Hành Trình Di Sản

Hành Trình Di Sản Hành Trình Di Sản là một kênh YouTube chuyên khám phá và giới thiệu những giá trị văn hóa, lịch sử, và thiên nhiên đặc sắc tại Việt Nam và thế giới.

Kênh tập trung vào việc tìm hiểu các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

03/04/2025

Đức Thánh Bối là người có thực – Ngài là vị thiền sư đắc đạo sống giữa thời Trần. Ngài tên thật là Nguyễn Bình An, sinh năm Tân Tỵ (năm 1281) đời vua Trần Nhân Tông. Năm 7 tuổi, Ngài mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải ở nhà cô, cậu ở làng Bùi Xá để chăn trâu, cắt cỏ.

Sớm có lòng từ bi hướng Phật, Ngài thường lui tới chùa làng để nghe giảng kinh, vào mùa hanh khô thường hay rủ bạn ra tát các vũng nước, đem tôm cá bắt được thả ra sông. Ngài thích lấy đất nặn chùa, nặn tượng và đem cơm nắm oản cúng lễ. Vốn thông minh, tuấn tú và thông tuệ khác thường, khi cậu của Ngài mời thầy về dạy cho con thì Ngài thường đứng ngoài cửa nghe. Ông thầy thấy Ngài ham học, đem lòng yêu mến nên đã dạy thêm cho Ngài vào ban đêm.

Năm 15 tuổi, Ngài xuất gia, lấy hiệu là Đức Minh, tự là Bình An đến tu tại chùa Tràng An (tục gọi là chùa Sở, cạnh núi Đồng Lanh, xã Tiên Lữ – Hoài Đức) làm môn đệ của Thiền sư Phạm Cốc nổi tiếng thời bấy giờ.

Mười năm sau (năm 1305), Ngài vào chùa Hương Tích thỉnh giáo Long Vương Châu Nhân, học được phép Đảo Vũ. Năm Hưng Long thứ 13 (năm 1307) đại hạn, vua Trần Anh Tông triệu Ngài về Kinh đô Thăng Long làm lễ cầu đảo được trận mưa suốt 3 ngày, chính vì thế mà nhà vua đã tặng Ngài bốn chữ “Đức Minh Châu Nhân“.


Đến năm 95 tuổi (năm 1375) Ngài cho làm một khám son để ở mé tả điện trong chùa, mời dân trong vùng và học trò đến dặn rằng: “Nay thầy số trời đã hết, thầy vào khám ngồi đủ một trăm ngày, thơm thì thờ, tanh hôi thì đem an táng ở sau chùa”.
Nhưng mới được ba tuần trăng (30 ngày) thì có hương thơm và hào quang tỏa ra, mọi người vui mừng đem hương cúng tế và báo cho các làng khác biết. Sau đó làng Bối Khê cùng mười làng xung quanh mang kiệu đến rước bát Phù Hương về thờ và nhận kết nghĩa anh em với làng Tiên Lữ. Tức là tục kết chạ giữa hai làng Tiên Lữ và Bối Khê.

Cuối đời nhà Trần, vua hiếm muộn nên cùng Hoàng hậu ngự giá về cầu tự sau sinh được Hoàng tử. Vua liền phong cho Ngài là “Thượng đẳng tôn thần” và thăng hai chùa lên hàng “Quốc tự“. Cuối đời nhà Hồ, giặc Minh đem xâm chiếm nước ta, chùa bị chúng đốt cháy liền ba ngày nhưng Khám vẫn còn, giặc tức tối lắm. Chợt có ông lão bảo: “Muốn đốt khám Thánh thì phải đem ra tảng đá giữa cánh đồng, quấn bấc thấm tẩm dầu mới đốt được”. Giặc tin và làm theo lời ông lão, nhưng khi ngọn lửa bốc cao liền hóa ra một trận cuồng phong, lửa khói mù mịt rồi mưa xối xả suốt ba khắc (6 giờ), nước đỏ như máu khiến quân Minh đóng gần đấy bị dịch mà chết rất nhiều và một phần bị quân ta do 2 tướng Lê Triện, Nguyễn Xí chỉ huy đánh cho tơi bời. Thượng thư Trần Hiệp, nội quan Lý Hương cùng chỉ huy Lý Bằng bị chém chết.. Trước khi rút chạy về nước, chúng phải cho người dựng lại chùa, đúc một pho tượng Quan âm lớn với mười hai tay rồi rước vào chùa. Trong khi dựng chùa, làm tượng, quân Minh đã giấu vàng ở chùa. Năm trăm lẻ hai năm sau (năm 1930) hậu duệ của nhà Minh đã sang lấy số vàng này mang về nước.

Hành Trình Di Sản là một kênh YouTube chuyên khám phá và giới thiệu những giá trị văn hóa, lịch sử, và thiên nhiên đặc sắc tại Việt Nam và thế giới. Kênh tập trung vào việc tìm hiểu các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, từ những công trình kiến trúc cổ kính, lễ hội truyền thống, cho đến nghệ thuật dân gian đặc sắc của từng vùng miền.

Hành Trình Di Sản là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá và trân trọng giá trị văn hóa.

