Tạp Chí Mỹ Thuật

Tạp Chí Mỹ Thuật Giới thiệu các bài viết, hình ảnh về mỹ thuật Việt Nam và thế giới Cung cấp các bài viết liên quan đến mỹ thuật ở Việt Nam và trên thế giới

NGHỆ THUẬT THIẾT KẾ QUẢNG CÁO THỜI TRANG TẠI VIỆT NAMTrong bối cảnh hiện đại, nơi mà hình ảnh và trải nghiệm thị giác đó...
11/07/2025

NGHỆ THUẬT THIẾT KẾ QUẢNG CÁO THỜI TRANG TẠI VIỆT NAM

Trong bối cảnh hiện đại, nơi mà hình ảnh và trải nghiệm thị giác đóng vai trò trung tâm trong tiêu dùng, thiết kế quảng cáo thời trang đã vượt ra khỏi giới hạn truyền thống để trở thành một hình thức nghệ thuật ứng dụng. Nó đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính sáng tạo nghệ thuật, khả năng phân tích thị trường và nắm bắt tâm lý người tiêu dùng, để tạo nên những chiến dịch quảng cáo thời trang không chỉ đẹp mắt mà còn mang những thông điệp văn hóa, thẩm mĩ, tính biểu tượng, giàu cảm xúc và có sức lan tỏa xã hội. Nghệ thuật thiết kế quảng cáo thời trang sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình như: bố cục, hình, màu sắc, mảng, đường nét, … kết hợp với nghệ thuật nhiếp ảnh quảng cáo, khoa học công nghệ, được các nhà thiết kế khái quát hóa, điển hình hóa nhằm truyền tải giá trị sản phẩm thời trang đến công chúng một cách hiệu quả, chân thực, thẩm mỹ; thể hiện bản sắc, định hình thương hiệu, đồng thời khơi gợi nhu cầu sử dụng của khách hàng... (xem tiếp dưới bình luận)

Ảnh minh họa: Trang quảng cáo của Chancos trên nền tảng web, nguồn chancosvn.com

(*) Bài viết đăng trên Tạp chí Mỹ thuật số 386, tháng 5-6/2025.

ẢNH HƯỞNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO AI ĐẾN GIẢNG DẠY THIẾT KẾ NỘI THẤT VÀ XU HƯỚNG CỦA NGÀNH NÀY TRONG KỶ NGUYÊN 4.0Trí tuệ nhân ...
11/07/2025

ẢNH HƯỞNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO AI ĐẾN GIẢNG DẠY THIẾT KẾ NỘI THẤT VÀ XU HƯỚNG CỦA NGÀNH NÀY TRONG KỶ NGUYÊN 4.0

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang bước vào đời sống con người với tốc độ nhanh chưa từng có, tạo ra làn sóng thay đổi sâu sắc trên nhiều lĩnh vực – từ y tế, văn hóa, giáo dục cho đến nghệ thuật và thiết kế. Trong bối cảnh đó, ngành thiết kế nội thất – một lĩnh vực kết hợp giữa nghệ thuật, kỹ thuật và công nghệ – cũng không đứng ngoài xu hướng này. AI là viết tắt của Artificial Intelligence có nghĩa là trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo. Công nghệ AI là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người. Trí tuệ nhân tạo (AI) là công nghệ cho phép máy móc, đặc biệt là máy tính, "học hỏi" và "suy nghĩ" như con người. Trí tuệ nhân tạo khác với việc lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng các hệ thống học máy (machine learning) để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính. Từ những công cụ tạo hình 3D dựa trên việc nhập lệnh đến các phần mềm gợi ý bố cục, màu sắc, chất liệu dựa, AI đang dần thay đổi cách nhà thiết kế suy nghĩ, làm việc và giao tiếp với khách hàng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thực hành nghề nghiệp mà còn đặt ra một thách thức lớn trong giảng dạy, đặc biệt ở bậc đại học – nơi đào tạo ra những nhà thiết kế tương lai...(xem tiếp bài viết dưới bình luận)

Ảnh minh họa: Thiết kế của AI.

(*) Bài viết đăng trên Tạp chí Mỹ thuật số 386, tháng 5-6/2025.

