GIEO TRỒNG HẠNH PHÚC

GIEO TRỒNG HẠNH PHÚC TRIẾT LÝ GIÁO DỤC TẬN GỐC Mang triết lý giáo dục tận gốc hướng ra toàn cầu.

Hướng tới 7 sự giàu toàn diện : Giàu Trí Tuệ – Giàu Tâm Thái – Giàu Nhân Cách – Giàu Phẩm Chất – Giàu Năng Lực – Giàu Thể Chất – Giàu Vật Chất trên cả 4 khía phương diện của cuộc sống: Nội Tâm, Sức Khỏe, Mối Quan Hệ, Tài Chính

7 NGỌN ĐÈN GIÀU TOÀN DIỆN (PHẦN 2) - BÀI 5Ở bài trước, chúng ta đã tìm hiểu về ngôi nhà cuộc đời của chúng ta và 4 lĩnh ...
13/01/2025

7 NGỌN ĐÈN GIÀU TOÀN DIỆN (PHẦN 2) - BÀI 5
Ở bài trước, chúng ta đã tìm hiểu về ngôi nhà cuộc đời của chúng ta và 4 lĩnh vực trọng điểm.
Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu làm sao để thắp sáng căn nhà đó.
Làm sao để có thể xua tan mọi vấn nạn trong cuộc đời?
Làm sao để có thể thắp sáng lên căn nhà, có nội tâm tốt, có sức khoẻ tốt, có mối quan hệ tốt, có tài chính tốt?
Rất may chúng ta đã được cao nhân chỉ điểm về 7 ngọn đèn giàu toàn diện.
Thắp sáng 7 ngọn đèn giàu toàn diện này lên thì căn nhà sẽ sáng trưng, không còn bóng tối nữa.
Vậy 7 ngọn đèn đó là:
Ngọn đèn thứ nhất: GIÀU TRÍ TUỆ
Ngọn đèn thứ hai: GIÀU TÂM THÁI
Ngọn đèn thứ ba: GIÀU NHÂN CÁCH
Ngọn đèn thứ tư: GIÀU PHẨM CHẤT
Ngọn đèn thứ năm: GIÀU NĂNG LỰC
Ngọn đèn thứ sáu: GIÀU THỂ CHẤT
Ngọn đèn thứ bảy: GIÀU VẬT CHẤT
Hồi xưa, người ta cho rằng một con người giàu là một con người GIÀU VẬT CHẤT. Nhưng rồi người ta nhận ra, hình như giàu mỗi VẬT CHẤT thôi thì chưa có đủ, cần phải có THỂ CHẤT NỮA. Có bao nhiêu tiền đi nữa mà không có sức khoẻ thì làm ăn được gì.
Cái qua thời gian, người ta lại nhận thấy giàu mỗi VẬT CHẤT với THỂ CHẤT thôi chưa có đủ, phải có NĂNG LỰC nữa. Có tiền có thể chất nhưng phải có năng lực thì mới tiếp tục tạo ra được tiền chứ.
Qua thời gian, người ta lại thấy vẫn còn thiếu thiếu, phải có thêm PHẨM CHẤT nữa, cái người có phẩm chất có trách nhiệm mới đảm đương được công việc chứ.
Qua thời gian, người ta lại nhận ra rằng cần thêm NHÂN CÁCH nữa. Làm việc thì tốt rồi mà mối quan hệ với con người không có tốt thì cũng không có được.
Qua thời gian, người ta lại thấy phải có thêm TÂM THÁI, không có tâm thái tốt thì sao ra quả ngon được.
Rồi sau cùng, người ta nhìn nhận phải có TRÍ TUỆ, trí tuệ rất quan trọng, phải giàu trí tuệ thì sống mới ngon chứ.
Và nếu như một con người mà có TRÍ TUỆ, có TÂM THÁI, có NHÂN CÁCH, có PHẨM CHẤT, có NĂNG LỰC, có THỂ CHẤT thì VẬT CHẤT của người đó sẽ làm sao ạ? Lúc đó VẬT CHẤT có còn là vấn đề nữa không?
Vậy nên, khi ta biết được điều này. Ta thấy một con người VẬT CHẤT có vấn đề không còn là do người đó VẬT CHẤT có vấn đề nữa. Mà là do THỂ CHẤT có vấn đề, NĂNG LỰC có vấn đề, TRÍ TUỆ có vấn đề, TÂM THÁI có vấn đề, NHÂN CÁCH có vấn đề, PHẨM CHẤT có vấn đề.
Vậy không phải nằm ở VẬT CHẤT, mà là người đó cần bồi dưỡng TRÍ TUỆ, TÂM THÁI, NHÂN CÁCH, PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC, THỂ CHẤT.
7 SỰ GIÀU TOÀN DIỆN chính là tiêu chuẩn mới về giàu, là tiêu chuẩn với con người văn minh tương lai.
Biết ơn cao nhân chỉ điểm
Biết ơn tổ chức WIT

