Vạn Sự Tùy Duyên

Vạn Sự Tùy Duyên “Bàn tay ta vun đắp, thành bại thuộc vào duyên,
Vinh nhục ai không gặp, có chi phải ưu phiền. Vạn sự tùy duyên tâm tự tại
Ngộ lý vô thường sống an nhiên.
(1)

Vạn sự trên đời đều phải xét đến chữ “duyên”, gặp gỡ hay chia ly hết thảy đã có sự an bài từ trước. Bởi vậy, con người nên biết thuận theo tự nhiên để cuộc sống được thảnh thơi, an nhàn.

BỐN THỜI ĐIỂM TA TỈNH NGỘ NHIỀU NHẤT1. Khi Lâm Hoạn NạnChỉ khi gặp chuyện không như ý, ta mới rõ lòng người. Có người sẽ...
15/06/2025

BỐN THỜI ĐIỂM TA TỈNH NGỘ NHIỀU NHẤT

1. Khi Lâm Hoạn Nạn

Chỉ khi gặp chuyện không như ý, ta mới rõ lòng người. Có người sẽ vui cười trên sự đau khổ của ta, có người chỉ ngồi nhìn mà chẳng hề giúp đỡ. Đáng sợ nhất là những kẻ lợi dụng khi ta hoạn nạn thì “thừa nước đục thả câu".

Khi hoạn nạn, ta dễ tỉnh ngộ, nhận ra thật rõ ai mới thực sự là bạn tốt, ai là kẻ tiểu nhân hư tình giả ý. Tỉnh ngộ rồi, từ đó ta sẽ biết chọn bạn mà chơi.

2. Sau Cơn Bạo Bệnh Thập Tử Nhất Sinh

Sau một cơn bạo bệnh, chúng ta mới thật hiểu sức khỏe là điều quan trọng nhất, mọi sự khác đều xếp vào hàng thứ yếu. Thiếu sức khỏe, đời người chỉ là con số 0 vô nghĩa.

Có lắm thứ chúng ta thường coi to như núi, chỉ sau một cơn bạo bệnh mới thấy rõ tất cả đều rất nhẹ. Ta ngộ ra một điều luẩn quẩn của thế nhân là khi có sức khỏe thì vong thân để chạy theo của cải, khi đổ bệnh nguy kịch rồi thì bán của cải để cứu vớt tấm thân.

3. Sau Mất Mát Lớn

Nhiều người tham muốn nhiều quá nên chưa bao giờ biết đủ. Khi mất mát những điều thật sự quý giá thì mới thật biết trân trọng nâng niu.

Trong đời, có người làm chúng ta vui sướng nhất thì cũng sẽ có người khiến chúng ta đau đớn tột cùng.

Với người làm ta vui sướng, hãy trân quý họ.

Với người làm ta đau khổ, hãy cố tìm cách quên họ đi, đấy mới là cách đối đãi tử tế nhất với chính ta.
از
4. Trước Phút Nhắm Mắt Xuôi Tay

Đến lúc lâm chung, trước phút nhắm mắt xuôi tay, nhiều người chợt tỉnh ngộ ra rằng cả một đời sống đã qua chỉ như giấc mộng. Cái chết xô ngã mọi giá trị mà họ cật lực đeo đuổi, khiến tất cả tan thành mây khói trong thoáng chốc. Họ cay đắng và bất lực nhìn thấy mọi của cải, tiền bạc, chức tước, tình yêu,... đều nhanh chóng vào trong tay người khác, chẳng có gì thuộc về họ nữa.

Và họ ngộ ra rằng cả một đời họ đã sống cho những ảo tưởng, trở thành nô lệ cho hai chữ “thành công" vì cái bản ngã hư vô.

Đáng tiếc, khi họ ngộ ra điều này thì cũng là lúc họ hết thời gian điều chỉnh cuộc sống của mình. Vì thế, hãy nhớ:

Nhiều lắm trăm năm một kiếp người
Đến rồi ai cũng phải đi thôi
Hãy sống sao cho đầy ý nghĩa
Để buổi xuôi tay miệng mỉm cười.

Trích Đường Về Chân Hạnh Phúc
Như Nhiên Thích Tánh Tuệ

Đừng đợi ngày mai… Vì có thể nó sẽ không bao giờ đếnPratik Joshi – một kỹ sư phần mềm sống tại London suốt 6 năm – đã nu...
13/06/2025

Đừng đợi ngày mai… Vì có thể nó sẽ không bao giờ đến

Pratik Joshi – một kỹ sư phần mềm sống tại London suốt 6 năm – đã nuôi một giấc mơ giản dị mà thiêng liêng: đoàn tụ với vợ và ba đứa con nhỏ của mình, đang sống tại Ấn Độ.

Vợ anh – bác sĩ Komi Vyas – là một người phụ nữ tài giỏi, nổi tiếng ở Udaipur. Hai ngày trước, chị vừa từ bỏ công việc, thu xếp hành lý, nói lời tạm biệt gia đình, bè bạn – để cùng các con bắt đầu một chương mới của cuộc đời.

Sáng nay, gia đình năm người, mang theo hi vọng, tình yêu và những nụ cười háo hức của lũ trẻ, đã lên chuyến bay AI171 của Air India đến London – nơi người chồng đang chờ.

Họ đã chụp một bức ảnh selfie. Gửi cho người thân. Một khởi đầu mới – chỉ còn vài giờ là thành hiện thực.

Nhưng…
Họ không bao giờ tới nơi.
Chiếc máy bay rơi ngay sau khi cất cánh.
Chỉ duy nhất một người sống sót ở ghế 11A.
Không ai trong gia đình ấy còn lại.

Toàn bộ giấc mơ, kế hoạch, tương lai… hóa thành tro bụi chỉ trong khoảnh khắc.

