
26/02/2025
03 BƯỚC CHUYỂN TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG TỪ “CHIẾC PHỄU LỖI THỜI” – SANG VŨ TRỤ ĐA CHIỀU
- Khách hàng có thể không đi theo phễu, mà đi theo cảm xúc và nhu cầu của họ.
- Họ có thể không di chuyển tuyến tính, mà nhảy cóc, lặp lại, hoặc rẽ sang hướng khác bất cứ lúc nào.
- Trải nghiệm khách hàng không chỉ là một con đường, mà là một vũ trụ đa chiều – nơi mỗi khách hàng có một quỹ đạo riêng.
Nếu anh chị vẫn đang thiết kế trải nghiệm khách hàng như một chiếc phễu cứng nhắc, có thể anh chị đã đánh mất 80% khách hàng tiềm năng mà không biết!
Hãy tưởng tượng thế này…
- Anh chị bước vào một cửa hàng sang trọng
- Ngay khi mở cửa, nhân viên đã cười niềm nở, đưa anh chị một menu sản phẩm, hỏi han anh chị đang cần gì.
- Anh chị tham quan, họ mời bạn một ly trà thảo mộc, chia sẻ một số thông tin hữu ích.
- Anh chị cảm thấy được chào đón, không bị ép buộc, và thậm chí anh chị chưa cần mua gì nhưng vẫn muốn quay lại.
Đó là một trải nghiệm khách hàng lý tưởng.
Nhưng nếu trải nghiệm đó được thay thế bằng một “phễu” marketing cứng nhắc thì sao?
- Anh chị click vào một quảng cáo, bị đưa vào một trang landing page, ngay lập tức bị yêu cầu nhập email.
- Sau đó, anh chị nhận một loạt email chào mời, chưa kịp tìm hiểu đã có một cuộc gọi telesales thúc giục.
- Anh chị chưa thực sự muốn mua, nhưng hệ thống cứ liên tục nhắc nhở.
- Anh chị cảm thấy bị thao túng thay vì được tôn trọng.
- Anh chị không quay lại, chỉ vì trải nghiệm khiến anh chị thấy không thoải mái.
Đây là điểm mấu chốt: Phễu không sai, nhưng tư duy chỉ dựa vào phễu lại sai.
– nhg tại sao vẫn cần?
1. Phễu là công cụ, không phải chân lý
Phễu (Funnel) là một mô hình hữu ích, nhưng nó chỉ là một lát cắt đơn giản hóa của thực tế. Khách hàng không chỉ đi theo một lộ trình tuyến tính.
Nghiên cứu của Google cho thấy hành trình mua sắm hiện đại không còn theo trình tự “Nhận biết → Cân nhắc → Quyết định” mà thay vào đó là một quá trình “vòng lặp tìm hiểu” (Messy Middle).
Theo McKinsey, 61% khách hàng không đi theo bất kỳ lộ trình cố định nào mà liên tục quay lại các giai đoạn khác nhau trước khi ra quyết định.
Điều đó có nghĩa là gì?
- Phễu vẫn có tác dụng, nhưng chỉ dùng để tổ chức dữ liệu & theo dõi khách hàng, chứ không thể ép họ đi theo.
- Cần thay đổi tư duy từ “phễu” sang “hệ sinh thái”, nơi khách hàng có thể tham gia ở bất kỳ giai đoạn nào mà vẫn có trải nghiệm tốt.
2. Khách hàng không chỉ đi theo 1 đường thẳng
Bằng chứng:
- Theo nghiên cứu của Google “The Messy Middle” (2020), khách hàng không đi theo phễu từ Nhận Biết → Cân Nhắc → Quyết Định, mà thường xuyên nhảy cóc giữa các giai đoạn.
Họ có thể:
+ Nhìn thấy một quảng cáo → Tìm hiểu một chút rồi bỏ qua.
+ Một tuần sau, vô tình thấy bạn bè sử dụng sản phẩm → Hứng thú hơn → Quay lại tìm hiểu.
+ Ba tháng sau, có nhu cầu thật sự → Mua ngay lập tức mà không cần thêm bước nào.
- Một nghiên cứu khác từ Nielsen Norman Group (2021) về hành vi mua xe hơi cho thấy 61% khách hàng không đi theo lộ trình “Nhận biết → Tìm hiểu → Thử nghiệm → Mua hàng” mà nhảy cóc giữa các giai đoạn này nhiều lần trước khi quyết định.
- 72% khách hàng trong ngành B2B tương tác với nhiều nguồn khác nhau (blog, case study, hội thảo, review) trước khi mua hàng, chứ không chỉ theo kịch bản chuẩn của phễu marketing. (Demand Gen Report 2022)
- 40% khách hàng không trung thành nếu thương hiệu chỉ tập trung vào giao dịch thay vì tạo ra trải nghiệm (Forbes).