30/12/2024

7 SỰ GIÀU TOÀN DIỆN (PHẦN 1) - BÀI 4
BỐN LĨNH VỰC TRỌNG ĐIỂM
Trong bài trước, chúng ta đã tìm hiểu về nguyên lý ánh sáng, một nguyên lý trọng điểm trong cuộc đời con người. Bài chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về cách ứng dụng triệt để nguyên lý ánh sáng trong cuộc đời để sua tan hết mọi vấn nạn của chúng ta.
Trước tiên, mình xin phép mượn hình tượng một ngôi nhà tối để ví dụ cho cuộc đời con người.
Căn nhà tối này tượng trưng cho cuộc đời con người, lúc này nó hiện đang tối om.
Nếu như tối om vậy thì ta nên làm gì? Có phải là cần thắp sáng căn nhà này lên đúng không?
Nhưng trước khi chúng ta đi sâu vào tìm cách thắp sáng ngôi nhà này thì chúng ta cùng tìm hiểu về các yếu tố cấu thành nên ngôi nhà.
- Yếu tố đầu tiên là nền móng, nền móng của ngôi nhà này là nội tâm. Hay chính là nền móng của cuộc đời chúng ta
- Hai yếu tố tiếp theo là hai bức tường. Bức tường đầu tiên là sức khoẻ, bức tường thứ hai là mối quan hệ.
Và yếu tố cuối cùng là nóc nhà, nóc nhà ngôi nhà cuộc đời là tài chính.
- Bốn lĩnh vực Nội tâm, Sức khoẻ, Mối quan hệ, Tài chính là bốn lĩnh vực trọng điểm của cuộc đời con người.
Từ trước đến giờ, chúng ta nghĩ rằng cuộc đời con người có nhiều vấn nạn lắm, hàng trăm hàng ngàn loại nhưng cuối cùng nhìn lại, hoá ra các vấn nạn trong cuộc sống con người cũng chỉ xung quanh 4 lĩnh vực này.
Và 4 lĩnh vực này liên quan mật thiết đến nhau, ảnh hưởng một cách trực tiếp qua lại lẫn nhau.
Đố các bạn?
* Sức khoẻ thì có ảnh hưởng đến Nội tâm không? Có phải không. Sức khoẻ mà tệ thì nội tâm làm sao? Dễ quạu phải không? Nhưng sức khoẻ tốt thì tâm trạng sẽ thoải mái hơn bình thường.
* Nội tâm có ảnh hưởng đến Sức khoẻ không? Có! Nội tâm mà bị suy sụp sao á thì ốm cả ngày, có người sau một đêm mà tóc bạc.
Nối tâm có ảnh hưởng đến Mối quan hệ không? Có chứ. Đang buồn thiu đang trầm cảm thế nào đó nhiều khi không muốn đi giao lưu gặp gỡ ai luôn. Lúc vui vẻ thì rất là muốn đi giao lưu đi chơi gặp gỡ.
* Mối quan hệ có ảnh hưởng đến Nội tâm không? Ai đã thất tình cảm thụ được điều này, ai có những mối quan hệ như ý cảm thụ được điều này. Rất là ảnh hưởng.
Nội tâm có ảnh hưởng đến Tài chính không? Đau buồn chẳng có tâm trạng gì thì làm việc có hiệu suất cao nổi không cả nhà. Người nào có một nội tâm kiên cố, tập trung thì người đó sao? Có phải làm việc tốt lắm không.
* Rồi Tài chính thì có ảnh hưởng đến Nội tâm không? Mình đang đi làm thì bỗng nhiên nhà trường báo về con mình phải đóng học phí các khoản này khoản kia trong khi mình chưa đủ khả năng thì bình yên nổi không mọi người? Hay ví dụ ta tâm trạng không vui như thế nào đó thì lúc đó có thể sử dụng Tài chính để đi du lịch, đi chữa lành thì cũng tốt hơn nhiều là tâm trạng mà không có mống nào.
* Sức khoẻ có ảnh hưởng đến Tài chính không? Người nào bị đau ốm thì công việc có tốt nổi không, có hiệu quả nổi không! Nhiều khi họ không cho làm luôn chứ chưa nói đến chuyện khác. Nhưng cái người nào Sức khoẻ tốt, thì thường họ làm rất ngon, ngon hơn nhiều cái người không có Sức khoẻ.
* Rồi Tài chính ảnh hưởng đến Sức khoẻ không? Có Tài chính, sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều thức ăn tốt, organic, đa dạng dinh dưỡng này kia. Còn có thể đi thuê phòng gym, mua máy lọc nước xịn và rất nhiều thứ khác. Rõ ràng rằng nếu ta có Tài chính thì ta sẽ có cơ hội để khoẻ hơn nhiều.
* Mối quan hệ ảnh hưởng tới Sức khoẻ thì sao? Có ảnh hưởng đúng không! Hồi xưa mình đang ốm nặng mà có bạn crush nhắn tin là khoẻ hẳn luôn vậy á. Đang ốm mà có bạn bè thân thiết đến thăm rồi cười nói vui vẻ thì tự nhiên thấy mình cũng khoẻ lên không ta. Một nghiên cứu của đại học Harvard cho thấy những con người có Mối quan hệ chất lượng thì sẽ sống thọ hơn những con người không có hoặc có ít mối quan hệ tốt. Vậy ai muốn sống lâu thì có nên có những mối quan hệ chất lượng.