Đôi khi ta trì hoãn:

Khi nào rảnh sẽ gọi về cho mẹ

Mai sẽ nói lời xin lỗi

Tháng sau sẽ dẫn vợ đi du lịch

Khi có tiền, sẽ sống khác đi

Nhưng bạn biết không? Ngày mai không phải là điều chắc chắn.

Vì thế, khi bạn có thể – hãy sống, hãy yêu, hãy tha thứ, hãy biết ơn.
Đừng đợi một thời điểm hoàn hảo nào đó trong tương lai.
Bởi hoàn hảo nhất… là giây phút bạn vẫn còn được thở.

Cầu nguyện cho gia đình Joshi.
Một lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà ám ảnh:

Hạnh phúc không nằm ở phía trước. Nó nằm ở ngay đây, nếu bạn đủ tỉnh thức để nhận ra. 🙏
Nguồn tin: Sưu tầm

Chuyện về hai anh em xây Tháp nhưng đoạ làm Ngạ quỷ - Thay vì phải sanh lên chư Thiên (một câu chuyện liên quan kể về Ng...
05/06/2025

Chuyện về hai anh em xây Tháp nhưng đoạ làm Ngạ quỷ - Thay vì phải sanh lên chư Thiên (một câu chuyện liên quan kể về Ngài Đại Thiền sư Ajahn Mun).

Có hai anh em cùng nhau xây dựng một Bảo Tháp để cúng dường Tam Bảo. Nhưng khi công trình còn chưa hoàn tất, cả hai đều qua đời. Vì tiếc nuối, tâm họ mang nặng ưu sầu: - “Chúng ta chưa kịp hoàn thành Tháp thì đã phải chết mất rồi.”

Do tâm u buồn đó bám chặt vào lúc lâm chung, nên sau khi chết, họ tái sinh làm Ngạ quỷ, canh giữ Bảo Tháp, ngày ngày ngồi than khóc trong khổ đau. Tâm u sầu ấy đã theo họ sang đời sau.

Khi ấy, Ajahn Mun, nhờ năng lực Thiền định và Trí tuệ lớn, đã đến dựng lều Thiền tại khu vực Tháp hoang đó.

Ngài thấy hai vong linh cứ khóc than mỗi ngày, bèn hỏi nguyên do.

Hai anh em kể lại rằng mình có nguyện xây Tháp cúng dường Đức Phật, nhưng vì chết trước khi hoàn thành nên lòng còn tiếc nuối, buồn khổ.

Ajahn Mun liền hỏi:

- “Phước báu ấy nằm ở gạch đá hay ở trong Tâm?"

"Nếu Phước ở trong Tâm, thì Phước đã thành tựu ngay khi Phát Tâm làm rồi. Nhưng nếu nghĩ rằng Phước nằm ở đống gạch, thì nó vẫn chưa thành vì Tháp chưa xây xong.
An lạc là từ Tâm viên mãn, hay từ viên gạch viên mãn?”

Nghe vậy, cả hai anh em như bừng tỉnh:

- “À, thì ra chúng ta đã làm Phước thiện viên mãn thành tựu rồi. Phước phát sinh từ Tâm ngay khi phát khởi ý nguyện dõng mãnh xây Tháp"

Không ai lại phát Tâm xây nửa chừng cả - Đã phát Tâm thì là phát Tâm làm cho trọn. Do đó, ngay lúc khởi Tâm ấy, Phước đã thành tựu rồi.”

Chỉ cần hiểu đúng điều này, mọi tà kiến suy nghĩ sai lầm liền tan biến.

Khi nhớ lại Tâm Phước ban đầu ấy - Tâm thành kính muốn xây Tháp cúng dường Đức Phật - Phước báo liền hiện tiền, giải thoát họ khỏi cảnh giới Ngạ quỷ.

Nhờ năng lực của Phước báu, họ tái sinh làm chư Thiên có sắc thân đẹp đẽ, y phục lộng lẫy.

Sau đó, cả hai bay từ cõi trời xuống đảnh lễ Ajahn Mun để cảm tạ vì đã khai mở Trí tuệ, giúp họ từ hiểu sai thành hiểu đúng, nên công đức viên mãn.

Phụ lục:

🌱🌱🌱Bài học ở đây là gì?

1. Chết không phải là chấm hết của khổ đau.
Cận tử nghiệp rât quan trọng: khi sắp chết mà tâm luôn còn đau khổ, thì khi chết rồi cũng vẫn còn khổ.
Người nào nghĩ đến việc tự s.át, hãy lắng nghe cho kỹ. Nếu Tâm khổ đau lúc chết, thì sau khi chết cũng chỉ tiếp tục đau khổ. Vì Tâm khổ ấy sẽ theo ta qua kiếp khác )

2. Nếu hiểu sai, dù có tạo Phước như xây tháp, vẫn có thể chịu quả khổ. Thay vì được Phước, lại bị mắc kẹt bởi chính sự hiểu sai ấy (dù theo thời gian phước lành đó khiến vị sư Ajahn Mun đến giúp họ phá mê khai ngộ)

- Tee Freedom (Thái Lan).

Namo Buddhāya 🙏🏻
Namo Dhammāya 🙏🏻
Namo Saṅghāya 🙏🏻
——————

Idaṃ me puññaṃ āsavakkhayā’vahaṃ hotu.
Phước lành này của chúng con, nguyện đoạn trừ các lậu hoặc - trầm luân.

Idaṃ me puññaṃ nibbānassa paccayo hotu.
Phước lành này của chúng con, nguyện là duyên thành tựu Niết bàn.

Mama puññabhāgaṃ sabbasattānaṃ bhājemi;
Phần phước của chúng con, xin chia đều đến tất cả sinh linh.

Te sabbe me samaṃ puññabhāgaṃ labhantu.
Mong tất cả hãy thọ nhận phần phước ấy được đồng đều nhau cả thảy

26/02/2025

Trong truyền thống Phật giáo, đặc biệt là trong hệ phái Theravāda (Nguyên thủy), 13 hạnh đầu-đà (Dhutaṅga) là những pháp tu khổ hạnh giúp hành giả rèn luyện sự buông bỏ, đơn giản hóa đời sống, và tinh tấn trên con đường giác ngộ. “Đầu-đà” có nghĩa là sự khổ hạnh, từ bỏ những tiện nghi để phát triển tâm thanh tịnh.

