Literality and Society of Quang Trung Hà Đông

Literality and Society of Quang Trung Hà Đông Literality and Society of Quang Trung Hà Đông - CLB Văn học nghệ thuật và Xã hội trường THPT Quang Trung Hà Đông.

[VỊ THẾ VĂN HỌC TRONG XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI]Trong guồng quay chóng mặt của xã hội hiện đại nơi mà công nghệ số, mạng xã hội v...
25/06/2025

[VỊ THẾ VĂN HỌC TRONG XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI]

Trong guồng quay chóng mặt của xã hội hiện đại nơi mà công nghệ số, mạng xã hội và những phương tiện truyền thông mới chiếm lĩnh trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người từ đời sống tinh thần đến sức khoẻ, một câu hỏi được đặt ra đầy trăn trở: Liệu vị thế và giá trị của văn học có đang dần bị mai một trong xã hội đương đại? Đây không chỉ là mối bận tâm của những người yêu sách mà còn là vấn đề mang tính văn hoá, giáo dục và đạo đức sâu sắc của cả cộng đồng.

1. Giá trị của văn học đối với cuộc sống của con người

Cần khẳng định rằng văn học xưa và nay luôn giữ vai trò quan trọng trong cuộc đời sống con người. Nó là nơi lưu giữ tâm hồn, lịch sử, khát vọng và hơn hết là bản sắc của mỗi dân tộc. Văn học giúp con người hiểu mình và hiểu người, bồi đắp nhân cách, nuôi dưỡng cảm xúc, mở rộng trí tuệ và truyền cảm hứng sống. Từ những áng văn của Nguyễn Du, Nguyễn Trãi hay các tác phẩm hiện đại của Nam Cao, Thạch Lam văn học không chỉ phản ánh hiện thực mà còn góp phần xây dựng lên một hiện thực tốt đẹp hơn.

2. Vị thế của văn học có đang dần mất đi

Theo một góc độ nào đó, văn học đang không còn giữ vị trí trung tâm như trong quá khứ - khi mà sách, thơ và tiểu thuyết là phương tiện chủ đạo để truyền đạt tri thức, cảm xúc và tư tưởng. Ngày nay con người dành nhiều thời gian hơn cho mạng xã hội, video ngắn, trò chơi điện tử. Điều này khiến văn học bị cạnh tranh gay gắt về mặt thời gian và sự chú ý. Người ta thường muốn tiêu thụ những nội dung mang nhiều tính giải trí và vừa dễ hiểu dễ tiếp nhận nên những phương tiện hình ảnh vô hình lại chiếm ưu thế hơn.

Văn học không còn là “người dẫn đường” duy nhất. Trong thời đại số con người có nhiều lựa chọn để truyền tải những tư tưởng, suy nghĩ, cảm xúc của mình hơn và cũng như qua nhiều phương tiện hơn chứ không còn chỉ qua văn học hay âm nhạc. Trong những thời kỳ trước xã hội bị kiểm soát gắt gao về tư tưởng, ngôn luận bị giới hạn bởi những định kiến, cấm đoán hoặc bạo lực chính trị khi đó thơ văn chính là kênh bày tỏ suy nghĩ duy nhất theo cách an toàn và kín đáo. Như Nguyễn Du qua Truyện Kiều để nói về sự bất công, thân phận khốn khổ của con người hay những bài thơ thời chiến của Tố Hữu mượn thơ để truyền tải lý tưởng cách mạng trong hoàn cảnh chính trị đặt biệt. Nhưng ngày nay, cùng với sự phát triển của mạng xã hội, truyền thông đại chúng cũng như quyền tự do biểu đạt của mỗi người ta có thể trực tiếp thể hiện quan điểm cá nhân, nói thẳng những điều mình nghĩ, những cảm xúc của mình mà không nhất thiết phải dùng hình thức ẩn dụ, tượng trưng như trước kia. Giờ chỉ cần một thiết bị thông minh kết nối được với wifi và mạng tài khoản xã hội ta có thể đăng một status, vlog hay podcast bày tỏ ra những quan điểm, tư tưởng của mình về những vấn đề xã hội như chính trị, giới tính, quyền lực.

3. Giá trị của văn học vẫn còn nguyên vẹn

Dù còn hiện đại có nhiều cách để biểu đạt hơn nhưng giá trị của văn học vẫn không hề thay đổi. Văn học giúp làm sâu sắc cảm xúc chứ không chỉ thông báo thông tin, nó dùng những ngôn ngữ đẹp, giàu hình ảnh để truyền đạt những nghĩ sâu kín, truyền cảm hứng, khơi gợi sự đồng cảm thấu hiểu giữa con người với nhau theo một cách nhẹ nhàng tinh thế mà sâu lắng mà chẳng lời nói nào có thể lột tả hết được. Hơn hết văn học cũng là công cụ ghi lại đời sống con người qua thời gian, tóm tắt lại những biến đổi, thay đổi phát triển của con người và cũng đúc kết những bài học sau những thất bại hay thành công của con người trở thành một nguồn tri thức dồi dào cho những thế hệ sau học hỏi và phát triển.