Sức khoẻ thì có ảnh hưởng đến Mối quan hệ không? Bị ốm yếu, bị bệnh nặng gì đó nhiều khi cũng chẳng muốn gặp gỡ ai, cũng không đi giao du được nhiều. Những người có nhiều mối quan hệ chất lượng thường là người có sức khoẻ tốt.
Mối quan hệ đối với Tài chính thì sao đây? Có phải có nhiều mối quan hệ xã hội chất lượng thì đơn giản để có công việc tốt, đơn giản để thăng tiến trong công việc.
Và sự ảnh hưởng của Tài chính đến Mối quan hệ thì sao? Bây giờ ta có Tài chính, thi thoảng ta làm bữa cơm rồi mời anh chị em bạn bè đến ăn đến giao lưu. Rồi trong các cuộc ăn uống đi chơi gì đó ta xin phép gửi tiền hộ họ, mình thể hiện thành ý của mình vậy đó, thì người khác cũng cảm nhận được, mối quan hệ đi lên.
Vậy 4 khía cạnh này ảnh hưởng qua lại mật thiết tới nhau: Nội tâm ảnh hưởng đến Sức khoẻ, Mối quan hệ, Tài chính; Sức khoẻ ảnh hưởng đến Nội tâm, Mối quan hệ, Tài chính; Mối quan hệ ảnh hưởng đến Nội tâm, Sức khoẻ, Tài chính; Tài chính ảnh hưởng đến Nội tâm, Sức khoẻ, Mối quan hệ.
Nó đơn giản như vậy đấy, cuộc đời của con người cũng chỉ xoay quanh 4 lĩnh vực đó.
-Nội tâm là móng
-Sức khoẻ và Mối quan hệ là hai bức tường
-Tài chính là nóc nhà
Về việc xây nhà
Khi chúng ta xây nhà thì cần bắt đầu bằng việc xây móng thật chắc trước. Kế đến mới làm tường làm cột. Rồi cuối cùng mới đến nóc nhà.
Một ngôi nhà to xịn thì cũng phải bắt đầu bằng việc xây dựng nền móng thật vững chắc thật rộng, rồi sau đó làm tường thật cao thật chắc thì mới có thể làm được một nóc nhà hoành tráng.
Nhưng đa phần tư duy trong xã hội hiện tại thì đang xây nhà từ nóc trước
Một căn nhà mà lại đi xây căn nhà từ nóc trước thì khó kiên cố được.
Cứ tập trung xây nóc như vậy mà bỏ quên nền móng với tường thì ngôi nhà đó rất dễ sập, cũng không thể xây quá to.
Bởi vậy ta thấy bao nhiêu con người kiếm bao nhiêu tiền thì lại đổ cũng rất nhiều cho sức khoẻ để chữa bệnh, hoặc để đi hàn gắn mối quan hệ nhưng cũng bất lực, hoặc cũng vì nội tâm không vững mà đi cả cơ ngơi sự nghiệp.
Có được nhận thức này.
Ta không còn nhìn thấy một con người Tài chính có vấn đề là vì người đó Tài chính có vấn đề nữa, mà vấn đề ở Nội tâm, ở Sức khoẻ, ở Mối quan hệ.
Nhiều người nói rằng, nếu bây giờ có một cục tiền rơi xuống thì tôi sẽ sung sướng cả đời, tôi làm cái này làm cái kia. Rồi một ngày họ trúng số thật, nhưng họ không biết rằng nền móng họ chưa chắc, tường họ cũng chưa chắc, bỗng nhiên họ có được một số tiền lớn quá nên cái nóc nhà này làm sập cả căn nhà luôn. Thế nên ta thấy bao nhiêu con người trúng số sau khi trúng số một thời gian thì cuộc đời còn tệ hơn cả lúc trước khi trúng số.
Vậy thì lúc này vấn đề có thực sự nằm ở tài chính không?
Ta có được nhận thức này, ta biết được rằng người ăn xin kia vấn đề không phải nằm ở Tài chính. Nếu ta có cho họ bao nhiêu tài chính đi chăng nữa thì vẫn vậy. Không giải quyết được gốc rễ thì không vững chắc được.
Biết được điều này, ta hiểu được rằng muốn Tài chính lớn, muốn nóc nhà to. Ta cần phải chăm sóc cả nền móng và xây tường thì lúc này rất đơn giản để có. Một người mà có nội tâm tốt, có sức khoẻ tốt, có mối quan hệ xã hội tốt thì lúc này tiền không còn là vấn đề nữa, sẽ rất đơn giản để người đó có tiền.
Vậy từ nay không chỉ Tài chính, mà ta còn chăm sóc cả Nội tâm, cả Sức khoẻ, cả Mối quan hệ nữa thì lúc này cuộc đời ta rất là ngon.
Chúc bạn làm đủ đầy cuộc đời mình ở cả 4 khía cạnh… và sua tan hết vấn nạn ở 4 khía cạnh bằng cách thắp sáng những ngọn đèn mà ta tìm hiểu ở bài sau.
Biết ơn cao nhân chỉ điểm
Biết ơn độc giả đã đọc bài viết này
Biết ơn tổ chức WIT

