Căn cứ Đỏ

Căn cứ Đỏ Căn cứ Đỏ - Yêu nước từ những điều nho nhỏ
Căn cứ Đỏ có mặt trên Tiktok, Instagram, Threads

AX trên các ứng dụng khác:
Shopee: https://shopee.vn/shop/682268333/
Instagram: ax_patriots
Instagram URL: https://instagram.com/aoxanh_sovenir?utm_medium=copy_link

Series 50 năm Ngày Giái phóng miền Nam (tiếp)PHẠM VĂN PHÚ - HÌNH MẪU “SỐ NHỌ” CỦA NGỤY QUÂNPhạm Văn Phú sinh năm 1929 tạ...
16/03/2025

Series 50 năm Ngày Giái phóng miền Nam (tiếp)

PHẠM VĂN PHÚ - HÌNH MẪU “SỐ NHỌ” CỦA NGỤY QUÂN

Phạm Văn Phú sinh năm 1929 tại Hà Đông (Hà Tây cũ). Tốt nghiệp khóa 8 Trường võ bị liên quân Đà Lạt giữa năm 1953. Phú phục vụ trong Binh chủng nhảy dù quân đội Quốc gia Việt Nam (do Pháp lập lên). Ngày 14-3-1954, trong lúc chiến trường Điện Biên Phủ vô cùng nóng bỏng, Phú mang lon trung úy đã chỉ huy một đại đội của Tiểu đoàn 5 - quân dù người Việt, nhảy xuống chốt ở một vị trí sát đường băng chính, sân bay Mường Thanh.
Sau hơn một tháng liên tục giao tranh với các lực lượng bộ đội Việt Minh, ngày 16/4/1954, Phú đã chỉ huy một phần Tiểu đoàn 5 quân dù cùng các đơn vị quân Pháp phản công, tái chiếm lại một cứ điểm trọng yếu. Sau trận phản công trên, y được thăng cấp hàm đại úy ở tuổi 25. Ngày 26/4/1954, Phú được cử giữ chức tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 5 dù. Tuy nhiên, số phận của quân đội Pháp và lực lượng ngụy quân Việt tại đây không cầm cự được lâu. Phú đầu hàng và bị bộ đội ta bắt giam.
Sau ngày 20-7-1954, theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, Phú được trao trả cho phía Pháp và tập kết vào Nam. Từ đó, Phú phục vụ trong lực lượng Quân đội Việt Nam Cộng hòa cho đến ngày định mệnh: địa bàn Tây Nguyên do lực lượng Quân đoàn II ngụy mà Phú chỉ huy phụ trách, bị Quân giải phóng tấn công (tháng 3/1975).
Ngày ấy, Phú đã bố trí lực lượng mạnh tập trung ở Bắc Tây Nguyên. Nhưng trước đòn“nghi binh” của Quân Giải phóng, Phú và các chỉ huy của mình đã mắc mưu hoàn toàn. Khi giật mình nhận ra Nam Tây Nguyên bị hở sườn, mọi thứ đã quá muộn. Rạng sáng 10-3-1975, Quân Giải phóng tiến công Buôn Ma Thuột. Sau 3 trận then chốt, Quân đoàn II ngụy tại Tây Nguyên bị tan rã. Trong đó, Phú và các tướng lĩnh phải chịu trách nhiệm chính trong cuộc rút lui thảm họa tại đường số 7, khiến Quân đoàn II bị truy kích, tiêu diệt tới 3 phần 4. Về phần mình, Phú phải dùng trực thăng chạy đến “Lầu Ông Hoàng” tỉnh Bình Thuận để chờ quân tới cứu.
Sau đại bại ấy, Phú bị triệu tập về Sài Gòn nhận kỉ luật và quản thúc, tuy nhiên với lý do lâm bệnh nặng nên y không thể trình diện Tổng thống Thiệu được. (Có nguồn tin cho rằng ông đã uống thuốc độc tự sát nhưng không thành). Đầu tháng 4, bệnh tình của Phạm Văn Phú nặng thêm và phải vào điều trị tại Tổng y viện Cộng hòa.
Đến sáng ngày 29 tháng 4 tại tư dinh số 19 đường Gia Long, Sài Gòn, trước sự sụp đổ không thể cứu vãn của chính quyền Sài Gòn,sau khi nhờ Đại úy Đỗ Đắc Tân (sĩ quan tùy viên) đưa phu nhân và các con lên phi trường Tân Sơn Nhứt (nay là sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất) để di tản ra khỏi Việt Nam, Phạm Văn Phú đã tự sát bằng một liều thuốc độc mạnh. Một sĩ quan an ninh biết được sự việc liền báo ngay cho phu nhân chưa kịp lên đường, quay trở lại đưa y vào bệnh viện Grall cấp cứu. Phạm Văn Phú bị hôn mê đến trưa ngày 30 tháng 4, tỉnh lại thều thào hỏi phu nhân về hiện tình chiến cuộc ra sao. Sau khi biết rằng Tổng thống Dương Văn Minh đã ra lệnh cho toàn thể Quân lực Việt Nam Cộng hòa buông súng đầu hàng và quân Giải phóng đã tiến vào Sài Gòn, Phạm Văn Phú từ trần, hưởng dương 47 tuổi.

Biên tập: Căn cứ Đỏ

TRẬN CHIẾN CHỐNG QUÂN TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC TẠI GẠC MA: CẦN HIỂU ĐÚNG VÀ ĐỦAi đánh mất, ai bảo vệ Trường Sa ?Từ 1956 - 197...
14/03/2025

TRẬN CHIẾN CHỐNG QUÂN TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC TẠI GẠC MA: CẦN HIỂU ĐÚNG VÀ ĐỦ

Ai đánh mất, ai bảo vệ Trường Sa ?

