Mẹ Bỉm Hai Con

Mẹ Bỉm Hai Con Man Giv

Bác nào chưa biết đến chiếu này là thiếu xót đấy ạ, MÁT, THOÁNG, ÊMmua đây giá tốt các bác nhé
03/06/2025

Bác nào chưa biết đến chiếu này là thiếu xót đấy ạ, MÁT, THOÁNG, ÊM
mua đây giá tốt các bác nhé

Làm sao kiềm chế cơn GIẬN khi con làm sai?Chắc hẳn là bố mẹ nào cũng từng có lúc cảm thấy "tức muốn nổ đầu" khi con nghị...
25/05/2025

Làm sao kiềm chế cơn GIẬN khi con làm sai?
Chắc hẳn là bố mẹ nào cũng từng có lúc cảm thấy "tức muốn nổ đầu" khi con nghịch ngợm quá đà, làm hỏng đồ đạc, học mãi không hiểu, nói thì chẳng nghe, hỏi thì... hỏi không ngơi nghỉ. Những lúc như thế, thật khó để giữ bình tĩnh. Nhiều khi, lời mắng, cái lườm, thậm chí là cái đánh nhẹ tay được "vung ra" trong lúc bốc hoả – rồi sau đó là cảm giác hối hận cứ âm ỉ trong lòng.

Nếu bố mẹ từng rơi vào tình huống ấy – xin đừng tự trách mình quá nhiều. Chúng ta là con người, và làm cha mẹ là một hành trình cần học mỗi ngày. Dưới đây là vài gợi ý nhỏ giúp bố mẹ giữ được sự bình tĩnh và đồng hành cùng con một cách nhẹ nhàng, không để cảm xúc nóng nảy làm tổn thương tuổi thơ của con.

💡 1. Tìm hiểu nguyên nhân phía sau hành vi của con
Trẻ con không phải lúc nào cũng biết rõ điều gì là “đúng – sai” như người lớn. Có khi con làm sai không phải vì cố tình, mà vì chưa hiểu, chưa kiểm soát được bản thân, hoặc đang gặp cảm xúc tiêu cực nào đó.

👉 Thay vì hỏi “Sao con lại làm thế?”, hãy thử hỏi: “Chuyện gì khiến con làm vậy?”

Câu hỏi ấy không chỉ giúp con học cách nhận thức hành vi, mà còn khiến con cảm thấy được lắng nghe – thay vì bị kết tội.

💡 2. Lắng nghe cảm xúc của chính mình
Bố mẹ có thể tự hỏi: “Mình đang tức giận vì hành động của con, hay vì mình quá mệt mỏi, căng thẳng từ công việc?”

Đôi khi, cơn giận không bắt nguồn từ con, mà từ những điều khác đang âm ỉ bên trong bố mẹ. Việc nhận diện cảm xúc thật sự giúp bố mẹ không “đổ lỗi” cho con vì những điều lẽ ra không thuộc về con.

💡 3. Tạm lùi lại một nhịp
Nếu đang nóng giận, hãy tránh xa con một chút. Đừng nói gì cả. Đừng xử lý ngay. Hãy đi vào phòng khác, hít thở sâu, uống một ngụm nước, hoặc... đếm từ 1 đến 20 trong đầu.

👉 Đôi khi, chỉ cần một khoảng tĩnh nhỏ là đủ để tránh một trận “cuồng phong lời nói” có thể khiến con tổn thương rất lâu.

💡 4. Đừng xem như chưa có gì xảy ra – hãy xử lý đúng cách
Nhiều bố mẹ sau khi nguôi giận thì... giả vờ như chuyện chưa từng xảy ra. Nhưng con thì nhớ. Và con sẽ học được một điều nguy hiểm: “Bố mẹ nói cho có” hoặc “Chỉ cần chờ cho bố mẹ nguôi thì không bị gì cả.”

👉 Nếu đã từng nói quá khi giận, hãy NGỒI LẠI, xin lỗi con, và chọn cách xử lý phù hợp, công bằng hơn. Ví dụ:

❌ “Mẹ sẽ đập cái tivi này đi nếu con còn xem nữa!”

