Pháp Môn Tịnh Độ

Pháp Môn Tịnh Độ Phát Tâm Bồ Đề
Hộ Trì Tam Bảo
Chuyển Tải Phật Pháp
Rộng Khắp Thế Gian
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT🙏🏻🙏🏻🙏🏻

16/01/2025

🌼🌼🌼NHỮNG HÌNH ẢNH KHÔNG NÊN ĐĂNG LÊN MẠNG XÃ HỘI. ❤XIN THƯỜNG NIỆM A DI ĐÀ PHẬT 🙏🙏🙏

Sao gọi là mê? Chúng ta phải biết hiện tượng của mê là gì, chúng ta phải biết thế nào là giác và hiện tượng của giác ngộ...
16/01/2025

Sao gọi là mê? Chúng ta phải biết hiện tượng của mê là gì, chúng ta phải biết thế nào là giác và hiện tượng của giác ngộ lại là gì. Chúng ta thật sự hiểu rõ ràng, hiểu minh bạch rồi thì biết phải học tập như thế nào. Nếu như chẳng biết gì cả thì chúng ta biết học ở đâu bây giờ? Giác ngộ là đối với tất cả người, tất cả sự, tất cả vật đều có thể thông đạt hiểu rõ chính xác, không có sai lầm, đây gọi là giác. Nếu như ở trong đời sống thường ngày, đối với tất cả người sự vật hoàn toàn không hiểu rõ, hoặc giả là tuy biết chút ít nhưng đều là sai lầm, không phải chính xác, đây gọi là mê.

Hiện tượng của giác ngộ, người giác ngộ chắc chắn sẽ không tạo ác nghiệp. Người giác ngộ làm sao tạo ác nghiệp được? Người mê mới tạo nghiệp, người giác ngộ không tạo nghiệp. Chúng ta hãy nói từ chỗ cạn, người giác ngộ nhất định không làm ác. Phật ở trong “Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo” nói với chúng ta, người giác ngộ nhất định sẽ làm được không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không ác khẩu, không ỷ ngữ, không lưỡng thiệt, không tham, không sân, không si, vậy là giác ngộ rồi. Người mê thì hoàn toàn ngược lại, họ khởi tâm động niệm là tham sân si, tạo sát đạo dâm, tạo vọng ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ.

Tướng của mê ngộ chúng ta phải biết, sau đó chúng ta tự mình phản tỉnh lại kiểm điểm, bản thân ta rốt cuộc là mê hay là giác, đã hiểu rõ rồi. Nếu như ta là mê thì ta không phải Bồ Tát, đời này cho dù niệm Phật cũng chưa chắc vãng sanh được. Tại sao vậy? Nghiệp lực đang lôi kéo bạn, bạn không thể thoát khỏi luân hồi.
🍀 Hòa Thượng Tịnh Không Giảng...
Trích Kinh Vô Lượng Thọ Tập 171
Hoan nghênh chia sẻ công đức vô lượng.

Tướng ngã” là chấp trước cái thân này là ta, khởi tâm động niệm đều vì ta, vì lợi ích của ta, đây chính là trong Kinh gọ...
15/01/2025

Tướng ngã” là chấp trước cái thân này là ta, khởi tâm động niệm đều vì ta, vì lợi ích của ta, đây chính là trong Kinh gọi là tướng ngã. Hiện nay, cái mà đại chúng xã hội thông thường gọi là tự tư tự lợi chính là trong Kinh Phật gọi là tướng ngã. Cho nên, chúng ta còn có ý nghĩ tự tư tự lợi là tướng ngã chưa buông xả.

“Tướng nhân”, cái đối lập với ta là người. Đây chính là nói tất cả chúng sanh hữu tình đối lập với chúng ta, đó là tướng nhân. Phạm vi mà tướng nhân bao gồm vô cùng rộng.

“Tướng chúng sanh” nghĩa là gì vậy? Đây là đem tất cả hiện tượng ở trong vũ trụ, tất cả thực vật, khoáng vật, cái mà trong Kinh Phật gọi là khí thế gian, toàn bộ đều bao gồm ở trong đó, cũng chính là cái mà chúng ta gọi là hoàn cảnh đời sống vật chất của chúng ta. Hoàn cảnh này là hiện tượng do chúng duyên hòa hợp mà sinh ra, cho nên gọi là tướng chúng sanh. Chúng sanh này không được phép xem như những con người hay như những đồ vật, đây là điều không nên, phạm vi của nó vô cùng rộng lớn.