Dưới đây là 13 hạnh đầu-đà:

1. Mặc y phấn tảo: Đây là loại y được làm từ những miếng vải vụn, rách, không dùng đến được lấy từ nghĩa địa, bệnh viện, ở ngoài đường hay ở rừng,…Sau đó được giặt sạch và vá lại thành y để mặc. Vị hành giả tu tập không nhận sự cúng dường y áo của thí chủ mà đi nhặt những vải này. Cho nên không bị lệ thuộc vào thí chủ.
2. Chỉ mặc ba y: Vị tu sĩ tu hạnh đầu đà chỉ có ba y, bao gồm: thượng y, trung y và hạ y. Chư Tăng dùng y đó đến khi rách, thậm chí là không còn chỗ vá mới được may mới.
3. Phải khất thực để sống: Ở hạnh này, chư Tăng tu hành hạnh đầu đà mang bình bát đi khất thực để nuôi sống bản thân mình. Chư Tăng không đợi tín chủ mời đến nhà để cúng mà phải mang bình bát khất thực.
4. Khất thực theo thứ lớp: Đây là việc đi khất thực theo từng nhà, không vì chọn gia chủ giàu sang mà bỏ những gia đình nghèo khổ, không tới nơi có nhiều đồ ăn ngon mà phải khất thực tuần tự. Đó là một hạnh của người tu hành Pháp đầu đà.
5. Ngồi ăn một lần: Đó là khi ăn, nếu đã đứng dậy thì vị tu sĩ đó không ăn nữa, có người đến cúng thêm cũng sẽ không ăn.
6. Ăn bằng bình bát
7. Không để dành đồ ăn: Vị hành giả khi thọ thực không để dành đồ ăn còn dư (hoặc đồ tín chủ cúng dường) cho ngày hôm sau.
8. Sống ở trong rừng
9. Ở dưới gốc cây
10. Ở ngoài trời
11. Ở nghĩa địa
12. Nghỉ ở đâu cũng được: Tu sĩ tu hành hạnh đầu đà không chọn chỗ nghỉ, mà tùy thuận nghỉ ở đống rơm, gốc cây,...
13. Ngồi ngủ, không được nằm ngủ.

Ý nghĩa của 13 hạnh đầu-đà
Những pháp tu này giúp hành giả:
✅ Rèn luyện tâm buông bỏ và không bị ràng buộc vào tiện nghi vật chất.
✅ Nuôi dưỡng tinh thần vô ngã, không bám víu vào thân thể hay hoàn cảnh sống.
✅ Đạt đến sự đơn giản tối thượng, giúp tâm thanh tịnh và dễ dàng chứng ngộ chân lý.
✅ Thực hành hạnh khiêm cung, không đòi hỏi hay mong cầu những điều xa xỉ.

Dù không phải ai cũng có thể thực hành hết 13 hạnh đầu-đà, nhưng việc hiểu và áp dụng một phần những nguyên tắc này trong đời sống có thể giúp ta sống giản dị, tiết chế ham muốn và tìm thấy sự bình an trong tâm hồn. 🌿🙏

Cuộc đối thoại giữa sư Thích Minh Tuệ và Đoàn Văn Báu ngày 8/2/2025 với nhiều lớp nghĩa, liên quan đến bản chất của giới...
08/02/2025

Cuộc đối thoại giữa sư Thích Minh Tuệ và Đoàn Văn Báu ngày 8/2/2025 với nhiều lớp nghĩa, liên quan đến bản chất của giới luật trong Phật giáo và cách hành trì của một vị tu sĩ.

Nếu đặt bài viết này dưới góc độ Phật học, có thể thấy một số điểm đáng chú ý sau:

1. Bối cảnh câu hỏi của Đoàn Văn Báu

Anh Báu đặt ra ba câu hỏi có tính chất “vặn vẹo,” nhằm kiểm tra mức độ am hiểu và thực hành giới luật của sư Thích Minh Tuệ. Đặc biệt, câu hỏi “Thầy giữ được bao nhiêu giới?” dường như mang dụng ý nhấn mạnh vào sự ràng buộc của giới luật, từ đó đưa đến một kiểu biện luận rằng nếu một tu sĩ không thể nhớ và thực hành đủ 250 giới, thì có phải họ cũng không có đủ tư cách để giảng dạy về giới luật hay không.

Tuy nhiên, bản thân cách hỏi này đã thể hiện một góc nhìn có phần cứng nhắc về giới luật, thiên về hình thức hơn là tinh thần. Điều này đi ngược lại tinh thần của nhiều kinh điển Đại thừa và Thiền tông, vốn xem giới luật như phương tiện, không phải cứu cánh tối hậu.

2. Phân tích câu trả lời của sư Thích Minh Tuệ

Câu 1: “Vẫn có thể có giữ giới, cũng có thể không giữ giới”

Câu này phản ánh quan niệm “giới vô giới” – một quan điểm quan trọng trong kinh điển như Kim Cang, Bát Nhã, Thủ Lăng Nghiêm.

• Giữ giới nhưng không chấp vào giới: Nếu một người giữ giới mà xem đó là thành tựu cá nhân, hoặc phân biệt giữa “người giữ giới” và “người không giữ giới,” thì điều đó trở thành chấp trước, tạo ra bản ngã.

• Không giữ giới nhưng không phá giới: Một người đạt đến sự tự tại trong tu tập có thể không cần bám chấp vào từng điều khoản, nhưng vẫn không rơi vào hành vi bất thiện.