NGÔN NGỮ TẠO HÌNH TRONG TÁC PHẨM "LOVING VINCENT" -HÀNH TRÌNH LIÊN NGÀNH GIỮA HỘI HỌA VÀ ĐIỆN ẢNHLoving Vincent là tác p...
11/07/2025

NGÔN NGỮ TẠO HÌNH TRONG TÁC PHẨM "LOVING VINCENT" -HÀNH TRÌNH LIÊN NGÀNH GIỮA HỘI HỌA VÀ ĐIỆN ẢNH

Loving Vincent là tác phẩm điện ảnh tiểu sử về cuộc đời danh họa Van Gogh do Dorota Kobiela và Hugh Welchman đạo diễn, phát hành năm 2017. Đây là tác phẩm thực nghiệm nghệ thuật đầu tiên sử dụng ngôn ngữ tạo hình trong việc kiến tạo hình ảnh, cảm xúc và trần thuật. Tác phẩm sử dụng tranh sơn dầu theo phong cách hậu ấn tượng của Van Gogh và cấu trúc phi tuyến tính. Mỗi cảnh quay là một bức tranh sống động thay thế cho lời thoại và gợi một phương thức kể chuyện bằng một ngôn ngữ tạo hình. Bài viết phân tích quá trình vận hành của ngôn ngữ tạo hình trong tác phẩm Loving Vincent, từ việc tái cấu trúc hội họa Van Gogh đến cách chuyển tải hình ảnh hội họa trở thành phương tiện trần thuật và biểu hiện nội tâm. Thông qua tiếp cận liên ngành, bài viết xem xét ngôn ngữ tạo hình và không gian điện ảnh kiến tạo một trải nghiệm thẩm mỹ mới trong tác phẩm Loving Vincent...xem tiếp dưới bình luận

Ảnh minh họa: Bức sơn dầu "Chân dung Vincent" của Anna Kluza lấy cảm hứng từ chân dung tự họa của Vincent van Gogh.

(*) Bài viết đăng trên Tạp chí Mỹ thuật số 386, tháng 5-6/2025.

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT Hamlet: Người không thấy gì ở đó sao?Nữ hoàng: Không thấy gì cả; nhưng tất cả những gì tồn tại, ta đ...
10/07/2025

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT

Hamlet: Người không thấy gì ở đó sao?

Nữ hoàng: Không thấy gì cả; nhưng tất cả những gì tồn tại, ta đều thấy. (Shakespeare: Hamlet, Hồi III, Cảnh IV)

Có một từ “là” nổi bật trong các tuyên bố liên quan đến tác phẩm nghệ thuật, không phải là “là” của đồng nhất (identity) hay thuộc tính (predication); cũng không phải là “là” của sự tồn tại (existence), sự nhận diện (identification), hay một dạng “là” đặc biệt nào đó được sáng tạo ra nhằm phục vụ một mục đích triết học. Tuy nhiên, nó lại được sử dụng phổ biến, và trẻ em dễ dàng nắm bắt. Đây là nghĩa của “là” mà theo đó, một đứa trẻ, khi được chỉ cho một hình tròn và một hình tam giác rồi được hỏi hình nào là nó và hình nào là chị nó, sẽ chỉ vào hình tam giác và nói: “Đó là cháu”; hoặc, trong một tình huống khác, khi tôi hỏi, người bên cạnh tôi chỉ vào người đàn ông mặc áo tím và nói: “Người đó là Lear”; hoặc tại một phòng tranh, tôi chỉ, để giúp bạn mình, vào một điểm trong bức tranh trước mặt và nói: “Vệt trắng đó là Icarus.” Chúng ta không có ý, trong các trường hợp này, rằng những gì được chỉ đến đại diện cho, hay tượng trưng cho, cái mà nó được nói là, bởi vì từ “Icarus” đại diện cho hoặc tượng trưng cho Icarus: tuy nhiên, tôi sẽ không theo nghĩa của từ “là” mà chỉ vào từ đó và nói: “Đó là Icarus.” Câu “Đó là a là b” hoàn toàn tương thích với câu “Đó là a không phải b” khi câu đầu sử dụng nghĩa “là” này, và câu sau sử dụng một nghĩa khác, mặc dù a và b được dùng nhất quán về nghĩa trong cả hai câu. Thực tế, sự thật của câu đầu thường đòi hỏi sự thật của câu sau. Câu đầu, trên thực tế, chỉ không tương thích với “Đó là a không phải b” khi từ “là” được sử dụng nhất quán về nghĩa trong cả hai câu. Vì thiếu một từ phù hợp, tôi sẽ gọi đây là “là” của sự nhận diện nghệ thuật (the is of artistic identification); trong mỗi trường hợp nó được sử dụng, a biểu thị một đặc tính vật lý cụ thể của, hoặc một phần vật lý của, một đối tượng; và cuối cùng, một điều kiện cần để một cái gì đó trở thành một tác phẩm nghệ thuật là một phần hoặc đặc tính nào đó của nó có thể được xác định bằng chủ ngữ của một câu sử dụng dạng “là” đặc biệt này. Đây là một dạng “là,” trùng hợp thay, có những họ hàng gần trong các tuyên bố về thần thoại hoặc huyền thoại. (Ví dụ: một người có thể nói “Tôi là Quetzalcoatl”; hoặc “Đó là các Cột trụ của Hercules.”)... (xem tiếp dưới bình luận)

