Mami Thu Hằng

Mami Thu Hằng Kênh được tạo bởi một người mẹ
TỬ TẾ và TÂM HUYẾT Mami Thu Hằng là mẹ của 2 bạn Mít Mi, mong muốn chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong hành trình làm mẹ của mình.

Hy vọng các mẹ sẽ gặt hái được nhiều thông tin bổ ích về bầu bí, kinh nghiệm đi sinh, cách chăm sóc em bé và hành trình cùng con lớn lên thế nào. Cảm ơn các mom luôn theo dõi và đồng hành cùng chúng mình!

Ăn dặm tự chỉ huy (BLW) nên bắt đầu từ đâu?- Kinh nghiệm vàng sau 4 năm làm mẹChị Mi bắt đầu ăn dặm kiểu BLW từ hơn 7 th...
22/06/2025

Ăn dặm tự chỉ huy (BLW) nên bắt đầu từ đâu?- Kinh nghiệm vàng sau 4 năm làm mẹ

Chị Mi bắt đầu ăn dặm kiểu BLW từ hơn 7 tháng, khi mà con đã quá chán với các món liên quan đến cháo.

Mẹ cũng rất đau đầu vì không biết cách này con có hợp tác k? Nhưng vì trong 1 bữa ăn, thay vì ăn hết bát cháo như mọi khi thì con ăn đúng 3 thìa rồi lắc đầu, khóc.

Rồi con đòi đĩa rau củ luộc trên bàn. Ừ thì mình cho con cầm ăn xem thế nào. Và ối chà, hóa ra e muốn thay đổi cách ăn đây mà. Kể từ đó là 2 mẹ con bắt đầu khám phá BLW.

Và sau gần 3 tháng phục vụ nàng thì 1 ngày đẹp trời, con ăn hết 1 cái đùi gà vừa vừa. Có hôm ăn hết 1 khúc cá trắm, có hôm thì chén hết 1 con chim bồ câu. Lúc đó nhìn con ăn mà mình thấy đã gì đâu, bù lại những ngày tháng dọn dẹp mệt nhừ.

Và sau 4 năm đồng hành cùng 2 bạn nhỏ Mít Mi ăn dặm thì đây là tất tần tật về BLW. Mong là sẽ hữu ích với các mẹ.

I/ Nghiên cứu, tìm hiểu

BLW - baby led weaning - ăn dặm tự chỉ huy là phương pháp ăn dặm đúng như tên gọi của nó, để con tự chủ hoàn toàn trong bữa ăn. Con sẽ được tự quyết định ăn gì, ăn bao nhiêu và ăn như thế nào. Bố mẹ chỉ thực hiện nhiệm vụ cung cấp đồ ăn và quan sát để đảm bảo an toàn cho bé.

Mình luôn khuyên mọi người đọc sách trước bởi sách sẽ là nơi tổng hợp chi tiết và đầy đủ kiến thức nhất. Nếu muốn cho con ăn dặm theo pp BLW thì mình recommend mọi người đọc cuốn sách “Ăn dặm không phải là cuộc chiến”- nhìn nó dày vậy thôi chứ chủ yếu là hình ảnh, phần kiến thức cũng được tổng hợp và tối giản rồi nên rất dễ tiếp thu, không bị chán, các mẹ chịu khó dành mỗi ngày 30p đọc nha.

II/ Chuẩn bị

Độ tuổi phù hợp nhất để bắt đầu cho bé ăn BLW là từ 6m trở lên với điều kiện bé đã cứng cổ, ngồi vững. Nếu bé tầm 5m hoặc chưa ngồi vững mẹ đã muốn cho con ăn dặm rồi thì hãy chọn ăn dặm kiểu Nhật hoặc ăn dặm truyền thống nha.

Như chị Mi thì tháng đầu mình kết hợp kiểu Nhật và truyền thống. Đến khoảng hơn 7m mới bắt đầu BLW nè.

Đồ dùng cần chuẩn bị:

1. Ghế ăn dặm

Các mẹ nên ưu tiên loại ghế ăn dặm càng đơn giản càng tốt, chắc chắn, rộng rãi, dễ vệ sinh và giá hợp lý nha. Loại ghế mình dùng cho con ở dưới bình luận (nó có mấy chế độ ngả nên những bé chưa ngồi vẫn có thể dùng được nha)

2. Yếm ăn dặm

Mình dùng cả 2 loại là yếm silicone và yếm dính bàn. Mình thì thích yếm dính bàn hơn. Vì rất dễ vệ sinh mà không sợ còn văng đồ ăn xuống đất.

3. Bình tập hút

6m con ăn dặm thì các mẹ cho con dùng bình tập hút luôn nha, yên tâm siêu dễ luôn. Cái bình richell này nó có nút nhấn đẩy nước lên khi con mới tập, vài ngày là con hút siêu liền. (Lúc đầu con chưa biết hút thì các mẹ nhớ ấn ngón tay vào nắp cốc để nước đẩy lên nha- có nước rồi thì con sẽ tự biết cách hút ạ)

Sau này bé hút rành rồi các mẹ có thể sắm thêm bình Inbear hoặc xịn hơn thì Heorshe - nắp đậy cực kín không lo chảy nước nên mang ra ngoài yên tâm ko lo chảy nước đâu, tha hồ quăng quật.

4. Khay ăn dặm

Nên mua loại hít tốt, sau này tới giai đoạn con phản kháng cũng không sợ con lật khay.
Nếu mẹ chỉ cần loại khay nhựa không đế hít thôi thì mình recommend loại khay này của Nhật nha, to đẹp, vệ sinh dễ dàng và yên tâm chất lượng luôn.

5. Khăn giấy/khăn ướt

Chắc chắn phải có trong hành trình ăn dặm BLW. Vì con nhai nhả rất nhiều+ thêm việc con dùng tay để đưa thức ăn vào miệng nên việc vệ sinh sau đó là rất cần thiết.
Mình dùng 2 loại, ngon bổ rẻ, không hương liệu nên không sợ kích ứng da con (mình để ở dưới bình luận nha)

6. Bộ nồi chảo nấu đồ ăn dặm cho con

Nhất định phải có nha. Đồ ăn của con có tí xíu mà nấu vào cái nồi to thì nó dính ra hết. Chưa kể nồi chảo dùng chung trong nhà đông người dễ nhiễm khuẩn ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa non nớt của con mình nữa đó. Mình mua bộ nồi chảo (dưới bình luận) vừa chống dính tốt lắm nè.