“Tướng thọ giả” là nói thời gian. Chúng ta chấp trước có quá khứ, hiện tại, vị lai, đây gọi là ba đời.

Hay nói cách khác, bạn đối với những vọng tưởng, phân biệt, chấp trước chưa có buông xả thì bạn không phải là Bồ Tát. Tiêu chuẩn của Bồ Tát đều buông xả những cái này rồi; không tướng ngã, không tướng nhân, không tướng chúng sanh, không tướng thọ giả, người này mới là Bồ Tát, là Bồ Tát thật, không phải Bồ Tát giả. Buông xả một phần, chưa thể buông xả hoàn toàn, ví dụ nói, ý nghĩ tự tư tự lợi không còn nữa, buông xả rồi, nhưng sự phân biệt đối với thời gian, không gian vẫn chưa có buông xả, địa vị này gọi là Bồ Tát “Tương Tự Vị”, họ cao hơn Danh Tự Vị. Ở trong Danh Tự Vị có tự tư tự lợi, còn Bồ Tát này không có tự tư tự lợi, cũng chính là chấp ngã phá rồi, nhưng chấp pháp vẫn còn. Ở trong vị trí này, đây gọi là Bồ Tát Tương Tự Vị. Là những người nào vậy? Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát ở trong pháp giới Tứ Thánh. Ở trong Đại Thừa giai đoạn đầu và Kinh Tiểu Thừa thông thường nói Bồ Tát là có phần của họ. Nhưng trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói chư Bồ Tát của mười phương thế giới thì không có những Tương Tự Vị này, mà hoàn toàn là bốn mươi mốt vị Pháp Thân Đại Sĩ.
🍀 Hòa Thượng Tịnh Không Giảng...
Trích Kinh Vô Lượng Thọ Tập 171
Hoan nghênh chia sẻ công đức vô lượng

15/01/2025

S.át sanh khi người thân mấ.t là đang hại họ | HT. Thích Giác Khang

Phật ở trong “Kinh Kim Cang” nói rất rõ ràng: “Nếu Bồ Tát có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, tức...
14/01/2025

Phật ở trong “Kinh Kim Cang” nói rất rõ ràng: “Nếu Bồ Tát có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, tức không phải Bồ Tát”. Đây là Thế Tôn đem tiêu chuẩn của Bồ Tát nói ra cho chúng ta rồi. Chúng ta thử nghĩ, chúng ta đã thọ giới Bồ Tát rồi, hoặc giả xuất gia, đã thọ Tam Đàn đại giới rồi, có còn tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả không? Nếu như vẫn còn thì đó không phải là Bồ Tát thật, ở nguyện này không có phần của chúng ta, đối tượng mà Ngài nói không phải loại này của chúng ta.
Đại Sư Thiên Thai nói, Phật có sáu loại. “Lục tức Phật”, nói từ trên lý thì không có vấn đề, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Phàm là những ai có Phật tánh đều xem là Phật. Ở trong “Hoa Nghiêm”, “Viên Giác” nói hay hơn nữa: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ thành Phật”. Đây là nói từ trên lý. Trên lý không hề sai, nhưng trên sự thì khác nhau. Sự có mê - ngộ; người mê là phàm phu, ngộ rồi mới là Phật. Vậy là từ trên sự mà nói, thì có năm cấp bậc phía sau.
Thứ nhất là “Danh tự tức Phật”, hữu danh vô thực. Giống chúng ta hiện nay thọ giới Bồ Tát, đây là hữu danh vô thực. Chúng ta là ở trong quả vị Danh Tự. Người ở trong quả vị Danh Tự, bất kể bạn tu tốt như thế nào, bạn cũng không thể thoát khỏi tam giới, cái mà bạn tu học là phước báo hữu lậu trong tam giới. Sao gọi là “hữu lậu” vậy? Chính là tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả chưa buông xả, cho nên gọi đó là hữu lậu. Hữu lậu chính là bạn còn mang theo vọng tưởng, phân biệt, chấp trước.
🍀 Hòa Thượng Tịnh Không Giảng...
Trích Kinh Vô Lượng Thọ Tập 171
Hoan nghênh chia sẻ công đức vô lượng.