✅ Sau khi bình tĩnh: “Mẹ thấy con xem tivi quá nhiều và quên làm bài. Vậy từ nay, con sẽ chỉ được xem khi xong bài vở nhé.”

💡 5. Trò chuyện lại với con sau khi cả hai đã bình tĩnh
Nghe có vẻ khó, nhưng câu xin lỗi của cha mẹ lại có sức chữa lành rất lớn.

“Mẹ xin lỗi vì lúc nãy đã quá giận. Mẹ buồn vì hành động của con, nhưng mẹ cũng buồn vì đã làm con sợ.”

👉 Khi bố mẹ thừa nhận lỗi của mình, con sẽ học được rằng: ai cũng có lúc sai, quan trọng là biết sửa sai.

💡 6. Tập mỉm cười với con nhiều hơn mỗi ngày
Nụ cười của bố mẹ chính là “liều thuốc cảm xúc” kỳ diệu với trẻ nhỏ. Nó giúp con cảm thấy được yêu thương, an toàn và dễ dàng hợp tác hơn. Nụ cười còn giúp chính bố mẹ giải toả căng thẳng – bằng cách kích hoạt hormone hạnh phúc trong não.

👉 Một cái ôm, một nụ cười, một câu đùa – đôi khi chữa được cả một ngày mệt mỏi của cả hai mẹ con.

💡 7. Đừng quên: Bố mẹ cũng là con người
Nếu bạn đang quá mệt, đang stress vì công việc, kinh tế, sức khoẻ... hãy thừa nhận điều đó. Bố mẹ không cần phải là siêu nhân!

👉 Hãy chăm sóc chính mình: ngủ đủ, ăn đủ, hít thở sâu, dành thời gian thư giãn. Một bố mẹ được “nạp pin” đầy đủ mới đủ sức đồng hành cùng con trong mọi hành trình cảm xúc.

💬 Lời kết gửi gắm đến các bố mẹ:
Con trẻ không cần bố mẹ hoàn hảo. Con chỉ cần bố mẹ biết dừng lại khi đang nóng giận, biết ôm con khi con sợ, và biết lắng nghe khi con lạc lối.

🌱 Nuôi dạy một đứa trẻ, cũng là hành trình học lại cách làm người lớn của chính chúng ta.

Nếu hôm nay lỡ nổi giận, đừng tự trách quá. Ngày mai, mình lại cố gắng hơn một chút, mỉm cười nhiều hơn một chút. Vì tuổi thơ con ngắn lắm – đừng để cơn giận của mình cướp mất sự ngọt ngào ấy.
Nguồn: Bs Hương

"Đừng để có con rồi mới biết mình lấy nhầm người!"Ngọc từng nghĩ rằng mình có một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Chồng cô, Min...
20/05/2025

"Đừng để có con rồi mới biết mình lấy nhầm người!"

Ngọc từng nghĩ rằng mình có một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Chồng cô, Minh, là một người đàn ông giỏi giang, có trách nhiệm với gia đình. Nhưng tất cả những điều đó chỉ đúng... cho đến khi cô mang th/ai.

Suốt chín tháng mang nặng đẻ đau, Minh vẫn đi sớm về khuya, xem đó là "trách nhiệm kiếm tiền". Anh chẳng mấy khi hỏi cô có mệt không, có thèm gì không, có khó ngủ không. Mỗi lần Ngọc than phiền, anh chỉ bảo: "Em cứ nghỉ ngơi đi, đừng suy nghĩ nhiều". Nhưng ai chăm sóc cô? Ai giúp cô khi những cơn đau hành hạ?

Rồi đến ngày sinh con, khi bác sĩ báo cô phải sinh mổ vì nguy cơ biến chứng, Minh không ở bên cạnh. Anh còn đang tiếp khách ở một quán nhậu. Khi nhận được tin nhắn, anh chỉ trả lời: "Cố lên em, anh về sau!"