Kênh youtube “Hành Trình Di Sản” là toàn bộ tâm huyết và nỗ lực của Bùi Cường sau nhiều năm ấp ủ và cố gắng. Những ngày đầu làm video, Cường chỉ nghĩ đơn giản mình làm mọi thứ hoàn toàn tự nhiên với những gì mình có, từ thế giới quan của riêng mình
Cường xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, góp ý từ quý vị và toàn thể cộng đồng.
-----------------
► ĐĂNG KÝ KÊNH “HÀNH TRÌNH DI SẢN” MIỄN PHÍ TẠI: https://www.youtube.com/
► Fanpage Hành Trình Di Sản: https://bit.ly/437NsOd
► Liên hệ với Bùi Cường theo số điện thoại: 0858186186 (Zalo, Whatsapp)
--------------
DANH SÁCH PHÁT:
► Lễ Hội Truyền Thống: https://www.youtube.com/playlist?list=PL2DOWOughTlYZ8eN0ER_UUPLTl2jRHHn2
► Sự kiện văn hóa: https://www.youtube.com/playlist?list=PL2DOWOughTlYPzeuWWLmKGmkTCDHhnLS7
► Di Lịch: https://www.youtube.com/playlist?list=PL2DOWOughTlbWWGRu56ZtSzlyFym5B5WK
► Di sản văn hóa: https://www.youtube.com/playlist?list=PL2DOWOughTlZMx77l8gyuD-0lKRQ2v4oO
--------------
Mỗi Like, Share, đăng ký (Subscribe) của quý vị là động lực vô cùng lớn lao cho kênh “Hành Trình Di Sản” Xin Chân thành cảm ơn sự quan tâm của quý vị và toàn thể cộng đồng.

15/03/2025

Hành trình Di sản rất mong được sự ủng hộ của quý cô bác anh chị!
Donate: 💞 http://Paypal.com/paypalme/buicuongad...
💞Bùi Ngọc Cường số tk: 0858186186 Ngân Hàng BIDV

😍😍😍😍😍😍😍
Lễ hội năm làng Mọc xưa gồm các làng Giáp Nhất, Chính Kinh, Cự Lộc, Quan Nhân và Phùng Khoang; sau Cự Lộc và Chính Kinh nhập lại thành Cự Chính nên còn bốn làng: Giáp Nhất, Cự Chính, Quan Nhân và Phùng Khoang, diễn ra từ ngày mùng 10 đến ngày 12 tháng Hai (Âm lịch) để rước các Thánh du xuân, thưởng lãm cảnh quan năm làng và cầu cho quốc thái dân an…

Tương truyền, ngày xưa, do thiên tai, nhân dân trong vùng đói kém, người chết đầy đường, bệnh dịch tràn lan, làng Phùng Khoang được vua cho nấu cháo, cơm nắm để phát cho dân chúng. Một cậu bé khi nhận được một nắm cơm đã chia cho 4 cậu bé khác cùng ăn. 5 người kết nghĩa anh em, sau này lớn lên, 5 người lập nghiệp ở vùng này, tạo dựng thành những làng trù phú, chính là 5 làng Mọc sau này.

Lễ hội năm làng Mọc mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của cộng đồng cư dân Kẻ Mọc, các làng Giáp Nhất, Cự Chính, Quan Nhân, Phùng Khoang. Lễ hội năm làng Mọc đáp ứng nhu cầu tâm linh của dân làng và cả nhân dân khu vực lân cận. Lễ hội là môi trường lưu giữ và trao truyền các nghi lễ, nghệ thuật trình diễn dân gian, các giá trị lịch sử, văn hóa... đến các thế hệ kế tiếp.
Với giá trị tiêu biểu, Lễ hội năm làng Mọc được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc năm 2021./.

Hành Trình Di Sản là một kênh YouTube chuyên khám phá và giới thiệu những giá trị văn hóa, lịch sử, và thiên nhiên đặc sắc tại Việt Nam và thế giới. Kênh tập trung vào việc tìm hiểu các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, từ những công trình kiến trúc cổ kính, lễ hội truyền thống, cho đến nghệ thuật dân gian đặc sắc của từng vùng miền.

Với phong cách kể chuyện gần gũi, hình ảnh chân thực và giàu cảm xúc, Hành Trình Di Sản không chỉ mang đến kiến thức bổ ích mà còn khơi gợi niềm tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc. Ngoài ra, kênh cũng chia sẻ hành trình khám phá các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trên thế giới, mở rộng góc nhìn về sự đa dạng văn hóa nhân loại.

Hành Trình Di Sản là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá và trân trọng giá trị văn hóa.

Kênh youtube “Hành Trình Di Sản” là toàn bộ tâm huyết và nỗ lực của Bùi Cường sau nhiều năm ấp ủ và cố gắng. Những ngày đầu làm video, Cường chỉ nghĩ đơn giản mình làm mọi thứ hoàn toàn tự nhiên với những gì mình có, từ thế giới quan của riêng mình
Cường xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, góp ý từ quý vị và toàn thể cộng đồng.