Từ 1956 - 1975, quần đảo Trường Sa thuộc sự quản lý của Chính quyền ngụy (VNCH). Năm 1963, Hải quân Việt Nam Cộng hòa đưa tàu ra dựng bia ở một số đảo, nhưng sau đó rút đi và không đồn trú lâu dài. Năm 1970, Philippines đã tổ chức chiếm giữ đảo Song Tử Đông, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta mà không gặp một phản kháng nào
Năm 1956, Đài Loan chiếm đóng đảo Ba Bình (đây là đảo lớn nhất quần đảo Trường Sa) . Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã không có hành động gì để phản đối. Thậm chí, Nhân dịp lễ Song Thập 10/10 của Trung Hoa Dân quốc (tức Đài Loan), Ngô Đình Diệm cho quân rút khỏi đảo Ba Bình, Đài Loan giành quyền kiểm soát hòn đảo mà không cần phải nổ súng. Ngày nay, đảo Ba Bình tiếp tục được Đài Loan mở rộng trái phép và có một đường băng cho phép máy bay vận tải cất, hạ cánh.
Sau ngày Giải phóng miền Nam, vào tháng 9/1975, Bộ Quốc phòng đã điều động lực lượng đóng giữ, thiết lập chủ quyền tại 5 đảo nổi tại Trường Sa gồm: Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa.
Năm 1978, Việt Nam đóng giữ thêm 4 đảo nổi: An Bang (10/3/1978), Sinh Tồn Đông (15/3/1978), Phan Vinh (30/3/1978), Trường Sa Đông (4/4/1978).

Chiến đấu chống quân xâm lược tại Gạc Ma

Bước vào cuối những năm 1980, Việt Nam gặp muôn vàn khó khăn, kinh tế khủng hoảng trầm trọng, bị bao vây cấm vận và đang căng mình trên hai cuộc chiến bảo vệ biên giới ở hai đầu đất nước. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đã có nhiều hành động khiêu khích quân sự và bộc lộ dã tâm tiến xuống Trường Sa - nơi họ chưa từng hiện diện trong lịch sử.
Năm 1986, Trung Quốc đưa các tàu quân sự giả dạng tàu cá xuống trinh sát các bãi đá ngầm, lén lút đặt một số cột bê tông để “đánh dấu chủ quyền”. Hải quân Trung Quốc liên tục cho tàu chiến giả dạng tàu dân sự để khảo sát, trinh sát thăm, âm mưu xâm chiếm các đảo chìm.
Trước những hoạt động leo thang có chủ đích của Trung Quốc, ngày 6-11-1987, Bộ Quốc phòng chính thức phê chuẩn kế hoạch tác chiến bảo vệ chủ quyền Biển đảo 1987-1990 và ban hành Mệnh lệnh số 1679/ML-QP, giao nhiệm vụ cho Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân đưa lực lượng ra giữ các bãi cạn, không chờ xin chỉ thị của cấp trên. Toàn quân chủng bước vào chiến dịch “CQ-88″ (Chủ quyền – 1988) với ý chí và quyết tâm mạnh mẽ. Chủ trương của Việt Nam là chỉ sử dụng các lực lượng vận tải và công binh để thực hiện đóng quân bảo vệ chủ quyền, không gây xung đột để Trung Quốc tạo cớ đánh chiếm toàn bộ quần đảo, bảo vệ an toàn lực lượng của Việt Nam trên quần đảo – vốn vẫn còn đang rất mỏng,
Bằng sự nỗ lực, quyết tâm và hy sinh phi thường, từ đầu năm 1987 đến đầu năm 1988, Việt Nam đóng giữ, khẳng định chủ quyền trên 8 đảo và đá: đảo chìm Thuyền Chài (5/3/1987), đá Tây (2/12/1987), Tiên Nữ (25/1/1988), đá Lát (5/2/1988), đá Đông (19/2/1988), đá Lớn (20/2/1988), Tốc Tan (27/2/1988), Núi Le (28/2/1988).
Về phía Trung Quốc, ngày 22/1/1988, nước này đưa 1 tàu hộ vệ tên lửa, 1 tàu khu trục, 1 tàu đổ bộ, 1 tàu chở dầu và một số tàu hậu cần xuống phía Nam, bắt đầu xâm lược quần đảo này. Ngày 26/1/1988, hải quân Trung Quốc chiếm đóng Đá Chữ Thập rồi nhanh chóng đưa lực lượng xuống củng cố, lấn chiếm một vài đảo chìm, rặng san hô khác. Đầu tháng 3/1988, Hải quân Trung Quốc huy động lực lượng lớn thuộc 2 hạm đội Nam Hải và Đông Hải xuống khu vực quần đảo Trường Sa với ý đồ dùng vũ lực nhằm chiếm tiếp cụm tam giác 3 bãi ngầm Gạc Ma – Cô Lin – Len Đao.
Về phía ta, lực lượng Hải quân tại Trường Sa chỉ có trong tay một số tàu vận tải, trang bị của bộ đội chủ yếu là vũ khí hạng nhẹ, lực lượng phần lớn là công binh. Đứng trước lực lượng tàu chiến đông đảo của địch, ta tiếp tục kiên cường sử dụng các lực lượng hiện có nhanh chóng đóng giữ các đảo chìm, bãi cạn, cắm cờ, ngăn chặn quân xâm lược lấn chiếm. Đến ngày 14/3/1988, quân Trung Quốc tiếp tục sử dụng vũ lực cưỡng chiếm các đảo chìm, bãi ngầm. Diễn biến tóm tắt như sau:

TẠI GẠC MA
Ngày 14/3/1988, Trung Quốc thả 3 xuồng nhôm chở 40 binh lính đổ bộ lên Gạc Ma để giật cờ Việt Nam. Thấy bộ đội ta cương quyết bảo vệ cờ, lính Trung Quốc nổ súng bắn thiếu úy Trần Văn Phương, đâm trọng thương binh nhất Nguyễn Văn Lanh, dùng súng AK tấn công bộ đội Lữ đoàn 146, Công binh 83 đang giữ cờ Tổ quốc.
Không ép được lực lượng ta rút khỏi Gạc Ma, lính Trung Quốc rút về tàu. Sau đó, tàu hộ vệ 502, 531 của Trung Quốc dùng hỏa lực mạnh bắn thẳng vào tàu HQ-604, gây nhiều thương vong cho ta, tàu bốc cháy và chìm dần, nhiều chiến sĩ chìm cùng tàu.
Cùng lúc đó, nhiều loại pháo hạm từ tàu chiến Trung Quốc hạ nòng, điên cuồng trút đạn lên Gạc Ma vào đội hình công binh chỉ có cuốc xẻng, xà beng và 3 khẩu AK, khiến bộ đội ta thương vong nặng. Trung Quốc sau đó đổ quân, chiếm giữ Gạc Ma.

TẠI CÔ LIN
Khi thấy tàu HQ-604 bị tàu địch bắn cháy chìm dần, thiếu tá Vũ Huy Lễ, thuyền trưởng tàu HQ-505 ra lệnh cho tàu nhổ neo, tiến thẳng về Cô Lin ủi bãi. Thấy tàu ta áp sát Cô Lin, tàu 531 của Trung Quốc quay sang bắn phá dữ dội. Tàu HQ-505 bị hư hỏng nặng, các bộ, chiến sĩ trên tàu bị thương nhiều, nhưng quyết bám trụ, vừa sửa tàu, vừa tiến. Tàu trườn lên bãi Cô Lin được 2/3 thân thì bốc cháy nhưng cả con tàu HQ-505 đã trụ vững, trở thành lá chắn sống bảo vệ chủ quyền. Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ cùng 9 chiến sĩ tiếp tục bám trụ, chiến đấu kiên quyết bảo vệ đá Cô Lin và thả xuống cao su về phía HQ-604 và đá Gạc Ma để cứu chữa thương binh, tử sĩ.

TẠI LEN ĐAO
8h20 ngày 14/3, tàu của Trung Quốc bắn chìm tàu HQ-605 của ta. Cán bộ, chiến sỹ của tàu HQ-605 phải dìu nhau bơi về đảo Sinh Tồn Tại Len Đao, sau trận chiến Gạc Ma, ta tiếp tục đấu tranh kiên quyết, quay lại cắm cờ ở Len Đao, Trung Quốc cho 7 tàu chiến và các xuồng nhỏ bao vây. Nhưng lúc này, máy bay chiến đấu Su-22M của Việt Nam đã hiện diện trên quần đảo. Thấy máy bay chiến đấu của Việt Nam, ngay lập tức phía tàu Trung Quốc tản ra. Bộ đội Việt Nam tiếp tục xây dựng công sự và bảo vệ vững chắc Len Đao cho đến ngày hôm nay.
Như vậy, sau ngày 14/3/1988, Việt Nam đóng giữ thêm đá Len Đao và đá Cô Lin.

Ngày 15/3/1988, chỉ một ngày sau trận đánh, Việt Nam cho quân đóng giữ Đá Núi Thị, một vị trí rất quan trọng ở cụm đảo Nam Yết. Ngày 16/3, Việt Nam tiếp tục cho quân đóng giữ đảo Đá Nam. Tổng cộng trong năm 1988, Việt Nam đóng giữ thêm 11 đảo chìm. Tháng 11/1988, Hải quân Việt Nam bắt đầu xây dựng, bảo vệ cụm nhà dàn DK1.

Như vậy, đến cuối thập niên 1980, Việt Nam đã kiểm soát 21 đảo, cồn và rạn san hô. Từ 1990 đến 2008, Việt Nam kiểm soát thêm 10 điểm, từ 2008 đến 2014 thì kiểm soát thêm 18 điểm tại quần đảo.
Trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, lạc hậu, bị cô lập về chính trị, cấm vận về kinh tế, quân sự, nhưng Việt Nam đã chủ động đóng giữ, anh dũng bảo vệ các đảo nổi và đảo chìm, trong đó nhiều đảo lớn, có tiềm năng phục vụ mục đích quân sự và phát triển kinh tế. Tuy không thể ngăn chặn Trung Quốc chiếm Gạc Ma và một số đá, đảo chìm khác, nhưng có thể khẳng định rằng chiến dịch CQ88 đã thắng lợi, làm thất bại âm mưu chiếm đóng toàn bộ Trường Sa của Trung Quốc.