Nếu bộ nồi chảo mẹ chọn chưa có xửng hấp thì mẹ có thể mua xửng hấp rời nha. Mới ăn các bé ăn đồ hấp luộc nhiều nên cần lắm.

7. Một vài dụng cụ nhà bếp cần thiết khi mẹ nấu ăn dặm cho con

-Hũ thủy tinh có dung tích: cái này mình hay dùng đựng sữa cho con khi ra ngoài hoặc đựng mỡ lợn khi đã thắng ra hoặc để những món đồ ăn dặm cho con rất an toàn và tiện.

-Khay trữ đồ ăn cho con: Khay trữ đông silicone dễ lấy thực phẩm ra lắm nè.

-Còn một số cái nữa như rây lọc, thìa đong, dao lượn sóng, khuôn ép cơm…

III/ Bắt đầu

1. Giai đoạn 1: Tập kỹ năng

CHỌN, CẮT VÀ NẤU THỨC ĂN GIAI ĐOẠN BẮT ĐẦU

• Nếu bé bắt đầu ăn BLW trước 7m, mẹ chỉ nên cho con làm quen vs rau, trái cây, ngũ cốc nói chung. Từ 7m trở đi có thể giới thiệu đạm

• Cách cắt thái thực phẩm: Tùy vào bàn tay của bé mà mình cắt thực phẩm có độ dài bằng ngón trỏ/ngón giữa (10cm-15cm); độ to bằng khoảng 2 ngón tay chụm lại (2.5cm-3cm). Sử dụng dao lượn sóng để cắt thực phẩm sẽ giúm con cầm có độ bám hơn. Trong khi con ăn bố mẹ quan sát con để điều chỉnh độ dài ngắn hoặc to nhỏ cho phù hợp.

• Cách nấu: Ưu tiên hấp/luộc. Mẹ ko canh chính xác được thời gian chín của rau củ vì nó phụ thuộc vào việc cắt và nhiệt độ bếp. Đối vs các loại thực phẩm dễ chín như dưa leo, ớt chuông (bỏ vỏ cho bé dễ cắn), măng tây thì mình chần qua nước sôi tầm 1-2p. Chưa nên cho con ăn rau lá dạng nguyên nếu muốn có thể xay nhuyễn làm bánh. Đối vs các loại có hạt như đậu bắp, đậu que, cà chua, bầu bí,… thì nên loại bỏ hạt.

-> Cách mẹ kiểm tra độ mềm thực phẩm giai đoạn này là khi nắm chặt thanh đồ ăn bằng cả bàn tay thì thanh đồ ăn ko gãy nhưng khi bóp bằng ngón cái và ngón trỏ thì chỉ dùng 1 lực nhỏ nếu nát là con sẽ ăn được.

Giai đoạn Bắt đầu bố mẹ có thể cho con làm quen vs trái cây nhưng chú ý nên ưu tiên những loại có vị nhạt trước để tránh con quen với vị ngọt mà kén ăn rau củ. Các loại quả cứng như táo, lê nên được hấp mềm trước khi con ăn.

=> Output: Còn lẫn thức ăn lổn nhổn trong ph..ân

2. Giai đoạn 2: Phát triển kỹ năng

Sau tầm 2-3 tháng tập ăn dặm (8-10 tháng), con sẽ phát triển kỹ năng bóc nhón

- Thức ăn của con: Con có thể bốc nhón ( con nhón thức ăn bằng nhón trỏ và ngón cái giống như 1 gọng kìm)và ăn được những thức ăn cắt nhỏ hơn, đa dạng loại thực phẩm và cách chế biến hơn.

- Con có thể bắt đầu ăn được rau lá được cắt nhỏ, đạm cũng cắt nhỏ và có thể chiên xào để đa dạng mùi vị cho con.

Sau 1-2 tháng bóc nhón thành thạo, con bắt đầu tập xúc thìa, nĩa. Ban đầu rất khó khăn. Qua 1 thời gian dài luyện tập thì con có thể xúc thành thạo được.

=> Output: Hệ tiêu hóa trưởng thành hơn nên p.hân đỡ lổn nhổn hơn.

3. Giai đoạn 3: Hoàn thiện kỹ năng

Giai đoạn này thì bố mẹ ăn gì con ăn nấy (nhớ là dưới 1 tuổi hạn chế cho gia vị). Con có khả năng nhai và nuốt ngon lành mà không sợ hóc. Con dùng thìa xúc cơm thành thạo.

Và đến giai đoạn này, con ăn được cả thế giới.

XỬ LÝ CON HÓC THỨC ĂN KHI ĂN KIỂU BLW

Nhiều mẹ vẫn còn đang nhầm lần giữa học nghẹn và nôn ọe dẫn đến cách xử lý hoàn toàn sai:

1. Nôn ọe

-Là phản xạ tự nhiên của bé ở ngay phần đầu lưỡi
-Có tiếng ho
-Là cách bé học xoay xở với thức ăn thô

=> Bé nôn ọe thì các mẹ cứ bình tĩnh quan sát con nha, ăn kiểu này nhiều khi mẹ phải “vững tâm lý”. Thường các bé sẽ biết cách nhè miếng to đó ra và bắt đầu học cách cắn như thế nào để nuốt cho dễ.

2. Hóc nghẹn

-Thức ăn chèn khí quản.
-Im lặng k nói được
-Khuôn mặt bắt đầu tím tái

=> Khả năng hóc nghẹn chỉ xảy ra 1% và đa số là do người lớn xử lý k đúng cách

Cách sơ cứu khi con học nghẹn:

-Cho con nằm sấp, đầu hướng xuống đất.
-Dùng gót bàn tay phải vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai của con
-Quan sát xem con hồng hào chưa, có thở, khóc được k.
-Kiểm tra miệng con có thức ăn nào ra chưa và lấy ra.
-Trường hợp nếu chưa thì lấy 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị(vùng trên rốn và dưới xương ức). Ấn mạnh 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới liên tiếp

Tạm thời thế đã nhỉ, 1 bài dài quá rồi.