-----------------
► ĐĂNG KÝ KÊNH “HÀNH TRÌNH DI SẢN” MIỄN PHÍ TẠI: https://bit.ly/41bUbEh
► Fanpage Hành Trình Di Sản: https://bit.ly/437NsOd
► Liên hệ với Bùi Cường theo số điện thoại: 0858186186 (Zalo, Whatsapp)
--------------
DANH SÁCH PHÁT:
► Lễ Hội Truyền Thống: https://www.youtube.com/playlist?list...
► Sự kiện văn hóa: https://www.youtube.com/playlist?list...
► Di Lịch: https://www.youtube.com/playlist?list...
► Di sản văn hóa: https://www.youtube.com/playlist?list...

13/03/2025

Tọa lạc tại thôn Khúc Thủy, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội, chùa Thắng Nghiêm là một công trình đặc sắc gắn liền với dòng Phật giáo Mật tông. Với lịch sử hơn một nghìn năm, chùa không chỉ là nơi hành hương của Phật tử mà còn là điểm giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, giữa kiến trúc cổ Việt Nam và sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Phật giáo Tây Tạng.
Theo sư trụ trì Thích Minh Thanh, Thắng Nghiêm là một ngôi cổ tự có lịch sử lâu đời. Tương truyền, chùa được xây dựng vào những năm 187 - 266 thời Ngô Sĩ Nhiếp làm thái thú Giao Châu. Tuy nhiên, chính sử ghi nhận rằng, chùa Thắng Nghiêm được xây dựng vào thời vua Lý Thái Tổ (1009 - 1028).

Tương truyền, Đinh Tiên Hoàng đế (Đinh Bộ Lĩnh) trong một lần đi tuần thú đã dừng chân ở Khúc Thuỷ, gặp một thôn nữ xinh đẹp đang kéo hến bên sông, vua đã đưa nàng về cung làm phi tần. Thấy phong cảnh nơi đây hữu tình, thế đất lại có long chầu phượng vũ, lân ly hội tụ, nhà vua bèn cho lập dinh tại đất này và trùng tu lại chùa rồi đặt tên là chùa Pháp Vương, dân gian sau này thường gọi là chùa Bà Chúa Hến.
Trải qua bao biến thiên của lịch sử, chùa Thắng Nghiêm đã mang nhiều tên gọi khác nhau như: chùa Bụt, chùa Pháp Vương tức chùa Bà Chúa Hến (thời nhà Đinh), chùa Thắng Nghiêm (thời nhà Lý), chùa Trì Long, chùa Trì Bồng (thời nhà Trần), chùa Liên Trì (thời nhà Lê), chùa Phúc Đống (thời nhà Nguyễn) và danh hiệu Phật Quang Đại Tùng Lâm là tên gọi chung cho cả quần thể Thánh tích. Ngày nay, nhân dân địa phương vẫn thường gọi chung là chùa Khúc Thủy vì chùa nằm trên địa phận thôn Khúc Thủy. Hiện nơi đây vẫn còn lưu giữ được 34 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến.
Sau khi lấy được thiên hạ từ tay nhà Tiền Lê, vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) lên ngôi, Vua ngự thuyền Rồng từ sông Kim Ngưu qua sông Tô Lịch rồi xuôi theo dòng Nhuệ Giang ngoạn cảnh. Chợt trông thấy ngôi cổ tự trang nghiêm tú lệ ẩn hiện ứng với mộng lành năm xưa, Ngài liền cho dừng thuyền vào chùa lễ Phật. Nhìn cảnh trí thơ mộng, thế đất có long chầu phượng vũ, Ngài thốt lên: “Nơi đây thật xứng là một chốn tu hành “trang nghiêm thù thắng”, đúng là bầu trời cảnh Phật vậy”. Nh¬à vua liền đặt mỹ hiệu cho vùng đất này là trang Khúc Thủy, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Nam Thượng và lập làm thang mộc ấp (ấp của vua). Sau này, Ngài thường lui tới lễ Phật, vãn cảnh. Chùa Thắng Nghiêm, trang Khúc Thủy từ đó đã trở thành nơi du ngoạn tâm linh của các bậc vua chúa, quan lại phong kiến.
# chùa thắng nghiêm

Hành Trình Di Sản là một kênh YouTube chuyên khám phá và giới thiệu những giá trị văn hóa, lịch sử, và thiên nhiên đặc sắc tại Việt Nam và thế giới. Kênh tập trung vào việc tìm hiểu các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, từ những công trình kiến trúc cổ kính, lễ hội truyền thống, cho đến nghệ thuật dân gian đặc sắc của từng vùng miền.

Với phong cách kể chuyện gần gũi, hình ảnh chân thực và giàu cảm xúc, Hành Trình Di Sản không chỉ mang đến kiến thức bổ ích mà còn khơi gợi niềm tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc. Ngoài ra, kênh cũng chia sẻ hành trình khám phá các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trên thế giới, mở rộng góc nhìn về sự đa dạng văn hóa nhân loại.

Hành Trình Di Sản là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá và trân trọng giá trị văn hóa.

