Quốc Oai Quê Tôi

Quốc Oai Quê Tôi Và chúng tôi luôn tuân thủ hiến pháp và pháp luật của nhà nước CHXHCN Việt Nam!
(273)

Trang Quốc Oai Quê Tôi là trang tin tức trong Huyện Quốc Oai nhằm mang tới thông tin bổ ích, nhanh nhất, chính xác nhất cho người dân,
Trang Quốc Oai Quê Tôi, không thuộc chủ quản của một tổ chức hay đơn vị hành chính cơ quan có thẩm quyền nào, và không đại diện cho tổ chức đơn vị hành chính cơ quan có thẩm quyền hay pháp luật nào của nhà nước Việt Nam.

Chúc các em  bình tĩnh tự tin làm bài tốt nhé 26/06/2025
26/06/2025

Chúc các em bình tĩnh tự tin làm bài tốt nhé 26/06/2025

650k bao ăn trưa.kính mời anh chị em đi cấy thuê, giới trẻ giờ ít người biết cấy quá
26/06/2025

650k bao ăn trưa.kính mời anh chị em đi cấy thuê, giới trẻ giờ ít người biết cấy quá

Phát hiện❗️rất nhiều chị em tr.ốn chồng để đi đu Concert Quốc Gia tại Làng Văn Hoá 54 Dân Tộc Việt Nam sáng nay 🤭
26/06/2025

Phát hiện❗️rất nhiều chị em tr.ốn chồng để đi đu Concert Quốc Gia tại Làng Văn Hoá 54 Dân Tộc Việt Nam sáng nay 🤭

DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT ĐÌNH SO------------Theo “Sơn Tây tỉnh địa chí” của tác giả Phạm Xuân Độ có ghi: “Đình Sơn L...
25/06/2025

DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT ĐÌNH SO
------------
Theo “Sơn Tây tỉnh địa chí” của tác giả Phạm Xuân Độ có ghi: “Đình Sơn Lộ làm vào đời Hậu Lê, năm Dương Đức thứ III (1667), đình xây lối cổ, dài 90 thước, rộng 10 thước, theo hình chữ công, xung quanh có bao lan gỗ và sân lát gạch. Hậu cung có nghi môn che kín. Hai bên đình là hai nhà giải vũ. Đằng trước có chiếc cổng ba gian, làm theo lối tam quan các chùa và trông ra một hồ bán nguyệt, rộng ngót 7 mẫu, ở giữa nổi lên ba gò đất hình tròn. Lươn quanh mé hồ, là đường đê, đi xe hơi được”.

Theo tư liệu khảo sát của phòng Bảo tồn Bảo tàng tỉnh Sơn Tây cũ thì: Các già làng địa phương cho biết đình So lúc đầu xây dựng ở xóm Đông, sau mới chuyển ra địa điểm hiện nay, đình đã qua nhiều lần tu sửa, gần đây nhất vào các năm 1924, 1928 và 1952.
Bia “Đại đình bi ký” dựng năm Cảnh Hưng 43 (1782) tại đình ghi chép về việc dựng đình như sau: “Nay phụng sự việc xây cất ngôi đình này. Nhằm ngày mười ba tháng sau, giờ tốt tháng Giáp Thân năm Tân Sửu (1781) phạt mộc. Theo đó ngày tới 20/8 khởi công. Ngày mồng Bảy tháng Giêng năm Nhâm Dần đặt cột đình. Tháng Ba trong năm công việc hoàn tất. Đến tháng Năm hoàn thành ngôi đình”.