Điều này giống với một người lái xe: nếu phải nhớ từng biển báo, từng điều khoản luật lệ một cách máy móc, họ sẽ lái xe căng thẳng. Nhưng nếu đã hiểu bản chất luật lệ, họ lái xe an toàn một cách tự nhiên.

Câu 2: “250 giới cũng thuộc và cũng không thuộc, cũng có và cũng không có”

Đây là một cách nói mang tính biện chứng theo kiểu Trung Quán (Mādhyamaka) của Long Thọ Bồ Tát.

• “Thuộc” vì đã học qua, nhưng “không thuộc” vì không chấp vào sự ghi nhớ máy móc.

• “Có” vì giới luật là phương tiện hướng dẫn hành trì, nhưng “không có” vì cuối cùng vẫn phải quay về tự tính thanh tịnh của tâm.

Cách trả lời này gần với tinh thần của Thiền tông: không bám chấp vào câu chữ, mà nhấn mạnh vào sự giác ngộ thực sự.

Câu 3: “Dạ không biết hết”

Câu trả lời này có thể gây tranh cãi, nhưng nếu xét theo tinh thần Bát Nhã (“Vô trí diệc vô đắc” – Không có trí cũng không có chỗ để đạt), thì việc “không biết” không đồng nghĩa với vô minh.

Một người đầu bếp giỏi có thể không nhớ từng công thức nấu ăn, nhưng vẫn có thể nấu những món ăn ngon một cách tự nhiên. Tương tự, một tu sĩ có thể không cần thuộc lòng toàn bộ giới luật, nhưng vẫn sống đúng với tinh thần của giới.

3. So sánh với tư tưởng kinh điển

Trong Kinh Kim Tỳ La (Alagaddūpama Sutta, Trung Bộ kinh 22), Đức Phật dạy rằng giáo pháp chỉ như chiếc bè giúp người qua sông. Nếu đã sang bờ bên kia mà vẫn vác bè trên vai, thì đó là một sự bám chấp vô ích.

Giới luật cũng vậy – nếu chỉ coi đó là một danh sách phải ghi nhớ và tuân thủ máy móc, thì nó trở thành gánh nặng thay vì phương tiện giải thoát.

4. Nhận xét về cách tiếp cận của Đoàn Văn Báu và sư Thích Minh Tuệ

• Đoàn Văn Báu dùng lập luận theo kiểu “đòi hỏi tính tuyệt đối” của giới luật, giống như một bài kiểm tra trí nhớ. Cách hỏi này phù hợp với người theo tư tưởng Tiểu thừa nghiêm ngặt, nhưng không phù hợp với tư tưởng Đại thừa và Thiền tông.

• Sư Thích Minh Tuệ dùng cách trả lời của Thiền: không mắc kẹt vào bẫy ngôn ngữ, mà thể hiện sự tự tại. Cách phản ứng này giống như mặt hồ tĩnh lặng trước những viên đá ném vào – không bị lay động, không phản kích, không tranh luận.

5. Kết luận

Bài viết của Lan Le nhìn từ góc độ Phật học là hợp lý. Nó giải thích được tinh thần “giới vô giới” trong kinh điển Đại thừa, đồng thời phản ánh cách hành xử của người đã đạt đến sự an nhiên trong tu tập.

Cuộc đối thoại giữa Đoàn Văn Báu và sư Thích Minh Tuệ thực chất là một cuộc thử thách về phương pháp tư duy: một bên đặt nặng hình thức, một bên nhấn mạnh tinh thần.

Kết quả là, người chấp vào hình thức có thể thấy “thầy không biết hết,” nhưng người hiểu sâu về Phật pháp lại thấy rằng đó chính là sự “biết” theo nghĩa rốt ráo.

(St)

MỘT BÀI VIẾT XUẤT SẮC VỀ HIỆN TƯỢNG SƯ MINH TUỆ----------Khi Báu rời đoàn về Việt Nam thì các bậc me dốt đăng đàn dạy đờ...
07/02/2025

MỘT BÀI VIẾT XUẤT SẮC VỀ HIỆN TƯỢNG SƯ MINH TUỆ
----------
Khi Báu rời đoàn về Việt Nam thì các bậc me dốt đăng đàn dạy đời làm thầy các cõi! Thế gian bỗng dưng dậy sóng bởi 2 phe: Phe ca ngợi Báu, công kích Minh Tuệ và phe ca ngợi Minh Tuệ, công kích Báu.
Điều đáng thương là cả 2 phe này đều đã từng tôn vinh đoàn 13 hạnh Đầu đà.

Trước nhất cần phải quán xét, đoàn Minh Tuệ (tạm gọi như thế cho dễ luận), có 2 cực. Cực thứ nhất gồm các tỳ kheo, đứng đầu là hành giả Minh Tuệ. Cực thứ hai gồm các nhân vật mà mọi người gọi là Hộ pháp, đứng đầu là Văn Báu (ngay cách gọi Hộ pháp là đã sai. Gọi là Trợ pháp sẽ ổn hơn. Bởi vì các anh không phải là thánh thần, mà chỉ là người thế gian).