Ảnh minh họa: Marina Abramović ngồi đối diện khán giả trong suốt hơn 700 giờ tại MoMA trong tác phẩm "The Artist is Present" (2010).

(*) Bài viết đăng trên Tạp chí Mỹ thuật số 386, tháng 5-6/2025.

KHÔNG GIAN VÀ TRI GIÁC VỀ HÌNH VÀ NỀNBất kỳ một dấu vết nào hiện ra trước mắt thì ngay lập tức xuất hiện các lực không g...
10/07/2025

KHÔNG GIAN VÀ TRI GIÁC VỀ HÌNH VÀ NỀN

Bất kỳ một dấu vết nào hiện ra trước mắt thì ngay lập tức xuất hiện các lực không gian; các lực này càng rõ hơn khi chúng ta có thể trải nghiệm những khác biệt giữa các yếu tố nằm trong diện tích bức tranh...* - MAURICE DE SAUSMAREZ

Tại đây, chúng ta sẽ xem xét không gian trong vai trò là một yếu tố môi trường, là khoảng trống bao bọc và chứa đựng toàn bộ thế giới vật chất. Trong đó luôn nảy sinh những tác động qua lại liên quan tới năng lực nhận biết những đặc điểm của thế giới thực, nơi chúng ta sống và vận động bên trong nó. Đặc biệt là nhận thức tri giác, hành trang thiết yếu trong việc lĩnh hội các môn nghệ thuật thị giác.

Chúng ta cần phải chấp nhận một thực tế rằng nguyên nhân của mọi hành vi nhận thức [thị giác] là khả năng cấu trúc nên không gian như một thực thể xác thực - định dạng nó một cách rõ ràng như bất cứ vật thể nào. Một điều cũng quan trọng không kém là mặc dù hàng ngày chúng ta vẫn di chuyển trong không gian, và vì thế, nhận thức được các loại hình dạng và kích thước khác nhau, dù điều đó là một hiện tượng tự nhiên song chúng ta vẫn bị tác động mạnh về mặt tâm lý bởi quy mô hoặc độ sáng tối của nó. Chúng ta có phản ứng với các tính chất đóng hay mở, vuông hay tròn, thẳng đứng hoặc nằm ngang của không gian. Và vì ánh sáng cần khoảng không để đi xuyên qua, nên các điều kiện về ánh sáng trong một hình dạng không gian đặc thù nào đó cũng có thể kích thích hay kiềm chế ý tưởng sáng tạo, có thể khiến tâm trạng hưng phấn, trầm mặc, vui vẻ hay ủ rũ. Kiến trúc tôn giáo, trong đó có vai trò thiết yếu của những phẩm chất thuộc không gian, độ sáng, và chất lượng âm thanh - là những ví dụ mẫu mực...(xem tiếp dưới bình luận)

Ảnh minh họa: ROBERT NIX - Cành cây uốn cong

(*) Bài viết đăng trên Tạp chí Mỹ thuật số 386, tháng 5-6/2025.