À link các món đồ ăn dặm mình có để ở dưới bình luận cho các mẹ tham khảo nha.

Cây kim này đâm thẳng vào cột sống của mình…và 90% các mẹ sau sinh không biết điều này!Không ai nói sự thật, sinh con lạ...
22/06/2025

Cây kim này đâm thẳng vào cột sống của mình…và 90% các mẹ sau sinh không biết điều này!

Không ai nói sự thật, sinh con lại khiến mình tàn tạ đến vậy...

Đây là kim gây tê màng cứng khi mẹ sinh thường và kim gây tê tuỷ sống cho mẹ sinh m:ổ. Chỉ cần nhìn thấy cây kim trong ảnh, hàng triệu mẹ bỉm sữa có lẽ sẽ rùng mình.

Cây kim đó không đâm vào tay.
Nó đâm thẳng vào cột sống của người mẹ – nơi truyền cảm giác đau, mỏi, và lạnh toát sống lưng trong suốt cuộc đời.

Có ai biết rằng, trước khi nhìn thấy con, mẹ đã run rẩy, cúi gập người, siết chặt tay vào ga giường chỉ để chịu đựng cây kim đó?

💔 Và khi thuốc tê chưa kịp phát huy, mẹ chỉ biết cắn răng gồng lên.
💔 Khi tim đập nhanh bất thường, huyết áp tụt, mắt mẹ nhòe đi… không ai thấy những giọt nước mắt đã rơi âm thầm.

Sự thật đau lòng: 90% các mẹ sau sinh không biết điều này

Theo nghiên cứu từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 90% mẹ sau sinh bị thiếu hụt collagen trầm trọng trong 6 tháng đầu.

Nhưng chỉ có 23% biết cách bổ sung đúng cách.
Sinh m:ổ không "dễ thở" như người ta nghĩ

Nó là một ca đại phẫu, là vết mổ dài trên bụng – nơi mỗi lần ho, cười hay bế con cũng đau đến nghẹt thở.

Cơ thể mẹ sau mổ:
⚠ Mất m:áu nhiều hơn
⚠ Tụt huyết áp
⚠ Rủi ro dính ruột, viêm nội mạc
⚠Lần mang thai sau tăng nguy cơ biến chứng gấp 3-4 lần so với sinh thường.

=>Nhưng mẹ vẫn cắn răng vượt qua.

Vì mẹ biết: "Chỉ cần con an toàn, mẹ chịu đau bao nhiêu cũng được."

Sau sinh, người ta chỉ hỏi: “Bé được mấy cân? Bé bú ngoan không?”

Trong khi mẹ mới là người được quan tâm nhiều nhất:

📌 Da sạm, mắt thâm
📌 Tóc rụng từng mảng
📌 Bụng rạn, nhão, vết mổ lồi rõ như một vết sẹo tinh thần
📌 Ngực xệ, lưng gù vì bế con, ngủ ngồi
📌 Cười cũng chẳng còn tươi...
📌 Đau lưng, dễ stress, bị não cá vàng hay quên.

Không ai nghe tiếng mẹ thì thầm với chính mình:
“Chừng nào mới thấy mình trở lại…?”

Một hôm, chồng mình nói rất khẽ:
“Em nên chăm sóc lại bản thân một chút. Anh thấy em mệt mỏi quá…”

Nghe mà đau.
Không phải vì anh nói sai.
Mà vì mình cũng nhận ra… nhưng bất lực.

KHOA HỌC CHỨNG MINH: TẠI SAO MẸ SAU SINH LẠI "TÀN TẠ" ĐẾN VẬY?

Sau sinh, cơ thể người mẹ thiếu hụt trầm trọng collagen – thứ giúp da đàn hồi, tóc chắc khỏe, khớp linh hoạt và mô mềm phục hồi.

👉 Vì sao thiếu?
• M:áu mất đi quá nhiều (trung bình 500ml-1000ml)
• Nội tiết tố thay đổi đột ngột-cortisol tăng gấp 3 lần
• Căng thẳng + thiếu ngủ kéo dài phá hủy collagen có sẵn
• Nuôi con bằng sữa mẹ khiến cơ thể càng kiệt quệ

📌 Collagen chính là "bệ đỡ" cho làn da, tóc, móng, xương khớp và sức sống tổng thể.

⚡ SỰ THẬT ĐÁNG SỢ:

• Từ 25 tuổi, cơ thể chỉ sản xuất collagen bằng 75% so với lúc 20 tuổi
• Sau sinh, tốc độ mất collagen tăng gấp 5-7 lần trong 6 tháng đầu
• Không bổ sung – da sẽ sạm, nhăn, chảy xệ, vết mổ lâu lành, tóc rụng không dứt
Không chỉ già đi – mà là già xộc xệch, thiếu sức sống.
• Và tệ nhất là: Chính mình cũng không nhận ra mình nữa.

🌿 Khi nào thì mẹ sau sinh nên bắt đầu uống Collagen?

👉 Với mẹ sinh thường:

Có thể bắt đầu sau 2 tuần, khi cơ thể đã qua giai đoạn sản dịch nhiều và mẹ đã ăn uống bình thường.

👉 Với mẹ sinh m:ổ:Bắt đầu sau 1 tháng sinh, sau khi vết mổ khô hẳn, không còn sốt hay sưng.

📌 Lưu ý: Collagen là thực phẩm hỗ trợ, không phải thuốc, nên uống đều – mỗi ngày 1 thìa – để da, tóc, xương, và mô mềm được hồi phục từ từ.

💧 Cách uống Collagen PepX sao cho hiệu quả nhất?

• Mỗi ngày 1 thìa Collagen PepX, tốt nhất là:
✅ Vào buổi sáng lúc bụng đói nhẹ (trước ăn sáng 30 phút)
✅ Hoặc trước khi đi ngủ 1 tiếng

• Uống liên tục tối thiểu 2–3 tháng để thấy da sáng dần, tóc chắc lại, năng lượng cũng lên nhiều.

• Thành phần của Collagen Pepx được làm từ 100% da cá biển sâu nguyên chất. Nên khi uống với nước lọc sẽ có vị và mùi ngai ngái khá khó uống. Mình thì kết hợp 1 chút mật ong và nước chanh, hoặc uống cùng với café là uống dễ hơn mà nghiện nha.