I. Đoàn người đi đâu, mục đích là gì?
Câu này dành cho hành giả Minh Tuệ.
Ngay từ khi các nhà Youtuber chưa phát hiện, Minh Tuệ đã thực hành (sau khi học tập) 13 Hạnh Đầu đà, một mình độc hành. Ở đây cần xác định rõ, "tu hạnh" không đồng nghĩa với "tu pháp".
Tu hạnh Đầu đà là rèn sửa thân tâm theo 250 giới để hoàn thiện "đức". Còn tu pháp là rèn sửa thân tâm theo một phương pháp của một môn phái để hoàn thiện "phước".
Thí dụ, tu Tịnh độ là hành pháp niệm Phật; Tu thiền là hành pháp thiền để đạt Giới - Định - Tuệ. Để mau đạt Chánh quả, hành giả rèn luyện 13 "đức hạnh" Đầu đà (Giải nôm na cho dễ hiểu. Chứ mở rộng sẽ mất 84 ngàn thế kỷ).
Sau khi phát hiện có một hành giả đi bộ khất thực, các chúng sinh đang đói khát chánh pháp đã lao nhao bám đuôi tôn vinh. Những chúng sinh ủ mộng thành Phật, tự cạo đầu, tự trang bị y áo lẽo đẽo theo sau. Những chúng sinh thuần đời bám đuôi tán thán. Những chúng sinh âm mưu danh lợi tìm cách xuất hiện trong camera của youtuber để kiếm chác. Thế là xảy ra chuyện lu xu bu, lạp sạp, bala bla...
Dù xảy ra phong ba, tỳ kheo Minh Tuệ vẫn nuôi chí Đầu đà, ngày đêm ao ước thả bước chân vô định đi tìm cõi Niết bàn trong Hạnh Đầu đà. Điểm đến ở đâu? Chả ở đâu cả, Bởi tâm nguyện của Minh Tuệ là Niết bàn trong từng bước chân chánh niệm 250 giới.
Ấn Độ cũng chỉ là 1 trong số 84 ngàn địa chỉ. Bởi khi đến được Ấn Độ, Minh Tuệ vẫn sẽ tiếp tục đi, đi nữa, đi mãi cho đến khi viên mãn kiếp tu này.
Minh Tuệ không có nhu cầu làm thầy, không có ý định dạy bất cứ thằng nào con nào Pháp gì cả. Vì vậy, cái đám tự xưng đệ tử, ôm y bát lẽo đẽo theo sau tự học Pháp, tự bắt chước Hạnh tu. Có dạy gì đâu, có lãnh đạo gì đâu, có khuyên bảo gì đâu, có chủ trương gì đâu, có rũ rê gì đâu.
Tất cả đều: Vạn sự tuỳ duyên. Ai theo cứ theo. Ai lạy cứ lạy. Ai chửi cứ chửi. Ai quay clip cứ quay. Ai bố thí thì bố thí. Không cấm, không cản, không trách, không khen, chỉ cười.
Từ phân tích trên cho thấy, người đứng đầu cực thứ nhất, chẳng đứng đầu mà chỉ 1 mình thực hành Hạnh Đầu đà. Chẳng đi đến địa chỉ nào cụ thể. Mục đích duy nhất là hoàn thành kiếp đời này cho 13 Hạnh Đầu đà.

2. Nhóm "Hộ pháp" hộ ai? Hộ cái gì? Mục đích?
Gọi Hộ pháp là không đúng. Bởi, để hộ được cái pháp, ít nhất phải biết pháp, hiểu pháp.
Anh Báu, anh Hùng và anh Giáp chỉ phát tâm tự nguyện thực hiện các thủ tục hành chính quốc tế, bảo vệ an ninh, an toàn cho sư phụ Minh Tuệ chứ không có nghĩa vụ hỗ trợ cho các nhân vật tạm gọi là sư nhỏ. Nói chính xác là hỗ trợ về mặt đời để đảm bảo những bước chân vô định của tỳ kheo Minh Tuệ được vô định thoải mái, không gặp rắc rối.
Nhiệm vụ này do các anh tự tròng vào cổ mình chứ chẳng có thế lực nào chỉ định. Nói theo kiểu duy thần thì... chư thiên giao nhiệm vụ này. Căn cứ vào các điều kiện cần và đủ, chắc rằng, ngoài 3 anh này, không ai có thể đảm nhiệm được trọn vẹn. Và nếu thiếu 1 trong 3 anh, chưa chắc bước chân của tỳ kheo Minh Tuệ không đạp ô uế, trược.
May là tớ đang tịnh khẩu, không thì tớ sẽ viết là: Nếu thiếu 1 trong 3 anh thì trong suốt thời gian ở Lào đến nay, tỳ kheo Minh Tuệ có nhiều dịp đạp.... mà thôi, tịnh khẩu.
Từ sự hỗ trợ của 3 anh, tỳ kheo Minh Tuệ chỉ việc đi, đi và đi, không cần lo nghĩ các vấn đề sự đời.
Thời gian qua, mọi người đã chứng kiến đoàn rất trật tự và yên ổn cho đến khi một số sư nhỏ rời đoàn và nhập đoàn. Với sự nhiệt tâm, 3 anh đã "thu xếp" một cách rất đời là: Đàng hoàng thì cho nhập đoàn, cà chớn thì biến. Vô tình, sự nhiệt tâm ấy trở thành ngọn lửa mẫu thuẫn giữa Đời và Pháp.