🇻🇳Tiếp tục series hướng tới 50 năm Đại thắng mùa xuân 1975CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊNKì II: Phản kích bất thành và cuộc rút lu...
12/03/2025

🇻🇳Tiếp tục series hướng tới 50 năm Đại thắng mùa xuân 1975

CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN

Kì II: Phản kích bất thành và cuộc rút lui thảm họa

Đến ngày 12/3/1975, khu vực hậu cứ Trung đoàn 53 (Sư đoàn 23 Bộ binh VNCH) và sân bay Hòa Bình trở thành nơi đồn trú của hầu hết các lực lượng ngụy còn lại sau hai ngày bị Quân Giải phóng tấn công. Tuy nhiên, trong số đó không có Vũ Thế Quang - Sư đoàn phó Sư đoàn 23 VNCH và Nguyễn Trọng Luật - Tỉnh trưởng Đăk Lăk vì 2 ông này đã bị bắt làm tù binh ngày 12/3/1975. Từ Sài Gòn, Nguyễn Văn Thiệu lệnh cho Phạm Văn Phú phải giữ bằng được các vị trí còn lại ở phía Đông thị xã và phải có ngay kế hoạch phản kích giải tỏa cho Buôn Mê Thuột. Rạng sáng ngày 12/3/1975, kế hoạch tái chiếm BMT được Nguyễn Văn Thiệu chấp thuận. Theo đó, quân ngụy điều động toàn bộ Sư đoàn 23 (gồm Trung đoàn 44 và 45) dùng trực thăng đổ bộ xuống khu vực Nông Trại - Phước An (phía Đông BMT), hình thành cánh quân phản kích đánh thẳng vào thị xã. Bên cạnh đó huy động tối đa các Sư đoàn Không quân tại Đà Nẵng và Cần Thơ yểm trợ cho cuộc hành quân.

Chiều ngày 12/3/1975, hơn 100 máy bay trực thăng đủ loại bắt đầu đổ quân. Đích thân Phạm Văn Phú bay trên phi cơ hạng nhẹ U-17 lên vùng trời Ban Mê Thuột chỉ huy cuộc phản kích. Từ trên máy bay, tướng Phú điện cho Trung tá Võ Ấn đang chỉ huy các lực lượng giữ sân bay Hòa Bình biết cuộc đổ quân xuống Phước An - Nông Trại đã bắt đầu và động viên các đơn vị này cố gắng giữ vững.

Quân Giải phóng đã dự liệu được phản ứng của VNCH và hành động theo phương châm: Tranh thủ từng tiếng đồng hồ. Trung đoàn 24 (Sư đoàn 10 QGPMN) đã tấn công cứ điểm Chư Nga và căn cứ 45 phía Đông thị xã. Việc để mất căn cứ 45 và cứ điểm Chư Nga đã buộc các Trung đoàn 44 và 45 (Sư đoàn 23 Bộ binh VNCH) phải thay đổi địa điểm đổ quân Nông Trại - Phước An. Bắt đầu từ chiều 13/3/1975, Sư đoàn 10 QGP đã hành quân suốt đêm và áp sát địa điểm đổ quân mới của quân ngụy. 7 giờ sáng 14/3/1975, khi các đơn vị Bộ binh VNCH còn chưa triển khai đội hình thì Trung đoàn 24 (Sư đoàn 10 QGPMN) nổ súng tấn công Trung đoàn 45 (Sư 23 Bộ binh QLVNCH) tại điểm cao 581.

Đến 12 giờ trưa ngày 14/3/1976, điểm cao 581 bị đánh tan. Trung đoàn 45 ngụy vừa đánh vừa lùi về Nông Trại. Bây giờ, Trung đoàn 44 - Sư đoàn 23 ngụy không những chưa thể giải toả BMT mà còn phải ứng viện cho Trung đoàn 45 đang bị vây ép. Ngày 16/3/1975, cả hai cụm quân của Sư đoàn 23 Bộ binh ngụy tại Phước An và Nông Trại cùng lúc bị tấn công. Đến 8 giờ 15 phút, Tiểu đoàn 3, đơn vị cuối cùng của Trung đoàn 45 ngụybị đánh tan. Phùng Văn Quang và toàn bộ ban chỉ huy Trung đoàn bị quân ta bắt làm tù binh dù cho những tên này đang nổ máy chiếc trực thăng để rút chạy.

Về phía Quân Giải phóng, ngày 17/3/1975, các lực lượng mở đợt tổng công kích vào cụm quân còn lại của ngụy tại sân bay Hòa Bình. 11 giờ 30 sáng 17/3/1975, sân bay bị chiếm, Trung đoàn 53 bị xóa sổ. Chỉ một nhóm nhỏ gần 20 lính ngụy của cụm quân này chạy về được Phước An. Trận phản kích của quân ngụy với ý định tái chiếm thị xã BMT thất bại.

Trong tình thế nguy hiểm, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã họp với Trần Thiện Khiêm, Cao Văn Viên và Đặng Văn Quang để bàn về việc “tái phối trí lại lực lượng”. Tại cuộc họp này, Nguyễn Văn Thiệu thông báo: "Với khả năng và lực lượng ta đang có, chắc chắn chúng ta không thể bảo vệ được tất cả lãnh thổ muốn bảo vệ. Như vậy chúng ta nên tái phối trí lực lượng và bảo vệ những vùng đông dân, trù phú, vì những vùng đất đó mới thực sự quan trọng"
Ngày 14/3, tại Cam Ranh, Phạm Văn Phú báo cáo tổng quát diễn biến chiến sự tại Tây Nguyên và thỉnh cầu Thiệu tăng viện từ 1 đến 2 lữ đoàn dù để phòng giữ Kon Tum, Pleiku và sau đó dùng để phản kích chiếm lại các vùng đã mất. Nguyễn Văn Thiệu không chấp nhận đề nghị của tướng Phú với lý do "không còn quân tăng phái, Cộng sản có thể đánh mạnh hơn năm 1972" và lệnh cho ông này rút quân về đồng bằng, tái phối trí lại lực lượng. Về đường rút, sau khi thảo luận, Nguyễn Văn Thiệu và các tướng lĩnh đã quyết định rút theo đường số 7 cũ – một tuyến đường đã bỏ hoangvì họ cho rằng, con đường đó tuy xấu nhưng gây được bất ngờ cho đối phương.