13/01/2025

Lời khai thị ngàn vàng của Ân Sư Tịnh Không Xin thường Niệm:NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT 🙏

Bồ Tát ở thế giới khác phát nguyện gần gũi A Di Đà Phật, học tập theo A Di Đà Phật, tuy vẫn chưa vãng sanh về Thế giới T...
13/01/2025

Bồ Tát ở thế giới khác phát nguyện gần gũi A Di Đà Phật, học tập theo A Di Đà Phật, tuy vẫn chưa vãng sanh về Thế giới Tây Phương Cực Lạc, nhưng đã được bản nguyện của A Di Đà Phật gia trì. Đây thật là không thể nghĩ bàn. Từ đó cho thấy, Phật Đà từ bi, thật sự là phổ độ tất cả chúng sanh. Chúng ta hãy xem thật kỹ đoạn Kinh văn này.
“Ngã tác Phật thời”, câu này là A Di Đà Phật tự xưng. Ngài hiện nay ở Thế giới Tây Phương Cực Lạc thị hiện thành Phật đã mười kiếp, nên nguyện này đương nhiên là đã thành sự thật.
Chúng ta ở chỗ này chú ý xem nguyện văn: “Thập phương Phật sát, chư Bồ Tát chúng”. Câu này với nguyện văn phía trước hoàn toàn không giống nhau, chúng ta phải đặc biệt lưu ý. Ở trong nguyện văn phía trước, chúng ta phần lớn xem thấy: “Ngã tác Phật thời, sở hữu chúng sanh, sanh ngã quốc giả”, luôn luôn là nói như vậy. “Sở hữu chúng sanh” thì không nhất định là loại nào, ngay cả chúng ta cũng thảy đều bao gồm ở trong đó. Nhưng bắt đầu từ nguyện này, ở trong nguyện văn nói: “Thập phương Phật sát, chư Bồ Tát chúng”, có thể thấy đây không phải người bình thường. Chúng ta trước tiên muốn hỏi: Định nghĩa chữ “Bồ Tát chúng” này rốt cuộc là như thế nào? Chúng ta là người đã thọ giới Bồ Tát thì có được xem là Bồ Tát hay không? Chúng ta có bao gồm ở trong đây không? Đây là điều trước tiên phải làm cho rõ ràng.
Phật ở trong “Kinh Kim Cang” nói rất rõ ràng: “Nếu Bồ Tát có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, tức không phải Bồ Tát”. Đây là Thế Tôn đem tiêu chuẩn của Bồ Tát nói ra cho chúng ta rồi. Chúng ta thử nghĩ, chúng ta đã thọ giới Bồ Tát rồi, hoặc giả xuất gia, đã thọ Tam Đàn đại giới rồi, có còn tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả không? Nếu như vẫn còn thì đó không phải là Bồ Tát thật, ở nguyện này không có phần của chúng ta, đối tượng mà Ngài nói không phải loại này của chúng ta.
🍀 Hòa Thượng Tịnh Không Giảng...
Trích Kinh Vô Lượng Thọ Tập 171
Hoan nghênh chia sẻ công đức vô lượng.

13/01/2025

Ngày Niệm A DI ĐÀ PHẬT chính là tu Thiền Định | PS TỊNH KHÔNG

12/01/2025

Ý nghĩa của 10 ngày ăn chay trong tháng.

Ở trong bổn Kinh chúng ta nói đến Phật hạnh, chính là phương pháp lý luận cảnh giới mà trong bộ Kinh này đã nói. Chúng t...
12/01/2025