3. Xung đột giữa thế gian và xuất thế gian.
Nói chính xác là mâu thuẫn giữa Vạn sự tuỳ duyên và Cái gì cũng phải có nguyên tắc.
Pháp ở đây là vạn sự tuỳ duyên. Theo thuyết nhà Phật thì “hãy để mọi thứ diễn ra theo duyên của tạo hoá”. Ai muốn tu thì tu. Khi tu không nổi tự khắc đi về. Ai muốn làm gì làm, không gượng ép. Cái khuôn khổ duy nhất mà mỗi người tự giữ là 250 giới. Đạt thì tốt, không đạt cũng tốt đẹp hoan hỉ. Xà thu! Xạ thủ! Xà tù! Sự trừng phạt duy nhất dành cho người không giữ giới là ở… chư thiên chứ không phải người đời.
Bởi quan niệm của hành giả tỳ kheo là người giữ 5 giới không được phép huỷ báng kẻ giữ 250 giới. Người tu ở tầng lớp xuất thế gian cao hơn người thế gian 1 bậc. Cũng như người đời lạy các nhà tu hành chứ các nhà tu hành không lạy người đời.
Ác nỗi, các kẻ người đời, đang lẽo đẽo sau lưng hành giả Minh Tuệ tự cho mình là tỳ kheo, có quyền làm những chuyện “không người đời nào được phê phán”. Những chuyện này lại có nguy cơ đụng chạm pháp luật nước sở tại. Thí dụ như chuyện “Những bước chân tuỳ duyên, tại sao phải tuân thủ sự chỉ đạo của Báu?”; “Ai muốn tu thì tự nhập đoàn, anh Báu lấy quyền gì xét duyệt? Lấy quyền gì đuổi tỳ kheo?”.
Trước sự tự do quá đáng của các sư nhỏ, anh Báu cần tranh thủ dư luận cộng đồng mạng nên Livestream “tố cáo”, cũng là để giải thích lý do anh PHẢI LÀM những chuyện cần thiết nhằm HỘ PHÁP.
Từ lý do này, các sư tự nhận càng có thêm lý do thuyết phục rằng: Anh Báu đang chỉ đạo đoàn, vi phạm nguyên tắc tuỳ duyên. À thì ra, anh Báo là điệp viên, là kẻ chuyên quyền, là kẻ dẫn dắt đoàn. Một kẻ thế gian lại đi chỉ đạo những kẻ xuất thế gian.
Mâu thuẫn cao trào đến mức tỳ kheo Minh Tuệ phải giảng pháp cho anh Báu về thế giới quan của giới xuất thế gian. Minh Tuệ dùng ngôn ngữ Phật học xuất thế gian để khuyên anh Báu kham nhẫn, kham nhẫn và kham nhẫn hơn nữa để “mọi sự từ duyên, anh chỉ nên làm vai trò hỗ trợ thôi”. Hàm ý của Minh Tuệ là: Cứ để các sư nhỏ tự bộc lộ yếu điểm chứ đừng nói, sẽ phạm giới luật.
Với kiến thức uyên thâm về tâm lý tội phạm nhưng con số không về Phật học, anh Báu không hiểu ý giảng của Minh Tuệ nên cố gắng giải thích theo kiểu thế gian rằng, các sư nhỏ muốn tuỳ duyên kiểu gì cũng được nhưng đừng vi phạm luật pháp nước sở tại, đừng muốn đốt lửa trong rừng thì đốt.
Nghĩ rằng sư phụ Minh Tuệ hoài nghi mình, anh Báu tiếp tục Livestream chỉ rõ: Sư này xài alô, sư kia đòi định cư chính trị, sư khác thế này thế kia.
Đã họp hành để hoà giải thành công về mặt đời nhưng cái chênh vênh giữa thế gian và xuất thế gian vẫn còn nguyên. Xung đột vẫn ngấm ngầm hiện diện.
Vẫn với chủ trương vạn sự tuỳ duyên, Minh Tuệ lại lên tiếng trong cuộc hoà giải lần 2: Hãy để mọi chuyện tự xảy ra, tự hoại diệt. Cũng như anh Báu tự giúp đỡ, khi nào hết duyên thì tự rời đi. Duyên đến thì sẽ có người khác thay thế. (Ý nói là cứ để mọi chuyện xảy ra như nó tự có chứ đừng làm gì sửa, nắn con đường tuỳ duyên).
Các sư nhỏ, vốn đã dốt về Phật pháp, nghe tỳ kheo Minh Tuệ nói như thế thì vui mừng cho rằng: Thầy đuổi anh Báu.
Anh Báu, vốn không biết Phật pháp, lại nghĩ: Thầy bênh các sư nhỏ, mình cần phải rời đi.
Tội cho tỳ kheo Minh Tuệ. Đã đuổi ai đâu? Đã lôi kéo ai đâu? Đã bênh vực ai đâu? Đã phủi công ai đâu? Đã quay xe với ai đâu? Đã vô ơn với ai đâu?
Trong tất cả mọi cử chỉ, ai cũng thấy tỳ kheo Minh Tuệ quý trọng anh Báu như thế nào. Nhưng với tâm thế vạn sự tuỳ duyên, tỳ kheo Minh Tuệ không thể cưỡng cầu, đành im lặng để nhòm anh Báu rời đi với nụ cười… méo xẹo.
Chắc rằng, Minh Tuệ vẫn sẽ bước đi vô định nhưng có định điểm đến là: Khi nào chết thì thôi. Cho dù nhân sinh có xảy ra chuyện gì thì Minh Tuệ vẫn đi. Còn các sư nhỏ thì… tuỳ duyên.

4. Quay xe rất đẹp mắt
Qua sự việc trên, nhiều người đã từng tán thán tỳ kheo Minh Tuệ, bây giờ tuyên bố quay xe. Lý do: Vô ơn với anh Báu và 2 trợ thủ.
Nhiều bậc thông tuệ ảo lên tiếng: Hãy tẩy chay nhà giả tu Minh Tuệ! Đoàn không có anh Báu sẽ tan rã cho đáng đời!

Nhiều chúng sinh xấu lẫn tốt, tranh thủ đổ quân sang Thái Lan đeo bám đoàn làm những chuyện họ thích, mặc thế gian không thích.
Nhiều chúng sinh đăng đàn dạy Minh Tuệ nhiều bài học nhân sinh nhưng không đả động đến các bài học Phật thuyết.
Nhiều chúng sinh giương cắp mắt thế gian nhìn Minh Tuệ như loài cú mèo nhìn xuyên bóng đêm tìm con chuột cho bữa tối.
Nhiều chúng sinh thiện tâm đổ lệ nuối tiếc cho anh Báu.
Riêng anh Báu vẫn giữ nguyên tuyên bố: Chỉ cần sư phụ hú, Tề Thiên sẽ xuất hiện bên cạnh ngay.