Sách “Di tích Hà Tây” có nhắc tới một số di vật hiện còn lưu giữ trong đình: “Đôi rồng đá ở trước tòa Đại đình toàn thân được chạm cẩn thận, chi tiết với đường nét chắc khỏe, dứt khoát, mà vẫn mềm mại, có lẽ đây là đôi rồng trong không nhiều rồng đẹp nhất của thế kỷ XIX… Dựa theo bia thì đình được làm vào cuối thế kỷ XVII, nhưng hiện chỉ còn vài đầu dư và một số mảng chạm của giai đoạn đó, còn hầu như đã được làm lại vào thế kỷ XIX… Kiến trúc Hậu cung chủ yếu bào trơn đóng bén như một vài mảng trang trí của thế kỷ XVII còn sót lại, khiến ta có thể nghĩ rằng đình So là một trong không nhiều kiến trúc có Hậu cung (hình chuôi vồ hay chư công) sớm nhất nước ta. Hiện vật của đình có nhiều đồ quý. Đặc biệt là hai khám mui luyện là cổ kiểu, hạc… mang nghệ thuật đầu thế kỷ XVIII”.

Căn cứ các tư liệu nêu trên, cùng với hiện trạng kiến trúc và hiện có thể nhận định đình So được khởi dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII. Sau đó hơn trăm năm, đình được chuyển về xây dựng lại ở vị trí hiện nay và khắc bia lưu tại đình vào năm Cảnh Hưng 43 (1782).
Đình So thờ ba anh em họ Cao đã có công phù giúp vua Đinh dẹp loạn 12 sứ quân và trở thành những vị thần linh thiêng của làng. Nhân dân làng So xưa kia và ngày nay thờ các thần để tưởng nhớ công lao với dân với nước và cầu mong các thần phù hộ cho dân làng bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Vì sự hệ trọng trong tục thờ Thành hoàng làng như vậy nên việc chuẩn bị cho các nghi thức tế lễ rất chu đáo, cẩn trọng trong ngày sinh, ngày hóa, ngày thắng trận khao quân của Thành hoàng cũng chính là ngày hội làng. Việc thờ cúng các nhân vật lịch sử trên làm thần thành hoàng là để giáo dục các thế hệ phải biết tôn trọng, nhớ về cội nguồn, tiên tổ, giáo dục tinh thần đoàn kết cộng đồng để cùng nhau xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

Đình So là một kiến trúc nổi tiếng và khá quy mô của vùng Phủ Quốc xưa, nổi danh với câu ca “ Đẹp đình So, to đình Cấn”. Đình So nằm trên thế đất hình con quy theo thế gối sơn đạp thủy. Phía sau đình là ngọn núi đất Vĩ Quy làm thế tựa, phía trước đầu Quy là tòa nghi môn trông xuống hồ bán nguyệt. Bên ngoài đê là cánh đồng bãi màu mỡ ven dòng sông Đáy linh thiêng. Quanh đình là vườn cây lưu niên tạo không gian xanh mát, tĩnh lặng cho ngôi đình.
Nghi môn: hay còn được gọi là ngũ môn với chính môn lớn có ba cửa với hai cửa tả, hữu môn, đó là nơi xác định khuôn viên của đình và cũng là công trình kiến trúc đầu tiên, là ranh giới giữa thế giới phàm trần và cõi linh thiêng. Nghi môn có kích thước rất lớn với nhiều mảng chạm trang trí với các đề tài tứ linh, tứ quý: long, ly, quy, phượng; tùng, cuc, trúc, mai.
Từ Nghi môn, qua một khoảng sân lát gạch, bước qua 5 bậc thềm đá là lên tới tòa Đại đình. Đại đình So bao gồm Đại bái, ống muống và hậu cung.
Đại bái: là nơi thực hành các hoạt động sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng - tôn giáo. Trong tòa kiến trúc này được phân chia rõ ràng về mặt chức năng như sau: Gian giữa (gian lòng thuyền) là nơi thực hành các nghi lễ tín ngưỡng - tôn giáo vào các dịp lễ hội, 4 gian, 2 chái và 2 dĩ còn lại hai bên được tôn cao bằng các ván sàn và làm nơi hội họp mỗi khi có công to việc lớn của làng xã.
Tòa Đại bái có tổng diện tích khoảng 300m2, toàn bộ xung quanh được bao kín bởi các hàng cửa bức bàn. Các cửa này thường ngày chỉ mở một số cửa để tiện cho việc ra vào của dân làng và khách thập phương đến lễ bái và thăm di tích, vì cánh cửa chính của tòa Đại bái thì ngày thường được khép kín, chỉ được mở trong những ngày có việc lớn của làng.
Ống muống: ở gian giữa tòa Đại bái nối với Hậu cung, được xây dựng cao hơn phần nền tòa Đại bái là 0,4m so với hai bên là hai dãy bậc thang dật tam cấp dẫn lên. Cấu trúc không gian của tòa Ống muống là một hình vuông theo trục của con đường thần đạo dẫn từ Đại đình vào Hậu cung, hai bên phải và trái được bao kín bởi tường gạch. Bốn góc có bốn cột lớn đỡ lấy toàn bộ hệ mái của tòa nhà này.
Hậu cung: còn được gọi là nội điện, chỗ thâm nghiêm, nơi thờ Thánh của cả làng. Trước kia nó được nối liền với Đại đình thành hình chuôi vồ và hai giải vũ. Có ba cửa, hai cửa nhỏ hai bên, cửa lớn nằm ở giữa có hai cánh để thực hành những nghi thức tế lễ đối với Thần, còn trong các ngày thường thì Hậu cung luôn đóng kín. Vào những ngày lễ hội chỉ có hai cụ từ mới được phép vào để đưa các đồ tế dâng lên Thần, mọi nghi lễ của người dân đều vái vọng từ ngoài vào. Điều này thể hiện sự tôn nghiêm của vị Thành hoàng làng, vừa uy linh lại vừa huyền bí. Ở chính giữa có một nhang án, trên đặt các đồ thờ và đặc biệt là ba long ngai lơn đươc sơn son thiếp vàng cùng nhiều đố tế tự khác.