Ở trong bổn Kinh chúng ta nói đến Phật hạnh, chính là phương pháp lý luận cảnh giới mà trong bộ Kinh này đã nói. Chúng ta mỗi ngày đọc tụng, mỗi ngày ở nơi đây nghiên cứu thảo luận, còn phải chăm chỉ nỗ lực thực tiễn. Nếu như không thực tiễn thì bạn sẽ không có tiến bộ. Vì sao vậy? Vì giải hành phải tương ưng, tương bổ, tương thành; hành giúp cho giải, giải giúp cho hành. Giải rồi mà không hành, giải của bạn chỉ giải đến chỗ này mà thôi, không thể vào sâu hơn. Nhất định phải có công phu của hành, giúp cho bạn càng lý giải càng sâu hơn. Nghĩa lý cảnh giới trong Kinh đều không có chỗ dừng, mỗi câu mỗi chữ giảng mấy năm, giảng mấy mươi năm cũng giảng không hết, đây là thực tế rõ ràng. Ở trong Kinh văn này bạn có thể xem thấy được bao nhiêu, có thể giảng được bao nhiêu, hoàn toàn phải dựa vào công phu tu hành của chính mình. Hay nói cách khác, phải đem lý luận biến thành tư tưởng kiến giải của chính mình, đem những phương pháp trong đây biến thành hành vi đời sống của chính chúng ta, vậy mới có thể được thọ dụng chân thật. Phật Bồ Tát chính là tiêu chuẩn của chúng ta, là mô phạm của chúng ta.
Chỗ này nói A Di Đà Phật ở Thế giới Tây Phương Cực Lạc, Phật quang của Ngài, bảo hương của Ngài là biến mãn hư không pháp giới. Chúng ta thấy ánh sáng, ngửi mùi hương đều có thể giác ngộ, đều có thể hồi đầu, đều có thể làm theo Phật hạnh. Do đây có thể biết, trong hương quang đều có trí tuệ vô tận, bi nguyện vô tận, vô tận phương tiện khéo léo, đây gọi là không thể nghĩ bàn. Quang là sống, hương cũng là sống, nó có thể cảm động lòng người. Đây không phải là hương thông thường, trong hương quang có A Di Đà Phật, có tinh thần của chư Phật Như Lai ở trong đó. Tôi nói lời nói này thì mọi người tương đối dễ hiểu một chút, ở trong Phật pháp gọi là lưu lộ của tánh đức. Chúng ta chính mình có tự tánh. Tánh đức của Phật xúc động tự tánh của chúng ta, giúp chúng ta phá mê khai ngộ. Đây là phương tiện khéo léo đến cùng tột, không chỉ là dùng ngôn ngữ giáo hóa chúng ta, đến khi cùng tột thì dùng hương quang.
🍀 Hòa Thượng Tịnh Không Giảng...
Trích Kinh Vô Lượng Thọ Tập 170
Hoan nghênh chia sẻ công đức vô lượng

11/01/2025

Mang nón, áo v.v. in chữ A Di Đà Phật. Làm cho mọi người đều trồng được thiện căn | PS Tịnh Không

BồTát Phổ Hiền nói “quảng tu cúng dường” là bình đẳng cúng dường. Phật là dạy chúng ta như vậy, chúng ta phải nên làm th...
11/01/2025