NGUYÊN LÝ ÁNH SÁNG - BÀI 3Đây là nguyên lý đầu tiên và cũng là nguyên lý rất quan trọng trong lộ trình nâng tầm nhận thứ...
09/12/2024

NGUYÊN LÝ ÁNH SÁNG - BÀI 3
Đây là nguyên lý đầu tiên và cũng là nguyên lý rất quan trọng trong lộ trình nâng tầm nhận thức nội tâm.
Ở nguyên lý này, mình xin phép được mượn hình tượng một căn phòng tối.
Nếu như muốn thắp sáng căn phòng đó lên thì cần làm gì mọi người?
Theo nguyên lý nhị nguyên, sẽ luôn có 2 mặt đối lập tồn tại trong một khía cạnh, nếu như thứ này xuất hiện thì thứ kia biến mất, nếu như thứ kia biến mất thì thứ này xuất hiện. Không có ác thì sẽ có tốt, không nghèo thì sẽ giàu, không có bóng tối thì sẽ có ánh sáng.
Nếu như được chọn 1 trong 2 cách để làm căn phòng đó sáng là đưa ánh sáng vào và bỏ bóng tối ra thì cả nhà chọn cách nào?
Theo nguyên lý nhị nguyên, bỏ bóng tối ra thì ánh sáng sẽ xuất hiện.
Nhưng trên thực tế, không thể nào bỏ bóng tối ra được, ta chỉ có thể tìm cách thắp sáng căn phòng bằng cái gì đó, ví dụ như thắp nến, bật đèn lên…
Và một sự thật là một đứa trẻ 3 tuổi đã có nhận thức này, khi chúng bước vào căn phòng tối, chúng sẽ nhận thức được rằng mình cần phải bật đèn để căn phòng đó sáng.
Nghe thì đơn giản vậy.
Nhưng trên thực tế có rất nhiều người đã đi ngược với nguyên lý này.
Trong việc giảm cân, cân đối thân hình thì sao ạ, đã có ai có nhận thức được rằng là chỉ cần tăng cơ thì mỡ sẽ tự giảm, ai đã có nhận thức này.
Và trong cuộc sống, xã hội đang thiên về hướng giải quyết vấn nạn.
Thay vì thoát nghèo thì đơn giản chỉ cần làm giàu, đừng hỏi làm sao cho đỡ khổ chỉ cần tập trung vào nâng cao chất lượng cuộc sống, đổi tâm thái, thay vì cứ chạy theo chữa bệnh này bệnh chỉ cần sống làm sao cho thật khoẻ mạnh thì bệnh tật sẽ không còn xuất hiện nữa.
Vấn nạn được xem như bóng tối, và cứ giải quyết hoài thì vấn nạn này xuất hiện vấn nạn khác sẽ phát sinh, giải quyết vậy cả đời vấn còn vấn nạn. Như thế là đang đi ngược nguyên lý rồi.
Thay vào đó, chúng ta chỉ cần đưa ánh sáng vào, bóng tối sẽ tự tan đi.
Ngày hôm nay, ta biết được nguyên lý này. Ta không còn đi giải quyết vấn nạn nữa, mà ta đi thắp sáng những ngọn đèn, để sáng trưng cuộc đời.
Ngày hôm nay, ta đã có nhận thức, cứ chạy theo giải quyết vấn nạn giải quyết hoài cũng không bao giờ hết.
Nhưng nếu ta biết thổi ánh sáng vào, ta biết cách đứng trên vấn nạn phát sinh, ta biết thắp sáng những ngọn đèn để xua tan mọi vấn nạn trong cuộc đời thì cuộc đời ta không còn bóng tối nữa.
Những ngọn đèn đó là gì sẽ được làm rõ trong bài viết tiếp theo!
Biết ơn cao nhân chỉ điểm
Biết ơn độc giả đã đọc bài viết này

QUY LUẬT VÀ NGUYÊN LÝ TRONG CUỘC SỐNG - BÀI 2Trong cuộc đời của chúng ta có những Quy luật và Nguyên lý đang chi phối cu...
03/12/2024