Giữa một thế giới đầy dẫy thông tin, hỗn loạn và áp lực, những tác phẩm văn học sâu sắc lại trở thành nơi trú ẩn tinh thần cho nhiều người. Sự trở lại của những tác phẩm kinh điển, làn sóng viết văn trên mạng (như Wattpad, AO3 hay các diễn đàn viết sáng tác), và phong trào đọc sách lan rộng trong giới trẻ cho thấy văn học chưa bao giờ biến mất - chỉ là nó đang tái định hình chính mình trở thành một bản thể hợp với thời đại hơn, hợp với nhu cầu của con người hiện đại hơn.

✍️: Minh Anh
🎨: Hoa Quỳnh
----------------------------------------------
Thông tin liên hệ:
Chủ tịch: 0966 964 071 (Vũ Minh Hiếu)
Trưởng ban Truyền thông: 0862 593 673 (Đào Ngọc Bích)
Trưởng ban Chuyên môn: 0984 408 589 (Nguyễn Trần Hà Linh)

[GIỚI THIỆU THÀNH VIÊN]Văn chương là bản hòa âm đẹp đẽ nhất, là dưỡng chất màu mỡ bồi đắp tâm hồn con người. Bước vào th...
21/06/2025

[GIỚI THIỆU THÀNH VIÊN]

Văn chương là bản hòa âm đẹp đẽ nhất, là dưỡng chất màu mỡ bồi đắp tâm hồn con người. Bước vào thế giới văn chương như thể bước vào một khu rừng cổ tích, vừa sống động vừa lộng lẫy làm rung động, đắm say lòng người. Đối với những kẻ mộng mơ, thế giới ấy thật kì diệu, còn nhiều điều huyền bí để họ có thể thỏa sức du lãng từ từ chiêm nghiệm, sáng tạo, mở mang thế giới quan của riêng họ. Và xin được giới thiệu "những kẻ mộng mơ" của nhà LSQH Gen 1 và Gen 1.5. Mỗi thành viên lại mang một màu sắc khác nhau, với thế giới quan và trải nghiệm đa dạng cùng những ý tưởng đầy mới mẻ và táo bạo, họ đã cùng nhau tạo ra “những đứa con tinh thần" đầy sáng tạo, trau chuốt tỉ mỉ từ lời văn đến hình ảnh, lan tỏa những giá trí cao đẹp của văn học tới mọi người xung quanh. Chính tình yêu văn học là cầu nối, đam mê là động lực để họ hiện diện ở đây đóng góp cho sự phát triển nền tảng của LSQH.

✍️: Quang Huy, Mai Anh
📷: Thảo Nguyên, Ngọc Hoa, NB
----------------------------------------------
Thông tin liên hệ:
Chủ tịch: 0966 964 071 (Vũ Minh Hiếu)
Trưởng ban Truyền thông: 0862 593 673 (Đào Ngọc Bích)
Trưởng ban Chuyên môn: 0984 408 589 (Nguyễn Trần Hà Linh)

[PHẦN CON VÀ PHẦN NGƯỜI]Khi còn bé, ta sống tự do, theo bản năng và cảm xúc, chưa bị chi phối bởi lý trí hay các quy chu...
02/06/2025

[PHẦN CON VÀ PHẦN NGƯỜI]

Khi còn bé, ta sống tự do, theo bản năng và cảm xúc, chưa bị chi phối bởi lý trí hay các quy chuẩn xã hội. Nhưng khi lớn lên, phần "người" bắt đầu hình thành, với lý trí, trách nhiệm và các chuẩn mực xã hội. Trong văn học, sự đối lập giữa phần "con" và "người" thường được khai thác để phản ánh mâu thuẫn nội tâm của nhân vật, giữa sự tự do, bản năng và các yếu tố lý trí, xã hội. Những xung đột này không chỉ tạo nên chiều sâu cho tác phẩm mà còn là sự phản ánh cuộc đấu tranh vĩnh viễn trong mỗi con người. Phần "con" và phần "người" trong văn học là một chủ đề sâu sắc phản ánh sự đấu tranh giữa bản năng, sự tha hóa và khát vọng sống nhân văn, phẩm giá trong con người.

1. Khái niệm về phần "con" và phần "người"

- Phần "con": Đây là phần phản ánh bản năng, những khát khao, nhu cầu sinh tồn của con người mà không bị ràng buộc bởi đạo đức hay lý trí. Phần "con" có thể là những hành vi xấu, sự tha hóa, sống trong bản năng, bị chi phối bởi hoàn cảnh xã hội tăm tối, không có khả năng nhận thức cao.
- Phần "người": Đây là phần thể hiện phẩm giá con người, những khát vọng cao đẹp, sống có lý trí, có tình cảm, đồng cảm và tôn trọng giá trị đạo đức. Phần "người" thể hiện sự thức tỉnh, đấu tranh cho công lý, cho những giá trị nhân văn.

[VỊ THẾ CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM TRÊN THẾ GIỚI]Đi từ những câu ca dao truyền miệng, những chuyện kể dân gian mà người già kể...
16/05/2025

[VỊ THẾ CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM TRÊN THẾ GIỚI]

Đi từ những câu ca dao truyền miệng, những chuyện kể dân gian mà người già kể cho người trẻ, người trẻ lại kể cho những con cháu sau này. Văn học Việt Nam hình thành từ nhân dân, gắn liền với bề dày lịch sử bốn nghìn năm của ông cha ta. Văn học Việt Nam hình thành bằng văn học dân gian truyền miệng, nó lưu giữ những tinh hoa, trí tuệ của người Việt, làm nền tảng cho văn học viết sau này.