Mặc dù Bộ tư lệnh Quân đoàn II VNCH cố gắng giữ bí mật tối đa cuộc rút quân nhưng những hoạt động nhộn nhịp bất thường của không quân tại Pleiku trong ngày 14 tháng 3 đã gây nên những nghi ngờ trong gia đình các sĩ quan cấp dưới, binh sĩ. 13 giờ chiều 15 tháng 3, cuộc di tản của Quân đoàn II chính thức bắt đầu trong vội vã. Thiết đoàn 19 và liên đoàn 6 biệt động quân đi đầu, tiếp đó là bộ phận còn lại của Quân đoàn II. Theo tính toán của Phạm Văn Phú, các đơn vị của ta đang tập trung ở Buôn Ma Thuột và lo đối phó với cuộc phản kích của sư đoàn 23 tại Phước An nên phải mất ba đến năm ngày mới có thể điều quân đến do đường sá rất xấu, cơ động khó khăn. Còn sư đoàn 968 nếu có đuổi theo cũng phải hành quân bộ, đánh vuốt đuôi và sẽ bị liên đoàn 25 biệt động quân cản hậu chặn đánh.

Hai ngày đầu, cuộc di tản diễn ra thuận lợi. Sáng 16 tháng 3, đội thiết giáp đi đầu đã đến đèo Cheo Reo an toàn và bắt đầu di chuyển xuống Củng Sơn. Tuy nhiên, lực lượng rút lui rất đông: gồm đoàn xe quân sự 2.000 chiếc kèm theo gần 2.000 phương tiện giao thông dân sự nên toán cuối của đoàn này mới ra khỏi thị xã Pleiku.
Kế hoạch rút quân của quân ngụy không quá bất ngờ đối với Quân Giải phóng. Tuy nhiên, bất ngờ ở chỗ là cuộc di tản này được tiến hành quá nhanh. Đến chiều 15 tháng 3, khi cánh quân đi đầu của thiết đoàn 19 đã qua Cheo Reo, Bộ Tư lệnh mặt trận Tây nguyên mới được tin quân ngụy rút khỏi Pleiku và Kon Tum. 20 giờ tối 16 tháng 3, lệnh truy kích được ban bố. Tiểu đoàn 9, trung đoàn 64 (sư đoàn 320 QGP) ngay lập tức được điều động, đã hành quân xuyên đêm cắt rừng, vượt núi để lập một chốt chặn ở phía Nam thị xã Cheo Reo. Theo sát họ là đội hình chính của trung đoàn 64.

Sáng 17 tháng 3, tốp xe tăng, thiết giáp đi đầu của thiết đoàn 19 và liên đoàn 6 biệt động quân ngụy chạm súng với tiểu đoàn 9, trung đoàn 64 Quân Giải phóng tại đèo Tuna, cách Cheo Reo 4 km. Bị phục kích, cộng thêm đường số 7 quá nhỏ hẹp, đoàn xe di tản khổng lồ ứ lại tại Cheo Reo. Từ chiều tối 17 đến sáng 18 tháng 3, quân ngụy sử dụng liên đoàn 7 biệt động quân với sự yểm hộ của không quân, pháo binh và thiết giáp liên tục tấn công, vu hồi Quân Giải phóng để mở đường thoát nhưng đều bị đẩy lùi. Pháo binh, bộ binh Quân Giải phóng đã bắt kịp và liên tục pháo kích, tấn công quân ngụy tại Cheo Reo.

Quân ngụy hỗn loạn, mọi cố gắng ổn định lại tình hình và tổ chức kháng cự của các chỉ huy QLVNCH trở nên vô vọng. 17 giờ chiều ngày 18/3, Phạm Duy Tất – chuẩn tướng ngụy nhận được lệnh phá bỏ tất cả các chiến cụ nặng, tùy nghi di tản. Đến 9 giờ sáng ngày 19 tháng 3, các đơn vị ngụy bị vây tại Cheo Reo không còn khả năng kháng cự, phần lớn bị tiêu diệt, bị bắt hoặc đào ngũ.Chỉ có thiết đoàn 19 và liên đoàn 6 biệt động quân về được đến Củng Sơn với ít thiệt hại, thương vong nhất.

Theo tính toán của Hoa Kỳ, sự tổn thất của Quân đoàn II ngụy vượt quá mọi sự đo lường. Trong số 60.000 quân rút chạy thì chỉ còn khoảng 20.000 chạy thoát và hầu như không còn sức chiến đấu. Trong số 7.000 lính biệt động quân chỉ còn khoảng 700 về đến vùng duyên hải.Sau trận Buôn Ma Thuột và cuộc rút lui thảm họa trên đường số 7, Quân đoàn II ngụy dường như không còn tồn tại.
Trong kháng chiến chống Pháp, người Pháp và Việt Minh đều coi Tây Nguyên là mái nhà và l chìa khóa của Đông Dương. Mất cao nguyên, trong tay không còn lực lượng dự bị cơ động nào khả dĩ nào để có thể xoay chuyển tình thế, chính quyền Sài Gòn ở vào tình thế rất nguy hiểm. Những lực lượng còn lại đổ về dải đất hẹp ven biển miền Trung và có nguy cơ bị tấn công chia cắt bất cứ lúc nào. Quyết định bỏ Tây Nguyên và rút các lực lượng còn lại về cố thủ dải đồng bằng ven biển của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong cuộc họp ngày 14 tháng 3 mặc dù có nguyên nhân do tình trạng suy yếu lực lượng của VNCH lúc đó nhưng đã trở thành một lỗi lầm chí tử. Kế hoạch này cùng với viện thực hiện rút quân thiếu tổ chức không những không cứu vãn được tình thế của Quân đoàn II mà còn đẩy họ đến chỗ bị tiêu diệt và tan rã, mở đầu cho sự sụp đổ không tránh khỏi của Việt Nam Cộng hoà.

Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi thể hiện sức mạnh đoàn kết của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, mưu lược tài tình của tập thể Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Chỉ huy chiến dịch. Trong đó, sức mạnh vô địch nằm ở sự đùm bọc, chở che, giúp đỡ của đồng bào nhân dân các dân tộc Tây Nguyên. Nhờ Nhân dân, các đơn vị Quân giải phóng đã vượt qua muôn trùng khó khăn của núi rừng đại ngàn, di chuyển hàng vạn con người, hàng vạn tấn vũ khí vào trận địa “không dấu vết”, giáng vào đầu quân ngụy Sài Gòn những đòn chí mạng. Bên cạnh đó, phải kể tới sức chiến đấu phi thường, dũng cảm của bộ đội ta. Trong chiến dịch, đã có những đơn vị hành quân cắt rừng, xuyên đêm, đạt hơn 100km/ngày, sau đó đương đầu với hỏa lực địch như vũ bão để chặn đường rút của chúng, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ lực phía sau bao vây, truy kích.

Chiến dịch Tây Nguyên làm thay đổi cơ bản so sánh lực lượng và thế chiến lược giữa ta và địch trên toàn miền Nam. Thắng lợi của chiến dịch có ý nghĩa chiến lược vô cùng to lớn, bước ngoặt quyết định, đưa cuộc tiến công chiến lược của ta phát triển thành cuộc tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam. Những phát triển nghệ thuật quân sự trong chiến dịch là nghệ thuật bày mưu kế, lập thế trận, chọn mục tiêu tiến công và phát triển tiến công. Chiến thắng Tây Nguyên là cơ sở để Bộ Chính trị kịp thời bổ sung quyết tâm giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.

LOẠT BÀI 2: CHIẾN DỊCH HUẾ - ĐÀ NẴNG

Biên tập: Căn cứ Đỏ

📍Cùng đến với series hướng tới 50 Đại thắng mùa xuân nào anh em!  🇻🇳CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN - MÀN NGHI BINH HOÀN HẢO VÀ SỰ...
11/03/2025

📍Cùng đến với series hướng tới 50 Đại thắng mùa xuân nào anh em!

🇻🇳CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN - MÀN NGHI BINH HOÀN HẢO VÀ SỰ MỞ ĐẦU CHO QUÁ TRÌNH SỤP ĐỔ KHÔNG THỂ CỨU VÃN CỦA CHẾ ĐỘ NGỤY QUYỀN SÀI GÒN

Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là mốc son chói lọi trong lịch sử Dân tộc, là hệ quả của những trận đánh, chiến dịch lớn trên khắp miền Nam, trong đó có chiến dịch Tây Nguyên. Tìm hiểu về chiến dịch này, ta dường như có câu trả lời cho việc vì sao quân đội ngụy với lực lượng vẫn còn rất đông đảo, được vũ trang không thua kém các cường quốc, lại nhanh chóng tan rã trong vòng 55 ngày ngắn ngủi, đồng thời thấy được tài năng, nghệ thuật chỉ đạo, tác chiến của Đảng, quân đội và Nhân dân ta.

Kì I: Bối cảnh chiến dịch, nghi binh và cài thế trận

Trong hai năm 1973 và 1974, quân ta đẩy mạnh hoạt động trên các chiến trường, đẩy ngụy quân Sài Gòn vào lúng túng, bị động. Từ giữa năm 1974 trở đi, viện trợ của Mỹ cho chính quyền Sài Gòn giảm, phương tiện chiến tranh, hỏa lực chi viện cho chiến đấu giảm sút. Tuy nhiên, quân ngụy vẫn là một lực lượng đáng gờm với hơn một triệu quân, trang bị vũ khí Mỹ “tận răng”, đồng thời chiếm ưu thế tuyệt đối về không quân trong tác chiến.
Về ta, trong năm 1974, việc xây dựng lực lượng, chuẩn bị chiến trường tiếp tục được tiến hành khẩn trương. Ba quân đoàn chủ lực lần lượt ra đời. Sự rút lui của Mỹ hạn chế đáng kể mức độ đánh phá dọc tuyến đường chi viện huyết mạch Trường Sơn, vì vậy một khối lượng vật tư đáng kể được Nhân dân miền Bắc chi viện cho miền Nam, hệ thống đường chiến lược, chiến dịch phát triển nhanh và ngày càng hoàn thiện.

Nắm vững thời cơ đang đến, từ ngày 18-12-1974 đến ngày 8-1-1975, Bộ Chính trị họp, quyết định về quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam. Trong kế hoạch chiến lược ban đầu, Bộ Chính trị thông qua kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976. Sau nhiều lần nghiên cứu, trao đổi, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương quyết định chiến trường Tây Nguyên là hướng chiến lược chủ yếu.