TẠP CHÍ MỸ THUẬT SỐ 386, THÁNG 5&6/2025Số trang: 108 trangTranh bìa 1: ĐIỀM PHÙNG THỊ - Cụm tượng Trông chồng. Thạch cao...
03/07/2025

TẠP CHÍ MỸ THUẬT SỐ 386, THÁNG 5&6/2025
Số trang: 108 trang

Tranh bìa 1: ĐIỀM PHÙNG THỊ - Cụm tượng Trông chồng. Thạch cao

(*) KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY BÁO CHÍ MẠNG VIỆT NAM (21/6/1925-21/6/2025)
- Lê Tiến Vượng - Nghệ thuật vẽ minh họa báo chí Việt Nam
Từ trang giấy đến thách thức thời công nghệ số

(*) NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
- Vương Tử Lâm (lược dịch và tổng hợp) - Không gian và tri giác về hình - nền
- Arthur Danto (Phạm Minh Quân dịch) - Thế giới nghệ thuật (tiếp theo kỳ trước)
- Trần Thanh Trúc, Nguyễn Thị Bình Minh, Nguyễn Anh Quân - Ngôn ngữ tạo hình trong tác phẩm Loving Vincent, Hành trình liên ngành giữa hội họa và điện ảnh
- Trương Mạnh Trung - Ảnh hưởng trí tuệ nhân tạo AI đến giảng dạy thiết kế nội thất và xu hướng của ngành này trong kỷ nguyên 4.0
- Đặng Minh Vũ - Nghệ thuật thiết kế quảng cáo thời trang tại Việt Nam
- Vũ Thị Hằng - Biểu tượng Phật giáo trong nghệ thuật điêu khắc chùa thời Lý, Biểu tượng của quyền lực vương triều
- Nguyễn Sinh Phúc - Nghệ thuật dân gian biểu hiện qua các công đoạn vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong của người Mông ở tỉnh Yên Bái

(*) CHUYÊN ĐỀ MỸ THUẬT TRẺ
- Lý Đợi - Chất trẻ của mỹ thuật Việt Nam hiện nay
- An Bình - Câu chuyện thế hệ tiếp nối
+ Họa sĩ Vàng Hải Hưng - Tôi mong nghệ thuật được phổ biến gần gũi với cuộc sống
+ Họa sĩ Nguyễn Tuấn Dũng - Các bạn trẻ làm nghề còn đang khá an toàn
+ Họa sĩ Hà Phước Duy - Nghệ thuật Việt Nam đã và đang ngày càng phát triển đa dạng
+Họa sĩ Hồ Hưng - Tranh màu nước tại Việt Nam đang qua một giai đoạn phát triển mạnh mẽ

(*) MỸ THUẬT TRONG NƯỚC
- Cường Quách - Hiện hình khối, lộ diện tâm hồn, phong cách điêu khắc chân dung của họa sĩ Cường Tuse
- Lê Thu Huyền - Thiên Hải và những tác phẩm nghệ thuật mang đậm hồn Việt
- Quách Cường - Hoàng Võ và xuân thì mấy độ
- Lê Trân - Người đối thoại với ký ức dân tộc qua hội họa

(*) MỸ THUẬT CỔ
- Nguyễn Thượng Hỷ - Hình tượng cá hóa rồng đến rồng qua gốm
sứ cổ Việt Nam

(*) MỸ THUẬT THẾ GIỚI
- Nguyễn Vi Thủy - Những người mơ tự do, phụ nữ và thế giới siêu thực bị lãng quên

19/06/2025

Khai mạc Hội Báo Toàn quốc 2025 tại Hà Nội kỷ niệm 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam (1925–2025). Khẳng định vai trò tiên phong của báo chí

(*) Bài viết đăng trên Tạp chí Mỹ thuật số 319-320, tháng 7-8/2020.NGHỆ THUẬT NHƯ MỘT CHỨC NĂNG SINH HỌC TỰ NHIÊNMark Ro...
13/06/2025

(*) Bài viết đăng trên Tạp chí Mỹ thuật số 319-320, tháng 7-8/2020.