Để văn học Việt Nam vươn ra thế giới, đó là cả một hành trình với biết bao nhiêu nỗ lực, cố gắng và sự hi sinh của những người đi trước. Văn học viết của Việt Nam tồn tại từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX (Văn học trung đại). Trong suốt nhiều năm Bắc thuộc và những năm sau đó, văn học viết Việt Nam được viết bằng chữ Hán, nhưng số tác phẩm được sáng tác không quá nhiều. Về sau, ông cha ta ý thức được tinh thần tự tôn dân tộc, Phải có một quốc gia độc lập, người Việt trở thành chủ thể thì mới có được văn học của mình. Người Việt đã mô phỏng chữ Hán để sáng tạo ra chữ Nôm, thứ chữ thiên về biểu ý và biểu âm, để sáng tác tác phẩm bằng tiếng Việt. đến thế kỉ XV đã có những tác phẩm hoàn chỉnh như Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi (1380 – 1442). Tập thơ này đánh dấu sự hình thành văn học dân tộc bằng tiếng dân tộc. Văn học tiếng Việt hình thành hầu như cùng thời với nhiều nền văn học lớn châu Âu như Anh, Đức, Ý[6]. Từ thế kỉ XVI trở đi đã có cả một dòng văn học tiếng Việt phát triển rầm rộ, đạt đến cực thinh trong thế kỉ XVIII, khiến cho thơ văn chữ Hán không còn thịnh hành như trước nữa, khiến dòng văn học này bắt đầu suy thoái. Văn học tiếng Việt đã đạt đến mức nghệ thuật cổ điển, kết tinh trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du và nhiều tác gia khác. Như vậy ta có thể thấy, văn học Việt Nam trong thời kì này đã hình thành trong bối cảnh văn hóa, văn học vùng Đông Á, Đông Nam Á và giao lưu với các nền văn hóa, tiêu biểu là Trung Quốc.Với chữ quốc ngữ văn học Việt Nam đã chịu ảnh hưởng nhiều mặt của văn học phương Tây và đã tự thay đổi mình cả trong tư duy và diễn đạt. Ý thức logic và lí tính gia tăng rõ rệt ngay trong cấu trúc ngôn ngữ. Không đầy nửa thế kỉ, từ 1885 đến 1930, văn học Việt Nam (từ một nền văn học trung đại cổ xưa, gắn với truyền thống khu vực) đã hoá thân thành một nền văn học hiện đại theo mô hình châu Âu, trở thành một bộ phận của văn học thế giới.

Từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chữ quốc ngữ bắt đầu thịnh hành, văn học trung đại dần mất vị thế. Từ 1885 đến 1930, văn học Việt Nam (từ một nền văn học trung đại cổ xưa, gắn với truyền thống khu vực) đã hoá thân thành một nền văn học hiện đại theo mô hình châu Âu, trở thành một bộ phận của văn học thế giới. Bắt đầu từ đây, văn học Việt Nam bắt đầu khai thác chất liệu đời sống. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ, văn học Việt Nam tập trung viết về cuộc sống con người và viết văn phục vụ kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Hòa bình lập lại các nhà văn, nhà thơ lại quay về miêu tả cuộc sống thường nhật, đi sâu khám phá các thế giới, bản chất của thời đại vươn tầm và khẳng định giá trị trên quốc tế.

Nhiều nhà thơ, nhà văn, dịch giả quốc tế đã nhận định Việt Nam là đất nước nước nghìn năm văn hiến, có nền giáo dục lâu đời là nền tảng để có nhiều nhà văn, nhà thơ giỏi, cho ra đời rất nhiều tác phẩm có giá trị. Khai sinh ra nhiều tên tuổi lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương… đã được đánh giá cao ở nhiều nước. Tuy số lượng các tác phẩm ra được bên ngoài ranh giới quốc gia chưa phải là nhiều, nhưng những tác phẩm đã từng đến với độc giả các nước đều nhận được những sự yêu thích đặc biệt. Được quan tâm nhất có lẽ là giai đoạn văn chương cách mạng với nhiều tác giả nổi bật như: Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Nguyễn Khải, Tô Hoài, Nguyễn Minh Châu, Tố Hữu, Xuân Diệu... Văn học Việt Nam được bạn bè quốc tế nhận định là có cách thể hiện văn chương bằng ngôn ngữ vô cùng điêu luyện và có cách thể hiện chiều sâu tâm hồn,tính phản ánh,tính giáo dục vô cùng cao. Tuy được đánh giá cao về số lượng và cả chất lượng, nhưng văn học Việt Nam mới chỉ được nhắc đến nhiều với các tác phẩm văn học cổ điển và thời kỳ cách mạng. Còn hiện nay là thời của các tác phẩm đương đại thì lại chưa được nhắc tới nhiều,có lẽ do văn học trong thời kỳ hiện đại chưa thực sự theo xu hướng của thời đại và phù hợp với mọi người cũng như bạn bè quốc tế.

Là một người con Việt Nam,mỗi người cần có trong mình ý thức phát triển và đưa nền văn học Việt Nam ra toàn thế giới,biểu hiện ở việc quảng bá,tìm hiểu và giảng dạy,đưa vào các chủ đề nói chuyện,chủ đề giảng dạy,chủ đề bàn bạc. Sử dụng nhiều ý, nhiều dẫn chứng của văn học Việt Nam trong chương trình học khi đang ở tại nước ngoài ,học tập tại nước ngoài.