Nhìn chung, về mặt bố cục mặt bằng tổng thể, đình So cũng như các đình khác của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ có xu hướng trải rộng, nhưng đây là một trong những ngôi đình có không gian đẹp và được giữ lại một cách đầy đủ và trọn vẹn.
Đình So hiện lưu giữ được hệ thống tư liệu thành văn gồm: bia đá “Đại đình bi kí” có niên đại vào năm Dương Đức năm thứ 3 (1673), bia đá có niên đại vào năm Cảnh Hưng thứ 43 (1783), tảng đá kê chân cột hình hoa sen, rồng đá, nhang án gỗ chạm khắc khá tỉ mỉ mang phong cách nghệ thuật nửa đầu thế kỷ XVII. Hiện vật giấy gồm cuốn thần tích, hương ước và 42 Đạo sắc, sớm nhất có niên đại là năm Hoằng Định thứ 2 (1601) và muộn nhất là năm Khải Định thứ 9 (1924),…

Với giá trị đặc biệt nêu trên, đình So đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 1820/QĐ-TTg ngày 24/12/2018./.
Nguồn: sưu tầm

TÌM CHỦ NHÂN LÀM RƠI 18KG VÀNG THỎI GIÁ TRỊ TRÊN 51,4 TỶ ĐỒNG KHI THẤY BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG  BIÊN GIỚI Ở TÂY NINH 🙄Hôm nay ...
25/06/2025

TÌM CHỦ NHÂN LÀM RƠI 18KG VÀNG THỎI GIÁ TRỊ TRÊN 51,4 TỶ ĐỒNG KHI THẤY BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG BIÊN GIỚI Ở TÂY NINH 🙄

Hôm nay (24/6), Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh cho biết, đơn vị đang đang phối hợp với cơ quan công an xác minh, làm rõ vụ việc phát hiện 18kg vàng thỏi bị 2 người có dấu hiệu khả nghi đang đi từ hướng Campuchia vượt biên trái phép vào Việt Nam bỏ lại tại khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia, đoạn qua địa phận tỉnh Tây Ninh.

Hội đồng định giá tài sản huyện Châu Thành xác định giá trị số vàng trên khoảng hơn 51,4 tỷ đồng.

