19/06/2024
‼️ 8 kỹ năng là "BẮT BUỘC: nếu muốn “Master” Content Marketing
Mình đã từng rất SỢ và cực kỳ ghét phải thay đổi. Mọi thứ, cả trong cuộc sống và công việc, mình nghĩ bạn cũng sẽ giống mình, đến một thời điểm nào đó, những sai lầm, thất bại liên tiếp sẽ bắt buộc mình phải thay đổi. 😰
Và làm nghề Content cũng vậy. Mình đã từng chỉ viết theo ý mình mà chưa bao giờ nhận ra bản thân bài mình viết mình “dở ẹc”. 😆
Và dần dần, mình nhận ra một sự thật là dù muốn hay không, mình vẫn phải thay đổi. Vì nếu không thay đổi thì “c.h.ế.t” , vậy thôi.^^
Mình đã phải tự dẹp bỏ cái tôi từng có, để mở não, tiếp thu những kỹ năng mới, từng cái một, để trở nên tiến bộ với những bài viết chất lượng hơn. Và thành quả của nó khiến mình còn phải tự kinh ngạc với bản thân.
Đây là 8 kỹ năng mình nghĩ là TỐI THIỂU để có thể giỏi với Content marketing nói riêng và Content nói chung.
Nếu ngày nào còn trì hoãn không học, thì nó sẽ còn cản trở tốc độ phát triển của chúng ta ngày ấy.
1. Kể chuyện (Storytelling)
Mình nghĩ bạn cũng giống mình, không thích bị ném vào mặt một quảng cáo lộ liễu, và câu chuyện (Storytelling) sẽ là cái làm rất tốt thay thế.
Muốn kể chuyện hiệu quả phải bạn phải bắt nguồn từ sự thấu hiểu sâu sắc cảm xúc, động lực, tâm lý khán giả của bạn. Mà những cái này phải xuất phát từ sự “yêu thương và thấu hiểu con người”. Vì cảm xúc là không thể giả tạo.
Bạn không cần phải cố bịa ra một cốt truyện và nhân vật hấp dẫn, ly kỳ, thuyết phục như người ta vẫn hay ra rả.
Tại sao phải gồng mình lên cho mệt trong khi đơn giản là thuật lại những cảm xúc, câu chuyện ý nghĩa của bản thân hay những người xung quanh, một cách gần gũi mới là chìa khóa chạm đến trái tim người đọc?
Nói vậy không phải là chúng ta muốn viết lộn xộn thế nào cũng được nha, câu chuyện phải thực sự có ý nghĩa và phải trả lời được những câu hỏi:
Nhân vật chính trong câu chuyện là ai? Tính cách thể hiện ntn? Có những tình huống nào xảy ra ? Cảm xúc của nhân vật chính ra sao?...
Hãy khiến câu chuyện trở nên gần gũi và khớp với insight của khách hàng nhất có thể.
2. Khả năng biến hóa giọng văn
Mình nghĩ có đến 99,99% từng mắc sai lầm này giống mình: Viết một bài content theo ý mình và tự nghĩ đó là hay. Mà không hề quan tâm đến người đọc có thích điều đó hay không.
Bài học là: Hãy biết biến hóa giọng văn trong các ngữ cảnh khác nhau tùy vào đối tượng bài viết, và đôi khi là theo ý muốn của khách hàng (Người thuê bạn viết bài)
Lại là LINH HOẠT, mình hiểu cái cảm giác khi mình đã quen với một thói quen, niềm tin…và lại phải đập nó đi, xây lại từ đầu. Cảm giác không dễ chịu chút nào.
Nhưng sự thật là một Content giỏi là người biết biến hóa giọng văn của mình để phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng cụ thể. Hãy quan tâm đến người khác, đồng thời giữ được chất văn riêng của mình.
3. Diễn đạt, sử dụng từ ngữ
Nó thể hiện qua việc bạn có dùng từ ngữ phù hợp với ngữ cảnh, ý văn có đơn giản, dễ hiểu và không gây mệt mỏi cho khán giả không?
Bí quyết của mình là: Đừng tỏ ra quá chuyên nghiệp.
Mình thực sự ghét cái việc phải đọc 1 loạt từ thuật ngữ chuyên ngành trong khi mình là người mới đang tìm một bài viết “có tâm”, đơn giản, dễ hiểu để đọc.
Có thể sẽ “oai” một chút và khiến khán giả cảm giác bạn chuyên nghiệp, nhưng thật sự nếu bạn muốn chạm đến cảm xúc và ♥️ của người đọc, hãy dùng ngôn ngữ ĐƠN GIẢN và GẦN GŨI nhất có thể.