🌸 Muốn hồi phục nhanh sau sinh – đừng chỉ uống collagen 1 mình!

Mình kết hợp thêm:
1. Canxi & sắt (uống xen kẽ sáng – trưa, theo chỉ định bác sĩ)
2. Uống đủ nước (ít nhất 2 lít/ngày để collagen hoạt động tốt)
3. Ngủ sớm nhất có thể – tranh thủ lúc con ngủ, không lướt điện thoại
4. Massage bụng và lưng nhẹ nhàng, mỗi tối 15 phút
5. Không bỏ bữa! – Dù mệt cũng cố ăn ít cơm, rau, trứng, cá. Đừng để cơ thể “rút vốn” thêm.

💔 Điều quan trọng nhất mình học được sau sinh:

“Không ai yêu mình bằng chính mình.”
Chồng có thể thương, mẹ có thể giúp…
Nhưng chỉ có bản thân mới thật sự biết mình đau chỗ nào, mỏi ra sao, và kiệt sức đến mức nào.

Vì vậy, hãy chăm lại chính mình. Ngoài việc bổ sung các vi chất cần thiết thì mình còn bổ sung thêm collagen Pepx của Chi Kim. Vì mình biết,
Một người mẹ khỏe đẹp từ bên trong – là nền móng cho cả gia đình hạnh phúc.

Vì sau tất cả…
Mẹ không cần trở lại như trước đây.
Mẹ chỉ cần được thấu hiểu, được chăm sóc, để đủ sức tiếp tục hành trình nuôi con.

📷 Những hình ảnh này không để dọa – mà để tôn vinh sự dũng cảm thầm lặng.
Đằng sau một đứa trẻ khoẻ mạnh là một người mẹ từng đối diện sinh – tử, từng gồng lên vì một cây kim – vì một mầm sống.

CHIA SẺ CÂU CHUYỆN NÀY NẾU BẠN MUỐN:
• Tri ân những người mẹ dũng cảm
• Giúp mẹ bạn bè biết cách chăm sóc bản thân
• Lan tỏa thông điệp: "Mẹ cũng cần được yêu thương"

À mình có để link Collagen Pepx ở dưới bình luận cho mẹ nào muốn tìm hiểu nha. Tháng này đang có chương trình mừng tháng của gia đình, sẽ có nhiều ưu đãi cho mẹ nào muốn mua đấy.

21/06/2025

Bé sơ sinh thì lo bỉm sữa. Lớn thì lại lo chuyện giao tiếp và học hành. Với mình việc học quan trọng nhất vẫn là ở con vui vẻ và hào hứng khi học, chứ k phải là những áp lực và những kỳ vọng của bố mẹ. Nhiều khi mình rất sợ 3 từ "tiền tiểu học" vì k biết nên dạy con thế nào. Giờ chương trình học mới và khó hơn ngày xưa, mỗi năm lại thay đổi mỗi khác. Nhưng khi biết đến Rinomath và trải nghiệm học Toán tư duy online kèm 1:1 thì mình k còn lo nữa. Các mẹ đang có con chuẩn bị bước vào tiền tiểu học, từ 4-8 tuổi thì có thể tham khảo xem sao nha. Link đăng ký học thử mình có để ở dưới bình luận ạ

Nấu gì khi bắt đầu cho con ăn dặm?Hành trình ăn dặm của Mít Mi từng là cả một cuộc chiến. Làm mẹ tập đầu loay hoay k biế...
21/06/2025

Nấu gì khi bắt đầu cho con ăn dặm?

Hành trình ăn dặm của Mít Mi từng là cả một cuộc chiến. Làm mẹ tập đầu loay hoay k biết nên cho con ăn như thế nào? Rồi mình kỳ công chế biến bao nhiêu món, cuối cùng đổi lại thì cưng của mẹ quay đầu, khóc thét và nhè hết ra.

Sau 4 năm trăn trở và trải nghiệm hành trình ăn dặm cùng con thì mình đã rút ra những kinh nghiệm vàng giúp các mẹ bắt đầu cho con ăn dặm trở nên nhẹ nhàng hơn.

Các loại thực phẩm nên dùng cho bé tháng đầu ăn dặm:

1. Về tinh bột:

• Mình dùng gạo trắng ông bà gửi ở quê ra, rất lành tính. Còn nếu k thì nên mua loại gạo ngon và hữu cơ. Vì đơn giản mình muốn dành những thứ tốt nhất cho con. Với ăn gạo trắng cũng hạn chế tối đa dị ứng cho con á. Mình k dùng gạo lứt nha.

• Ngoài ra, mình kết hợp dùng ngô, khoai, yến mạch cho con nữa. Nói chung là cứ đổi bữa ấy

• Lượng ăn: Nếu đo sống thì gạo sẽ khoảng 10g/bữa tương đương với 30-35 g cơm nấu chín rồi.

Mít Mi giai đoạn đầu ăn cháo rây 1: 10 hoặc cháo xay. Thi thoảng có đổi sang Yến mạch xay nhuyễn hoặc khuấy bột. Con chán món nào thì mẹ lại linh động đổi sang món khác

2. Về đạm:
• Mình ưu tiên đạm trắng như cá, thịt gà, thịt vịt, thịt ngan...Vì loại thịt này dễ hấp thụ hơn. Thịt bò cần test vì có thể gây dị ứng.

• Cá nước ngọt: Cá chép, cá quả, cá sông...

• Hải sản nước ngọt: Tôm, cua đồng, lươn. Tuy nhiên hải sản dễ gây dị ứng nên các mẹ để ý test dị ứng nha ( mình k khuyến khích con tháng đầu ăn dặm ăn hải sản đâu nha)

• Lòng đỏ trứng (dưới 1 tuổi ko nên ăn lòng trắng). Mình từng nghe một bác sĩ dinh dưỡng chia sẻ rằng protein trong lòng trắng trứng khó tiêu hóa và có thể gây dị ứng cho bé dưới 1 tuổi, nên mình luôn chỉ dùng lòng đỏ.