Nguồn: Vietnamnet.vn

TNGT xảy ra tại Km 26 đường Đại Lộ Thăng Long thuộc địa phận huyện Thạch Thất, Hà Nội. hiện tại nạn nhân đã tử vong. ai ...
25/06/2025

TNGT xảy ra tại Km 26 đường Đại Lộ Thăng Long thuộc địa phận huyện Thạch Thất, Hà Nội. hiện tại nạn nhân đã tử vong. ai là người nhà hoặc biết thông tin về người điều khiển xe mô tô bks 33M8-4902 xin liên hệ đến sđt :0868171969. mong mọi người chia sẻ giúp

CHÙA THẦY – DI SẢN VĂN HOÁ XỨ ĐOÀI--------------Nằm dưới chân núi Sài hùng vĩ, chùa Thầy (Thiên Phúc tự) được biết đến l...
24/06/2025

CHÙA THẦY – DI SẢN VĂN HOÁ XỨ ĐOÀI
--------------
Nằm dưới chân núi Sài hùng vĩ, chùa Thầy (Thiên Phúc tự) được biết đến là một quần thể di tích đệ nhất của xứ Đoài, tựa một bức tranh non nước hữu tình.

Sở dĩ chùa được gọi là chùa Thầy là vì người dân nơi đây rất tôn sùng Từ Đạo Hạnh – một vị thiền sư thời Lý đã đến đây vào cuối thế kỷ 11. Ông vừa là thầy giáo dạy chữ cho dân, vừa là thầy thuốc, vừa là thầy của những trò chơi dân gian riêng có nơi đây - múa rối nước. Bởi vậy nhân dân quanh vùng tôn ông làm thầy, nơi tu hành của ông được gọi là chùa Thầy.

Chùa Thầy ban đầu chỉ có một am nơi thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì, sau này vua Lý Nhân Tông cho xây dựng lại gồm chùa Cao ở trên núi và chùa dưới hay còn gọi là chùa Cả Thiên Phúc tự. Ngày 31-12-2014, chùa Thầy đã được Nhà nước xếp loại Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Đây còn là di tích cách mạng, là công trình kiến trúc độc đáo có một không hai của vùng quê trù phú Quốc Oai.
Chùa Thầy không chỉ đẹp về cảnh quan thiên nhiên mà còn đẹp cả về phong thủy, lối kiến trúc đã làm nên vẻ đẹp cổ kính và thiêng liêng cho ngôi chùa.

Chùa nằm gọn dưới chân ngọn núi đá vôi hình vòng cung nổi lên giữa vùng đồng bằng xã Sài Sơn thuộc địa phận 2 thôn Đa Phúc và Thụy Khuê - là một vùng non nước hữu tình, cảnh trí như chốn bồng lai tiên cảnh. Theo lời kể của những bô lão trong làng, trước khi thiền sư Từ Đạo Hạnh đến đây lập chùa thì ở dưới chân núi có một hồ nước, phía trước là mô đất chạy từ khoảng giữa của núi nhô ra như một con rồng vươn mình uống nước hồ. Những người dân khi ấy đã đắp mô đất rộng thêm, đủ để xây dựng một ngôi chùa bề thế.

Chùa Thầy có lối kiến trúc tiền phật - hậu thánh, một kiểu khá đặc biệt trong Phật giáo của Việt Nam. Đến với chùa Thầy, du khách sẽ được nghe kể về sự tích của ngôi chùa và được chiêm ngưỡng công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của người Việt xưa.
Chùa Thầy rộng khoảng 2.400m2 gồm 3 tòa nhà đồ sộ xây dựng song song hình chữ Tam với nghệ thuật điêu khắc khá độc đáo và hiếm có. Không những vậy, chùa Thầy còn tổng hòa yếu tố không gian ánh sáng để truyền tải giáo lý Phật giáo đến với Phật tử. Đó là yếu tố phong thủy tìm sự hòa hợp con người, thiên nhiên, tạo vật. Từ bên ngoài vào chùa cũng là sự chuyển trạng thái từ nơi cuộc sống thế tục để bước vào một thế giới yên tĩnh, lắng đọng.
Chùa hiện còn lưu giữ 7 bia đá đều có niên đại từ thế kỷ 17, trong đó có một tấm bia "Hưng tạo sự công" dựng năm Dương Đức thứ 7 (năm 1673) nói về việc xây dựng nơi thờ Thánh và tên người cúng ruộng công đức.
Lưng chừng núi thầy là chùa Cao, hay còn gọi là Đính Sơn tự vốn là Hiển Thụy am. Tương truyền, đây là nơi thiền sư Từ Đạo Hạnh đặt bước chân đầu tiên đến tu hành. Là một quần thể có kiến trúc đẹp gồm 3 gian, gác chuông cao, góc chùa có nhiều bút tích của các danh Nho. Không bề thế như chùa dưới, nhưng chùa Cao lại gợi cho người ta vẻ đẹp huyền bí đến kỳ lạ, trời đất như hòa quyện với nhau tạo ra một không gian thanh bình và sâu lắng.