✍️: Kim Anh Vũ
🎨: Hoa Quỳnh
----------------------------------------------
Thông tin liên hệ:
Chủ tịch: 0966 964 071 (Vũ Minh Hiếu)
Trưởng ban Truyền thông: 0862 593 673 (Đào Ngọc Bích)
Trưởng ban Chuyên môn: 0984 408 589 (Nguyễn Trần Hà Linh)

[HÌNH TƯỢNG TỔ QUỐC TRONG VĂN HỌC HÔM NAY]Tổ quốc không chỉ là mảnh đất thiêng liêng, mà là nơi con người ta cống hiến v...
14/05/2025

[HÌNH TƯỢNG TỔ QUỐC TRONG VĂN HỌC HÔM NAY]

Tổ quốc không chỉ là mảnh đất thiêng liêng, mà là nơi con người ta cống hiến và chiến đấu,đặc biệt là đối với những ngòi bút văn học hiện thực

Tổ quốc – hai tiếng thân thương và thiêng liêng – từ bao đời đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong dòng chảy văn học Việt Nam. Tổ quốc, đơn giản không chỉ là một khái niệm trừu tượng mà là nơi chốn của ký ức, là tiếng gọi của cội nguồn, là mạch ngầm văn hóa, là những trăn trở về trách nhiệm công dân trong suốt bè dày lịch sử. Nếu trong thời chiến bảo vệ đất nước, Tổ quốc hiện lên như một khúc tráng ca anh hùng, thì trong văn học hôm nay, hình tượng Tổ quốc ngày càng được khai thác đa chiều, sâu lắng và gần gũi hơn với các bạn đọc trẻ tuổi và đầy hoài bão.

Trong dòng văn học hiện đại, hình tượng Tổ quốc vẫn là biểu tượng của lòng yêu nước, nhưng đã được thể hiện bằng cái nhìn mới – nhiều chiều, một cách tinh tế và mang đậm chất nhân văn qua ngòi bút của các người thợ bút ”sơn mài”. Không còn chỉ là biểu tượng anh hùng trong chiến trận, Tổ quốc giờ đây được đặt trong những không gian đời thường hơn: đó là miền quê yên ả,an bình, là những phận người lam lũ, là tiếng ru của mẹ, là quá khứ đau thương và cả khát vọng dựng xây tương lai.

Nếu như ở giai đoạn 1945–1975,một thời kỳ đặc biệt trong lịch sử văn học Việt Nam – thời kỳ mà hình tượng Tổ quốc hiện lên rực rỡ, bi tráng, đẫm máu, đầy tự hào và khát vọng độc lập tự do. Đây là thời văn học phục vụ cách mạng, kháng chiến, nên hình tượng Tổ quốc thường gắn liền với hình ảnh nhân dân, chiến sĩ, đất nước đau thương mà anh dũng. Chính ở giai đoạn đó,những người chiến sĩ ngòi bút đã dồn hết tất cả những cảm xúc,tâm tình và tấm lòng trân thành nhất để khơi gợi cho ta những dào dạt xúc động,niềm tự hào và niềm tin vào dân tộc dẫu những “vết thương”do chiến tranh vẫn còn in hằn. “Nhà văn là người đi tìm sự thật, dẫu đau đớn vẫn cứ phải nói ra.”-Nguyễn Huy Thiệp. Chính những nhà văn chân chính như vậy luôn ý thức việc gìn giữ ký ức dân tộc,tôn trọng những mảnh truyện lịch sử mà những ký ức ấy không chỉ hào quang chiến thắng mà còn là đau thương, mất mát – để từ đó giúp người đọc không lãng quên.

Tiếp nối dòng chảy thời gian,hình tượng Tổ quốc vẫn là một chủ đề quan trọng, tuy nhiên, cách nhìn nhận và thể hiện đã có sự thay đổi so với các giai đoạn trước.Nếu trong văn học trước 1975, hình tượng Tổ quốc thường gắn liền với kháng chiến, hi sinh, và lòng yêu nước, thì trong văn học hiện tại, Tổ quốc được giới trẻ nhìn nhận và miêu tả đa chiều, với những thách thức mới của thời kỳ đổi mới, hòa nhập quốc tế và khám phá những giá trị truyền thống.Lấy ví dụ như tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, truyện ngắn “Cánh đồng bất tận”,một “đóa hoa” để lại đầy sâu lắng trong mảnh đất văn học của bà. Trong tác phẩm này, Nguyễn Ngọc Tư xây dựng hình ảnh Tổ quốc qua cái nhìn của những người dân nghèo vùng Nam Bộ, sống trong cảnh thiếu thốn và khó khăn. Tuy vậy, Tổ quốc vẫn là nơi gắn bó sâu sắc, nơi khơi dậy lòng yêu nước, sự kiên cường và niềm tin vào tương lai. Tác phẩm đã đề cao giá trị sống của con người,đồng thời phản ánh sự chông chênh của đất nước đang phát triển, nhưng Tổ quốc vẫn là nơi người dân gửi gắm niềm hy vọng.Câu chuyện thông qua người cha Út Vũ đã thể hiện nỗi đau và khó khăn của những con người nhỏ bé trong xã hội, nhưng họ vẫn sống và cố gắng vì tương lai tốt đẹp. Đây là một sự dẫn chứng cho thấy Tổ quốc đang vươn mình thay đổi trong hoàn cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế,liên quan ít nhiều đến những bạn đọc trẻ tuổi.