=> Theo kinh nghiệm của mình, để lành nhất thì các mẹ cho con ăn các loại cá nước ngọt, thịt trắng (gà, vịt), thịt heo…để con làm quen nhưng chỉ với lượng nhỏ (5-10g)

-Cách chế biến đạm: sau 1 tuần ăn cháo rây thì mình bổ sung đạm cho con bằng cách cho thịt/cá vào trong nồi nấu chậm nấu cùng gạo. Tầm 1-2 tuần sau thì có thể xào chín thịt/cá rồi bỏ vào máy xay, xay nhuyễn rồi cho vào cháo. À xào các mẹ nhớ thêm hành khô để cho cháo được thơm ngon nha

3. Về rau củ:

-Mình thì cho con ăn đa dạng: các loại rau lá, củ quả. Mùa nào thức đấy, đỡ sợ bị ng.ộ độc. Các mẹ nhớ cho con ăn riêng rồi hẵng mix nhiều loại rau củ vào nhau nha.

-Một sai lầm mình từng mắc phải là trộn ngay 3 loại rau củ khác nhau cho con ăn. Kết quả là khi con bị nổi mẩn, mình không biết do loại nào gây ra. Giờ mình đã học được bài học: Mỗi lần chỉ giới thiệu một loại thực phẩm mới và đợi ít nhất 3 ngày mới giới thiệu loại tiếp theo.

-Mình thấy các loại củ (cà rốt, bí đỏ, khoai lang, bầu bí…) dễ rây hơn là các loại rau lá nhưng mẹ chịu khó đổi đa dạng rau củ cho con để con có thể nếm được nhiều vị nhất.

4. Về dầu mỡ:
• Mình mua mấy loại dầu ăn dặm cho bé 6m+. Các mẹ để ý nó là dầu trộn vào thức ăn luôn hay dầu chuyên chiên xào nha, vì nó khác nhau á.

=> Mít Mi thích nhất là dầu ăn dặm của nhà NutriAZ, đặc biệt là dầu cá hồi, k hề tanh 1 chút nào mà mình còn cảm nhận nó ngậy nhưng k hề ngán. Mình mua hẳn combo 3 chai cả dầu trộn lẫn dầu xào của hãng này. Thật sự vẫn mê đến tận bây giờ

- Chia sẻ thật lòng: Mình đã thử đến 5 loại dầu ăn dặm cho con trước khi tìm ra loại con thích. Có những loại đắt tiền nhưng con lại không ăn, còn loại NutriAZ mình tình cờ mua khi giảm giá thì con lại "đổ đứ đừ".

Mình có 1 bài riêng về DẦU MỠ. Các mẹ tham khảo nha. https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1240311648098418&set=pb.100063587833438.-2207520000&type=3

Nguyên tắc vàng mình học được từ một chuyên gia dinh dưỡng: Với bé dưới 1 tuổi, hãy đảm bảo 2 bữa mỡ thì 1 bữa dầu, vì não bộ của bé phát triển rất nhanh và cần chất béo lành mạnh.

-Thắng mỡ heo cũng đơn giản lắm. Quan trọng các mẹ ra chợ hoặc siêu thị chọn mỡ màu trắng tinh ấy. Về đun trần qua nước sôi (cho thêm hành khô cho mỡ được thơm hơn). Sau đó cắt từng miếng mỏng, cho vào chảo và rán với lửa nhỏ.

=> Định lượng nguyên liệu cho bữa ăn 6M:
10g tinh bột (khô) + 10g thịt + 10g rau củ + 3-5g/ml dầu mỡ.

Tháng đầu con tập làm quen với ăn dặm nên các mẹ cứ thoải mái tư tưởng, đừng kỳ vọng nhiều nha. Mỗi bé sẽ có một sức ăn khác nhau, cũng đừng so sánh con mình với con người ta. Quan trọng trong bữa ăn con vui vẻ nếm đủ mọi thứ trên đời, dù nhiều dù ít là mẹ đã thấy hạnh phúc rồi.
À, link tham khảo đồ ăn dặm cho con mình để ở dưới bình luận, các mẹ tham khảo nha.
Cảm ơn các mẹ đã luôn theo dõi và ủng hộ mình ạ


Đừng cho con ăn dặm nếu mẹ chưa biết 3 PHƯƠNG PHÁP ĂN DẶM này! Phân tích chi tiết từ kinh nghiệm 4 năm chăm con của mẹ M...
20/06/2025

Đừng cho con ăn dặm nếu mẹ chưa biết 3 PHƯƠNG PHÁP ĂN DẶM này! Phân tích chi tiết từ kinh nghiệm 4 năm chăm con của mẹ Mít Mi

Là một người mẹ hiện đại nên khi chị Mi (bé đầu) chuẩn bị ăn dặm, mình đã mua rất nhiều sách, học hỏi từ các bác sĩ dinh dưỡng như bác sĩ Đoàn Thị Lan, bác sĩ Huế…để tìm hiểu nên cho con ăn theo kiểu nào là tốt nhất.

Và sau 4 năm cho con ăn dặm, mình đã đúc kết được ưu và nhược điểm của từng phương pháp ăn dặm. Mong là sẽ hữu ích với các mẹ:

1. PHƯƠNG PHÁP ĂN DẶM KIỂU NHẬT

-Tức là cho con ăn cháo rây, độ thô tăng dần tăng dần. Thức ăn được chế biến riêng rẽ,từng loại 1.
-Sau một khoảng thời gian, mẹ cần cho con ăn cháo đặc hơn có kèm rau củ nghiền mịn và tăng độ thô phù hợp.
-Tiếp theo, con sẽ ăn cơm nấu bằng gạo vỡ từ loãng đến đặc kèm với cá, thịt, rau củ…xé nhỏ.

-> Ưu điểm:

• Giúp cho con dễ nhận biết mùi vị thức ăn dễ
• Giúp cho mẹ phát hiện con dị ứng với thức ăn nào dễ dàng hơn.
• Con tự ngồi ăn
• Món ăn đa dạng, bắt mắt giúp con có hứng thú ăn.
• Mẹ có thể trữ đông thức ăn mà vẫn đảm bảo chất lượng

-> Nhược điểm:

• Phương pháp này chế biến thức ăn cầu kỳ, tỉ mỉ, đòi hỏi các mẹ tốn rất nhiều thời gian để chuẩn bị đồ ăn, từng xíu, từng xíu một.

