28/10/2024
TIP BẮT ĐẦU MỘT DỰ TOÁN CHO CÁC BẠN TRẺ
Hôm thứ 7, mình được 1 bạn theo dõi trang nhờ xem cái dự toán giúp bạn ấy. Dự toán đã qua thẩm tra nhưng thực sự có rất nhiều vấn đề. Từ đó mình nhận thấy: Các bạn trẻ khi bắt tay vào làm 1 dự toán chưa hình dung ra được nên bắt đầu từ đâu và làm thế nào để nhanh nhất, chính xác nhất. Sau đây là một số tip cơ bản:
1. Đừng quên đọc định mức: Định mức ở thông tư 12/2021 nói chung và phụ lục 2 Định mức xây dựng nói riêng đều rất nên đọc. Khi bạn đọc định mức xây dựng, bạn cũng có thể hình dung ra trình tự công việc, thậm chí sẽ nhận thấy có những việc bắt buộc phải có mà thiết kế không phải lúc nào cũng nhắc tới (ví dụ các công tác thử đường ống). Chỉ cần giở ra lăn chuột trong quyển định mức thì trí não của bạn sẽ ghi nhớ và khi gặp công việc đó bạn sẽ nhớ lại rằng hình như mình đã đọc ở đâu đó rồi.
2. Xác định trình tự công việc: Việc hình dung/xác định trình tự công việc trước khi làm sẽ giúp bạn đỡ mất thời gian làm đi làm lại nhiều lần. Vì vậy hãy làm theo tư duy "đúng ngay từ đầu".
2.1. Thứ tự công trình xây mới luôn là:
Trong móng nếu có cọc sẽ bắt đầu từ cọc (nhớ làm thêm dự toán thí nghiệm cọc) -> Đào đắp -> kết cấu móng (gồm: Đài, dầm, hố pít, giằng, tường móng...).-> kết cấu thân (cột, dầm sàn)->Hoàn thiện (xây trát sơn bả)-> MEP-HVAC
Nếu không có cọc thì bỏ phần cọc đi bắt đầu từ Đào đắp...
2.2. Thứ tự công trình cải tạo luôn là: Phá dỡ -> cải tạo
3. Xác định hướng lập dự toán: Dựa vào định mức để phân tách công việc.
Ví dụ:
- Đều là xây tường nhưng nên trình bày riêng phần xây tường ngoài nhà, sau khi tính hết xây ngoài nhà (bao gồm trừ cửa ngoài) thì mới tính vào xây trong nhà. Việc này sẽ tiết kiệm được rất nhiều công sức trong những công tác tiếp theo như: Trát, bả, sơn. Tôi thường dặn học viên của mình rằng hãy lấy chiều dài bao gồm cột rồi sau đó có những dòng trừ cột sau. Khi sang phần trát, chỉ cần bỏ dòng trừ cột đi thì sẽ có giá trị của phần trát mà không cần phải thay đổi kích thước đã tính toán trước đó.
- Đối với công trình cải tạo: Dóc vữa để trát lại cũng vậy, nên tính toàn bộ dóc vữa ngoài xong xuôi rồi mới tính vào dóc vữa trong nhà, không nên tính lẫn 1 dòng dóc vữa ngoài, 1 dòng dóc vữa trong cho cùng 1 trục. Nếu làm như thế thì đến những phần tiếp theo như: Trát trở lại, bả, sơn lại phải tính lại từ đầu. Rất vất vả.
Hãy luôn luôn nghĩ cách làm để tận dụng được các kết quả trước đó cho những công việc sau. Như vậy thì mới vừa nhanh vừa nhàn, vừa chính xác.
Send a message to learn more