QUY LUẬT VÀ NGUYÊN LÝ TRONG CUỘC SỐNG - BÀI 2
Trong cuộc đời của chúng ta có những Quy luật và Nguyên lý đang chi phối cuộc sống của chúng ta mà chúng ta có thể đã biết hoặc không hề hay biết.
Trước khi hiểu hơn về những Quy luật và Nguyên lý đó mình xin phép mượn hình tượng này.
CON THUYỀN VÀ DÒNG SÔNG
Có một con thuyền đang đi trên dòng sông, và có một người chèo thuyền trên đó.
Sẽ có hai trường hợp xảy ra
Trường hợp thứ nhất, dòng nước ngược dòng.
Nếu như con thuyền đó đang đi ngược dòng nước thì có phải sẽ rất khó để con thuyền có thể tiến lên phía trước. Người chèo thuyền nếu rất nỗ lực thì vẫn có thể tiến lên, nhưng tiến không xa, không nhanh và cũng rất tốn sức. Và giả sử có tiến xa được rồi thì nếu giây phút nào đó buông lỏng sẽ bị lùi lại ngay.
Trường hợp thứ hai, dòng nước thuận dòng.
Nếu như con thuyền đó đang đi thuận dòng nước thì sao mọi người? Có phải đơn giản để con thuyền đó tiến về phía trước, tiến xa. Thuận dòng rồi, người chèo thuyền không cần tốn sức mà thả tay ra con thuyền cũng vẫn tiến nữa. Thật thuận lợi!
Dòng nước trong hình tượng vừa trên chính là những Quy luật và Nguyên lý trong cuộc sống!
Những Nguyên lý này, những Quy luật này dù chúng ta có biết hay không biết, dù có thuận theo hay chưa thuận theo thì chúng vẫn đang chi phối cuộc sống của chúng ta.
Bởi vậy nên trên cuộc đời này mới có những con người rất khó khăn, vất vả để có được một chút thành công nhưng chỉ một giây phút buông lỏng cũng bị đánh mất tất cả. Nhưng lại có những con người mà ta nhìn quá trình thành công của họ thực sự rất thuận lợi và đơn giản.
Vậy nếu như chúng ta biết được những Quy luật, những Nguyên lý đang chi phối cuộc đời chúng ta, và chúng ta thuận theo chúng thì sẽ ra sao mọi người?
Một con thuyền đi thuận dòng sông, được gắn thêm động cơ, rồi còn có người chèo thuyền lèo lái con thuyền đó nữa. Thì tốc độ của con thuyền đó sẽ không thể hình dung.
Khi chúng ta biết được điều này, chúng ta đã nhận thức được rằng cuộc đời này khó hay dễ, phức tạp hay đơn giản thực ra nằm ở chỗ chúng ta đã thuận theo những Quy luật, Nguyên lý hay chưa. Và chúng ta ý thức được chúng ta cần phải biết và thuận theo chúng.
Và khi nhắc đến quy luật, thì có một quy luật rất quan trọng đó là quy luật nhân quả.
Quy luật nhân quả là quy luật chi phối hết mọi ngóc ngách trong cuộc sống, không có gì nằm ngoài quy luật nhân quả hết.
Con người chúng ta thì mỗi người sẽ có những góc nhìn khác nhau, nhưng có 3 góc nhìn cơ bản đang chi phối cuộc sống.
Đó là góc nhìn của ĐẠO LÝ, góc nhìn của KHOA HỌC, góc nhìn của TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG
Có những người thì thiên về góc nhìn của khoa học, có những người lớn tuổi thì thích chọn góc nhìn đạo lý nghe theo dân gian, theo những người đi trước, nhưng cũng có những người thích chọn góc nhìn của tôn giáo tín ngưỡng.
Có những con người thì thiên về khoa học sẽ không nghe những con người theo tôn giáo, người theo tôn giáo thì lại không nghe người theo khoa học… Đó là lựa chọn của mỗi con người, ta theo gì cũng được hết.
Nhưng nếu ta mở rộng hiểu biết của mình trên cả 3 hệ quy chiếu, ta sẽ có thêm nhiều cơ hội, biết thêm nhiều cái hay trong cuộc sống, biết thêm rất nhiều điều hữu ích mà có thể sử dụng mà biết đâu nó sẽ ảnh hưởng lớn tới cuộc đời mình.
Mình mở rộng góc nhìn trên cả 3 hệ quy chiếu, sau này khi nghe người này người kia nói chuyện ta biết người này đang nói trên góc nhìn khoa học, người kia đang luận trên góc nhìn tôn giáo, mình hiểu vậy sẽ không còn những tranh luận không cần thiết nữa.
Nói về nhân quả, có:
Nhân quả của VŨ TRỤ QUAN
Nhân quả của THẾ GIỚI QUAN
Nhân quả của NHÂN SINH QUAN
VŨ TRỤ QUAN là những gì mà tâm linh huyền bí, con người chết đi về đâu, về linh hồn, các giống loài khác trong vũ trụ… những cái đó là vũ trụ quan. Chúng ta làm cái gì cái gì kiếp sau như nào thì đó là nhân quả của vũ trụ quan. Nhân quả của vũ trụ quan thì chúng ta đến tôn giáo để học.
THẾ GIỚI QUAN là những gì diễn ra bên ngoài con người, là những thứ chúng ta được dạy ở trường. Hiện nay thì xã hội quản trị khá tốt nhân quả của thế giới quan. Ví dụ như chúng ta muốn một quả xoài ngon, thì chúng ta cần phải có hạt giống chất lượng như nào, trồng ở đâu, đất ra sao, chăm sóc thế nào… Cái quả là bác sĩ thì biết chúng ta phải thi vô đại học y. Cái quả là gà rán ngon thì biết là nguyên liệu gì cho ra gà rán ngon, cách nấu thế nào thế nào. Rồi về sinh vật học, địa lý và rất nhiều những cái khác. Nhân quả của thế giới quan thì chúng ta đến trường để học.
NHÂN SINH QUAN hiểu đơn giản là những gì liên quan giữa bản thân và bản thân chúng ta, giữa chúng ta và những con người khác.
Thế giới quan và vũ trụ quan thì chúng ta sẽ không nói trong lộ trình này. Hiện nay thì thế giới đã hỗ trợ rất là tốt về thế giới quan và vũ trụ quan rồi. Vũ trụ quan thì ra tôn giáo, thế giới quan thì có google, có AI để hỗ trợ chúng ta gõ cái ra ngay.
Lộ trình này chúng ta sẽ tập trung vào nhân quả của nhân sinh quan.
Lại nói về nhân quả, thì chúng ta có một công thức:
NHÂN TỐT + DUYÊN LÀNH = QUẢ NHƯ Ý
Có phải ai trong chúng ta cũng đều mong muốn những quả như ý trong cuộc sống. Về hôn nhân, thì chúng ta mong muốn có được hôn nhân hoà hợp hạnh phúc. Về con cái thì muốn con cái khoẻ mạnh, giỏi giang thành công. Về tài chính thì mong muốn có nhiều tiền, về sắc đẹp thì muốn đẹp gái đẹp trai, về mối quan hệ thì muốn nhiều mối quan hệ chất lượng, trong tình yêu thì muốn cuộc tình thuận lợi, có cái kết đẹp…
Nhưng mà làm sao để đạt được?
Chúng ta thường hay sống theo những gì chúng ta biết nhưng vẫn chưa thực sự rõ rằng nhân gì, duyên gì cho ra cái quả đó. Người theo góc nhìn nào thì sống theo góc nhìn đó, sống theo những gì đã biết. Nhưng cái nhân gì, duyên gì cho ra quả đó trong nhân sinh quan thì nhiều người chưa thực sự biết, bởi vậy có những con người chưa đạt được quả như ý trong cuộc đời mà cũng không rõ thế nào là quả như ý luôn.
Vậy thì những điều đó chúng ta sẽ làm rõ trong các bài sau.
Biết ơn cao nhân chỉ điểm
Biết ơn độc giả đã đọc bài viết này
Biết ơn tổ chức WIT.