Có thể thấy rằng, chùa Thầy đã trở thành đệ nhất di sản văn hóa nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Việt Nam. Nếu có dịp, bạn nên một lần ghé qua chùa Thầy để được hòa mình trong khung cảnh núi non hùng vĩ của núi Sài Sơn, được trải lòng mình trong không gian tĩnh mịch đậm chất thôn dã của ngôi chùa cổ, nơi xứ Đoài trù phú, thanh bình. Xin mượn mấy vần thơ của Nam Á Trần Tuấn Khải để trải lòng trước vẻ đẹp non xanh nước biếc chùa Thầy:
“Rủ nhau lên núi Sài Sơn
Ai làm đá ướt đường trơn hỡi mình?
Hỏi non, non những làm thinh
Phải rằng non đã vô tình với ai?
Nước non ví chẳng chiều đời
Mắt xanh đâu lẽ phụ người tình chung?
Yêu nhau ta dắt nhau cùng
Non bao nhiêu đá nặng lòng bấy nhiêu”.

Nguồn: sưu tầm

Tôi xin cầu cứu cộng đồng mạng, cũng như cơ quan chức năng vào cuộc để lấy lại công bằng cho con trai tôi đã bị đánh hội...
24/06/2025

Tôi xin cầu cứu cộng đồng mạng, cũng như cơ quan chức năng vào cuộc để lấy lại công bằng cho con trai tôi đã bị đánh hội đồng tới mức nứt sọ, tụ máu não, suất huyết não.

Con tôi là Nguyễn Trọng kiên sinh ngày 20/08/2004 xã Phượng Cách Quốc Oai, Hà Nội.
Ngày 15/08/2024 vào lúc 22:00 con trai tôi có đi cùng 4 người bạn sang xã Yên Sở chơi, gồm Nguyễn Hữu Dương và Nguyễn Hữu Lợi, Dương Văn Tráng, Đôn Minh Quân sau đó thì có 3-4 xe tới theo lời kể của các bạn đi cùng không biết có xích mích gì. Đêm hôm đó gia đình tôi nghe điện thoại được báo cháu bị tai nạn giao thông, bạn cháu đã đưa cháu đi cấp cứu, vì con tôi không nói được nên khi công an giao thông đi vào viện nói với tôi rằng con tôi bị tai nạn giao thông và đã bảo tôi ký vào giấy thay cho cháu Kiên, Thế nhưng Bác sĩ chuẩn đoán con tôi bị đánh chứ không phải bị tai nạn giao thông, 9 tháng nay gia đình tôi đã làm đơn lên các cơ quan chức năng tại địa phương thì không thấy hồi âm. Xin hỏi con tôi bị tai nạn đâm vào ai đâm vào đâu? Có kết quả pháp y chưa? Hình ảnh con tôi bị tai nạn thời điểm đó là trong trường hợp nào? Tại sao bác sĩ kết luận là con tôi bị đánh?