Sau sinh, Ngọc phải thức trắng đêm ru con, ôm từng cơn đau vết mổ, trong khi Minh ngủ say. Khi cô mệt mỏi, cáu gắt, anh trách cô "sao lúc nào cũng căng thẳng, có mỗi việc trông con mà cũng kêu ca". Còn Minh? Anh coi việc kiếm tiền là đủ, mặc kệ vợ với những trận khóc đêm của con, với những nỗi sợ hãi không ai thấu hiểu.

Đến một ngày, Ngọc nhìn chồng đang nằm dài trên ghế, lướt điện thoại, trong khi cô vật lộn với đứa con đang quấy khóc, cô nhận ra: Cô không có chồng. Cô có một đứa con lớn xác, ích kỷ, chỉ biết đến bản thân.

Nhiều người phụ nữ sau khi có con mới nhận ra mình lấy nhầm chồng. Không phải vì người đàn ông đó tệ ngay từ đầu, mà vì anh ta chưa từng thực sự sẵn sàng làm cha. Anh ta nghĩ có con là trách nhiệm của vợ. Anh ta nghĩ kiếm tiền là đủ, mà quên rằng một đứa trẻ cần cả cha lẫn mẹ.

💬 Gửi đến những người đàn ông: Nếu chưa sẵn sàng làm cha, đừng vội làm chồng.
Bởi vì một người mẹ có thể chấp nhận khổ, nhưng cô ấy sẽ không bao giờ chấp nhận để con mình lớn lên trong một gia đình không có tình thương.

💡Gửi đến những người phụ nữ: Trước khi kết hôn, hãy nhìn cách một người đàn ông đối xử với mẹ anh ta, với chị gái, em gái anh ta. Đừng để đến khi có con rồi mới nhận ra mình đã đặt cược cả đời vào một người không xứng đáng.
Nguồn: NguyenHung

Từ ngày sinh bé thứ hai, mình như biến thành một con người khác.Dữ dằn hơn. Khó tính hơn. Cáu gắt nhiều hơn.Mình cảm thấ...
20/05/2025

Từ ngày sinh bé thứ hai, mình như biến thành một con người khác.

Dữ dằn hơn. Khó tính hơn. Cáu gắt nhiều hơn.

Mình cảm thấy ngột ngạt trong chính cuộc hôn nhân mà mình từng rất trân trọng. Có lẽ vì mình đã cố gắng quá nhiều, chịu đựng quá lâu. Nhất là khi sống chung với mẹ chồng – điều mà trước đây mình từng nghĩ là ổn.

Nhưng sau khi có con thứ hai, mọi thứ không còn “ổn” nữa. Những bất đồng quan điểm, những lời góp ý về cách nuôi dạy con, về chuyện ăn – ngủ – chơi của trẻ… lặp đi lặp lại mỗi ngày khiến mình như bị giam trong một chiếc lồng vô hình. Mình không được là chính mình. Không được làm mẹ theo cách mà mình tin là đúng.

Mình bắt đầu cáu con. Có những lúc, mình thấy bản thân như không còn chút tình yêu nào dành cho con nữa. Mình thấy mệt mỏi, kiệt sức, và đầy tội lỗi.

Mình biết, mình không phải là người duy nhất trải qua điều này. Nhưng ở khoảnh khắc đó, cảm giác cô đơn thật sự rất kinh khủng.

Nếu bạn – một người mẹ khác – cũng đang thấy nghẹt thở trong chính mái nhà của mình, hãy biết rằng: bạn không sai, bạn chỉ đang quá tải.

Chúng ta không cần phải mạnh mẽ mọi lúc. Chúng ta có quyền mệt mỏi, có quyền tìm cách thay đổi để bảo vệ sức khoẻ tinh thần cho chính mình và con.

Có thể bắt đầu bằng việc nhỏ nhất: lắng nghe cảm xúc của mình, và thừa nhận rằng mình cần được yêu thương và thấu hiểu.

Khi chồng ra ngoài đi làm, gặp gỡ đồng nghiệp, vợ vẫn loanh quanh với bỉm sữa, con quấy khóc, nhà cửa bừa bộn.Khi chồng ...
20/05/2025

Khi chồng ra ngoài đi làm, gặp gỡ đồng nghiệp, vợ vẫn loanh quanh với bỉm sữa, con quấy khóc, nhà cửa bừa bộn.