Kênh youtube “Hành Trình Di Sản” là toàn bộ tâm huyết và nỗ lực của Bùi Cường sau nhiều năm ấp ủ và cố gắng. Những ngày đầu làm video, Cường chỉ nghĩ đơn giản mình làm mọi thứ hoàn toàn tự nhiên với những gì mình có, từ thế giới quan của riêng mình
Cường xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, góp ý từ quý vị và toàn thể cộng đồng.
-----------------
► ĐĂNG KÝ KÊNH “HÀNH TRÌNH DI SẢN” MIỄN PHÍ TẠI: https://bit.ly/41bUbEh
► Fanpage Hành Trình Di Sản: https://bit.ly/437NsOd
► Liên hệ với Bùi Cường theo số điện thoại: 0858186186 (Zalo, Whatsapp)
--------------
DANH SÁCH PHÁT:
► Lễ Hội Truyền Thống: https://www.youtube.com/playlist?list=PL2DOWOughTlYZ8eN0ER_UUPLTl2jRHHn2
► Sự kiện văn hóa: https://www.youtube.com/playlist?list=PL2DOWOughTlYPzeuWWLmKGmkTCDHhnLS7
► Di Lịch: https://www.youtube.com/playlist?list=PL2DOWOughTlbWWGRu56ZtSzlyFym5B5WK
► Di sản văn hóa: https://www.youtube.com/playlist?list=PL2DOWOughTlZMx77l8gyuD-0lKRQ2v4oO
--------------
Mỗi Like, Share, đăng ký (Subscribe) của quý vị là động lực vô cùng lớn lao cho kênh “Hành Trình Di Sản” Xin Chân thành cảm ơn sự quan tâm của quý vị và toàn thể cộng đồng.

28/02/2025

2. Chùa Trấn Quốc thờ ai?
Nếu bạn đang có kế hoạch du lịch tâm linh ghé thăm các ngôi chùa Hà Nội thì không thể không tham quan chùa Trấn Quốc. Từng là trung tâm Phật giáo của Thăng Long thời Lý - Trần, chùa Trấn Quốc Hồ Tây hiện nay đã trở thành điểm đến tâm linh hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách tới vãn cảnh, lễ bái hàng năm.

Chùa Trấn Quốc theo hệ phái Bắc Tông. Bên trong điện chùa thờ Phật A Di Đà, Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Bà Quan Âm. Chùa cũng có ban thờ Quan Bình, Quan Vũ, Chu Thương, Đức Ông và các thị giả.

3. Lịch sử chùa Trấn Quốc
Theo sử sách, các tài liệu ghi lại, Trấn Quốc tự được xây dựng năm 541 thời Tiền Lý và có tên gọi ban đầu là chùa Khai Quốc. Thuở ban đầu, chùa nằm tại bãi đất làng Yên Hoà là làng Yên Phụ ngày nay.

Đến năm 1440, vua Lê Thái Tông đã đổi tên chùa thành chùa An Quốc với mong muốn đất nước được bình an, lâu bền. Năm 1615, dưới triều vua Lê Kính Tông, chùa được dời sang khu vực đê Yên Phụ, xây dựng trên nền cũ là điện Hàn Nguyên của nhà Trần và cung Thuý Hoa của nhà Lý. Năm 1639, chúa Trịnh đã cho xây dựng hành lang hai bên tả hữu và tu sửa lại cổng tam quan. Đến thời vua Lê Hy Tông, chùa được đổi tên một lần nữa thành chùa Trấn Quốc. Chùa được đúc chuông, đắp thêm tượng và tôn tạo lại vô cùng hoành tráng vào đầu đời nhà Nguyễn. Năm 1821, vua Minh Mạng đã ngự giá tới tham quan chùa và ban 20 lạng bạc để mở rộng và trùng tu chùa. Tới năm 1842, vua Thiệu Trị ban 200 quan tiền và 1 đồng vàng lớn đồng thời cũng đổi tên chùa thành chùa Trấn Bắc. Nhưng dân chúng từ xưa vẫn quen gọi chùa với cái tên Trấn Quốc, nhờ vậy mà cái tên này vẫn được giữ mãi đến ngày nay. Trải qua bao thăng trầm, chùa Trấn Quốc tiếp tục được đời sau bảo tồn, gìn giữ và tôn tạo để xây dựng vẻ đẹp trang nghiêm cho ngôi chùa này.
4. Chiêm ngưỡng cây bồ đề chùa Trấn Quốc
Mỗi khi nhắc đến chùa Trấn Quốc, chắc chắn mọi người sẽ nghĩ ngay đến cây bồ đề lớn được chiết từ cây Đại bồ đề Đạo Tràng. Đây là nơi đức Phật Thích Ca đã ngồi hành đạo từ cách đây 25 thế kỷ. Cây bồ đề chùa Trấn Quốc còn mang rất nhiều ý nghĩa tâm linh. Đó là biểu tượng của tấm lòng nhân ái, vị tha đối với con người và là biểu trưng cho trí tuệ của Đức Phật. Mỗi năm có rất nhiều du khách tới chùa Trấn Quốc để lễ bái, hành hương khấn Phật trước cây bồ đề này.

Lệ Hội Đền Cờn - Độc Đáo với màn Kiệu Bay
22/02/2025

Lệ Hội Đền Cờn - Độc Đáo với màn Kiệu Bay

Lễ Hội Đền Cờn Nghệ AnTrước tiên thì chúng ta đi tìm hiểu một chút về Lịch Sử của Đền Cờn, một ngôi đền được xem là linh thiêng nhất Xứ NghệLễ hội đền Cờn là...