TÔI LÀ BỐ CỦA CHÁU KIÊN NGUYỄN TRỌNG TRIỀU SINH NĂM 1977
VỢ TÔI NGUYỄN THỊ LUYẾN SINH NĂM 1984
Tôi xin cầu khẩn cộng đồng mạng chia sẻ giúp cho gia đình tôi, tôi xin cầu khẩn tới Bác Tổng Bí Thư, cũng như các cấp các ngành hãy nhìn xuống những người dân đen như chúng tôi, gia đình tôi muốn những kẻ đánh đập con tôi ra nông nỗi này phải trả giá.
Xin mọi người hãy chia sẻ bài viết thật rộng rãi giúp con tôi, giờ con tôi sống như người thực vật, tương lai của một thanh niên trẻ, niềm hy vọng của gia đình tôi gần như sụp đổ, gia đình tôi thật sự rất đau lòng... Chỉ mong con đòi lại được sự công bằng!

NGUỒN GỐC CỦA ĐỊA DANH “QUỐC OAI”Từ 1/7/2025 cấp huyện không còn nhưng cái tên “Quốc Oai” hay “huyện Quốc Oai” sẽ vẫn cò...
23/06/2025

NGUỒN GỐC CỦA ĐỊA DANH “QUỐC OAI”
Từ 1/7/2025 cấp huyện không còn nhưng cái tên “Quốc Oai” hay “huyện Quốc Oai” sẽ vẫn còn mãi trong chúng ta, những người đã sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này. Trước khi cấp huyện không còn nữa, chúng ta cùng đọc để biết được cái tên “Quốc Oai” gắn với địa danh mà chúng ta vẫn hay dùng có từ bao giờ nhé!

Địa danh QUỐC OAI xuất hiện từ thời Đinh Tiên Hoàng lập nước Đại Cồ Việt (thế kỷ X). Thời Đinh đặt 3 châu: Quốc Oai châu, Phong Châu, Chân Đăng châu. Dưới các triều đại Tiền Lê, Lý (từ thế kỷ X - XIII), Quốc Oai là một châu bao gồm toàn bộ vùng phía Bắc tỉnh Hà Tây (cũ). Huyện Ninh Sơn (vùng đất tương đương với huyện Quốc Oai hiện nay) là tên một đơn vị hành chính cấp huyện được lập năm đầu niên hiệu Thần Vũ (1069 - 1072) triều vua Lý Thánh Tông thuộc châu Quốc Oai. Đầu thời Trần (thế kỷ XIII) gọi là lộ Quốc Oai gồm cả vùng phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ). Đời vua Trần Thuận Tông (1388 - 1398) đổi trấn Quốc Oai.

Năm 1429, vua Lê Thái Tổ chia nước ta làm 5 đạo, vùng Sơn Tây ngày nay thuộc Tây đạo gồm: Quốc Oai Thượng, Quốc Oai Trung và Quốc Oai Hạ. Dưới đạo là trấn, lộ, huyện, châu và cấp cơ sở là xã. Huyện Ninh Sơn thuộc Quốc Oai thượng. Đời vua Lê Thánh Tông gọi là Quốc Oai thừa tuyên (1466). Năm 1469, đổi thành Sơn Tây thừa tuyên; tiến hành đổi lộ làm phủ, đổi trấn làm châu; Quốc Oai là đơn vị hành chính cấp phủ gồm 5 huyện: Đan Phượng, Từ Liêm, Ninh Sơn, Thạch Thất, Phúc Lộc.
Năm 1533, huyện Ninh Sơn đổi thành huyện Yên Sơn, thuộc phủ Quốc Oai.
Năm 1705, đời Vĩnh Thịnh, đạo Sơn Tây còn 5 phủ, phủ Quốc Oai có 5 huyện: Yên Sơn, Từ Liêm, Mỹ Lương, Thạch Thất, Đan Phượng.
Năm 1831, vua Minh Mạng lập tỉnh Sơn Tây, Quốc Oai là một trong 5 phủ của tỉnh Sơn Tây, gồm 6 huyện trong đó có Yên Sơn.
Dưới thời Đồng Khánh (1886 - 1888), huyện Yên Sơn có 9 tổng, 63 xã, thôn, trại, phường. Đến năm 1908, phủ Quốc Oai còn 2 huyện: Yên Sơn và Thạch Thất.
Thời Pháp thuộc, cấp phủ - cấp trung gian giữa tỉnh và huyện được xóa bỏ, song vẫn duy trì đơn vị hành chính phủ tương đương với cấp huyện, huyện Yên Sơn đổi thành phủ Quốc Oai trực tiếp quản lý 9 tổng với 58 xã (địa giới phủ Quốc Oai thời điểm này tương dương huyện Yên Sơn cũ).
Từ năm 1941 - 1945, phủ Quốc Oai thuộc tỉnh Sơn Tây cũ, có 10 tổng gồm với tổng số 59 xã.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xóa bỏ các đơn vị hành chính cấp phủ, thành lập cấp huyện, Quốc Oai là một huyện thuộc tỉnh Sơn Tây.