5. Thưa chúng sinh!
Minh Tuệ vẫn sẽ đi, cho dù không có anh Báu, cho dù các sư nhỏ chạy mất dép khi đến Myanmar, cho dù miệng lưỡi thế gian cay đắng ngọt bùi, cho dù xuất hiện những cản ngại luật pháp, cho dù nguy hiểm rình rập, cho dù không còn ai trợ duyên – Hộ pháp – bảo vệ, cho dù gục chết ven đường.
Một mình, hai chân, 3 y, 1 nồi cơm điện, tỳ kheo Minh Tuệ vẫn sẽ đi. Đi về điểm cuối cùng chưa ai biết, kể cả Minh Tuệ cũng chưa biết – Về mặt thế gian. Về mặt xuất thế gian, Minh Tuệ biết nơi đó là điểm kết thúc kiếp này nhưng mở ra một cõi mới – Có thể là Niết bàn, có thể là chẳng có gì cả.
Ai không tin những điều này thì… tuỳ duyên!

(Nông Huyền Sơn)

Nỗ lực cả một đời, rốt cuộc là vì điều gì?Câu hỏi rất hay, nhưng thực sự để hiểu được nó lại không phải là chuyện dễ dàn...
10/12/2024

Nỗ lực cả một đời, rốt cuộc là vì điều gì?

Câu hỏi rất hay, nhưng thực sự để hiểu được nó lại không phải là chuyện dễ dàng.

Rất nhiều người khi sa cơ lỡ vận, tới phút cuối đời mới chợt hiểu ra mình sống vì điều gì.

Câu hỏi cho vấn đề này, có lẽ rất nhiều người trong chúng ta đang truy tìm đáp án.

1. Vợ (chồng) có phải là của bạn không? Không phải!

Vợ chồng dù ăn cùng mâm, ở cùng nhà, tối ngủ chung giường, có thể đồng cam cộng khổ, vui buồn có nhau.

Nhưng sau cùng cũng có lúc chia tay, có thể đồng sinh nhưng không thể đồng tử, trăm năm sống đến bạc đầu có nhau, tất cả cũng chỉ là mơ ước.

2. Con cái có phải là của bạn không? Không phải!

Bố mẹ và con cái tuy là có quan hệ huyết thống, nhưng đó cũng chỉ là mối quan hệ nhân quả.

Hiếu đạo, buồn phiền, bệnh tật, hy vọng, chăm sóc lẫn nhau v.v… những điều ấy tạo nên một gia đình vui vẻ., bất hạnh, hay khổ đau.

Đó là nhân quả nghiệp tương ưng, cùng sống dưới mái nhà một chùm nhân quả.

Nhưng sau cùng, khi bạn bước sang thế giới bên kia, con cái cũng chỉ có thể tiễn bạn đi chứ không có khả năng đưa bạn trở lại.

3. Tiền tài có phải là của bạn không? Không phải!

Bạn ra sức, nỗ lực kiếm tiền, sau rồi lại nghĩ cách tiêu đi.

Cho dù tài khoản ngân hàng của bạn có bao nhiêu tiền, đó cũng chỉ là vật ngoài thân, sinh không đem đến tử không đem đi.

Bạn đến với thể gian bằng hai bàn tay trắng, vậy bạn ra đi cũng vậy thôi!

4. Nhà cửa, xe cộ có phải là của bạn không? Không phải!

Tuy bạn không ngừng nỗ lực để có được những thứ đó, nhưng khi bạn ra đi… tất cả trở về con số không, sang tay người khác dùng.

Có một ông Trưởng giả có bốn bà vợ, ông biết mình săp chết, ông cho gọi bà thứ tư lại và nói rằng: ta sắp chết, nàng có theo ta xuống mồ không?

Người vợ thứ tư quay ngắt đi KHÔNG. Đây là người vợ trẻ nhất của ông và bà luôn được ông cho đi nhưng nơi danh giá nhất, niềm tự hào của ông. Như một nhát dao, ông ôm lấy ngực và thiếp đi.

Lúc sau tỉnh dậy: ông cho gọi bà thứ ba đến và nói rằng: ta sắp chết, nàng có theo ta xuống mồ không?

Người vợ thứ ba, nhẹ nhàng nói KHÔNG ĐƯỢC ĐÂU, THIẾP CÒN TÁI GIÁ.

Người vợ thứ ba, tuy không được đi những nơi sang trọng như người vợ thứ tư, nhưng bà cũng được sắm sửa những thứ đắt tiền nhất, lộng lẫy và sang trọng nhất.

Ông cho gọi người vợ thứ hai đến và nói rằng: ta sắp chết, nàng có theo ta xuống mồ không?

Người vợ thứ hai, dịu dàng nói, vì tình nghĩa vợ chồng, thiếp sẽ đưa chàng đến mộ. đây là người vợ ông cũng yêu quý, những lúc khó khăn, thất bại ông đều về bên bà. Đó là tri kỷ.

Bỗng ông nghe thấy một giọng nói yếu ớt: Thiếp sẽ theo chàng xuống mồ, ông quay lại thì thấy bà vợ cả, gầy còm, ốm yếu, ông thấy xót xa, ân hận, cả đời ông đã chạy theo các sắc, danh, lợi thực, thùy, chính là các bà vợ mà quên mất bà vợ cả, vẫn lầm lũi theo ông suốt cuộc đời.

Vậy trong mỗi chúng ta đều có bốn bà vợ;

Bạn thử nghĩ xem có đúng không?

Bà vợ thứ tư là danh vọng của chúng ta; danh là ảo tưởng thôi.

Bà vợ thứ ba là nhà cửa, đồ đạc, tiền, vàng; thì tái giá thôi.

Bà vợ thứ hai chính là vợ con, bạn bè, họ hàng.

Bà vợ thứ nhất chính là nghiệp (nghiệp là gì???)

Nghiệp là cái thói quen của chúng ta. Nghĩa là một người khi mới sinh ra chưa biết nghiền thuốc, nghiện rượu đâu, nhưng mà lớn lên rồi gặp môi trường bạn bè hoặc ở trong nhà bán rượu, ban đầu nếm thử thấy cay đắng, hôi họ không có uống được nhưng lần chút, lần chút lần lần họ quen đi, tới chừng họ trở thành nghiền đi.

Mà đã trở thành Nghiền tức là trở thành Nghiệp rồi.

Vậy rốt cuộc điều gì mới là của bạn?