20/02/2025

Xung quanh sự ra đời của di tích và lễ hội còn có liên quan đến một giai đoạn lịch sử của triều Trần, gắn với sự kiện năm Tân Hợi (1311), khi vua Trần Anh Tông đích thân đem quân đi đánh giặc Chiêm Thành, trên đường hành quân có ghé Lạch Cờn làm lễ và được linh ứng. Đến thời vua Lê Thánh Tông, năm 1470, trên đường đem quân đi đánh Chiêm Thành, nhà vua cũng vào đền cầu nguyện, được Tứ vị Thánh Nương phù hộ mà giành thắng lợi trở về. Nhờ đó, đền Cờn được nhà nước phong kiến quan tâm xây dựng và trùng tu để ngày càng trở nên bề thế, to đẹp hơn, lễ hội thêm quy mô, long trọng.

Lễ hội đền Cờn là một trong những lễ hội cổ nhất xứ Nghệ. Theo các tư liệu lịch sử thì đền Cờn được nhà nước phong kiến ban sắc và bảo trợ tôn tạo, tế lễ bắt đầu từ thời Trần Anh Tông (1312)[1] và tồn tại cho đến ngày nay khoảng hơn 800 năm.
Trong lịch sử, Lễ hội đền Cờn đã được các triều đại phong kiến rất quan tâm và liệt vào hàng “quốc tế”. Ngoài việc lưu truyền trong dân gian, lễ hội đền Cờn còn được ghi chép bằng các văn bản, khắc trên bia đá về những quy định, điều khoản chi tiết, cụ thể thành một quy ước bất di bất dịch buộc những người dân trong làng phải tuân thủ.

Đền Cờn (phường Quỳnh Phương, TX Hoàng Mai) là một di tích có giá trị về mặt kiến trúc và linh thiêng được xếp vào hạng đại danh lam bậc nhất xứ Nghệ (nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng). Lễ hội đền Cờn cũng là một trong những lễ hội có quy mô lớn, độc đáo, giàu bản sắc nhất Nghệ An hiện nay, thời gian tổ chức dài nhất so với các lễ hội khác ở xứ Nghệ. Đây là lễ hội có giá trị rất lớn về mặt lịch sử - văn hóa và đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.


Hành Trình Di Sản là một kênh YouTube chuyên khám phá và giới thiệu những giá trị văn hóa, lịch sử, và thiên nhiên đặc sắc tại Việt Nam và thế giới. Kênh tập trung vào việc tìm hiểu các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, từ những công trình kiến trúc cổ kính, lễ hội truyền thống, cho đến nghệ thuật dân gian đặc sắc của từng vùng miền.

Với phong cách kể chuyện gần gũi, hình ảnh chân thực và giàu cảm xúc, Hành Trình Di Sản không chỉ mang đến kiến thức bổ ích mà còn khơi gợi niềm tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc. Ngoài ra, kênh cũng chia sẻ hành trình khám phá các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trên thế giới, mở rộng góc nhìn về sự đa dạng văn hóa nhân loại.

Hành Trình Di Sản là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá và trân trọng giá trị văn hóa.

15/02/2025

Hàng năm, vào ngày 11, 12 tháng Giêng nơi đây lại diễn ra các nghi thức truyền thống có giá trị như: Lễ phụng nghênh nhà thánh, lễ rước kiệu, lễ giã đám và hóa mã tại lăng mộ tướng quân Chu Bá…
Nghi lễ truyền thống
Đức Thượng Đẳng thờ tại đình Văn Nội trong sử có ghi quê ở Phú Thịnh Trang, quận Cửu Chân. Ngài là một võ tướng tài ba xuất chúng, đã cùng ba quân tướng sĩ đánh giặc Đông Hán thu nhiều thắng lợi. Trên đường về hội quân và tham gia hội thề ở Hát Môn, Ngài đã nghỉ chân ở khu làng Văn Nội. Do có tài thao lược, Ngài đã cùng Hai Bà Trưng giải phóng 65 tòa thành trì, thu giang sơn quy về một mối.
Sau chiến thắng Ngài đã được Hai Bà phong tước “Cừ Súy Dực Bảo Tướng Quân”. Khi Mã Viện thua trận, nhà Đông Hán đã dùng nhiều quỷ kế, tăng viện binh, điều lương thảo vây đánh quân ta ở Lãng Bạc, Cấm Khê. Hai Bà đã thất thủ. Ngài đã rút quân lui về hạ trại tại Văn Nội Trang trong ít ngày để mai táng thi hài các tướng sĩ tử trận tại đây, rồi tiếp tục hành quân ra trận.
Đến tháng 10 năm Kiến Vũ thứ 19, Hán Mã Viện lại đem quân vây căn cứ Dư Phát và một trận quyết chiến đã xảy ra ở khu vực núi Trịnh (Thiệu Hóa). Do quân địch quá đông, quân ta mỏng nên Ngài đã cho quân rút về ngàn rừng phía Tây và đóng đồn ở Thắng Lãm Trang, Văn Nội Khu, tiếp tục chiến đấu đến cùng.