BồTát Phổ Hiền nói “quảng tu cúng dường” là bình đẳng cúng dường. Phật là dạy chúng ta như vậy, chúng ta phải nên làm theo thì mới là học trò tốt của Phật. Cho nên có rất nhiều người, thực tế mà nói là đọc Kinh quá ít, hoặc giả họ có đọc, nhưng họ không thể nào hiểu được, thế là phê bình chúng ta đem tiền tài đi cúng dường các tôn giáo khác, họ không thể chấp nhận, chỉ trách nghiêm khắc đối với chúng ta. Chúng ta nghe rồi mỉm cười. Vì sao vậy? Phật dạy chúng ta làm, chúng ta không làm sai, nhưng họ không thể chấp nhận là do họ không lý giải được ý của Phật, mà đương nhiên lý giải được ý của Phật là điều không dễ dàng, như kệ khai Kinh đã nói: “Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa”. Ngay trong mắt của Phật Bồ Tát, hư không pháp giới tất cả chúng sanh là một thể. Các bạn thường nghe nói: “Ba đời tất cả Phật cùng đồng một pháp thân”, ý nghĩa là gì vậy? Hư không pháp giới cùng chính mình là một thể. Cho nên, tất cả chúng sanh chính là chính mình, thương yêu tất cả chúng sanh là thương yêu chính mình, cung kính tất cả chúng sanh là cung kính chính mình, là tự tôn, cúng dường tất cả chúng sanh là cúng dường chính mình. Đạo lý này, chân tướng sự thật này người biết được thì không nhiều, nhưng chư Phật Bồ Tát biết được, Pháp Thân Đại Sĩ biết được. Cho nên chúng ta xem thấy trên các Kinh luận Đại Thừa, các Ngài đích thực là làm như vậy. Chúng ta ngày nay theo sau Phật Bồ Tát, làm theo chư Phật Bồ Tát thì làm gì sai? Đây gọi là chân thật học Phật.
Phật dạy bảo chúng ta, các bạn phải tỉ mỉ mà nghĩ tưởng, Phật dạy chúng ta điều gì? Nếu tôi nói ra, các bạn đều biết được, mỗi mỗi đều sẽ nói: “Phật dạy chúng ta đoạn phiền não, chứng Bồ Đề”. Mỗi người đều biết nói, thế nhưng ở ngay trong cuộc sống thường ngày, bạn vẫn cứ là không đoạn được phiền não, trong miệng nói đoạn phiền não, nhưng trên thực tế thì bạn lại không chịu đoạn. Vì sao bạn không chịu đoạn? Bạn thấy Thập Tự Giá Giê-Su của Cơ Đốc giáo, bạn có chịu quỳ xuống lạy ba lạy hay không? Không chịu, vì cho đó là ngoại đạo. Bạn xem, bạn không chịu đoạn vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của bạn. Nếu ta là người chịu đoạn, khi ta xem thấy thì ta cũng cung cung kính kính lạy ba lạy. Mọi người xem thấy rất kỳ lạ, nhưng có gì kỳ lạ đâu, vì đó chính là Phật, đó là tự tánh. Trên “Kinh Hoa Nghiêm” chẳng phải đã nói rõ ràng hay sao? Hư không pháp giới tất cả chúng sanh là “duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”. Tâm là Phật, thức chính là Bồ Tát. Đã là Phật Bồ Tát biến ra thì đó cũng chính là Phật Bồ Tát. Không thể nói Phật Bồ Tát biến thành ra như thế này, bạn mới thừa nhận là Phật Bồ Tát; Ngài biến nhiều ra một hình thức khác thì bạn lại không thừa nhận, làm gì có đạo lý này? Đó chẳng phải là người ngu si hay sao? Tôi mặc lên người y phục này, bạn gọi tôi là Pháp sư Tịnh Không, nếu tôi mặc lên bộ com-lê, thì không phải hay sao? Làm gì có loại đạo lý này? Chư Phật Bồ Tát thiên biến vạn hóa, chúng ta nhất định phải hiểu đạo lý này. Đây chính là bảo bạn đoạn phiền não. Bạn cho rằng phiền não từ chỗ nào mà đoạn? Đây chính là đoạn phiền não. Đối với tất cả tôn giáo, bao gồm tất cả chủng tộc một mực đối đãi bình đẳng, phiền não của bạn liền không còn. Bạn ở trong đây khởi vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, phiền não của bạn liền sanh ra, không luận đối đãi với bất cứ người nào, không luận đối đãi với tôn giáo nào, xem thấy họ có nhu cầu, ta toàn tâm toàn lực giúp đỡ thì ta không còn phiền não. Nếu như chúng ta vẫn còn nghĩ “họ là một tôn giáo khác, ta có nên giúp đỡ hay không, ta giúp đỡ họ thì có tội gì không?”, bạn nói xem, có đáng lo hay không? Thành tâm thành ý giúp đỡ người thì làm gì có tội? Giúp đỡ người khác có tội là vì sao? Có ý đồ mà giúp thì có tội. Ta giúp đỡ họ, hy vọng được hồi báo gì đó thì ta có tội. Nếu ta giúp đỡ họ vô điều kiện, bất cứ ý niệm hồi báo gì đều không có, thì làm gì có tội?
🍀 Hòa Thượng Tịnh Không Giảng...
Trích Kinh Vô Lượng Thọ Tập 170
Hoan nghênh chia sẻ công đức vô lượng

10/01/2025

AI TRAO KHỔ CHO TÔI VẬY? AI LÀM CHO TÔI GIẬN VẬY? | PS TỊNH KHÔNG

Kỳ thật, Thế giới Cực Lạc là do các bảo tạo thành, thế gian này chúng ta lại chẳng phải là các bảo tạo thành hay sao? Cá...
10/01/2025