Khi chồng đi nhậu, bàn tiệc đầy món ngon, vợ vẫn ở nhà, ăn vội bát cơm nguội với con, có khi còn chưa kịp ăn xong con đã khóc.

Khi chồng đi cà phê, tụ tập bạn bè thư giãn, vợ vẫn quanh quẩn trong căn bếp, dỗ con ngủ, tranh thủ giặt đồ, dọn dẹp.

Khi chồng đi du lịch cùng công ty, vợ vẫn ở nhà, chăm con ốm, một tay lo hết mọi thứ.

Và khi chồng thấy vợ cằn nhằn, nói nhiều, phàn nàn… hãy nhớ rằng có thể đó là cuộc trò chuyện duy nhất cô ấy có trong cả ngày.

Ngày mai của chồng lại bắt đầu với công việc. Còn ngày mai của vợ lại tiếp tục y hệt hôm nay.

Đàn ông áp lực với trách nhiệm kiếm tiền, nhưng đừng quên con là con chung, cùng nhau chăm sóc, cùng con lớn khôn mới là điều hạnh phúc nhất.

Sinh con là thiên chức mà tạo hóa đã ban tặng cho người phụ nữ, yêu con và chăm con là bản năng của người phụ nữ nhưng đó không phải là trách nhiệm của một mình họ.

Một đứa trẻ hạnh phúc không đến từ riêng một người mẹ kiệt sức hay người cha thờ ơ. Hãy dành thời gian bên con mỗi ngày, chia sẻ với vợ và chủ động tìm hiểu tâm lý trẻ. Đừng để khi con lớn, bạn mới nhận ra mình đã bỏ lỡ nhiều điều quan trọng.

St.
Theo dõi mình để đọc thêm nhiều bài viết hay hơn nhé ❤️

❝“Thơm mẹ một cái rồi mẹ cho” – lời nói tưởng yêu thương, hóa ra lại dạy trẻ đánh đổi cơ thể lấy sự hài lòng của người k...
19/05/2025

❝“Thơm mẹ một cái rồi mẹ cho” – lời nói tưởng yêu thương, hóa ra lại dạy trẻ đánh đổi cơ thể lấy sự hài lòng của người khác❞

◾ 1. Một thói quen rất Việt, nhưng đầy rủi ro
Người lớn Việt Nam thường coi việc “thơm mẹ một cái”, “ôm bà một cái”, “nựng chú một cái đi” là hành động thể hiện yêu thương. Và để “khuyến khích” trẻ, chúng ta hay kèm thêm phần thưởng:
› “Thơm mẹ một cái rồi mẹ cho kẹo”
› “Ôm bà một cái rồi bà cho tiền lì xì”
› “Ngồi vào lòng chú một chút thôi rồi chú cho đồ chơi”

Thoạt nghe, đây là những lời dỗ ngọt dễ thương. Nhưng nếu nhìn sâu hơn, đó là hành vi dạy trẻ đánh đổi cơ thể để đổi lấy sự yêu thích hoặc phần thưởng từ người khác. Và điều nguy hiểm là: trẻ bắt đầu hiểu rằng, việc mình không muốn cũng có thể bị “thuyết phục” – nếu đủ lợi ích hoặc đủ áp lực cảm xúc.

◾ 2. Trẻ em có quyền nói KHÔNG
Con không phải là người lớn thu nhỏ. Con chưa biết cách phân biệt đâu là yêu thương, đâu là xâm phạm. Nếu người lớn không giúp con giữ ranh giới với cả những hành vi “có vẻ yêu thương”, con sẽ không thể nhận ra khi nào mình đang bị lợi dụng, và sẽ không biết cách bảo vệ mình.
Một đứa trẻ được dạy rằng:
› “Khi con nói KHÔNG, người khác phải tôn trọng”
sẽ lớn lên thành một người biết ranh giới, biết tự vệ, và không dễ rơi vào các mối quan hệ độc hại.