Hành Trình Di Sản là một kênh YouTube chuyên khám phá và giới thiệu những giá trị văn hóa, lịch sử, và thiên nhiên đặc sắc tại Việt Nam và thế giới. Kênh tập trung vào việc tìm hiểu các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, từ những công trình kiến trúc cổ kính, lễ hội truyền thống, cho đến nghệ thuật dân gian đặc sắc của từng vùng miền.

Với phong cách kể chuyện gần gũi, hình ảnh chân thực và giàu cảm xúc, Hành Trình Di Sản không chỉ mang đến kiến thức bổ ích mà còn khơi gợi niềm tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc. Ngoài ra, kênh cũng chia sẻ hành trình khám phá các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trên thế giới, mở rộng góc nhìn về sự đa dạng văn hóa nhân loại.

Hành Trình Di Sản là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá và trân trọng giá trị văn hóa.

14/02/2025

Ý nghĩa dựng cây Nêu ngày tết | Lễ dựng cây nêu ở đình Kim Ngân 2025
Dựng cây nêu là một phong tục cổ truyền trong ngày Tết Nguyên đán của người Việt được tái hiện tại đình Kim Ngân (quận Hoàn Kiếm) nhằm giới thiệu đến cho du khách và nhân dân Thủ đô những phong tục lâu đời trong Tết Việt.
Theo đó, dựng cây nêu là một trong những phong tục cổ truyền trong ngày Tết Nguyên đán của người Việt, mang ý nghĩa là biểu tượng bảo vệ người dân khỏi ma quỷ xâm nhập, mang đến bình yên cho người dân ở vùng đất được dựng câu nêu.
Chia sẻ về tục dựng câu nêu, TS. Trần Đoàn Lâm, thành viên Câu lạc bộ Đình Làng Việt cho biết, dựng cây nêu ngày Tết là một phong tục lâu đời của người Việt Nam. Thông thường, cây nêu được dựng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày tiễn ông Công - ông Táo, sau đấy cây nêu được hạ vào ngày mùng 7 tháng Giêng.
Cây nêu được dựng lên trong không khí phấn khởi của người dân, báo hiệu một năm mới sắp đến. Dựng cây nêu vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch còn có ý nghĩa biểu tượng ngăn ngừa ma quỷ tới quấy rầy gia chủ trong những ngày ông Công - ông Táo lên chầu trời.
Cây tre được chọn dựng cây nêu là cây khỏe mạnh, đã chặt hết các cành, chỉ để lại ngọn và lá phía trên. Theo TS. Trần Đoàn Lâm, không phải ngẫu nhiên người dân ta chọn cây tre để dựng cây nêu, bởi lẽ cây tre phổ biến ở làng quê Việt Nam, đặc biệt là vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cây tre cũng tượng trưng cho người Việt Nam, mềm dẻo nhưng rất cứng rắn, bất khuất.
Thân cây nêu có thể được trang trí bằng các loại cờ, phướn, đèn lồng, câu đối, niêu đất chứa vôi, chuông gió, giỏ tre…
Những biểu tượng treo trên cây nêu cũng có những ý nghĩa riêng, đó là hướng về bảo vệ, tạo lập hạnh phúc cho con người. Trên ngọn cây nêu, người ta treo những đồ vật tùy theo phong tục của từng địa phương, như trên ngọn còn có một vòng tròn nhỏ, được treo những chiếc khánh đất, hay linh vật để khi gió thổi, va đập nhau kêu leng keng trong gió với ý nghĩa để trừ ma quỷ.
Viết chữ thư pháp lên băng vải đỏ rồi treo trên cây nêu là tượng trưng cho sức sống của mùa Xuân, cũng là mong ước của sự mạnh khỏe, bình an. Cây nêu cũng được treo chùm lá thường có g*i như biểu tượng vũ khí bảo vệ vùng đất dựng cây nêu.

Những con cá chép bằng gỗ được treo lên cây nêu tượng trưng cho ngũ hành: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Lý do chọn cá chép bởi truyền thuyết cá chép có năng lực biến thành rồng bảo vệ cho muôn loài. Trên cây nêu còn treo bùa tứ tung ngũ hoành với ý nghĩa cấm quỷ dữ đến xâm phạm gia đình trong ngày Tết. Cờ treo trên cây nêu cũng theo nguyên tắc ngũ hành: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ, ngọn lửa tượng trưng cho sức sống, cũng là biểu tượng vũ khí đuổi tà quỷ, mang bình an đến với người dân.
Tái hiện dựng cây nêu ngày Tết tại đình Kim Ngân, phố Hàng Bạc (Hà Nội) là hoạt động nhiều năm nay được Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với Câu lạc bộ Đình Làng Việt tổ chức. Theo ông Nguyễn Đức Bình, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đình Làng Việt, cách đây 5 năm, Câu lạc bộ Đình Làng Việt bắt đầu phối hợp với Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức chương trình Tết Việt - Tết phố. Đây là hoạt động có ý nghĩa của quận Hoàn Kiếm, Ban quản lý phố cổ Hà Nội để duy trì hoạt động văn hóa có ý nghĩa, có sức lan tỏa đến cộng đồng.


