Thuy Anhh

Thuy Anhh Im lặng là cách tốt nhất để giữ những tổn thương không loang lổ theo từng lời nói

TẠI SAO THIẾT LẬP LUẬT LỆ TRONG GIA ĐÌNH LÀ CẦN THIẾT?Đã bao nhiêu lần trẻ khiến bạn phải giận lên, quát mắng thậm chí đ...
20/07/2023

TẠI SAO THIẾT LẬP LUẬT LỆ TRONG GIA ĐÌNH LÀ CẦN THIẾT?
Đã bao nhiêu lần trẻ khiến bạn phải giận lên, quát mắng thậm chí đánh trẻ. Liệu sau những lần đó bạn cảm thấy như thế nào? Liệu trẻ sẽ cảm thấy gì? Đó có phải là một cách tốt giáo dục? Có một cách hữu hiệu và khoa học hơn mà cha mẹ được khuyên là "cho trẻ chọn làm theo luật".

KHI NÀO CÓ THỂ BẮT ĐẦU THIẾT LẬP LUẬT?
Sớm ngay khi gia đình bạn có thành viên mới, hãy thiết lập 1 lịch trình cụ thể cho các hoạt động gia đình trước khi trẻ bước sang 1 tuổi.

Khi trẻ bắt đầu 2 tuổi, bạn có thể đưa ra 1 số hướng dẫn đơn giản từng bước trong các trò chơi và khuyến khích trẻ tham gia theo. VD. Mẹ vỗ tay, con mới đưa banh cho ba, nếu không con sẽ phải chạy vòng quanh ba mẹ 2 vòng. Nếu con khóc đòi không theo lượt, chúng ta sẽ kết thúc. Đánh tay với trẻ để cho trẻ thể hiện ý kiến đồng ý.

Trẻ em ở độ tuổi này đã bắt đầu thích làm theo hướng dẫn và tuân theo luật các trò chơi. Do đó, cha mẹ chỉ cần khuyến khích và nghiêm túc thực hiện trong các trò chơi. Sau 1 thời gian, trẻ sẽ rất ngoan và chơi rất vui, ít bướng bỉnh tranh giành.

Khi trẻ 3-4 tuổi, đây là 1 khoảng thời gian tốt để giới thiệu 1 số luật lệ trong gia đình vì trẻ đã hoàn thành nhận thức độc lập ở giai đoạn trước và bắt đầu chấp nhận hành vi nào là được phép, hành vi nào không được phép.

ĐÂY LÀ MỘT SỐ LUẬT GỢI Ý:

1. Giờ đi ngủ
Gia đình nên thiết lập 1 giờ ngủ và tạo nếp sớm khi trẻ bước sang 6 tháng tuổi vì sau độ tuổi này trẻ bắt đầu nhận thức dần ngày-đêm và trở nên "không muốn ngủ" vì biết rằng ngủ là trẻ "không được chơi, không được vui" . Thiết lập giờ ngủ là 1 phần để trẻ sớm làm quen và vượt qua nó. Trẻ sẽ ngoan chịu đi ngủ và thức dậy đúng giờ hơn.

Luật ngủ bắt đầu với giờ lên giường, còn gọi là hugging time, là bạn và trẻ cùng tham gia vào 1 hoạt động trên giường 15-20 phút trước giờ ngủ. VD, đọc sách, đố vui, chơi, nói chuyện. Tuy nhiên cần lưu ý không có hoạt động màn hình điện tử trong thời gian này.
Giờ ngủ là giờ trẻ phải đi ngủ và bắt đầu bằng câu nói: đến giờ đi ngủ rồi, con ngủ ngon nhé!

Nếu nhà có nhiều phòng, nên bắt đầu cho trẻ ngủ riêng khi trẻ 1 tuổi. Có thể gắn camera hoặc máy quan sát để kiểm tra trẻ khi ngủ.

2. Luật nhà bếp
Nhà bếp là nơi trẻ sẽ có nhiều tò mò từ 2 tuổi. Trẻ có thể tự làm đau mình khi khám phá những vật dụng như dao, kéo, bếp lò, lò vi sóng, nước giặt đồ hay nước rửa chén. Do đó, 1 luật lệ là cần thiết. Đừng nghĩ bạn cấm hay không muốn nói đến là hạn chế trẻ sử dụng. Trẻ sẽ tìm cách lén sử dụng và hậu quả có thể rất nghiêm trọng.