Kỳ thật, Thế giới Cực Lạc là do các bảo tạo thành, thế gian này chúng ta lại chẳng phải là các bảo tạo thành hay sao? Các bạn phải tin tưởng một câu chân lý mà trên “Kinh Kim Cang” đã nói: “Nhất hợp tướng”. Các bạn hiểu được ý nghĩa của “nhất hợp tướng” mà Phật đã nói hay không? Tại vì sao thế xuất thế gian tất cả vạn vật này thiên biến vạn hóa vậy? Thiên biến vạn hóa gọi là nhất hợp tướng. “Nhất”, khoa học gia hiện tại dần dần phát hiện ra, nhất là gì vậy? Là vật chất cơ bản, trong khoa học hiện tại gọi là hạt cơ bản, danh từ ở trong Phật pháp gọi là “cực vi chi vi”, do thứ này tổ hợp thành nguyên tử điện tử, lại do nguyên tử điện tử tổ hợp thành phân tử, tiếp tục tổ hợp thì biến thành vạn vật.
Bao gồm tất cả vạn vật là một thứ. Cùng đồng là vật chất, nhưng phương thức tổ hợp không như nhau, cho nên mới có biến đổi đến như vậy. Hay nói cách khác, Thế giới Tây Phương Cực Lạc, tổ hợp này là thù thắng, là bình thường, cho nên đều tổ hợp thành bảy báu. Thế gian này của chúng ta tổ hợp thấp kém, tổ hợp thành cát đá bùn đất. Bạn phải nên biết, những hạt cơ bản bên trong cát đá bùn đất đó cùng Kim Cang Tán Huỳnh Kim, Bạch Ngân là như nhau, không khác biệt chút nào. Thế giới Cực Lạc nhất hợp tướng có thể hợp thành bảy báu trang nghiêm, thế gian này của chúng ta vì sao mà không thể? Ở trên Kinh Phật lại dạy bảo chúng ta: “Y báo tùy theo chánh báo chuyển”, chúng ta liền hiểu rõ rồi. Y báo là gì? Hoàn cảnh cư ngụ. Hoàn cảnh cư ngụ, cái vật chất này tại vì sao hợp thành có tốt có xấu vậy?
Tùy theo chánh báo. Chánh báo là ý niệm, tâm của bạn thanh tịnh, tổ chức của những vật chất này liền thanh tịnh. Tâm của bạn thiện, vật chất của nó tạo thành liền thiện. Tâm của bạn không thanh tịnh, tâm của bạn tà, tâm bất thiện, tạo thành ra hoàn cảnh bất thiện. “Y báo tùy theo chánh báo chuyển”, nếu như bạn hiểu rõ đạo lý này thì bạn không cần đi xem phong thủy. Bạn biết được cái gì? Tâm của ta chánh, tâm thiện, ý niệm thiện, hành vi thiện, ta cư ngụ ở nơi này, hoàn cảnh ở nơi đây đều sẽ biến tốt, bao gồm tất cả vật chất nó sẽ đổi tốt. Nếu như tâm của chính chúng ta bất thiện, ý niệm bất thiện, hành vi bất thiện, cho dù phong thủy ở nơi đây rất tốt, hoàn cảnh rất tốt, nhưng qua một năm - hai năm, phong thủy ở nơi đây dần dần đổi xấu. Phong thủy không phải là không thể thay đổi, mà là tùy theo tâm người mà thay đổi. Đây là nguyên lý mà trên Kinh Đại Thừa đã nói cho chúng ta nghe. Nguyên lý này là chân lý, một tí cũng không giả.
🍀 Hòa Thượng Tịnh Không Giảng...
Trích Kinh Vô Lượng Thọ Tập 169
Hoan nghênh chia sẻ công đức vô lượng.......Xin Thường Niệm A Di Đà Phật......