Hành Trình Di Sản là một kênh YouTube chuyên khám phá và giới thiệu những giá trị văn hóa, lịch sử, và thiên nhiên đặc sắc tại Việt Nam và thế giới. Kênh tập trung vào việc tìm hiểu các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, từ những công trình kiến trúc cổ kính, lễ hội truyền thống, cho đến nghệ thuật dân gian đặc sắc của từng vùng miền.

Với phong cách kể chuyện gần gũi, hình ảnh chân thực và giàu cảm xúc, Hành Trình Di Sản không chỉ mang đến kiến thức bổ ích mà còn khơi gợi niềm tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc. Ngoài ra, kênh cũng chia sẻ hành trình khám phá các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trên thế giới, mở rộng góc nhìn về sự đa dạng văn hóa nhân loại.

Hành Trình Di Sản là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá và trân trọng giá trị văn hóa.

14/02/2025

Theo lịch sử vào thế kỷ thứ 8, Vua Phùng Hưng Bố Cái Đại Vương tập hợp nghĩa binh tại làng Triều Khúc để bao vây đạo quân nhà Đường. Để khích động tướng sĩ và cũng là để giải trí cho nghĩa quân, Phùng Hưng đã cho binh lính đóng giả làm gái, ăn mặc sặc sỡ và đeo trống múa bồng.
Sau khi giành chiến thắng tướng giặc nhà đường Cao Chính Bình ngài đã mở hội khao quân và cũng sử dụng điệu múa bồng trong những lễ hội này.
Sau Khi ngài mất con trai của ngài là Phùng An lên nối ngôi vua. Vua Phùng An cho quan về làng triều khúc cắm đất lập miếu thờ Ngài là Phùng Hưng. Dân làng suy tôn ngài là thành Hoàng Làng và mở hội cúng tế hàng năm vào ngày 9 đến ngày 12 hàng năm. Ngoài các ngày lễ hội dân làng Triều Khúc còn cúng tế sinh của ngài, ngày mất của ngài và ngày ngài tế cờ xuất quân đánh giặc.
Trong các lễ hội múa bồng đều được sử dụng trong các nghi lễ tế. Điệu múa bồng hay còn gọi là điệu mũa “Con đĩ đánh Bồng” trở thành điệu múa trong các ngày tế lễ, hội làng của làng Triều Khúc cho đến ngày nay.
Đặc điểm múa con đĩ đánh bồng là Người múa thả lỏng cơ, thể động tác múa dẻo lả lướt, tay chân vung rộng và miệng luôn luôn cười tươi.
Trong mỗi lần hội làng Triều Khúc, ít nhất phải có 6 “con đĩ” múa bồng. Họ đều phải là những người mặt mũi khôi ngô, tuấn tú, ngoan ngoãn, con nhà gia giáo.
Các đôi múa bồng trang điểm Mặt hoa da phấn, môi son, má hồng, mặc đồ giả gái, khoác trống bồng trước ngực, các đôi nhảy múa lả lơi, quấn quýt bên nhau.


Hành Trình Di Sản là một kênh YouTube chuyên khám phá và giới thiệu những giá trị văn hóa, lịch sử, và thiên nhiên đặc sắc tại Việt Nam và thế giới. Kênh tập trung vào việc tìm hiểu các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, từ những công trình kiến trúc cổ kính, lễ hội truyền thống, cho đến nghệ thuật dân gian đặc sắc của từng vùng miền.

Với phong cách kể chuyện gần gũi, hình ảnh chân thực và giàu cảm xúc, Hành Trình Di Sản không chỉ mang đến kiến thức bổ ích mà còn khơi gợi niềm tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc. Ngoài ra, kênh cũng chia sẻ hành trình khám phá các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trên thế giới, mở rộng góc nhìn về sự đa dạng văn hóa nhân loại.

Hành Trình Di Sản là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá và trân trọng giá trị văn hóa.

13/02/2025

Trai làng Triều Khúc giả Gái múa "Con Đĩ Đánh Bồng" - Độc Đáo Lễ Hội Triều Khúc 2025
Hàng năm, cứ từ mùng 9 đến 12 tháng Giêng Âm lịch, người dân làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) lại tổ chức lễ hội truyền thống nhằm tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng.
Tương truyền, trước đây Triều Khúc là nơi Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) luyện quân để giao chiến với tướng giặc Đào Chính Bình nhà Đường Trung Quốc. Đây không phải là quê của Phùng Hưng nhưng sau khi chiến thắng lên ngôi vua, dân làng Triều Khúc thờ Phùng Hưng và suy tôn ngài thành Thánh.
Lễ hội làng Triều Khúc diễn ra từ mùng 9 đến 12 tháng Giêng hàng năm, với lễ rước sắc Phùng Hưng mang ý nghĩa mời thánh nhân về ngự tại đại đình, mừng Ngài đăng quang, tạ ơn ngài đã ban cho dân làng một cuộc sống ấm no, an lành.
Với nhiều nghi thức trang trọng cùng các tục lệ độc đáo, lễ hội làng Triều Khúc mở đầu bằng nghi thức rước long bào, triều phục của Vua Phùng Hưng từ đình Thờ Sắc về Đại Đình.
Điệu múa là một phần không thể thiếu của lễ hội, mang ý nghĩa là để chúc tụng nhà vua. Đây còn được coi là điệu múa cổ đặc sắc bậc nhất của Hà Nội, mang lại sự hào hứng cho người xem.