Sở dĩ chọn Tây Nguyên vì nơi đâylà vùng đất chiến lược quan trọng. Trong chiến tranh, cả Pháp và Mỹ đều coi địa bàn này có ý nghĩa đặc biệt. Về phía quân ta, làm chủ được Tây Nguyên sẽ là bàn đạp, uy hiếp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Vùng I chiến thuật của quân ngụy, tạo tiền đề tiến công giải phóng toàn miền Nam. Mặt khác, Tây Nguyên là nơi tập trung cơ quan đầu não của Quân khu 2- Quân đoàn 2 Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Lực lượng chúng tuy đông (63.000 quân), nhưng phải căng ra phòng ngự khắp Tây Nguyên. Hướng phòng ngự chủ yếu của địch là phía Bắc: gồm thị xã Pleiku và Kon Tum. Hướng phía Nam: thị xã Buôn Ma Thuột địch bố trí ít lực lượng hơn.

Xét về tương quan lực lượng thì ta chưa hơn địch. Để bảo đảm cho đòn mở đầu trên chiến trường Tây Nguyên chắc thắng, Bộ Tổng tư lệnh và Bộ Chỉ huy Mặt trận Tây Nguyên tích cực tổ chức chỉ đạo các hoạt động nghi binh.

Bộ Tư lệnh chiến dịch lệnh cho bắn pháo vào Kon Tum, đánh nhỏ quanh thị xã, cho đặc công tập kích kho xăng Pleiku. Mặt khác, bí mật đưa Sư đoàn 968 từ Nam Lào về Tây Nguyên thay thế vị trí Sư đoàn 10 và Sư đoàn 320 để hai sư đoàn này hành quân vào Đắk Lắk. Khi đi, các cánh quân này tiếp tục để lại toàn bộ cụm điện đài và báo vụ viên ở lại vị trí cũ, hàng ngày vẫn duy trì liên lạc như bình thường đánh lừa địch.

Đầu tháng 2-1975, Sư đoàn 968 bắt đầu tổ chức các trận đánh diệt các chốt tiền tiêu bên ngoài thị xã Pleiku làm cho địch lầm tưởng đó là hoạt động đánh phá của sư 10 và 320. Sư đoàn 968 còn thực hiện một loạt những trận đánh “bài bản” theo kiểu đột phá lần lượt trước khi đánh vào mục tiêu chính, có cả pháo lớn tham gia như sắp có nhiều sư đoàn đánh vào Pleiku. Cùng với cách đánh giả “như thật” của Sư đoàn 968, lực lượng công binh kết hợp với dân công các huyện rầm rộ đi làm đường “giả” hướng vào thị xã Kon Tum và Pleiku, cho Nhân dân truyền tin nhau thị xã sắp được giải phóng, cùng nhau chuẩn bị băng dôn – khẩu hiệu ăn mừng.

Đối với lực lượng hành quân xuống phía Nam, Bộ Tư lệnh quy định toàn bộ cuộc hành quân chỉ dùng đường dây thông tin mặt đất. Quá trình hành quân, phải đảm bảo ngụy trang kỹ lưỡng, ngày vào rừng, tối hành quân, đi đến đâu ngụy trang xóa dấu vết đến đó. Và như vậy, từ cuối tháng 10/1974, đến tháng 2/1975, hơn 4 vạn quân thuộc 3 Sư đoàn bộ binh, các binh chủng xe tăng thiết giáp, pháo cao xạ... đến nơi tập kết ở phía đông Buôn Ma Thuột mà địch không hề phát hiện.

Giữa tháng 2-1975, một chiến sĩ của ta đào ngũ đã khai báo với địch: các lực lượng đang chuẩn bị đánh Buôn Ma Thuật, trong khi đó tình báo Mỹ vẫn khẳng định Sư 10 và 320 ở chỗ cũ. Lập tức, Bộ Tư lệnh chiến dịch phát một bức điện gửi các đơn vị của ta với nội dung “địch đã bị mắc lừa, cho rằng ta sẽ đánh Buôn Ma Thuật nên đã điều quân xuống phía Nam”. Những thông tin trái ngược làm cho Phạm Văn Phú (Tư lệnh Quân đoàn 2 ngụy) hoang mang. Bộ Tư lệnh chiến dịch tiếp tục lệnh cho các đơn vị ở Bắc Tây Nguyên pháo kích Pleiku, khiến địch càng thêm nghi ngờ. Các hành động nghi binh đã dẫn đến những thông tin trái ngược trong các báo cáo tình báo của CIA và tình báo ngụy. Hệ quả là ngày 18 tháng 2 năm 1975, Tư lệnh quân đoàn II ngụy Phạm Văn Phú quyết định giữ sư đoàn 23 ở lại khu vực Pleiku - Kontum mặc dù chỉ trước đó một ngày, ông ta đã phê chuẩn kế hoạch chuyển sư đoàn này về Buôn Ma Thuột. Tình báo Mỹ CIA tại Sài Gòn cũng chưa nắm được việc tập trung quân của Quân Giải Phóng và vẫn phán đoán rằng mục tiêu tấn công chủ yếu vẫn là Pleiku và Kon Tum.

Như vậy, cho tới trước ngày nổ súng, mọi ý định của ta vẫn giữ được bí mật.

Ngày 4/3, ta bắt đầu tấn công cắt đứt, cô lập hai trục Đường 19 và 21 để ngăn chặn lực lượng dự bị của địch từ đồng bằng lên Tây Nguyên và quân địch ở Tây Nguyên rút chạy; đồng thời đánh chiếm Đức Lập, Thuần Mẫn nhằm cô lập thị xã Buôn Ma Thuột. Khi ta tiến công quận lỵ Thuần Mẫn (8-3), Đức Lập (9-3), tức là Buôn Ma Thuật đã phơi ra trước họng súng Quân giải phóng, Phạm Văn Phú vẫn không biết ý đồ tác chiến của ta, hắn vẫn một mực cho rằng: “Cộng sản đánh uy hiếp Buôn Ma Thuột là để nghi binh và vài ngày tới, họ sẽ tập trung tấn kích mạnh vào Pleiku - Kon Tum”. 6 giờ chiều ngày 9 tháng 3, Phú ra lệnh quân đội ở Pleiku đặt trong tình trạng chiến đấu cao.