09/01/2025

Phương Pháp Đối Trị Tâm Sân_ Sư Bà Hải Triều Âm

Tất cả các pháp rốt cuộc là sự việc ra sao? Phật nói rất hay, đó là do “duyên”, duyên tụ duyên tán. Tụ tán đều là sát na...
09/01/2025

Tất cả các pháp rốt cuộc là sự việc ra sao? Phật nói rất hay, đó là do “duyên”, duyên tụ duyên tán. Tụ tán đều là sát na. Một sát na là ức vạn phần của một giây. Trên Kinh Phật nói với chúng ta, một khảy móng tay có sáu mươi sát na, một sát na có chín trăm lần sanh diệt, vậy làm gì có tồn tại? Cho nên nói “như lộ cũng như chớp”. Lộ là gì vậy? Lộ là nước sương sớm, lộ là thí dụ tướng tiếp nối. Ngày nay chúng ta xem thấy dường như là có một sự việc như vậy, là từng sát na từng sát na nối nhau, không phải là thật. “Như chớp” là nói chân tướng sự thật. “Như lộ” là nói huyễn tướng, huyễn tướng tiếp nối, không tồn tại. Nếu bạn hiểu rõ chân tướng sự thật của vũ trụ nhân sinh, tâm khai ý giải, bạn sẽ được đại tự tại. Thế xuất thế gian tất cả pháp quyết sẽ không có tâm mong cầu, bạn chắc chắn sẽ không có tâm được mất. Sau đó sanh khởi tâm đại bi, bạn xem thấy tất cả chúng sanh đều mê rồi, không biết được chân tướng sự thật. Những người giác ngộ này đến giúp những người mê này khai ngộ, giúp họ hiểu rõ chân tướng sự thật, giúp họ trải qua đời sống bình thường.
Đời sống bình thường thì gọi là Phật hạnh. Đời sống của phàm phu thì không bình thường, cho nên ngay đời này trải qua rất là khổ cực. Chư Phật Bồ Tát trải qua được rất tự tại, rất an vui, các Ngài không có được mất, toàn tâm toàn lực giúp đỡ tất cả chúng sanh cũng đều là duyên. Nếu có duyên thì làm nhiều một chút, duyên không đầy đủ làm ít một chút, còn không có duyên thì không làm. Bạn nói xem, tự tại dường nào! Chúng ta học Phật hiểu rõ từ ngay chỗ này, tuy là hiểu được không đủ viên mãn, hiểu được một chút thì làm một chút, liền được một chút an vui. Cho nên tôi làm việc, hiện tại cư sĩ Lý Mộc Nguyên làm việc, các bạn mọi người đều biết, xem thấy Cư Sĩ Lâm, Tịnh Tông Học Hội của chúng ta ngày nay rất náo nhiệt, đó là duyên thù thắng. Nếu chúng ta có duyên thì sẽ tận tâm tận lực giúp đỡ xã hội, giúp đỡ đại chúng. Bạn giúp đỡ ở chỗ này là giúp đỡ cả thế giới, vì sao vậy? Tin tức ở nơi đây truyền đi khắp thế giới. Tuy là bạn giúp đỡ hiện tại, thế nhưng cũng là giúp đến vị lai, bởi vì bạn làm một tấm gương tốt cho chúng sanh vị lai. Nếu có duyên thì làm nhiều, không có duyên thì không làm, một chút miễn cưỡng cũng không có. Tuy là chúng ta có cái tâm như vậy nhưng là tâm thanh tịnh, có cái nguyện như vậy nhưng là nguyện thanh tịnh. Vì sao gọi là nguyện thanh tịnh? Nguyện vì chúng sanh, không nguyện vì chính mình. Nếu như xen tạp một chút vì chính mình thì nguyện của bạn không thanh tịnh, tâm của bạn cũng không thanh tịnh. Tâm nguyện thanh tịnh cùng cảm ứng tương thông với chư Phật Bồ Tát, đây chính là mọi người thường nói oai thần Phật Bồ Tát gia trì. Đạo lý chính là như vậy, cảm ứng rất không thể nghĩ bàn.
🍀 Hòa Thượng Tịnh Không Giảng...
Trích Kinh Vô Lượng Thọ Tập 170
Hoan nghênh chia sẻ công đức vô lượng.......Xin Thường Niệm A Di Đà Phật......