6 RÀO CẢN NHẬN THỨC NỘI TÂM - BÀI 1Trong cuộc sống này, có những rào cản vô hình ngăn cách chúng ta tiến đến với những đ...
29/11/2024

6 RÀO CẢN NHẬN THỨC NỘI TÂM - BÀI 1
Trong cuộc sống này, có những rào cản vô hình ngăn cách chúng ta tiến đến với những điều chúng ta mong muốn.
Những rào cản ấy như những sợi xiềng xích trói chặt người chúng ta, làm chúng ta không thể mạnh mẽ làm điều mình mong muốn và trở thành con người to lớn hơn.
Những rào cản ấy làm giới hạn bản thân, làm chúng ta chưa thể phát huy được tiềm năng vô hạn của chính mình.
Đó chính là 6 rào cản nhận thức nội tâm, hay còn gọi là 6 hạn chế tự nhận thức.
Vậy thì việc chúng ta nhận thức được sự tồn tại của 6 rào cản là việc quan trọng để chúng ta dỡ bỏ các rào cản ra và làm chủ cuộc đời, vươn lên trở thành một con người mong muốn.
6 rào cản đó là:
1, Tầm thường hoá bản thân
2, Sợ thất bại
3, Sợ chỉ trích
4, Thiếu điều kiện
5, Thiếu hiểu biết
6, Thiếu tầm nhìn tương lai
Đã có ai trong chúng ta từng rất muốn làm một điều gì đó nhưng không biết làm sao để làm. Có những con người không tin mình làm được thứ gì, cũng có người thì lại thiếu điều kiện, lại thiếu hiểu biết nên không làm được, hoặc sợ bị chỉ trích nên không có làm.
Vậy thì chúng ta sẽ xoá dần chúng trong Lộ trình nâng tầm nhận thức sắp tới.
Biết ơn cao nhân đã chỉ điểm
Biết ơn tri thức
Biết ơn bản thân dũng cảm thay đổi