Ngày 21/4/1965, tỉnh Hà Tây được thành trên cơ sở hợp nhất 2 tỉnh Sơn Tây, Hà Đông. Huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Hà Tây.
Ngày 29/5/2008, Quốc hội khóa XII ban hành Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan. Theo đó, từ ngày 01/8/2008, sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của tỉnh Hà Tây vào thành phố Hà Nội. Huyện Quốc Oai trở thành đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Hà Nội.

Ngày 14/11/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1286/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của huyện Quốc Oai như sau: thành lập xã Phượng Sơn trên cơ sở sáp nhập toàn bộ dân số và diện tích của 2 xã Phượng Cách và Yên Sơn; sáp nhập xã Tân Hòa vào xã Cộng Hòa; thành lập xã Hưng Đạo trên cơ sở sáp nhập 2 xã Đại Thành và Tân Phú; thành lập xã Liệp Nghĩa trên cơ sở sáp nhập 2 xã Nghĩa Hương và Liệp Tuyết. Sau khi sắp xếp, huyện có 17 xã, thị trấn. Đến năm 2025, huyện Quốc Oai có dân số trên 200.000 người. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử hình thành và phát triển, cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện phát huy truyền thống đoàn kết, gắn bó, chung sức xây dựng quê hương ngày càng giàu, đẹp.

❤️ TỰ HÀO CHIẾN SỸ QUỐC OAI TẠI A80❤️☀️☀️☀️☀️☀️☀️💚Giữa hàng ngũ nghiêm trang của lực lượng đang ngày đêm tập luyện,  nhữ...
23/06/2025

❤️ TỰ HÀO CHIẾN SỸ QUỐC OAI TẠI A80❤️
☀️☀️☀️☀️☀️☀️

💚Giữa hàng ngũ nghiêm trang của lực lượng đang ngày đêm tập luyện, những người con ưu tú của mảnh đất Quốc Oai – nơi giàu truyền thống cách mạng – đã và đang tỏa sáng tại thao trường A80. Họ chính là niềm tự hào của quê hương – biểu tượng sống động cho phẩm chất cao đẹp của người lính Cụ Hồ mang trong mình dòng máu Quốc Oai kiên trung.

🇻🇳A80 là tên gọi tắt nhiệm vụ luyện tập và tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 -2/9/2025). Chữ “A” đại diện cho “Anniversary” (kỷ niệm), và số “80” biểu thị 80 năm ngày thành lập nước.

🇻🇳Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9 là dịp để quân và dân cả nước ôn lại trang sử hào hùng của dân tộc – khi cả dân tộc đứng lên giành chính quyền, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đồng thời tôn vinh chặng đường lịch sử vẻ vang và những thành tựu to lớn sau 80 năm xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Đây là một sự kiện có quy mô tổ chức cấp quốc gia, được tổ chức nhằm tri ân và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập dân tộc

22/06/2025

LẦN ĐẦU TIÊN RA MẮT
Hãy đến phòng khám 103 quốc oai để chụp Cộng hưởng từ và làm giấy khám sức khoẻ cho lái xe máy, Oto , đi học, đi làm.
Đc: 274-276 thị trấn quốc oai. Hà nội
Bs Huy: 0913369887

20/06/2025

Từ 1/7, người dân được cấp sổ đỏ tại xã, thời gian cấp không quá 3 ngày

Address

Phố Huyện , Quốc Oai
Hanoi
155904

Telephone

+84923744666

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Quốc Oai Quê Tôi posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share