02 giờ sáng 10/3, cuộc tiến công của Quân Giải phóng vào Buôn Ma Thuột bắt đầu với các trận đột kích sâu của trung đoàn 198 đặc công vào các mục tiêu: Sân bay Hòa Bình, kho Mai Hắc Đế, khu hậu cứ của trung đoàn 53 ngụy. Pháo binh bắn cấp tập vào các vị trí của địch tại thị xã. Tại thời điểm đó, Vũ Thế Quang (chỉ huy quân ngụy tại Buôn Ma Thuột)vẫn nhận định rằng: "Cộng quân chỉ dùng đặc công và pháo binh quấy rối rồi đến sáng, họ sẽ rút ra”.
Sau 3 tiếng tấn công, lúc 5 giờ sáng, cửa ngõ hướng đông bắc, tây bắc, tây và tây nam vào Buôn Ma Thuột đã được khai thông. Khi pháo binh tiếp tục pháo kích, các đại đội xe tăng có bộ binh đi kèm bật đèn pha mở hết công suất, húc đổ các cây rừng đã cưa sẵn, vượt qua các tuyến phòng thủ vòng ngoài đánh thẳng vào trung tâm. 4 giờ sáng ngày 10/3, khi xe tăng quân ta đã tiến vào Buôn Ma Thuột, Phạm Văn Phú mới được cấp dưới đánh thức và biết Buôn Ma Thuột là mục tiêu chính, nhưng đã quá muộn. Đến 14 giờ 30 cùng ngày, đại tá Trịnh Tiếu, trưởng phòng quân báo Quân đoàn II ngụy mới trình Phú bản báo cáo trong đó kết luận: đã phát hiện sư đoàn 316 (QGP) từ Lào về đang di chuyển xuống phía Nam. Phú lập tức ra lệnh phá các cầu trên đường 14 để ngăn chặn đơn vị này nhưng đến lúc đó thì toàn bộ sư đoàn 316 đã giáng những đòn kinh hoàng vào quân ngụy ở thị xã Buôn Ma Thuột được hơn 10 tiếng đồng hồ.

Mất sở chỉ huy, đồng thời bị vây đánh từ nhiều phía, các đơn vị còn sống sót của ngụy cố gắng chống cự chờ viện binh nhưng đến 11 giờ ngày 11 tháng 3, các đơn vị của sư đoàn 316 đã hoàn toàn làm chủ thị xã Buôn Ma Thuột. Chỉ còn liên đoàn 21 biệt động quân ngụy và một số đơn vị còn lại cố giữ chốt phòng ngự cuối cùng tại sân bay Hòa Bình với hy vọng không quân sẽ đến đổ quân chi viện.

(Đón xem Kì II: Phản kích bất thành và cuộc rút lui thảm họa)

Một buổi sáng tháng 2/1979 đi làm và tóm được một người đẹp, anh cán bộ hỏi như sau:
21/02/2025

Một buổi sáng tháng 2/1979 đi làm và tóm được một người đẹp, anh cán bộ hỏi như sau:

Một trong những quan điểm chỉ đạo mới của Tổng bí thư Tô Lâm là tích cực chống lãng phí, đặt “chống lãng phí” ngang hàng...
17/11/2024

Một trong những quan điểm chỉ đạo mới của Tổng bí thư Tô Lâm là tích cực chống lãng phí, đặt “chống lãng phí” ngang hàng với chống tham nhũng, tiêu cực
57 dự án trọng điểm đang kéo dài đã được Trung ương họp và điểm tên, chúng ta cũng chờ vào những động thái quyết liệt tiếp theo

Bác muốn nghe một câu hò Huế, bởi nước non chia cắt vẫn chưa liền !
14/11/2024

Bác muốn nghe một câu hò Huế, bởi nước non chia cắt vẫn chưa liền !

Thần tượng là ….Xem các bài viết đầy đủ hơn tại Tiktok: Căn cứ Đỏ 🤩 Chúng tớ cũng đã có mặt trên Threads ❤️
13/11/2024

Thần tượng là ….
Xem các bài viết đầy đủ hơn tại Tiktok: Căn cứ Đỏ 🤩
Chúng tớ cũng đã có mặt trên Threads ❤️

Người đứng đầu Đảng nhiều lần đề cập tới “kỉ nguyên vươn mình của dân tộc”Cố lên Việt Nam !
07/11/2024

Người đứng đầu Đảng nhiều lần đề cập tới “kỉ nguyên vươn mình của dân tộc”
Cố lên Việt Nam !

Tất cả đã có mặt trong giỏ hàng của Tiktok Căn cứ Đỏ !
08/10/2024

Tất cả đã có mặt trong giỏ hàng của Tiktok Căn cứ Đỏ !

Việt Nam đã từng bị bao vây, cô lập như thế nào
05/10/2024

Việt Nam đã từng bị bao vây, cô lập như thế nào

Thế nào là “Cao cấp lý luận chính trị” 😁😁
24/09/2024

Thế nào là “Cao cấp lý luận chính trị” 😁😁

Address

Nguyễn Trãi/Thank Xuân
Hanoi

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Căn cứ Đỏ posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share