Mẹ có biết không, ngày đầu áp dụng phương pháp này, mình mất gần 2 tiếng chỉ để chuẩn bị một bữa ăn cho Mít Mi. Kết quả là con chỉ ăn vài thìa rồi... phun ra hết, còn mình thì kiệt sức. Nhưng sau 1 vài lần làm quen thì cũng đã nhanh hơn nhiều rồi.

2. PHƯƠNG PHÁP ĂN DẶM TRUYỀN THỐNG

-Nghe truyền thống đã biết truyền thống rồi đúng k các mẹ? Là các mẹ chỉ việc nấu bột (gạo xay thật mịn) hoặc cháo với thịt, với rau củ, với dầu mỡ trong 1 cái bát.
-Cuối cùng là cho con ăn cơm như người lớn.

-> Ưu điểm:

• Rất dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian chuẩn bị và dọn dẹp dễ dàng
• Con có thể ăn được với lượng nhiều
• Dễ tăng cưn vì con ăn đầy đủ chất
• Phù hợp với văn hóa truyền thống, không bị phản bác nhiều từ các "cụ".

-> Nhược điểm:

• Con sẽ khó phân biệt được mùi vị thức ăn
• Con ăn trong thời gian dài sẽ khiến con bị ngán, thậm chí có tâm lý sợ nếu mẹ ép con ăn.
• Con ít có khả năng ăn tự lập
• Khó tìm được nguyên nhân dị ứng khi chẳng may con bị
• Khả năng ăn thô, nhai và nuốt kém hơn

Đây là phương pháp mà “các cụ” nhà mình "đẩy mạnh" nhất và luôn áp lực mình phải áp dụng. "Con nhà người ta ăn thế này đã tròn lẳn rồi, sao con cứ làm theo kiểu khác người?". Những lúc như vậy, mình chỉ biết cắn răng chịu đựng, vì mình biết đâu mới là điều tốt nhất cho con mình.

3. PHƯƠNG PHÁP ĂN DẶM CHỈ HUY

-Thức ăn chế biến dưới dạng dễ cầm, nắm, để con có thể cầm nắm được. Mẹ sẽ hỗ trợ con để con đưa thức ăn vào miệng dưới dạng tương đối thô.
-Ăn theo phương pháp này thì con tự quyết định ăn gì, ăn món nào trước, ăn món nào sau.
-Con có quyền ăn hoặc không ăn một món nào đó theo sở thích cá nhân.
-Thức ăn ban đầu được chế biến thường là rau củ hấp hoặc luộc cắt thanh dài, răng cưa, dài cơ 1 ngón tay và rộng 1,5 ngón tay để con dễ cầm, nắm.
-Sau đó con chuyển sang giai đoạn bốc nhón. -Rồi đến giai đoạn tập muỗng, thìa, đũa.

-> Ưu điểm:

• Giúp con phát triển kỹ năng ăn, nhai rất tốt
• Giúp con phân biệt được mùi vị thức ăn. Từ đó giúp con thích thú với việc ăn uống
• Cũng giúp mẹ dễ dàng nhận biết con dị ứng với thức ăn nào
• Con ăn tự lập từ bé.

-> Nhược điểm:

• Thời gian đầu con ăn lượng khá ít nên không tăng cưn mấy.
• Tốn thời gian dọn dẹp
• Mẹ chịu áp lực tâm lý từ gia đình
• Đòi hỏi các mẹ có kỹ năng và kiến thức rất tốt về phương pháp này
• Các mẹ phải hỗ trợ con để làm sao con tránh trường hợp bị hóc, bị sặc.

Lần đầu cho Mít Mi tự cầm thanh bí đỏ, mình đã HOẢNG HỐT khi thấy con suýt bị hóc. Tim đập thình thịch, mồ hôi vã ra, mình đã định từ bỏ phương pháp này ngay lập tức. Nhưng rồi, nụ cười rạng rỡ của con khi tự mình đưa được thức ăn vào miệng đã khiến mình quyết tâm kiên trì. Và đó là quyết định ĐÚNG ĐẮN NHẤT mình từng làm cho con!

SẮM ĐỒ GÌ KHI CHO CON ĂN DẶM KẾT HỢP?

Trải qua những lần mua ê hề ê chề đồ ăn dặm, tốn gần 10 triệu bạc trong suốt 4 năm, mình nhận thấy chỉ có những món đồ này là thực sự cần thiết:

-Ghế ăn dặm
-Dầu mỡ
-Nồi nấu chậm
-Máy xay ăn dặm
-Chảo quánh inox
-Yếm ăn dặm
- Thìa, rây, hũ thủy tinh, nước rửa đồ, dao lượn sóng, khuôn ép cơm
-Bình tập hút

Mình có 1 bài viết rất chi tiết, các mẹ tham khảo nha: https://www.facebook.com/share/1Xyr3Scxob/?mibextid=wwXIfr

MÍT MI ĂN DẶM THEO KIỂU NÀO?

Sau nhiều thử nghiệm và thất bại, mình đã tìm ra "CÔNG THỨC VÀNG" cho con mình - đó là SỰ KẾT HỢP LINH HOẠT giữa cả 3 phương pháp:

-Từ 6-7 tháng: Mình cho con ăn dặm kiểu Nhật, lúc nào mẹ ngại thì cho ăn kiểu truyền thống.

Mình hay nấu nước Dashi rau củ cho con (hầm 3-5 loại củ quả, lấy nước lọc qua rây, chia ra khay trữ đông dùng hàng ngày và không quá 1 tuần.

Bí quyết "giải cứu" thời gian của mình là dành 2-3 tiếng mỗi cuối tuần để chuẩn bị trước các khay thức ăn mini cho cả tuần, thay vì phải loay hoay mỗi ngày.

• Tinh bột: nấu cháo tỉ lệ 1:10 (1 gạo : 10 nước). Rây khi còn nóng sẽ dễ và nhanh hơn
• Rau củ: Hấp chín mềm, sau đó rây mịn hoặc dùng muỗng nghiền thật nhỏ. Các loại rau lá sẽ khó nghiền hơn là các loại củ như bí đỏ, cà rốt, khoai lang…
• Đạm: sau 1 tuần cho con ăn cháo rây và nước dashi thì mình cho 5g thịt trắng (cá đồng, thịt gà, vịt…) cho cùng với gạo vào hầm trong nồi nấu cháo chậm.
• Dầu/mỡ: Mình bổ sung tầm 5ml/ngày cho con. Thay đổi nhiều vị và nhiều hãng thì thấy chân ái vẫn là combo dầu ăn của NutriAZ. Mít rất thích dầu cá hồi, nó không tanh mà còn thơm mùi cá hồi nữa, ngon ngậy

- Từ 7-10 tháng: Mình cho con theo ăn dặm tự chỉ huy kết hợp ăn dặm truyền thống.