- Người mua B2B trung bình tiếp cận thương hiệu qua 6 - 8 kênh khác nhau trước khi quyết định (HubSpot).
Điều này nghĩa là gì?
- Khách hàng không chỉ di chuyển từ trên xuống dưới phễu theo một trình tự cứng nhắc.
- Họ có thể đến từ nhiều hướng, nhảy qua lại giữa các giai đoạn, và ra quyết định vào một thời điểm bất ngờ.
Do đó, thay vì chỉ tập trung vào “đẩy khách hàng xuống phễu”, hãy tạo ra một hệ sinh thái nơi họ có thể di chuyển tự do mà vẫn được chăm sóc.
– Chuyển từ Phễu sang
1: Vẫn dùng Phễu, nhg linh hoạt & mềm dẻo
- Tạo nhiều điểm vào khác nhau: Đừng chỉ trông chờ vào quảng cáo hay lead magnet, mà hãy tận dụng referral, cộng đồng, SEO, social media.
- Không cố ép khách hàng vào một trình tự duy nhất: Hãy để họ vào từ bất cứ đâu mà vẫn cảm thấy được chào đón.
- Cá nhân hóa hành trình thay vì cố “hướng dẫn” họ: Nếu khách hàng muốn đi thẳng đến mua hàng, đừng bắt họ đi qua 10 bước nurture.
2: Tạo ra 1 Vũ trụ trải nghiệm – Nơi KH muốn quay lại
Thay vì chỉ nghĩ về “chuyển đổi”, hãy nghĩ về “lưu trú”.
Học cách của:
- Apple Store: Không chỉ là nơi mua sắm mà là nơi trải nghiệm, khám phá. Khách có thể vào chỉ để thử mà không bị ép mua.
- Nike Run Club: Không chỉ bán giày, mà tạo ra cộng đồng runners, nơi khách hàng có thể tập luyện, chia sẻ kinh nghiệm.
- Tesla: Không dùng quảng cáo truyền thống nhưng có cộng đồng người dùng fan cuồng, chính họ tạo ra nội dung marketing cho thương hiệu.
Hãy tự hỏi:
- Làm thế nào để khách hàng quay lại với anh chị ngay cả khi họ chưa mua hàng?
- Làm thế nào để họ cảm thấy tự nhiên khi tương tác với thương hiệu, thay vì bị ép buộc?
3: Dùng dữ liệu để “Đồng hành” cùng KH thay vì “dẫn dắt” họ
Nghiên cứu từ Harvard Business Review:
- 78% khách hàng cảm thấy bị làm phiền khi doanh nghiệp gửi quá nhiều email hoặc nhắc nhở họ mua hàng.
- Nhưng 72% khách hàng lại thích khi doanh nghiệp dự đoán đúng nhu cầu của họ và đưa ra lời khuyên hữu ích.
là gì?
(1) Quan sát, không kiểm soát: Dùng dữ liệu để hiểu khách hàng đang ở đâu và hỗ trợ đúng lúc, thay vì đẩy họ vào một con đường cố định.
(2) Gợi ý thay vì ép buộc: Nếu họ đang tìm kiếm một sản phẩm, hãy cung cấp thông tin hữu ích thay vì chỉ gửi “Deal Hot Nhất Hôm Nay”.
(3) Đừng spam, hãy hỗ trợ: Nếu khách hàng đã bỏ giỏ hàng, thay vì gửi email “Bạn quên mua hàng rồi”, hãy thử gửi “Bạn có cần thêm thông tin để ra quyết định không?”
Tóm lại, Phễu hay Không Phễu – quan trọng là cách dùng!
- Phễu không sai, nhưng nếu chỉ dựa vào phễu mà bỏ quên cảm xúc khách hàng, bạn sẽ mất họ mãi mãi.
- Hệ sinh thái trải nghiệm giúp khách hàng quay lại, ngay cả khi họ chưa có ý định mua hàng ngay.
- AI có thể giúp tối ưu phễu, nhưng chỉ con người mới có thể tạo ra cảm xúc & sự kết nối thực sự.
Vậy nên:
(1) Xây dựng hệ sinh thái thay vì chỉ tối ưu phễu.
(2) Tạo nhiều điểm vào để khách hàng tiếp cận thương hiệu một cách tự nhiên.
(3) Dùng dữ liệu để đồng hành, không phải để kiểm soát khách hàng.
(4) Thay đổi mindset từ “chốt sale” sang “tạo trải nghiệm khách hàng đáng nhớ”.
Nhung Cote, Quân sư IMC với Nhị Thập IMC đồ thiết kế trải nghiệm khách hàng và nâng tầm thương hiệu. Tác giả Content Chất, Phất đời Sen