Dán sticker khuôn mặt nguy hiểm lên các vật dụng và để 1 tấm bảng ở tủ lạnh để trẻ biết trẻ không dùng gì và được phép dùng gì ở nhà bếp. Trẻ con thích được cho biết điều này và chúng sẽ tuân thủ nghiêm túc hơn chúng ta nghĩ, trừ khi bạn cố giấu trẻ thì sự tò mò sẽ chiến thắng nhận thức của trẻ.

Trẻ có thể được phép lặt rau phụ mẹ, sắp xếp đũa muỗng, lột vỏ trứng sao không bị nóng.

Với những vật dụng không được sử dụng, giải thích cho trẻ nó nguy hiểm như thế nào.

Trẻ con cần được dạy hơn là cấm đoán.

3. Luật thuốc men
Tương tự như vật dụng nhà bếp, tỷ lệ nhập viện do ngộ độc thuốc vì trẻ tò mò là cao hàng năm. Trẻ cần được cho biết đâu là thuốc và trẻ chỉ được đụng vào khi có người lớn. Thậm chí, có thể cho trẻ biết thuốc và kẹo khác nhau như thế nào. VD. mùi vị và hình dạng.

4. Luật sử dụng điện thoại, Ipad, TV
Các trẻ 18 tháng tuổi - 5 tuổi nên giới hạn tổng thời gian sử dụng màn hình điện tử dưới 60 phút/ngày.

Luật sử dụng điện tử có thể bao gồm:
+Thời gian nào được phép xem tivi. VD. sau giờ ăn hoặc khi xem cùng bố mẹ.

+Khi sử dụng điện thoại, có thể thiết lập thời gian cho trẻ để tuân theo. VD. con chỉ chơi 5 phút và thiết lập tiếng chuông điện thoại để trẻ biết 5 phút là bao lâu. Nếu trẻ không đúng thì cả ngày đó trẻ không được sử dụng. Chỉ cần thiết lập nghiêm túc vài lần, trẻ sẽ tuân theo luật này.

5. Luật mở cửa cho người lạ
Mở cửa cho người lạ khi có tiếng chuông là hành vi thường gặp của trẻ nhỏ < 6 tuổi. Đó không phải lỗi của trẻ mà chỉ là do tính tò mò kết hợp với nhận thức độc lập trong "sự thông báo" ở giai đoạn này.

Luật trong trường hợp này là thay đổi hình thức. Thay vì ra mở cửa, thì hãy gọi ba mẹ hoặc người lớn. Trẻ con thích "thông báo", nên đừng cấm, mà hãy cho trẻ thông báo đúng người.

6. Luật giờ ăn
Cũng như giờ ngủ, giờ ăn cũng cần thiết lập sớm khi trẻ bắt đầu ăn dặm.

Trước 10 tháng tuổi, trẻ nên được ngồi ăn trên ghế cao. Trong lúc ăn, luật ngoại cảnh nên áp dụng như không TV, Ipad, và không bế rong. Chỉ cần vi phạm 1 lần sẽ rất tai hại vì trẻ lúc này bắt đầu học được sự đòi hỏi có điều kiện.

Sau 10 tháng tuổi, trẻ có thể bắt đầu chán ngồi ghế do nhận thức độc lập phát triển. Bạn có thể thử hạ ghế để chân trẻ chạm đất thì trẻ có thể ăn tập trung hơn.

Sau 1 tuổi, trẻ có thể đòi ra khỏi ghế. Bạn có thể bỏ luật ghế nhưng luật ngoại cảnh vẫn cần được giữ nhiều nhất có thể.

Sau 3 tuổi, trẻ có thể ngồi ăn cùng gia đình hoặc ngồi bàn ăn gần các thành viên khác trong bữa ăn để trẻ bắt đầu học luật ăn của gia đình.