Đây là giai đoạn "thử thách" nhất khi mình phải "chiến đấu" với cả nhà vì phương pháp này. Nhưng MỘT PHÁT HIỆN BẤT NGỜ đã xảy ra: Mít Mi từ một em bé khó ăn đã bắt đầu thích thú với bữa ăn, thậm chí còn vỗ tay hào hứng mỗi khi thấy mẹ chuẩn bị đồ ăn!

• Ban đầu thì hấp các loại củ: su su, cà rốt, bầu bí…rồi cắt thành những thanh dài dài, độ dày tầm 1 cm để con tự cầm và tự khám phá đồ ăn.
• Tinh bột: mình tăng độ thô dần theo tháng tuổi, từ cháo 1:7, 1: 5 rồi đến cơm nát. Có hôm đổi kiểu cơm cuộn rong biển luôn.
• Đạm: mình xay hoặc cắt với độ thô theo từng giai đoạn. Bé thì xay nhuyễn, rồi xay lợn cợn, lớn tầm 9-10 tháng thì mình cắt thịt/cá với miếng mỏng mỏng, hình vuông cho con dễ bóc nhón.
• Dầu/ mỡ: lượng dầu mỡ mình bổ sung từ 10-20ml tùy tháng tuổi. Mình cũng có 1 bài chia sẻ chi tiết về việc bổ sung dầu mỡ thế này cho đúng cách: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1240311648098418&set=pb.100063587833438.-2207520000&type=3

Có hôm nào mẹ lười thì lại quay về kiểu truyền thống nhưng vẫn đảm bảo độ thô phù hợp với giai đoạn của con. Đừng ngại thừa nhận mình đôi khi "lười" - các mẹ ạ, chúng ta đều là con người và việc biết cân bằng giữa lý tưởng và thực tế cũng là một kỹ năng làm mẹ quan trọng!

Từ 10-12 tháng: Kết hợp ăn dặm theo kiểu mẹ

-Giai đoạn này Mít Mi ăn thô đã tốt rồi, khả năng bốc nhón của con cũng lên level mới. Tầm này mình vẫn nhớ chị Mi hôm thì ăn hết 1 con chim bồ câu, hôm ăn hết khúc cá trắm, hôm thì gặm hết đùi gà. Độ thô thì mình xé miếng nhỏ nhỏ hoặc đùi gà thì đưa cho con tự gặm. Nhiều người k tin với bé 10 tháng đã biết ăn giỏi vậy nhưng đó là thực tế của bé Mi nè.

-Thi thoảng thì vẫn ăn kiểu truyền thống, lúc thì đá sang kiểu Nhật.
-Nói chung tầm này lớn rồi nên mình cũng thoải mái hơn. Nhiều khi nhà có gì thì con ăn nấy (chỉ k cho gia vị vào phần thức ăn của con thôi).

Tóm lại:

Cả 3 phương pháp ăn dặm đều có ưu và nhược điểm riêng. Mình thì k cổ xúy hay chê bai phương pháp nào cả. Quan trọng là các mẹ cần quan sát con để biết con thích ăn theo kiểu nào? Với mỗi giai đoạn con sẽ lại chọn cách ăn khác.

Hãy nhớ rằng: Không có phương pháp nào là hoàn hảo cho MỌI đứa trẻ, nhưng có phương pháp HOÀN HẢO cho CON CỦA BẠN. Và chỉ có bạn - người mẹ hiểu con nhất - mới có thể tìm ra phương pháp đó.
Và quan trọng nữa là dù có theo phương pháp ăn dặm kiểu nào thì các mẹ vẫn cần cho con ăn cân đối với đầy đủ các nhóm chất thì con mới phát triển tiếp được.

À những món đồ ăn dặm cần thiết, mình có để link mua ở dưới bình luận để các mẹ tham khảo nha.

( Bài viết mình đầu tư chất xám để viết nên ai đó copy làm ơn ghi rõ nguồn, đừng đổi tên rồi làm thành bài của mình)

4 năm chiến đấu với BIẾNG ĂN-90% các mẹ không biết sự thật này! Có mẹ nào từng đứng cầm thìa cháo mà muốn khóc không? Mì...
19/06/2025

4 năm chiến đấu với BIẾNG ĂN-90% các mẹ không biết sự thật này!

Có mẹ nào từng đứng cầm thìa cháo mà muốn khóc không? Mình có.

Hôm qua có mẹ inbox hỏi về chuyện con biếng ăn, mình ngồi viết lại toàn bộ những gì mình đã trải qua với 2 đứa. Không phải để khoe khoang gì, mà vì biết cảm giác đó quá rõ.

Mít Mi lúc mới ăn dặm thì ăn thun thút, mình không kịp đút. Nhưng sau 2-3 tuần thì đột nhiên thành... cuộc chiến. Con khóc, con lắc đầu, con đòi ra khỏi ghế ăn.

Có hôm mình khóc vì tuyệt vọng. Con chỉ ăn được 2 thìa rồi nhất quyết không há miệng nữa. Lúc đó cứ nghĩ là do mình nấu không ngon, hay con có vấn đề gì đó.

Nhưng giờ sau 4 năm với 2 con, mình hiểu ra một điều: đây là chuyện bình thường của hầu hết các bé.