NGHỆ THUẬT NHƯ MỘT CHỨC NĂNG SINH HỌC TỰ NHIÊN

Mark Rothko (1903-1970) là họa sĩ Mỹ gốc Nga nổi tiếng với hình thái hội họa trừu tượng màu do ông thiết lập vào khoảng 1950. Ngoài hội họa, ông còn viết một bản thảo triết học nhan đề: “Hiện thực của họa sĩ”, mà người ta chỉ được biết đến nó sau khi ông mất. Năm 2004, Đại học Yale đã xuất bản cuốn sách này, với sự cộng tác của hai người con của tác giả là Kate Rothko Prizel và Christopher Rothko. Bài viết “Nghệ thuật như một chức năng sinh học tự nhiên” dưới đây là một phân đoạn trong cuốn sách “Hiện thực của họa sĩ” (sẽ được xuất bản bằng tiếng Việt vào cuối 2020). Nhân kỷ niệm 50 năm ngày mất của Mark Rothko, Tạp chí Mỹ thuật xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Tại sao lại vẽ? Một câu hỏi đáng được đặt ra cho hàng ngàn người đang nằm trong các hầm mộ hay nhà thờ ở Paris và New York, trong những lăng mộ Ai Cập hay các tu viện ở phương Đông, những người đã bao phủ hàng triệu thước bề mặt bằng những bức
tranh toàn cảnh về những tưởng tượng của mình trong suốt nhiều thời đại. Tôi dám nói rằng niềm hy vọng về sự bất tử và những ân thưởng cũng góp phần tạo nên động lực cho việc đó. Tuy nhiên, sự bất tử thì không dành cho tất cả mọi người, và ta biết rằng trong
suốt nhiều thời đại, những người ban phát sự bất tử chính thức này đã đặc biệt từ chối không ban phát nó cho những kẻ làm công việc tạo ra hình ảnh. Không ai trong số họ có thể thừa nhận khả năng có được thứ gì đó đáng giá với một rủi ro như vậy...(xem tiếp dưới bình luận)

Ảnh trong bài: MARK ROTHKO - Cam Vàng Cam. 1969

(*) Bài viết đăng trên Tạp chí Mỹ thuật số 319-320, tháng 7-8/2020.Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh họa sĩ Bùi Xuân Phái (...
13/06/2025

(*) Bài viết đăng trên Tạp chí Mỹ thuật số 319-320, tháng 7-8/2020.

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920-2020)

TÁC GIẢ TRUYỆN NGẮN “SẮC HOA TI-GÔN” VÀ BỨC TRANH CỦA BÙI XUÂN PHÁI

Nhà văn Thanh Châu (1912-2007), tên thật là Ngô Hoan, là một cây bút quen thuộc trong văn đàn Việt Nam với truyện ngắn “Sắc hoa
Ti-gôn”. Tháng 9 năm 1939, truyện ngắn “Sắc hoa Ti-gôn” của ông đăng trên “Tiểu thuyết thứ Bảy”. Truyện ngắn này có đời sống lâu dài, gắn chặt với văn học sử Việt Nam không chỉ vì điển hình cho trào lưu lãng mạn lúc bấy giờ, mà còn vì nó gắn với lý do xuất hiện bài thơ “Hai sắc hoa Ti-gôn” của nhà thơ “bí ẩn” T.T.Kh.

Theo lời kể của Thanh Châu, thì nội dung truyện chính là chuyện tình của Lê Phổ (1907-2002). Còn về nhà thơ “bí ẩn” T.T.Kh, nhà văn Thanh Châu vẫn luôn giữ nguyên quan niệm từ năm 1939, là: “Không cần biết con người thật của T.T.Kh, tôi chỉ biết rằng đó là người đàn bà đã viết được những vần thơ đẹp. Còn muốn gì hơn? Sao người ta cứ muốn làm nhơ bẩn những gì gọi là trong sạch ở cõi đời này?” (theo wikipedia)... (xem tiếp dưới bình luận)

Ảnh trong bài: BÙI XUÂN PHÁI - Biển Mỹ Khê. 1983. Sơn dầu trên bìa cứng. 39,5x49,5cm. Sưu tập tư nhân, Hà Nội

(*) Bài viết đăng trên Tạp chí Mỹ thuật số 319-320, tháng 7-8/2020.Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh họa sĩ Bùi Xuân Phái (...
13/06/2025