St

⛔ĐÁNH TRẺ - HÃY DỪNG NGAY TRƯỚC KHI BẠN NHẬN RA LÀ MỘT TỘI ÁC. "Dạy con ra trò với những hình phạt đánh, mắng chửi" là m...
18/07/2023

⛔ĐÁNH TRẺ - HÃY DỪNG NGAY TRƯỚC KHI BẠN NHẬN RA LÀ MỘT TỘI ÁC.

"Dạy con ra trò với những hình phạt đánh, mắng chửi" là một cách làm hoàn toàn không khoa học. Trên thực tế, nếu nhìn vào khía cạnh phân tích não bộ, các việc làm trên sẽ ví như 1 "cơn sang chấn động đất" đủ mạnh có thể gây tổn thương 1 phần não bộ. Vết thương hằn trên da thịt bé sẽ lành, nhưng vết nứt và sự đứt gãy trong các liên kết tế bào thần kinh ở một vùng nào đó trong não bộ sẽ là khiếm khuyết theo bé cả đời. Có những khiếm khuyết phát triển thành tự kỉ, overactive (kích động); ám ảnh tự chỉ thị. Những hậu quả này sẽ diễn ra trong bóng tối của não bộ, và từ từ hiện ra khi bé lớn hơn, khi lập gia đình. Ví dụ, một bé gái từ nhỏ bị cha ngược đãi, hay say rượu đánh mẹ và bé. Bé lớn bình thường, học giỏi, thành đạt, nhưng khi lập gia đình, đời sống vợ chồng làm tái hiện lại khoảnh khắc bạo hành ngày xưa (do một phần não bộ đứt gẫy và nằm khuất sau nhiều năm), cô bé trở nên dễ bất hòa với chồng, và hay gay gắt với con cái. Hậu quả là gia đình tan rã. Nếu nhìn lại con số thống kê khoa học trong 20 năm gần đây, con số tan rã gia đình do có tiền sử bạo hành trong tuổi thơ các bé là con số đáng báo động.

NÃO TRẺ LÀ MỘT BỨC TRANH CỦA NHỮNG MẢNH GHÉP
Đây là một ví dụ mà tôi tin chắc rằng bạn nào cũng từng trải nghiệm, mà mang lại cho bạn 1 chuỗi cung bậc cảm xúc từ THÍCH - TÒ MÒ - NHÀM CHÁN - BỰC NHỌC - BÙNG NỔ.

Trong khi đó, trẻ con cũng có cung bậc cảm xúc giống bạn trong vi dụ này, nhưng cung bậc của bé là như thế này: THÍCH 1 - TÒ MÒ - THÍCH 2 - TÒ MÒ - THÍCH 3 - TÒ MÒ -THÍCH 4 -... - THÍCH ĐỦ.
Ví dụ tôi sẽ đưa ra là: Chắc bạn đã từng tò mò hỏi "Tại sao con tôi cứ chạy lòng vòng từ chỗ tôi ngồi đến 1 cái bàn lên 2 bậc thang cười ở đó, rồi chạy xuống cười với tôi một cách thích thú. Ban đầu tôi rất vui vì bé vui, nhưng bé làm cả chục lần như vậy. Đối với bé, bé vui mỗi lần quay lại vì mỗi lần bé ghép 1 ảnh trong não bộ, do đó mỗi chuỗi quay lại bé cảm thấy vui khác nhau và không nhàm chán. Đối với tôi, tôi thấy hơi chán, mà có vẻ làm phiền những người xung quanh, tôi lo sợ ánh mắt mọi người nhìn tôi và bé kì dị, do đó, tôi ngăn bé làm. Bé vẫn làm, tôi giữ bé lại, bé khóc, đẩy tôi ra. Tôi giận hơn, dùng dằng bé hơn và kết thúc một câu nói " im ngay, về chỗ ngồi, nếu không, đi về nhà ngay ". Bé khóc, tôi bế xốc bé về và còn hăm dọa bé "về nhà sẽ cho ăn roi".

ĐỂ CON NGOAN...
Cha mẹ có nên nghiêm khắc với trẻ khi trẻ ương bướng không?
Câu trả lời là nên, nhưng không phải theo cách phạt hay mắng. GS. Glaser, BV Great Ormond Street từng nhấn mạnh: Nếu cha mẹ nào nghĩ phạt và la mắng là làm bé ngoan hơn là một suy nghĩ nên bỏ hoặc dừng lại vì nó không khác gì một tội ác, nhưng lại không có tính răn đe hay giáo dục.