Không có cách nào hay bằng luyện tập thường xuyên… và đọc thật nhiều tài liệu để học hỏi cách sử dụng từ ngữ của những người khác (Nhớ là học từ những người đã làm hiệu quả và thành công)
4. Nghiên cứu thông tin.
Để viết content thú vị về bất cứ lĩnh vực nào, bạn bắt buộc phải hiểu rõ về lĩnh vực đó.
Nếu không bài viết của bạn sẽ sáo rỗng nếu chưa nói là sai thông tin. Và tất nhiên, khán giả họ sẽ nhận ra điều đấy.
Bạn có thể dựa vào một số gợi ý như thế này để cải thiện:
- Nghiên cứu sản phẩm: Công năng, hiệu suất, mức độ uy tín, ưu nhược điểm của sản phẩm. Everything. Mọi thứ về sản phẩm. ^^ Càng hiểu sản phẩm, càng dễ viết.
- Nghiên cứu thương hiệu: Giá trị cốt lõi, điểm mạnh của thương hiệu,… Lời khuyên của mình là hãy “đặt mình” vào vị trí của thương hiệu.
- Nghiên cứu khách hàng : Khách hàng bạn muốn hướng tới là ai, họ có nhu cầu sở thích gì? Nỗi đau, động lực, ước mơ của họ…Từ đó, bạn sẽ cung cấp giải pháp đáp ứng nhu cầu của họ.
- Nghiên cứu đối thủ: Người thông minh sẽ biết cách học hỏi những điểm mạnh và rút kinh nghiệm những hạn chế của đối thủ. Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng!
5. Tối ưu SEO
SEO (Search Engine Optimization) có nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
Hiểu đơn giản nếu bạn viết hay đến mấy mà không biết SEO thì cũng không ai biết đến…huống chi là đọc bài viết của bạn.
Hãy chịu khó tìm hiểu và nghiên cứu các yếu tố SEO để bài viết tiếp cận được nhiều khách hàng nhất có thể.
Một số gợi ý là:
- Đặt tiêu đề thu hút.
- Viết mô tả ngắn gọn, rõ ý và thu hút. ;)
- Chèn từ khóa tự nhiên và có chiến lược: Không phải chăm chăm lặp lại từ khoá là tốt. bạn có thể sử dụng những từ đồng nghĩa.
6. Nắm bắt xu hướng và công nghệ.
Thay đổi hay là chết? Muốn tồn tại và cạnh tranh, bạn phải nắm rõ xu hướng và biết áp dụng vào công việc của mình.
Những việc gì máy móc hay công cụ hỗ trợ làm nhanh hơn, hãy cho nó làm thay mình.
Giây phút bạn mất thời gian vào những thứ “không đáng” thì đối thủ đã vượt mặt bạn rồi. :(
Dưới đây là một vài công cụ có thể giúp ích cho dân Content nhất định bạn phải dành thời gian để tìm hiểu:
-Nghiên cứu từ khóa: ChatGPT, AnswerThePublic, RankMath SEO AI, SEO.AI
- Hỗ trợ tìm idea và viết bài:ChatGPT, WriAi, Zyro, Laho AI…
- Thiết kế, chỉnh sửa hình ảnh: Canva, Fotor,...
- Kiểm tra đạo văn: copyscape.com, spineditor.com, smallseotools.com,...
7. Hãy chỉn chu
Sự chỉn chu trong từng bài viết sẽ giúp bạn gây thiện cảm với khách hàng và cả người đọc, khiến họ cảm thấy được tôn trọng.
Hãy kiểm tra những mục sau đây để đảm bảo bài viết của chúng ta được chỉn chu nhất:
- Lỗi chính tả, cấu trúc câu, kích thước, độ phân giải hình ảnh,...
- Thông tin đầy đủ, chính xác, hữu ích,,...
- Giọng văn ngắn gọn, súc tích, đúng sự thật, số liệu uy tín...
- Mang dấu ấn cá nhân.
8. Học hỏi không ngừng!
Muốn thu nhập cao hơn 90% còn lại thì phải học hỏi liên tục và làm những điều người khác không làm được.
Kiến thức chuyên môn là một chuyện, hãy trải nghiệm nhiều hơn! Học hỏi từ sai lầm, tự đánh giá bản thân để trưởng thành hơn.
Học hỏi nhiều hơn về kiến thức các ngành khác, càng đa dạng càng tốt.
Sự sâu sắc của bài viết phụ thuộc rất lớn vào trải nghiệm của bạn.
Tóm lại, hãy không ngừng học hỏi, con người sinh ra chỉ đến khi C.H.Ế.T mới hết học thôi. Điều đó chỉ có lợi cho chúng ta chứ không cho ai cả. ^^
Hoan hô vì bạn đã chịu khó đọc đến đây. :*
Nếu bạn thấy hữu ích, mình không ngại nhận Like và comment và share đâu. ^^