(*) Bài viết đăng trên Tạp chí Mỹ thuật số 319-320, tháng 7-8/2020.
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920-2020)

KHOẢNH KHẮC CUỐI CÙNG CỦA CHA TÔI

Như mọi ngày, cả nhà tôi đang cùng ngồi ăn cơm, bỗng nhiên cha tôi đặt bát xuống bàn, ông nói: “Dạo này mình có vẻ béo ra, dây đồng hồ chật quá”. Sau đó ông lại phát hiện thêm: “Nhưng… tay phải của mình vẫn thế, vẫn bình thường”. Ông vén cả hai ống tay áo lên để so sánh và ông đã cười vì ngạc nhiên. Nhưng mẹ tôi, vốn đã từng công tác nhiều năm trong ngành y tế, nên bà đã hiểu ngay có vấn đề. Tuyệt nhiên, trong ngày hôm đó, không một ai có thể ngờ được rằng đó chính là tiếng gõ cửa đầu tiên của thần chết đối với cha tôi. Có thể cha tôi đã nói câu hóm hỉnh cuối cùng trong cuộc đời ông vào ngày hôm đó: “Nếu cả hai cánh tay của mình đều cùng béo hoặc cùng gầy như nhau thì khỏi cần phải gọi tới bác sĩ làm gì. Bác sĩ chỉ làm cho mọi việc thêm rắc rối”.

Những ngày còn lại của cuộc đời, cha tôi say sưa, hối hả vẽ. Ông hiểu rằng mình sắp giã từ cõi trần, nên ông sai tôi hạ hàng loạt tranh trên tường xuống để ông sửa lại, vẽ thêm và ký tên vào góc bức tranh, nhưng có một số bức khác ông đã xóa sạch trắng...(xem tiếp dưới bình luận)

Ảnh trong bài: BÙI XUÂN PHÁI - Hai ký họa vẽ trong bệnh viện. 1988

(*) Bài viết đăng trên Tạp chí Mỹ thuật số 319-320, tháng 7-8/2020.Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh họa sĩ Bùi Xuân Phái (...
13/06/2025

(*) Bài viết đăng trên Tạp chí Mỹ thuật số 319-320, tháng 7-8/2020.
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920-2020)

BỨC CHÂN DUNG CUỐI CÙNG VẼ TẶNG VỢ

Bùi Xuân Phái vẽ rất nhiều chân dung. Ở tất cả các tranh chân dung của ông, người ta thấy người mẫu thường là những người rất thân với họa sĩ, được ông dành tất cả tình cảm như vợ con, anh em, người hàng xóm, bạn bè đồng nghiệp… Người phụ nữ được ông vẽ nhiều chân dung nhất, chính là người vợ của ông (bà Nguyễn Thị Sính).

Những bức chân dung vẽ vợ ông người ta vẫn thường gọi chung là Chân dung bà Phái, và để phân biệt từng bức, người ta thường đề thêm năm vẽ vào sau tiêu đề bức tranh. Chân dung bà Phái xuất hiện từ năm 1952 và bức cuối cùng ông vẽ rất chăm chút dành để tặng bà vào năm 1986. Có thể thấy, ông vẽ bà từ khi bà còn là một thiếu nữ, theo thời gian cho đến khi người bạn đời của ông đã là một bà lão. Số chân dung ông vẽ bà còn nhiều hơn số ảnh bà được chụp. Ngay cả trong những bức ký họa của họa sĩ, mọi gương mặt phụ nữ đều thấp thoáng mang hình ảnh bà – như một ám ảnh trong tâm hồn về người đàn bà của đời ông, để mỗi khi đưa bút, gương mặt thương yêu và hiền hậu ấy lại hiện về... (xem tiếp dưới bình luận)

Ảnh trong bài: BÙI XUÂN PHÁI - Chân dung bà Phái. 1986. Sơn dầu

Address

44 B Hàm Long, Hoàn Kiếm
Hanoi
110100

Opening Hours

Monday 08:30 - 17:00
Tuesday 08:30 - 17:00
Wednesday 08:30 - 17:00
Thursday 08:30 - 17:00
Friday 08:30 - 17:00

Telephone

+2436321226

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tạp Chí Mỹ Thuật posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Tạp Chí Mỹ Thuật:

Share

Category