ĐỐI VỚI TRẺ DƯỚI 3 TUỔI:
Trẻ không thể phân biệt đúng sai, do đó cha mẹ đừng cố gắng làm điều này. Cha mẹ nên tạo một chuỗi lập lại 1 cách xử lý để thể hiện điều cha mẹ không muốn và muốn trẻ làm vì lúc này não trẻ là bức tranh ghép. Mỗi ngày một ảnh ghép lại, đến khi ghép đủ 1 bức tranh thì trẻ sẽ phản ứng. Điều này là cho trẻ hiểu được điều mà cha mẹ hài lòng và không hài lòng. Trẻ sẽ ngoan hơn.

ĐỐI VỚI TRẺ LỚN HƠN 3 TUỔI:
Trẻ có thể hiểu đúng sai. Bạn nên giải thích mỗi lần bé làm sai và ngăn việc bé làm sai bằng cách đưa bé ra khỏi khu vực bé đang làm sai. Nếu bé khóc thì để bé khóc, bạn hãy đi làm một việc khác. Khi bé bình tĩnh hơn, bạn hãy cho bé biết điều bé làm sai và tại sao bạn không đồng ý.

Đối với các bé "cứng đầu", bạn đừng tranh cãi hay cố giải thích khi bé cứng đầu. Bạn nên im lặng, và cho bé "chỉ lệnh" về thời gian kết thúc để bé suy nghĩ đến việc kết thúc hành động nào đó. Có thể dùng tiếng chuông điện thoại để làm vật nhắc nhở về thời gian. Sau đó, cho bé sự lựa chọn để bé có thời gian lựa chọn. Hãy luôn cho bé thời gian giải thích và lựa chọn, và nếu sự lựa chọn bắt đầu khó kết thúc, thì bạn vẫn kết thúc dù tình huống có sự đồng ý của trẻ hay không khi chỉ lệnh đã đưa ra.

Ví dụ: Con có 5 phút nữa để dẹp đồ chơi, bây giờ con nên sắp xếp chơi để kết thúc trong 5 phút cuối của con nhé --> Đó là chỉ lệnh. Khi chỉ lệnh qua, bạn nên kết thúc trò chơi và hỏi bé muốn dẹp cùng mẹ không. Nếu bé vẫn không muốn dẹp cùng bạn hoặc không đồng ý dẹp, bạn vẫn đi dẹp đồ chơi.

Nhiều bạn sẽ thắc mắc: Liệu khi nào cần đưa hình phạt cho trẻ. VD. Nếu không dẹp trong 5 phút sẽ không được chơi 1 ngày. Thực ra việc đưa hình phạt là chúng ta không thực sự phạt trẻ, mà đó là cách chúng ta cho trẻ 1 cách lựa chọn khó hơn khi phải buộc trẻ bắt đầu nghĩ về nó. Nếu suy nghĩ theo cách này, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Nguyên tắc chung luôn lấy trẻ làm trung tâm và chịu trách nhiệm cho mọi hành vi của trẻ. Do đó, tùy vào mỗi tình huống mà bạn sẽ thay đổi cách ra điều kiện lựa chọn. Hơn hết là sự kiên định trong mọi sự thực thi của bạn. Chính điều này mới là chìa khóa thành công.

3 PHÚT - LÀM BẠN TUYỆT VỜI
Không ai có thể cản được ngọn lửa trong bạn khi bạn giận dữ, lúc bạn cảm thấy mệt mỏi, lúc bạn cảm thấy quá phiền phức với sự ương bướng của trẻ. Có một cách đơn giản bạn chỉ cần nghĩ đến: Hãy thoát ra cảm xúc đó bằng cách vứt bỏ tình huống, chạy ra khỏi trẻ chỉ 3 phút, bạn sẽ bình tĩnh hơn. 3 PHÚT bình tâm sau cơn giận dữ là chìa khóa mang đến tương lai của con bạn và là cánh cổng đóng sập lại tội ác bạo hành của bạn lên con
St