Điều đặc biệt trong hình tượng Tổ quốc trong văn học hiện đại đó chính là sự giao thoa giữa quá khứ và hiện tại. Các tác phẩm hiện đại không quên nhắc lại những công lao, chiến công trong quá khứ, nhưng cũng đồng thời phản ánh những thách thức mới của đất nước trong thời kỳ hòa bình. Điều này cho thấy Tổ quốc không chỉ là những gì đã qua, mà còn là một quá trình của sự xây dựng, bảo vệ và phát triển trong hiện tại và tương lai. Các nhà văn hiện đại không chỉ vẽ lên một Tổ quốc huy hoàng trong quá khứ mà còn hướng đến khát vọng tương lai, nơi mà tình yêu đất nước không chỉ thể hiện qua những chiến thắng vĩ đại mà còn qua những hành động nhỏ bé hàng ngày, thể hiện sự trách nhiệm và tình yêu đối với cộng đồng, quê hương.

Trong bối cảnh đất nước đang không ngừng thay đổi, Tổ quốc trong văn học hiện đại không chỉ là một mảnh đất thiêng liêng mà còn là một khái niệm linh động, phản ánh quá trình phát triển của xã hội. Với những tác phẩm tiêu biểu nơi người dân tìm thấy niềm tin và lý tưởng sống, nhưng cũng là nơi mà mỗi cá nhân như "Cánh đồng bất tận", "Tổ quốc và những người tha hương", hay "Mắt biếc", hình tượng Tổ quốc hiện lên đầy sự đa dạng và phức tạp. Nó là nơi chôn rau cắt rốn của toàn con người Việt Nam, cũng chính vì thế phải đối mặt với những thử thách mới, từ xã hội hiện đại cho đến những vấn đề toàn cầu. Chính từ sự thấu hiểu sâu sắc về quá khứ và sự định hướng tương lai, các tác giả đã tạo dựng nên những hình tượng Tổ quốc mang tính đặc thù và gần gũi với thế hệ hôm nay, để mỗi người dân không chỉ yêu mến mà còn cống hiến cho Tổ quốc, giúp đất nước tiến lên vững vàng và thịnh vượng trong thế giới hiện đại. những người sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước, hình tượng Tổ quốc trong văn học chính là một lời nhắc nhở về trách nhiệm và sự gắn kết với cộng đồng. Đừng để những giá trị truyền thống, những câu chuyện hào hùng của dân tộc chỉ còn lại trong sách vở hay ký ức. Hãy sống sao cho mỗi hành động của chúng ta, dù nhỏ bé, cũng góp phần làm cho Tổ quốc trở nên tươi đẹp và phát triển hơn.

✍️: OneChamp Phiphe
🎨: Phương Chi
----------------------------------------------
Thông tin liên hệ:
Chủ tịch: 0966 964 071 (Vũ Minh Hiếu)
Trưởng ban Truyền thông: 0862 593 673 (Đào Ngọc Bích)
Trưởng ban Chuyên môn: 0984 408 589 (Nguyễn Trần Hà Linh)

[HỖ TRỢ TRUYỀN THÔNG]-----------------------------------------[MỞ ĐƠN ĐĂNG KÝ THAM GIA WORKSHOP PHAROS]📍Link đơn: https:...
02/05/2025

[HỖ TRỢ TRUYỀN THÔNG]
-----------------------------------------

[MỞ ĐƠN ĐĂNG KÝ THAM GIA WORKSHOP PHAROS]

📍Link đơn: https://byvn.net/VqJ2
⏰ Thời gian đóng đơn: 23h59 ngày 2/5/2025

🎉 Thời gian tổ chức: 14h - 17h, Chủ Nhật ngày 11/5/2025
🎉 Địa điểm: Lion Coffee (123 Trần Khát Chân)
________________________
“Bạn đã bao giờ cảm thấy mình lạc lõng giữa thế giới rộng lớn này, nơi mỗi dòng chữ trên màn hình lại mang theo sức nặng của những định kiến, tổn thương và phán xét?”
Bạo lực mạng không cần đến vết thương hữu hình – nó len lỏi, âm ỉ, bóp nghẹt ta bằng những lời nói tưởng chừng vô hại. Đã bao lần bạn im lặng chịu đựng, hay thậm chí vô tình trở thành một phần của vòng xoáy đó? Giữa những hoang mang không thể gọi tên, chúng ta cần một điểm dừng – Một ngọn hải đăng nhỏ dẫn lối giữa biển cảm xúc mênh mông. Và giờ đây, để cùng nhau chạm tới ánh sáng ấy, Glück xin được thông báo:

💫CHÍNH THỨC MỞ ĐƠN ĐĂNG KÝ THAM GIA WORKSHOP PHAROS💫

Là sự kiện thứ sáu đến từ Glück – CLB Tâm lý trường THPT Việt Đức, Pharos được xây dựng như một không gian sáng tạo và chữa lành. Thông qua ba gian DIY thủ công, một gian xem Tarot miễn phí và các trò chơi thú vị khác, sự kiện không chỉ giúp bạn thể hiện cảm xúc của bản thân mà còn khơi gợi sự thấu hiểu với những ai từng bị tổn thương vì bạo lực mạng. Mỗi hoạt động là một cách để lắng nghe, chia sẻ và cùng nhau hành động vì một môi trường mạng tích cực hơn.
Pharos không chỉ là một workshop thủ công, mà là không gian để bạn dừng lại, kết nối và sẻ chia. Hãy đến và cùng chúng mình tạo nên những trải nghiệm ý nghĩa – nơi mỗi hành động nhỏ đều có thể thắp lên một tia sáng tích cực.
________________________
Hòm thư tâm sự: [email protected]
Contact for more:
[Chủ nhiệm] Hải Yến: 0987635349
[E] [email protected]
[I] gluckvietduc.19