1. Thân thể
Thân thể có phải của bạn không?

cái gì để chứng minh bạn là bạn!

Mắt là bạn à, ồ không mắt đấy chứ!

Tay hay chân là bạn, cũng không bạn ạ, nó là tay chân, thân ư cũng vô nghĩa nếu không có mắt mũi và tay chân, chẳng có gì là của bạn? quần áo ư, mai thay bộ khác, vậy rốt cuộc cái gì là của bạn.

Chúng ta cứ thắc mắc con người sinh ra từ đâu và chết đi về đâu. Con người là thừa tự của nghiệp duyên hợp bao gồm: Thủy (nước), Thổ (đất), Hỏa (lửa), Phong (gió). Máu, nước tiểu, đờm dãi...(các loại dịch) gọi là Thủy. Thịt, xương, nội tạng là Thổ; Hỏa là nhiệt độ làm người bạn ấm, nóng...; hơi thở gọi là Gió. Nếu thiếu một trong 4 duyên hợp thì coi như là xong,

Thở ra chẳng hít vào là xong;

Thân thể mới trước sau không rời xa bạn, nó đồng hành cùng bạn từ lúc bắt đầu cho tới lúc bạn vĩnh biệt thế gian; chỉ có thân thể mới có thể bảo hộ cho bạn, làm tất cả vì bạn, mãi đến khi sức cùng lực tận.

Đừng phí công vô ích, bỏ tất cả sức khỏe khi còn trẻ để nỗ lực kiếm tiền, mong dành lấy một phần tiền khi về già, lại bỏ tất cả số tiền ấy để chữa bệnh.

xin đừng nghĩ rằng, con người trải qua bốn sự khổ đau của loài người sinh, lão, bệnh, tử, có sinh ắt có tử.

Nhưng đã có một vị Thánh đã làm chủ bốn sự khổ đau của loài người, đó là làm chủ sinh lão bệnh tử. Đó là đức Phật Thích Ca.

Sinh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc đã làm, đã làm xong, không còn tái sinh, luân hồi nữa.

2. Sức khỏe

Thân thể khỏe mạnh thì cuộc sống của bạn mới có chất lượng, sinh mệnh mới được kéo dài.

Không có một cơ thể khỏe mạnh, đồng nghĩa với không có gì cả.

Cho nên chúng ta sống được một ngày, cũng là một ngày phúc phận, cần phải trân quý chính mình.

3. Tinh thần

Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh đổi sức khỏe để lấy vật ngoài thân.

Bi ai lớn nhất của đời người là dùng hạnh phúc để đổi lấy phiền não.

Lãng phí lớn nhất của đời người là dùng thời gian để giải quyết những phiền phức do chính mình tạo ra.

Và tất cả những điều này đều xuất phát từ ý nghĩ và tinh thần của bạn.

Bởi vậy, trên thế gian không có gì quý hơn một sức khỏe dồi dào và một tinh thần mạnh mẽ.

Bảo vệ chúng cũng chính là bảo vệ chính mình, hãy trân quý những gì bạn đang có.

Vậy bạn muốn có sức khỏe tốt, thân thể khỏe mạnh, tinh thần bình an, thì hãy biết ít muốn, biết đủ.

Hãy sống đạo đức của loài người: “sống không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ tất cả chúng sinh”.

Chúng bạn thân tâm, thanh thản, an lạc và vô sự.

ST

“Đừng khinh chỗ mình ở, đừng chán đời sống mình. Vì không chê nên không chán.”Nguyên mẫu:“Vô hiệp kỳ sở cư, vô yếm kỳ sở...
14/10/2024

“Đừng khinh chỗ mình ở, đừng chán đời sống mình. Vì không chê nên không chán.”

Nguyên mẫu:

“Vô hiệp kỳ sở cư, vô yếm kỳ sở sinh. Phù duy bất yếm, thị dĩ bất yếm.”

Bình chú:

Đừng khinh chê hoàn cảnh hiện tại của mình. Đừng chạy theo những thứ bên ngoài mà hãy biết hướng vào bên trong.
Cái gì đến nó sẽ đến chẳng cầu cũng được. Cái gì không đến chẳng bao giờ đến, có dùng đủ mọi thủ đoạn cũng không được. Trời Đất vận hành đâu có cái gì theo ý mình đâu. Ngay cả suy nghĩ của mình cũng chẳng thể điều khiển được theo ý mình, thì làm sao ta đòi hỏi được những gì lớn lao hơn.
Nếu suy nghĩ của mình mà theo ý mình được, thì sao biết bao chuyện buồn muốn quên đi mà cứ nhớ mãi. Sao bao nhiêu kiến thức hay ho học được, muốn nhớ mãi mà nó lại cứ quên đi.
Nếu cơ thể mình là của mình, thì sao ta bảo nó khỏe nó không khỏe. Ta đau bệnh bảo nó đừng đau sao nó cứ đau hoài. Ta bảo nó đừng già nó cứ già.
Khi biết mọi thứ trên đời này không có cái gì là của mình rồi thì được không mừng, mà mất không buồn. Biết không có gì của mình, thì cũng hiểu chẳng có gì của người cớ sao phải ghen tị mơ ước những điều của kẻ khác.
Chớ ảo tưởng mình là cái gì đó và có thể làm được cái gì đó. Gốc rễ của khổ đau chính là ở chỗ này. Không bao giờ chịu sống với những gì mình đang có, luôn luôn mơ mộng những thứ của người khác, mà không biết rằng kẻ ta đang khao khát giống hắn, thì hắn lại đang rất chán ghét cuộc sống của hắn. Một vòng lặp luẩn quẩn của những kẻ tham lam.

Nguồn: Chương 72, Sách Lão Tử Đạo Đức Kinh – Dịch và bình chú Tâm An.
---------

Address

Hanoi
100

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Vạn Sự Tùy Duyên posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Vạn Sự Tùy Duyên:

Share