⛔ĐỪNG RA LỆNH, HÃY NÓI CHO TRẺ HIỂU Tất cả cha mẹ đều có cơ hội trở thành 1 khuôn mẫu giáo dục tốt cho trẻ, thông qua cá...
18/07/2023

⛔ĐỪNG RA LỆNH, HÃY NÓI CHO TRẺ HIỂU
Tất cả cha mẹ đều có cơ hội trở thành 1 khuôn mẫu giáo dục tốt cho trẻ, thông qua cách nói chuyện với trẻ, cách mà chúng ta đáp ứng với hành vi của trẻ. Nhớ rằng, khi chúng ta dùng lời nói hổ báo cấm đoán, ra lệnh cho trẻ, thì trẻ sẽ dùng cách hổ báo và ra lệnh với những người khác, thậm chí với chính bạn khi bạn trở nên già. Cách nói chuyện của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến cảm nhận của trẻ về thế giới xung quanh trẻ, ảnh hưởng đến cách đáp ứng và hành vi của trẻ trong cuộc sống.

1. Đi đứng phải cẩn thận chứ!
Cách nói khác:
"Con có nhớ bạn Rùa làm sao thắng bạn Thỏ không? Chính nhờ vào sự kiên trì, cẩn thận và chậm rãi bước đi, không quá hấp tấp vội vàng. Con nghĩ chúng ta cần quan sát và đi chậm lại giống bạn Rùa không?"

2. Suỵt! Im lặng nào
Cách nói khác:
[Giọng bạn nhỏ lại và nói]: Nàng công chúa Lọ Lem sẽ nói thỏ thẻ khi bước vào bữa tiệc có nhiều người xung quanh. Con làm được không con?

3. Thật xấu hổ, toàn làm sai
Cách nói khác:
Lúc nhỏ cha cũng không biết làm.
Con biết chỗ nào con không làm được không?

4. Nín ngay, không mua gì hết, ở nhà có một đống rồi
Cách nói khác:
Nào, hãy nín khóc, cầm khăn lau hết nước mắt.
Nói mẹ nghe con muốn cái gì? Tại sao con muốn nó?
[Nếu trẻ không nín hoặc vẫn lè nhè]
Con sẽ nín khóc nói mẹ nghe hay mẹ sẽ ra tính tiền ngay bây giờ, và mẹ không nghe nữa?

5. Trễ giờ rồi, đi thôi con
Cách nói khác:
“Con muốn chúng ta đi bây giờ hay chúng ta chơi thêm 5 phút nữa rồi sẽ đi?”

6. Không được, nguy hiểm, con còn nhỏ không được chơi [Khi trẻ đòi chơi trò chơi nào đó]
Cách nói khác:
“Mẹ thấy nó không an toàn, con có thể té ngã đau. Con có thể chơi, nhưng sẽ chơi cùng mẹ. Được chứ!”

St

⛔DẠY TRẺ CÁCH TƯ DUYTình huống tôi thường gặp là: Trẻ rất dễ sử dụng cảm xúc (VD như giận dỗi) hoặc đập đầu vào gối hoặc...
15/07/2023

⛔DẠY TRẺ CÁCH TƯ DUY
Tình huống tôi thường gặp là: Trẻ rất dễ sử dụng cảm xúc (VD như giận dỗi) hoặc đập đầu vào gối hoặc khóc la hét để giải quyết vấn đề, để vòi vĩnh hay để đạt được điều trẻ muốn.
Mới sáng nay, trên đường đi làm, 1 cô bé tầm 3 tuổi quăng con gấu bông xuống đất và khóc giữa đường vì mẹ cô bé lỡ đi nhanh hơn cô bé 1 bước chân. Cảm xúc "bị bỏ rơi" đến đột ngột và vô ý đã đẩy suy nghĩ của bé về cảm giác "bị lãng quên", tuy nhiên, trẻ không biết làm gì để thoát ra và chỉ biết áp dụng 1 số cách đơn giản như bực tức hoặc la khóc.

KHÔNG PHẢI LỖI TẠI CON!
Trẻ con không hề có lỗi trong việc này bởi vì người lớn chúng ta thường không chú ý đến dạy bé những cách khác để giải quyết vấn đề của riêng bé, mà để bé tự sử dụng cách thức giận dỗi hoặc la khóc.