PHẬT DẠY 7 CÁCH BỐ THÍ KHÔNG TỐN MỘT ĐỒNG 🌥️🌥️Chuyện kể rằng có người nghèo nọ, do làm việc gì cũng không thành công, si...
16/11/2024

PHẬT DẠY 7 CÁCH BỐ THÍ KHÔNG TỐN MỘT ĐỒNG 🌥️🌥️
Chuyện kể rằng có người nghèo nọ, do làm việc gì cũng không thành công, sinh lòng uất ức liền chạy đến khóc than với Đức Phật: “Duyên cớ làm sao mà con làm việc gì cũng không thành ạ?”
Đức Phật trả lời: “Đó là vì con chưa học được cách bố thí cho người khác.”
Người kia đáp: “Nhưng con nghèo khó như vậy, tiền mình còn không có thì biết bố thí cho ai!”
Đức Phật mới từ tốn dạy: “Một người cho dù hoàn toàn không có gì, vẫn có thể cho người khác 7 thứ”
7 cách bố thí Đức Phật nói chính là:
1. Nhan thí – cho nét mặt:
Dù không có gì nhưng ai cũng có nụ cười, thái độ niềm nở, đều có thể đem cho những người mà mình gặp hàng ngày.
2. Ngôn thí – cho lời nói:
Lời nói chẳng mất tiền mua, lúc nào chúng ta cũng có thể lựa lời nói những điều ấm áp, động viên người khác, khiến họ cảm thấy được an ủi, vỗ về.
3. Tâm thí – cho tấm lòng:
Tấm lòng cũng chẳng tốn đồng nào, chỉ cần có cái tâm rộng mở, đối xử với mọi người chân thành, trung thực, thế cũng là đã cho đi rất nhiều rồi.
4. Nhãn thí – cho ánh mắt:
Dùng cái nhìn thiện ý, động viên có thể khiến một ngày của ai đó trở nên tốt đẹp hơn. Không phải bạn cũng từng ít nhất một lần cảm thấy phấn chấn hơn chỉ với một ánh mắt sao?
5. Thân thí – cho hành động:
Những hành động nhân ái, giúp đỡ người khác đôi khi còn giá trị hơn cả tiền bạc.
6. Tọa thí – cho chỗ ngồi:
Khi đi tàu, xe hay thuyền, hãy nhường chỗ ngồi của mình cho người cần.
7. Phòng thí – cho nơi ở:
Phòng ở còn trống, không dùng đến có thể cho người khác vào nghỉ ngơi.
Theo lời Đức Phật, bố thí có rất nhiều cách, nhưng quan trọng nhất vẫn là có chân tình và cái tâm lương thiện, thì dù là bất cứ ai, sang hay hèn, đều có thể làm được. Những người vẫn đang hàng ngày đi làm kiếm tiền nuôi gia đình, thực chất cũng là một dạng bố thí. Không nên hiểu bố thí theo nghĩa thương hại tiêu cực, mà bố thí ở đây nghĩa là cho đi, cho những cái mình có cho ai cần nó.