Những cách mình đã thử và thấy hiệu quả:

1. 6 tháng - Giai đoạn mới bắt đầu

Nguyên tắc: Sữa vẫn là chính, ăn dặm chỉ để làm quen
• Nếu con thích sữa và chưa hợp tác ăn dặm → kiên trì mời, đừng ép
• Thử tạo vị ngọt tự nhiên: Nấu cháo với nước dashi (nước hầm rau củ)

Công thức nước Dashi mình hay dùng:

• ½ củ cà rồi, ½ củ su hào, ½ bắp ngô, 1 miếng táo, ½ su su
• 500ml nước, hầm 30-45 phút
• Nước này có vị ngọt tự nhiên, không cần thêm gì

Nếu con 6,5 tháng vẫn chưa chịu ăn: Thử cắt bớt 1 cữ sữa, thay bằng cữ ăn dặm (cách nhau 3-4 tiếng)

2. 7-8 tháng: con đã ăn dặm được 1-2 tháng. Nếu con có dấu hiệu chán ăn, mẹ có thể thử:

- Đổi cách nấu cháo. Tầm đó là mình ngưng cho sữa mẹ vào cháo. Đổi qua cách xào thịt rau với dầu rồi trộn cháo trắng vào, con hợp tác. Các mẹ nhớ phân biệt dầu xào với dầu ăn cho trực tiếp vào thức ăn nha.

- Đổi món. Con ăn cháo mãi chán thì thử mì somen, nui ăn dặm cho đa đạng. Mít Mi rất thích mấy loại mì của nhà NutrAZ, khá dễ ăn, mềm và đa dạng vị nữa. Mình có tìm hiểu thì thấy mì được công nhận chuẩn Vietgap, làm từ rau tươi được sấy lạnh nên giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng tốt nhất.

- Chú ý mùi thơm của dầu ăn để tiếp tục hấp dẫn con mà ko phải dùng bất cứ loại gia vị nào. Mình thường cho Mít Mi ăn mấy loại: dầu cá hồi, dầu oliu của nhà NutrAZ. Còn xào nấu thì mình hay dùng mỡ lợn. Mình cũng có 1 bài viết chi tiết về DẦU/MỠ: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1240311648098418&set=pb.100063587833438.-2207520000&type=3

- Tăng thô. Đây là giai đoạn vàng luôn nên mẹ tăng thô dần dần cho con. Thậm chí có những bé chán cháo, mẹ chuyển qua cơm nát luôn được ạ. Đôi khi tăng thô bé lại chịu ăn hơn.

- Đổi kiểu ăn: Mít Mi tầm 7 tháng là bắt đầu chán cháo. Nhiều khi cũng làm đủ mọi cách con không chịu ăn. Vậy là mình thử cho con ăn theo kiểu BLW thì con ăn ngon lành. Từ đó đến tầm 1 tuổi, mình cứ thay đổi cách ăn cho con liên tục: lúc thì theo truyền thống, lúc thì BLW, lúc thì ăn dặm kiểu Nhật…

3. 11-12 tháng: con ăn lên ngày 3 bữa, ăn uống hay nhè, nhả, quăng.

Con ăn lên ngày 3 bữa, ăn uống hay nhè, nhả, quăng. Mẹ nào cũng sẽ trải qua giai đoạn này, và mình từng phải lau sàn nhà tới 5-6 lần/ngày vì Mít Mi thích quăng đồ ăn xuống sàn. Nhưng thay vì cáu gắt, mình học được rằng đây là cách con khám phá thế giới.

- Đa dạng món. Tầm này con ko thể bữa nào cũng cơm với cháo, con chán ấy. Mẹ có thể thử: bánh pancake, nui, mì, cơm, cháo đa dạng và thay đổi liên tục cho con. Tầm này Mít Mi ăn được cả cơm hạt luôn rồi ấy chứ. Chán gạo thì khoai, ngô, yến mạch quay vòng vòng được nè.

• Món bánh pancake rau củ đã cứu rỗi những bữa sáng của mình và Mít Mi. Con từ chối ăn cháo nhưng lại vô cùng thích thú với những chiếc bánh nhỏ xinh nhiều màu sắc mà con có thể cầm ăn một cách độc lập.

Công thức bánh pancake rau củ:
• 2 muỗng bột mì
• 1 quả trứng gà
• 2 muỗng sữa công thức

1 muỗng rau củ xay nhuyễn (cà rốt/bí đỏ/rau chân vịt...) Trộn đều và tráng bánh nhỏ bằng chảo chống dính.

- Con nhè nhiều: quay lại đồ ăn nhuyễn, mềm tan để con chịu ăn. Sau đó tăng thô lại từ đầu, mỗi ngày thô hơn 1 chút xíu. Thực tế là hồi 8 tháng, mình lại xay cháo cho chị Mi ăn. Đến lúc con hết biếng ăn thì mình lại tăng thô theo đúng độ tuổi.

- Đồ ăn quá đặc hoặc khô: chuẩn bị thêm nước hoặc canh cho con ăn kèm, con sẽ chịu nuốt.

- Bắt đầu sử dụng các loại gia vị từng chút một. Con chưa đủ 12M thì mình khuyên là các mẹ nên dùng các loại đồ ăn có vị mặn tự nhiên như ghẹ, tôm biển, rong biển cho con ăn thử thay vì dùng gia vị.

- Lượng gia vị con ăn từ 1t là ko quá 1,5g muối/ngày. Nên dùng nước tương, nước mắm ăn dặm vì ngoài muối thì trong đó có đạm cho con, nó cũng nhạt hơn đồ của người lớn.

Điều quan trọng nhất mình học được sau 4 năm làm mẹ là: Tin tưởng vào bản năng ăn uống của con. Có những ngày con chỉ ăn rất ít, nhưng hôm sau sẽ bù lại. Đừng ép con, đừng làm bữa ăn trở thành cuộc chiến. Thay vào đó, hãy biến bữa ăn thành thời gian vui vẻ, khám phá và kết nối.

Kết quả sau 4 năm kiên trì, Mít Mi giờ đã 4 tuổi và ăn được hầu hết mọi thứ, thậm chí còn thích ăn các loại rau mà nhiều đứa trẻ khác từ chối. Mọi nỗ lực của bạn sẽ được đền đáp xứng đáng, các mẹ ạ!

À những món đồ rất cần thiết trong hành trình ăn dặm của con, mình để link tham khảo ở dưới bình luận nha. Cảm ơn các mẹ luôn tin tưởng và ủng hộ mình.
Các mẹ có thể chia sẻ thêm kinh nghiệm của mình không? Mình cũng muốn học hỏi thêm từ các mẹ nữa


Address

Mỹ Đình
Hanoi
100000

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Mami Thu Hằng posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share