DẠY CON CÁCH SUY NGHĨ
Trẻ con có thể đọc cảm xúc của bạn tốt từ 10 tháng tuổi và bắt đầu suy nghĩ về tình huống từ 15 tháng tuổi. Hãy bắt đầu dạy trẻ cách suy nghĩ sớm nhất có thể để trẻ học cách sử dụng suy nghĩ để tư duy và trở thành người giải quyết tình huống.

Để dạy trẻ cách suy nghĩ, cần 3 yếu tố:
1. Trẻ con học từ trải nghiệm, không có đúng sai, chỉ là trải nghiệm.

VD: Trẻ không hài lòng thường đập đầu vào gối. Hành vi này không phải "cách gây áp lực" mà chúng ta hay nghĩ. Đơn giản là thể hiện 1 "sự rối bời" trong tìm cách giải quyết của trẻ. Cha mẹ bình tĩnh, giữ con lại bằng hai tay để cho trẻ lấy lại sự chú ý -tín hiệu này cho bé biết bạn đang lắng nghe. Hãy hỏi con bằng những câu hỏi để giúp trẻ diễn đạt vấn đề rõ hơn. Có những câu hỏi cần câu trả lời của trẻ, nhưng có những câu hỏi chỉ cần mang tính dẫn dắt để trẻ mở rộng diễn đạt. Khi trẻ bình tĩnh, hãy cho trẻ biết việc đập đầu vào gối là không cần thiết, khi cần con hãy nắm tay mẹ, mẹ sẽ trả lời con. Bạn đừng nghĩ trẻ 12 tháng tuổi không hiểu gì khi bạn áp dụng những điều này. Đúng là, trẻ chưa có ngôn ngữ để trả lời câu hỏi của bạn, nhưng trẻ sẽ dùng những cử chỉ, ánh mắt hoặc ngôn ngữ riêng để cho bạn biết. Đó là cách mà trẻ học cách nhận ra trải nghiệm và cách để giải quyết vấn đề.

2. Luôn cho trẻ có ý kiến, không có ý sai hay đúng, chỉ là ý kiến để thảo luận.
Làm cách nào để trẻ bớt đòi mua đồ chơi? Tôi vẫn khuyên cha mẹ: Hãy cho trẻ quyết định mua cái gì và không mua cái gì? thì trẻ sẽ chỉ đòi mua khi suy nghĩ thật kỹ. Tại sao? Bởi vì trẻ đòi mua món đồ nào là do trẻ thích, trẻ muốn cái mới mà chưa thật sự bỏ công suy nghĩ "Mua nó làm gì". Nếu bạn cho trẻ lựa chọn, trẻ bắt đầu lôi 1 danh sách cái này, cái kia và cũng bắt đầu suy tính. Do đó, sự cân nhắc sẽ bắt đầu hình thành.
Khi có sự cân nhắc thì trẻ sẽ không vội đưa ra quyết định nếu chưa suy nghĩ kỹ.

3. Tranh luận với trẻ, không có ý kiến sai hay đúng, chỉ là cách mở rộng vấn đề.
Tranh luận không phải là cách chúng ta dùng sự la hét, ép buộc trẻ phải đồng ý với ý kiến của bạn. Tranh luận là giúp trẻ có ý kiến phản biện. Tranh luận rất dễ làm bạn có suy nghĩ tiêu cực, do đó, nên chú ý bình tĩnh và lắng nghe con bằng trái tim.

Trẻ nhỏ có thể cho rằng: chiếc lá màu đỏ (khái niệm nghe có vẻ sai về sinh học,nhưng thực tế vẫn có những chiếc lá màu này biết đâu bé đã nhìn thấy). Do đó, tranh luận là cách giúp trẻ nhận ra sự kết nối các sự thật (fact) để đưa vào nhận định riêng của trẻ (opinion). Ai cho bạn 1 opinion, điều này có thể đúng hay sai, nhưng opinion này sẽ có giá trị sử dụng nếu nó là sự kết nối các sự thật/bằng chứng (fact/evidence). Đó là nguyên lý cơ bản của sự tư duy.

St

Address

Hoàng Đạo Thành
Hanoi
10000

Telephone

+84932257318

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Thuy Anhh posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share