[GIAN CHẠM – LÀM TRANH ĐẤT SÉT]
Tại đây, bạn sẽ có cơ hội tạo nên một bức tranh bằng đất sét – thứ chất liệu mềm mại nhưng lại giữ được mọi đường nét cảm xúc. Với một chiếc khung gỗ và đủ loại đất sét, bạn không chỉ mang về một sản phẩm thủ công đáng yêu, mà còn có vài phút để lặng lại và kết nối với chính mình.

[GIAN MÓC – TRANG TRÍ KẸP CÀNG CUA]
Một chiếc kẹp càng cua nhỏ xinh sẽ trở thành “sân chơi” để bạn thể hiện gu thẩm mỹ và cá tính. Bạn có thể đính charm, vẽ vời hay phối màu theo cách riêng. Đảm bảo sau sự kiện lần này, bạn chắc chắn sẽ mang về một món phụ kiện handmade không đụng hàng!

[GIAN GƯƠNG – TRANG TRÍ GƯƠNG MINI]
Với sự kết hợp của những món charm nhỏ xinh, bạn sẽ có thể sở hữu một chiếc gương nhỏ để trang trí theo phong cách của riêng mình. Đó có thể là những họa tiết ngẫu hứng, vài câu nói yêu thích hay đơn giản chỉ là màu sắc khiến bạn thấy dễ chịu. Một món đồ bé bé, nhưng đủ khiến bạn mỉm cười mỗi lần soi vào>

🇻🇳[30/4/1975 - 30/4/2025]🇻🇳Mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nướcNgày hôm nay, chúng ta không thể quên côn...
30/04/2025

🇻🇳[30/4/1975 - 30/4/2025]🇻🇳

Mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ngày hôm nay, chúng ta không thể quên công lao của các chiến sĩ, những người đã cống hiến máu xương để giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Ngày 30/4 - 1/5 không chỉ là dịp để chúng ta tưởng nhớ những người đã hy sinh cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, mà còn là thời khắc để bày tỏ lòng biết ơn đối với các thế hệ cha ông.

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là dịp để mỗi người dân Việt Nam, dù ở trong nước hay xa xứ, cùng nhau nhớ lại những khoảnh khắc hào hùng của lịch sử, tự hào về dân tộc và nhìn lại những thành tựu đã đạt được. Chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với sự hy sinh của cha ông, tiếp tục cống hiến cho sự phát triển và thịnh vượng của đất nước.

✍️: Phương Hà, Gia Linh
📷: Thảo Nguyên, Hoa Quỳnh
👭: Cô Như Hoa, Mai Anh
----------------------------------------------
Thông tin liên hệ:
Chủ tịch: 0966 964 071 (Vũ Minh Hiếu)
Trưởng ban Truyền thông: 0862 593 673 (Đào Ngọc Bích)
Trưởng ban Chuyên môn: 0984 408 589 (Nguyễn Trần Hà Linh)

[NƠI NẮNG DỪNG CHÂN]Nắng – một hiện tượng tự nhiên vô cùng quen thuộc, nhưng chưa bao giờ trở nên tầm thường. Trong ánh ...
26/04/2025

[NƠI NẮNG DỪNG CHÂN]

Nắng – một hiện tượng tự nhiên vô cùng quen thuộc, nhưng chưa bao giờ trở nên tầm thường. Trong ánh nắng luôn ẩn chứa những dáng vẻ xinh đẹp và yêu kiều: khi thì rực rỡ, chói chang như ngọn lửa mùa hạ; lúc lại dịu dàng, len lỏi qua từng kẽ lá vào buổi sớm; khi lại chậm rãi nhạt dần trong ánh hoàng hôn. Dù ở trong khoảnh khắc nào, nắng vẫn mang nét cuốn hút riêng, như một biểu tượng của sự đẹp đẽ, của những điều giản dị mà rạng rỡ.

Đã bao giờ bạn tự hỏi, đâu mới là “nơi nắng dừng chân”? Có những ngày, ta chợt nhận ra nắng không chỉ dừng trên tán cây hay trải dài trên những con đường quen thuộc. Nắng còn dừng trong một ánh mắt dịu dàng, một câu nói ấm áp, hay lặng lẽ lưu lại trong một kỷ niệm đẹp mà ta cất giữ. Bởi lẽ, “nơi nắng dừng chân” không chỉ là cảnh vật, mà còn là những khoảnh khắc khiến ta thấy lòng mình an yên và nhẹ nhàng nhất...