Hành Trình Di Sản là một kênh YouTube chuyên khám phá và giới thiệu những giá trị văn hóa, lịch sử, và thiên nhiên đặc sắc tại Việt Nam và thế giới. Kênh tập trung vào việc tìm hiểu các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, từ những công trình kiến trúc cổ kính, lễ hội truyền thống, cho đến nghệ thuật dân gian đặc sắc của từng vùng miền.

Với phong cách kể chuyện gần gũi, hình ảnh chân thực và giàu cảm xúc, Hành Trình Di Sản không chỉ mang đến kiến thức bổ ích mà còn khơi gợi niềm tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc. Ngoài ra, kênh cũng chia sẻ hành trình khám phá các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trên thế giới, mở rộng góc nhìn về sự đa dạng văn hóa nhân loại.

Hành Trình Di Sản là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá và trân trọng giá trị văn hóa.

12/02/2025

Lễ chạy cờ trong lễ hội làng Triều Khúc.
Sau 3 Tuần Tế trong đình làng Triều Khúc thì bắt đầu lễ chạy cờ.
Lễ chạy cờ gồm có 2 đội đầy đủ quân binh và tướng trong trang phục truyền thống. Tay cầm binh khí mô phỏng cuộc chiến cuối cùng giành chiến thắng của Vua Phùng Hưng tại thành Tống Bình trước 10 vạn quân nhà Đường.
Sau khi phát hiệu Lệnh hai đội chạy theo hai ngã quanh ao trước đình làng. Khi gặp nhau thì trận chiến sẽ bắt đầu. Quân tướng reo hò ầm ĩ lao vào chiến đấu Mô phỏng lại trận chiến thắng của Bố Cái Đại Vương trước 10 vạn quân Đường. Trận chiến kết thúc khi giặc Tống thua trận và Vua Phùng Hưng giành chiến thắng hoàn toàn.
Sau khi kết thúc hai đội sẽ múa làm lễ và đi vào đình làng cất vũ khí.
Lễ chạy cờ là một sự kiên quan trong trong lễ hội làng Triều Khúc.

11/02/2025

Tục lệ mổ lợn khao quân, độc đáo lễ hội làng La Phù

Theo truyền thống, vào tối ngày 13 rạng sáng 14 tháng Giêng hằng năm, người dân xã La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội) tổ chức lễ rước "ông lợn" ra đình làng để dâng tế Thành hoàng làng.
Đây là dịp để dân làng tưởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6 đã có công đánh giặc gìn giữ bờ cõi.
Tục truyền rằng, mỗi khi Đức Thánh Tam Lang tập hợp quân sĩ đánh giặc, người dân thường thổi xôi, thịt lợn để khao quân. Ông được vua Lê Đại Hành, vua Trần Thái Tông, vua Lê Thái Tổ và vua Quang Trung ban sắc phong... Vị lạc tướng tài ba đã "hóa" vào lúc 0 giờ đêm ngày 13, rạng sáng ngày 14 tháng Giêng.
Nên lễ Tế cũng được thực hiện vào 0 giờ ngày 13 tháng giêng hàng năm.
Từ đó, cứ đến ngày này hàng năm, người dân xã La Phù lại tổ chức lễ hội rước lợn, qua đó tưởng nhớ ngày giỗ của Tam Lang Đại Vương…
Theo các bậc cao niên, hàng năm cứ vào tháng Hai thì mỗi thôn sẽ chọn 1-2 chú lợn cân đối để làm vật tế cho năm sau. Trong năm, những chú lợn này sẽ được cả thôn góp tiền chăm sóc. 17 “ông lợn” được xếp ngồi kiệu hoa rước tới đình làng để tế Đức Thánh. Một “ông lợn” đạt yêu cầu phải có thân dài, mõm dài, tai to, da trắng, nặng tới hơn 220kg. 6 "ông lợn" đẹp nhất sẽ được lựa chọn để đưa vào cung chính của đình làm lễ dâng tế. 11 "ông lợn" còn lại sẽ được đặt ở gian ngoài.

Hành Trình Di Sản là một kênh YouTube chuyên khám phá và giới thiệu những giá trị văn hóa, lịch sử, và thiên nhiên đặc sắc tại Việt Nam và thế giới. Kênh tập trung vào việc tìm hiểu các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, từ những công trình kiến trúc cổ kính, lễ hội truyền thống, cho đến nghệ thuật dân gian đặc sắc của từng vùng miền.

Với phong cách kể chuyện gần gũi, hình ảnh chân thực và giàu cảm xúc, Hành Trình Di Sản không chỉ mang đến kiến thức bổ ích mà còn khơi gợi niềm tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc. Ngoài ra, kênh cũng chia sẻ hành trình khám phá các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trên thế giới, mở rộng góc nhìn về sự đa dạng văn hóa nhân loại.

Hành Trình Di Sản là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá và trân trọng giá trị văn hóa.

Address

1508 Southbuilding Trần Thủ Độ, Hoàng Liệt
Hanoi
11719

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Hành Trình Di Sản posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share