08/01/2025

Người Niệm Phật có Phật Bồ Tát, Long Thiên Thiện Thần phù hộ, vì sao khi lâm chung còn bị oan gia trái chủ làm chướng ngại sự vãng sanh của họ? Nam Mô A Di Đà Phật! Trích Phật Học Vấn Đáp - Phật Đà Giáo Dục Hồng Kông. Chủ giảng: Pháp Sư Tịnh Không

Trong nhân tố chủ yếu hình thành sáu cõi luân hồi, nhân tố thứ nhất là tình chấp. Bạn có tình chấp thì bạn không thể ra ...
07/01/2025

Trong nhân tố chủ yếu hình thành sáu cõi luân hồi, nhân tố thứ nhất là tình chấp. Bạn có tình chấp thì bạn không thể ra khỏi sáu cõi luân hồi. Vậy nếu người không có tình thì sao? Bạn nói không có tình, dường như ai cũng không muốn nghe lời này, con người nếu biến thành vô tình, thì con người này rất tàn khốc, vậy thì không phải. Làm thế nào đem tình chuyển biến thành trí? Phật pháp không phải dạy bạn đem tình đoạn dứt đi, tình đoạn dứt đi thì trí cũng không còn. Vì sao vậy? Tình và trí là một thể, không thể đoạn. Vậy phải làm sao? Phải chuyển biến, đem tình chuyển biến thành trí. Đây chính là chuyển phàm thành Thánh, chuyển mê thành ngộ. Tướng của tình là mê, tướng của trí là giác ngộ. Cho nên trong Kinh Phật dạy chúng ta chuyển biến. Hiện tại chúng ta tại vì sao không thể chuyển đổi? Không thể chuyển đổi là có hai nguyên nhân. Thứ nhất là không rõ ràng đạo lý, lý chưa làm thấu triệt, cho nên chấp trước kiên cố không chịu chuyển. Thứ hai là tập khí quá sâu, vô lượng kiếp đến nay chúng ta chỉ sống ở trong tình chấp, hiện tại vừa muốn đem nó chuyển đổi lại, dường như có chút không nhẫn tâm làm, không nỡ bỏ.
Cho nên chư Phật Bồ Tát chỗ này mới hiển thị ra đại từ đại bi, không ngừng lặp lại dạy bảo chúng ta, mỗi giờ mỗi phút đều nhắc nhở chúng ta. Phương pháp Phật đã dùng là Kinh giáo, chân thật gọi là: “Một đời dạy người là dùng miệng, trăm đời dạy người là phải dùng sách”, sách có thể lưu truyền mãi mãi, sẽ không mất đi. Ngày nay nếu người không xem trọng sách vở, không chịu đọc sách thì đặc biệt sai lầm. Hiện tại tuy là chúng ta có khoa học kỹ thuật cao, không cần dùng những sách vở này, nói những văn tự này đều có thể cho vào vi tính, các bạn có thể từ trong màn hình vi tính mà xem. Thế nhưng tôi lại nghe có rất nhiều người nói với tôi, mỗi ngày mắt nhìn vào màn hình vi tính, thọ mạng của họ chí ít phải mất đi hai mươi năm. Trên màn hình là rất thuận tiện, nhưng nếu bạn thích nó thì bạn phải bỏ ra cái giá là hai mươi năm tuổi thọ. Cho nên, tôi không nhìn màn hình, ngay đến truyền hình tôi cũng không xem. Những thứ văn tự trong vi tính của các bạn, bạn in ra cho tôi xem, tôi sẽ không trực tiếp xem màn hình. Cho nên, nếu nó có sở trường thì nó chắc chắn cũng có khuyết điểm. Trên thế giới không có thập toàn thập mỹ, nếu nó có tác dụng chánh diện thì quyết định có tác dụng phụ. Chúng ta nhất định phải hiểu rõ, phải hiểu được, sau đó bạn mới có thể khéo dùng khoa học kỹ thuật, không bị khoa học kỹ thuật làm hại, không bị khoa học kỹ thuật làm mệt, bạn liền tự tại an lạc.
🍀 Hòa Thượng Tịnh Không Giảng...
Trích Kinh Vô Lượng Thọ Tập 170
Hoan nghênh chia sẻ công đức vô lượng.......Xin Thường Niệm A Di Đà Phật......

Address

Hanoi

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Pháp Môn Tịnh Độ posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share