30/10/2024

NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA NGƯỜI NỘI TÂM CÓ TU DƯỠNG..
☘️ 1- Sống khiêm cung đạo đức.
Điều chúng ta dễ dàng bắt gặp nhất ở người có sự tu dưỡng là đức hạnh và phẩm giá đáng kính trọng. Người càng có sự hàm dưỡng sâu sắc về tâm hồn, sẽ càng hiểu rõ cách đối nhân xử thế.
Họ luôn giữ vững đức tính khiêm nhường, kính trên nhường dưới, không tự mãn về những gì mình có, không kiêu ngạo về những gì mình làm, luôn cẩn thận gìn giữ những giá trị mà mình nhận được. Vì vậy mà cổ nhân mới nói rằng: “Đất hạ thấp thì thành biển, người biết hạ mình mới là bậc trí nhân”.
☘️ 2. Sống với lòng biết ơn.
Người tu dưỡng luôn thể hiện lòng biết ơn vì họ hiểu được giá trị của những điều mà mình có được. Từ đó trân quý mọi thứ đến và đi trong cuộc sống này. Con người chúng ta, sống trên đời luôn bị dẫn dắt bởi 3 độc tố là Tham - Sân - Si.
Vì vậy, nên mới thường dễ dàng bị cuốn theo những điều mà bản thân không có được và hâm mộ những thứ mà người khác có. Chúng ta ao ước, ghen tị với thành tích, tài năng, phú quý của người khác. Cho nên, người tu dưỡng họ hiểu rằng đó chỉ là những thứ phù phiếm, có được rồi cũng sẽ mất đi. Điều quan trọng là cần phải biết trân quý hết thảy những mối lương duyên trong cuộc đời.
Sống biết ơn còn là để chúng ta luôn ý thức tự nhắc nhở mình, trở về trong hiện tại. Và từ đó, với lòng biết ơn rộng mở chúng ta hoàn thiện mình qua từng ngày.
☘️ 3. Sống với niềm thấu hiểu tha nhân.
Cổ nhân dạy rằng khi: “Nhìn thấu lòng người cũng không cần nói ra hết, chừa cho họ một con đường, cũng là chừa cho mình chút khẩu đức.” Mỗi người có một góc nhìn khác nhau, chúng ta xung đột và tranh cãi chỉ là vì mình đang không nhìn thấy được góc nhìn của đối phương.
Vậy nên, thấu hiểu cho người khác là đặt bản thân của chúng ta dưới góc nhìn của họ. Để hiểu và suy nghĩ về lý do tại sao một người lại có những lời nói, hành động như thế. Từ đó, hiểu và lựa chọn phương án phù hợp để có thể giải quyết vấn đề một cách thấu tình đạt lý.
☘️ 4. Sống biết cho đi.
Người xưa có câu: “Hành thiện tối lạc” (ý nói làm việc thiện là vui sướng nhất). Một số quan điểm cho rằng, phải có điều kiện, tiền bạc thì mới có thể giúp đỡ người khác. Nhưng kỳ thực, ngay cả khi chúng ta chẳng có những thứ vật chất ấy, thì vẫn có thể cho đi một cách rất ý nghĩa và hữu ích.
Đôi khi chỉ một lời nói động viên khích lệ, một cái nhìn hay một nụ cười ấm áp thôi cũng đã có thể chuyển hóa một nỗi khổ niềm đau của ai đó. Vì những điều xuất phát từ trái tim, rồi sẽ đến được với trái tim!
☘️ 5. Sống trong sự soi sáng của Trí tuệ.
Sự khiêm hạ của một người tu dưỡng, còn đến từ việc am hiểu sâu sắc và tường tận tri thức. Như một bông lúa chín cúi đầu, người càng hiểu biết sâu rộng, thì sẽ càng biết cúi mình.
Albert Einstein từng nói: “Hiểu càng nhiều, cái tôi càng bé. Hiểu càng ít, cái tôi càng lớn”. Chính vì lẽ đó, mà đối họ tài năng không cần phô trương hết, dành cơ hội cho người khác, cũng là giữ sự sâu sắc cho mình.
Trí tuệ tinh anh của người có tu tập, còn được rèn luyện thông qua Chánh kiến. Chánh kiến chính là cái thấy biết sáng suốt, thấy mọi vật đúng như bản chất của chính nó. Người tu tập khi nhìn một điều xảy đến, thì sẽ thấy đúng những điều mà nó đang thể hiện ra.
Không suy diễn thêm, không đơm đặt vào và cũng không đồng nhất mình trong những trạng thái ấy. Để giữ vững trí tuệ tỉnh thức, cùng một tâm thái quân bình, chế tác nên hạnh phúc bình an nơi tâm hồn.
☘️ 6- Sống thân cận thiện tri thức.
Khi tiếp xúc với những người có tu dưỡng, những người có đạo đức cao thượng và học vấn uyên bác, bạn sẽ cảm thấy lòng tươi mát như làn gió xuân. Sự tu dưỡng là điều không thể ngụy tạo, mà nó có sức hút xuất phát từ nội tâm.
Vì vậy, người có sự tu tập và rèn luyện, dù đi đến đâu họ cũng đều được kính trọng và nể phục. Không chỉ bởi phẩm chất đáng quý, mà còn vì trí tuệ sáng suốt, học vấn uyên bác nhưng lại vô cùng khiêm nhường của mình.

7 điều mang lại may mắn1. Luôn giữ nụ cười trên môi, nhất là người thân trong nhà.2. Luôn nhìn thấy sự tốt đẹp và tương ...
14/10/2024

7 điều mang lại may mắn

1. Luôn giữ nụ cười trên môi, nhất là người thân trong nhà.

2. Luôn nhìn thấy sự tốt đẹp và tương lai tươi sáng của mọi người.

3. Thường xuyên nói những lời mang lại niềm tin cho người vào sự phi thường của họ.

4. Làm những việc mang lại lợi ích cho người thân dù là rất nhỏ.

5. Chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt của mọi người.

6. Luôn trân trọng và biết ơn con người và mọi tồn tại quanh mình.

7. Hỗ trợ hướng dẫn cho người khác đạt được ước muốn của họ.

Nguồn: cô Diệu Vân

Address

Hanoi

Telephone

+84376323526

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when GIEO TRỒNG HẠNH PHÚC posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share