Ai cũng có một “nơi nắng dừng chân” trong lòng mình. Đó có thể là một cuộc trò chuyện cùng bạn bè, những tiếng cười vang giữa những câu chuyện chẳng đầu chẳng cuối. Đó có thể là một buổi chiều tản bộ, ánh nắng vàng trải dài trên đường, gió khẽ lay động tán lá… Những khoảnh khắc ấy, dù bình dị,giản đơn nhưng lại đầy ấm áp và đáng nhớ.
Nhưng “nơi nắng dừng chân” không chỉ là những kỷ niệm hay những khoảnh khắc. Đôi khi, nó nằm ngay trong chính bản thân ta. Khi ta biết trân trọng từng khoảnh khắc, ta sẽ thấy mọi thứ đều có ánh sáng riêng của mình; khi ta biết mỉm cười với những điều nhỏ bé xung quanh, ta sẽ nhận ra rằng “nắng” chưa bao giờ rời đi.

Nắng không ở lại mãi, cũng như những khoảnh khắc đẹp trong đời – ngắn ngủi nhưng quý giá. Vì thế, ta càng cần trân trọng từng tia nắng ghé qua, trân trọng những điều đẹp đẽ, dù nhỏ bé hay mong manh. Và rồi, có thể chính ta cũng sẽ là “nơi nắng dừng chân” – khi biết yêu thương, trân trọng và lan tỏa những điều đẹp đẽ từ chính mình.

Vậy còn bạn, “nơi nắng dừng chân” trong lòng bạn là ở đâu?

✍️: Quang Huy, Gia Linh
📷: Thảo Nguyên, Đặng Vy
👭: Ngọc Hoa
----------------------------------------------
Thông tin liên hệ:
Chủ tịch: 0966 964 071 (Vũ Minh Hiếu)
Trưởng ban Truyền thông: 0862 593 673 (Đào Ngọc Bích)
Trưởng ban Chuyên môn: 0984 408 589 (Nguyễn Trần Hà Linh)

[GIỚI THIỆU SÁCH "MẢNH ĐẤT LẠ"]a, Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác - "Mảnh đất lạ" được Nguyễn Quang Sáng sáng tác vào nhữn...
21/04/2025

[GIỚI THIỆU SÁCH "MẢNH ĐẤT LẠ"]

a, Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- "Mảnh đất lạ" được Nguyễn Quang Sáng sáng tác vào những năm 1960, trong bối cảnh cuộc chiến tranh chống Mỹ đang diễn ra ác liệt. Tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên trong một tuyển tập truyện ngắn, và nhanh chóng được đón nhận bởi độc giả trong nước nhờ vào những thông điệp nhân văn sâu sắc mà nó truyền tải.
- Trong thời kỳ này, Nguyễn Quang Sáng đã từng tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam, từ đó ông có những trải nghiệm sâu sắc về con người và cuộc sống nơi đây. "Mảnh đất lạ" là kết quả của những chuyến đi và sự quan sát, cảm nhận chân thật của tác giả về con người và những mảnh đời gian khổ trong chiến tranh.

b, Tóm tắt nội dung
-Truyện ngắn "Mảnh đất lạ" kể về một gia đình người miền Bắc di cư vào miền Nam trong những năm chiến tranh, phải sống trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn và đối mặt với nhiều thử thách. Trong một chuyến đi tìm đất sống mới, họ đã phải đối diện với những mất mát, đau thương và sự xa lạ trong một vùng đất mới, nơi mà mọi thứ đều lạ lẫm và khó khăn. Mảnh đất này không chỉ là nơi sinh sống vật chất mà còn là "mảnh đất lạ" về tinh thần, nơi con người phải đấu tranh để tìm ra giá trị đích thực của bản thân trong bối cảnh chiến tranh.
- Câu chuyện đã phản ánh lại cuộc chiến tranh Việt Nam đang diễn ra, là giai đoạn đầy cam go và gian khổ. Người dân miền Bắc di cư vào miền Nam với hy vọng tìm kiếm cuộc sống ổn định nhưng lại phải đối diện với sự khắc nghiệt của chiến tranh, những sự chia ly, mất mát và cảm giác lạc lõng khi phải bắt đầu lại từ đầu trên một vùng đất lạ. Chính từ đề tài cùng ngòi bút tài năng của nhà văn đã để lại cho bạn đọc nhiều vốn tri thức về lịch sử lẫn những giây phút cảm xúc mãi lắng đọng.

c, Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật
- "Mảnh đất lạ" thể hiện những giá trị nhân văn sâu sắc về tình yêu quê hương, gia đình và lòng kiên cường của con người trong thời kỳ chiến tranh. Câu chuyện không chỉ phản ánh nỗi đau của những con người phải sống trong hoàn cảnh chiến tranh mà còn khắc họa rõ nét sự khát khao vượt lên số phận, khát vọng sống và sự gắn bó với mảnh đất mà họ gọi là quê hương.
- Tác phẩm cũng làm nổi bật thông điệp về sự đoàn kết, yêu thương và lòng trung thành với lý tưởng cách mạng, khắc họa những phẩm chất cao đẹp của con người trong hoàn cảnh chiến tranh.
- Nguyễn Quang Sáng sử dụng lối kể chuyện giản dị nhưng sâu sắc, với những hình ảnh, chi tiết sinh động và gần gũi. Tác phẩm mang đậm phong cách hiện thực, thể hiện sự chân thực và sinh động của cuộc sống chiến tranh và những con người trong đó.
+Ngôn ngữ của tác phẩm rất mộc mạc, dễ hiểu nhưng lại chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa. Đặc biệt, tác giả biết khắc họa tình huống éo le và những mâu thuẫn nội tâm của nhân vật một cách tinh tế, từ đó khiến người đọc dễ dàng đồng cảm và suy ngẫm.

d, Thông điệp tác phẩm
- "Mảnh đất lạ" mang đến thông điệp về sự vươn lên trong hoàn cảnh khó khăn, về tình yêu quê hương, đất nước và sức mạnh của lòng kiên cường trong chiến tranh. Mảnh đất lạ không chỉ là những khó khăn về vật chất mà còn là những thử thách về tinh thần mà con người phải vượt qua. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng thể hiện một niềm tin vào tương lai tươi sáng, dù trong những thời khắc đen tối nhất của chiến tranh. Con người luôn có thể tìm thấy ánh sáng và hy vọng trong những thời điểm khó khăn nhất.