◾ 3. Đừng làm trẻ thấy có lỗi khi nói KHÔNG
Có những người lớn, khi bị con từ chối thơm – sẽ giả vờ buồn: “Ơ… mẹ buồn quá… con không thương mẹ nữa à?”
Nhưng chính điều đó dạy con rằng:
› “Nếu từ chối, con sẽ làm người khác buồn”
› “Con phải chịu đựng một chút để người lớn vui”

Đây chính là hạt giống của tâm lý cam chịu trong rất nhiều người lớn hôm nay: không biết nói không, không dám từ chối, sợ làm người khác buồn, sợ bị coi là vô ơn, là lạnh lùng – dù bản thân rất không thoải mái.

◾ 4. Yêu thương thật sự không cần đánh đổi
Thay vì nói: “Thơm mẹ một cái rồi mẹ cho”, hãy thử:
› “Con muốn thơm mẹ không? Nếu con không muốn cũng không sao. Mẹ vẫn yêu con như thường.”
› “Con muốn ngồi riêng hay ôm mẹ? Con quyết định nhé.”
› “Mẹ nhớ con lắm, nhưng nếu con không muốn ôm thì mẹ đợi lúc con sẵn sàng.”

Đó là cách chúng ta xây ranh giới mà không xây tường lạnh lùng, dạy con biết cách tôn trọng bản thân – trong khi vẫn được bao bọc bằng yêu thương.

________

❝Dạy con biết nói “không”, và bảo vệ quyền từ chối của mình❞
◾ Vì nếu người lớn không tôn trọng, con sẽ học cách tắt tiếng của chính mình



Nếu bạn xin con gái tôi một cái hôn, một cái ôm, hoặc cù lét bé – và bé nói “không” – nhưng bạn vẫn cố làm, thì xin lỗi, bé sẽ làm mọi cách để bảo vệ sự thoải mái của mình.

Tôi dạy con rằng: nếu lời nói không đủ hiệu lực, con có quyền dùng hành động thể chất.

Dù bé có đang cười, đang mỉm – nếu bé nói “dừng lại”, thì bạn phải dừng lại.

Một đứa trẻ cười không có nghĩa là nó đang đồng thuận.

Một cái ôm không bao giờ nên là điều miễn cưỡng.

Một cái hôn không bao giờ nên là phần thưởng đổi lấy ngoan ngoãn.



Tôi từng thấy có người bị từ chối một cái ôm từ con nít thì quay sang nói:
› “Ôi trời ơi, bác buồn quá luôn, bác giận rồi đấy nha.”
› “Sao nãy ôm mẹ được mà bác lại không được, thương bác không?”
› “Không yêu bác à, thôi không chơi với bé nữa!”

Đó là thao túng cảm xúc.
Đó là cách bạn dạy một đứa trẻ rằng: cảm xúc của người lớn quan trọng hơn sự thoải mái của con.



Và từ những điều nhỏ nhặt như vậy, chúng ta dạy con rằng:
› Nói “không” là vô ích, vì người ta không nghe.
› Nói “không” là xấu tính, là vô lễ, là làm người khác buồn.
› Tốt hơn hết là nên chiều lòng, dù bản thân không muốn.

Bạn biết điều đó dẫn đến đâu không?

Những đứa trẻ ấy sẽ lớn lên thành người lớn không biết cách từ chối.

Người lớn ấy sẽ tự làm tổn thương mình để người khác thấy vui.

Và người lớn ấy sẽ mất đi kết nối với ranh giới của chính mình – chỉ vì họ không được dạy rằng mình có quyền lên tiếng.



Tôi muốn con tôi học một điều:

Con có quyền không muốn.

Con có thể nói “không”, và người khác phải tôn trọng điều đó.

Không ai – kể cả người lớn – có quyền chạm vào cơ thể của con khi con không đồng ý.

Không ai có quyền đòi hỏi một cái ôm, một nụ cười, một cái hôn – chỉ để thỏa mãn cảm xúc của họ.

Và nếu một đứa trẻ nói “không”, mà bạn không chịu dừng lại, thì vấn đề không phải ở đứa trẻ. Vấn đề là bạn.

Nguồn sưu tầm.

04/03/2025

Address

Hanoi
27000

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Mẹ Bỉm Hai Con posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share