờ đục nhìn vào khoảng không.
“Rứa còn ba đứa em gái? Bà già rồi, ai chăm? Ai cho chúng ăn học? Trí đi rồi, nhà ni lấy ai làm ruộng, lấy ai cáng đáng?"
Trí im lặng. Một bên là giấc mơ, một bên là máu thịt ruột rà.
Tối đó, anh lặng lẽ đốt tờ giấy báo nhập học sau nhà. Ngọn lửa bập bùng hắt lên gương mặt chai sạm vì nắng gió. Mơ ước thành kỹ sư, làm ra tiền xây nhà cho bà, cho em… tan vào tro bụi.
Từ ngày ấy, Trí bỏ học. Anh làm đủ nghề: bốc vác gạo ở chợ huyện, đi phụ hồ, bắt cá đêm ở khe suối, mùa hè thì lên rừng bóc vỏ quế thuê. Ai thuê gì làm nấy.
Có lần, bà con thấy Trí sốt cao mà vẫn lết ra đồng gặt lúa thuê, người xanh xao đến tội. Họ xót xa, hỏi sao không nghỉ. Trí chỉ cười:
“Ba đứa nhỏ còn phải đóng tiền học…”
Bà nội từ đó lúc nào cũng giấu mặt quay đi mỗi khi nhìn thấy tấm lưng gầy của cháu đẫm mồ hôi. Bà biết, cháu bà từ chối đại học không phải vì không muốn, mà vì thương bà, thương em.
Nhờ có anh, ba cô em gái đều được đi học đàng hoàng. Mai đỗ Đại học Ngoại thương, Lan học Y Hà Nội, còn bé Hương đỗ Sư phạm Huế.
Anh không đi học, nhưng mỗi lần các em thi đỗ, anh cười như chính mình thành công.
Ngày Mai đi Hà Nội nhập học, Trí đưa em ra bến xe bằng chiếc xe đạp cà tàng. Trời mưa, áo mưa rách tơi tả. Trí dúi vào tay em 300 nghìn – số tiền anh tích góp 3 tháng – rồi vội quay xe đi không để em kịp khóc.
Lan thì khác, ngày em vào trường Y, Trí phải đi làm 2 tháng liền ở Quảng Bình, ngủ trong lán công trình, ăn cơm hộp để dành gửi cho em học phí.
Còn Hương – cô út – mỗi lần được anh dạy kèm học, luôn bảo:
“Anh mà đi học là giỏi nhất nước. Em học được như hôm nay là nhờ anh.”
Trí chỉ cười, xoa đầu em:
“Anh học đời. Còn tụi em học chữ, sau này nhớ giúp đời, giúp người.”
Cụ Đào năm đó đã ngoài 70, mắt mờ, tay run. Ngày nào bà cũng ra hiên chờ cháu về. Bà biết lỗi, biết mình chính là người khiến giấc mơ của Trí tan biến.... đọc tiếp dưới bình luận 👇