✍️: OneCham Phiphe
🎨: Hoa Quỳnh
----------------------------------------------
Thông tin liên hệ:
Chủ tịch: 0966 964 071 (Vũ Minh Hiếu)
Trưởng ban Truyền thông: 0862 593 673 (Đào Ngọc Bích)
Trưởng ban Chuyên môn: 0984 408 589 (Nguyễn Trần Hà Linh)

[GIỚI THIỆU SÁCH "DÁM HẠNH PHÚC"]“ Dám hạnh phúc ” là cuốn sách được Koga Fumitake viết dựa trên cuộc đối thoại có thật ...
19/04/2025

[GIỚI THIỆU SÁCH "DÁM HẠNH PHÚC"]

“ Dám hạnh phúc ” là cuốn sách được Koga Fumitake viết dựa trên cuộc đối thoại có thật giữa anh và nhà triết học Kishimi Ichiro, anh đã vận dụng thể loại đối thoại trong triết học Hy Lạp cổ điển để viết nên cuốn sách này. “ Dám hạnh phúc ” không phải cuốn sách ghi lại lần đầu tiên anh và nhà triết học trò chuyện, mà trước đó quyển sách “Dám bị ghét ” là những trang sách đầu tiên ghi lại lần đối thoại giữa hai người nhưng “Dám hạnh phúc ” lại ghi lại sự trưởng thành của chàng thanh niên khi đã bước ra đời và đủ trải nghiệm để kiểm chứng về tâm lý học Adler. Cuốn sách là một cuộc đối thoại giữa chàng thanh niên và nhà triết gia về tâm lý học Adler.

Đọc cuốn sách ta như bước vào một thế giới mới với những lần khai phá tư tưởng và nhận thức, đưa ta đến vùng trời mới - nơi mà ta được tiếp xúc một cách kỹ lưỡng với tâm lý học Adler và được giải đáp những thắc mắc về tâm lý học Adler. Khi con người ta thắc mắc tại sao tâm lý học Adler lại cho phương châm giáo dục “không được khen ngợi không được mắng mỏ” là đúng và liệu tâm lý học Adler có phải là tôn giáo hay không, thì đến với “Dám hạnh phúc” ta sẽ được nghe và nghiền ngẫm những điều mà triết gia nói về tâm lý học Adler rồi tự đưa ra cho bản thân một câu trả lời. Cuốn sách với gần ba trăm trang đã đưa ta đi từ trạng thái cảm xúc này tới trạng thái cảm xúc khác, ta như đã sống một đời chân lý khi bước vào những trang sách đầu tiên, nó được chia ra làm năm phần để giải đáp những thắc mắc khác nhau về tâm lý học Adler. Cái hay của cuốn sách nằm ở chỗ nó đã mở ra cho chàng thanh niên - một nhà sư phạm trẻ một lối suy nghĩ mới và dường như trước thế giới hỗn loạn ngoài kia, cậu đã chấp nhận để sống và “ Dám hạnh phúc ”.

“Thư phòng tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài của triết gia. Chỉ cần bước một bước ra khỏi cánh cửa này là cả thế giới hỗn loạn đang đợi. Những tạp âm, những tranh chấp, những đời thường không ngừng nghỉ đang đợi. “Thế giới đơn giản, đời người cũng vậy” “ nhưng để tiếp tục đơn giản lại không dễ, mỗi ngày ở đó sẽ trở thành những thử thách ”. Hoàn toàn đúng vậy. Kể cả như thế thì mình vẫn sẽ quăng mình vào thế giới hỗn độn này một lần nữa. Bởi vì bạn bè của mình, các học trò của mình đang sống trong thế giới hỗn độn rộng lớn…” Những con chữ cuối cùng của cuốn sách khép lại như một lời chào tạm biệt vĩnh viễn không hẹn gặp lại của cậu thanh niên và triết gia, dường như cuộc đối thoại giữa hai người đã thật sự khép lại và cậu thanh niên ấy sau một đêm dài với những băn khoăn, trăn trở đã tìm ra được câu trả lời mà bản thân mong muốn.

✍️: Hà Linh
🎨: Phương Chi
----------------------------------------------
Thông tin liên hệ:
Chủ tịch: 0966 964 071 (Vũ Minh Hiếu)
Trưởng ban Truyền thông: 0862 593 673 (Đào Ngọc Bích)
Trưởng ban Chuyên môn: 0984 408 589 (Nguyễn Trần Hà Linh)

Address

Trường THPT Quang Trung Hà Đông: Ngõ 2 Đường Quang Trung, Quận Hà Đông
Hanoi

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Literality and Society of Quang Trung Hà Đông posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share

Category