Dọc Đường Gió Bụi Vlog

Dọc Đường Gió Bụi Vlog Mình là Lê Nguyễn, người ghi lại những thước phim về TINH HOA VÕ VIỆT.
(5)

Món nợ mà Lê Nguyễn nợ các anh chị em về 'kỹ thuật dùng kiếm" mấy năm trước bây giờ mới trả đủ...Hồi đó, Lê Nguyễn quay ...
04/07/2025

Món nợ mà Lê Nguyễn nợ các anh chị em về 'kỹ thuật dùng kiếm" mấy năm trước bây giờ mới trả đủ...
Hồi đó, Lê Nguyễn quay thầy Long Phi Thanh (Học trò cụ Long Hổ Hội), thầy có nói 1 câu khiến mình khá hoang.
Đại khái, thầy Thanh bảo, bây giờ nhiều người, kể cả các võ sư cầm cấy kiếm cũng sai, họ không biết cách dùng kiếm.
Lúc đó, Lê Nguyễn có hỏi thầy Thanh, vậy theo thầy dùng kiếm như thế nào mới đúng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do thầy Thanh chưa thị phạm những kỹ thuật này với Lê Nguyễn cũng như khán giả yêu quý kênh Dọc Đường Gió Bụi.
Hồi đó, rất nhiều anh chị nhắn nhắc Lê Nguyễn rằng: Đi đâu quay, gặp thầy nào cũng phải hỏi cái chủ đề này nhé. Xem các thầy chia sẻ như thế nào về việc này. Nếu được thì hỏi luôn các thầy về kỹ thuật dùng gươm và đao của người Việt. Xem binh khí của mình có khác với Tàu, với Nhật không nhé.
Lê Nguyễn may mắn gặp được thầy Trung, một cao đồ môn phái Sa Long Cương và đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi trên.
Clip đã có trên Kênh, kính mời cả nhà mình cùng đón xem.

"Sa Long Cương: Võ Việt Hay Võ Tàu? Một Lời Đáp Thấm Đượm Tinh Thần Dân Tộc"..Khi Lê Nguyễn chia sẻ bài viết về Sa Long ...
03/07/2025

"Sa Long Cương: Võ Việt Hay Võ Tàu? Một Lời Đáp Thấm Đượm Tinh Thần Dân Tộc"..
Khi Lê Nguyễn chia sẻ bài viết về Sa Long Cương, có một anh nhắn nói như thế này: “Những thứ em tìm kiếm và chia sẻ đều là võ tàu, có gì mà đáng tự hào”.

Cũng là anh ấy, từng nói với Lê Nguyễn rằng Lê Nguyễn toàn tìm phải võ tàu mà nói là võ Việt. Võ Việt lịch sử 4000 năm không phải như vậy.
Lê Nguyễn cũng nhắn lại với anh ấy rằng, bản thân mình không tìm võ Việt hay tàu gì cả, mình chỉ đi tìm cái hương xưa, văn hóa, khí chất con người Việt Nam trong võ. Chứ Ta hay tàu, thằng nào động đến giang sơn đất nước, đến gia đình mình thì múc hết.

Và ở Sư trưởng Trương Thanh Đăng, Lê Nguyễn thấy một con người như vậy.

Năm 70 tuổi, ông mới chính thức mở võ đường Sa Long Cương. Cùng với ông Vũ Bá Oai (Hàn Bái Đường), Quách Văn Kế (Lam Sơn Võ Đạo), được giới võ lâm Sài Gòn gọi là "Tam Nguyệt" (Ba Mặt Trăng) của võ thuật miền Nam trước 1975.

Vậy theo như lời người bạn kia, Sa Long Cương là võ Ta hay võ tàu?

Ngày xưa, khi mở võ đường không đơn giản, nếu người thầy không có tài thật sự thì giới võ lâm sẽ tháo cái bảng hiệu ấy xuống ngay lập tức.
Có bạn nói, có khi cụ Sa Long Cương khi ấy là trường hợp đặc biệt, vì ngày xưa người ta thượng võ lắm, người ta bỏ qua vì cụ khi ấy đã 70 tuổi rồi.
Theo cá nhân mình thì làm gì có chuyện thầy Sa Long Cương được ưu ái như thế, võ lâm khi ấy thiếu gì cao thủ cùng tuổi với cụ.
Không những vậy cụ còn được suy tôn là 1 trong 3 “Tam Nguyệt” của giới võ lâm thì không phải chuyện đơn giản rồi.

Lý giải tại sao ở tuổi dưỡng già rồi, mà cụ vẫn vở võ đường làm gì?
Thì Sư trưởng từng tâm sự với báo giới Sài Gòn ngày ấy như thế này:

“… Ra dạy là vì thấy ai cũng dạy môn phái Thiếu Lâm, còn Võ cổ truyền Việt Nam người ta lại lờ đi, vô tình hay cố ý vùi lấp Võ dân tộc Việt Nam, hoặc là không biết võ nghệ Việt Nam đã có từ ngàn xưa.
Vì muốn Võ thuật Việt Nam tồn tại mãi mãi cho ngày mai nên mới mạnh dạn đem ra phổ biến lại cái gì của tiền bối khi xưa bình Nguyên, đánh Tống, gìn giữ bờ cõi quê hương đất nước. Vì thấy gương cao cả ấy, mặc dù không làm được như người xưa, song cũng lưu lại cái gì của Việt Nam đã có…”

Đó, thầy chỉ mong võ thuật Việt Nam mãi trường tồn. Hoàn thành trách nhiệm của một người học võ đi trước, đó là truyền lại, kiến tạo một thế hệ mới mà thôi.

Tìm hiểu kỹ mới thấy, cái tâm võ của Sư trưởng thật đặc biệt. Là người khai môn lập phái Sa Long Cương nhưng không nhận mình là “TỔ SƯ” như các bậc tiền bối khác. Ông suy tôn ba người thầy đầu tiên của mình: Trương Trạch, Hai Cụt, Đinh Cát là “Tổ”, còn ông dùng danh “Sư trưởng".

Vậy “Sư trưởng” là gì?

Là thầy của một lớp võ. Là thầy rồi thì vẫn luôn luôn học hỏi, tôi luyện để thành sư. Cũng như câu thường thấy phía sau cổng chùa: "Ta là Phật đã thành Phật, các con cũng sẽ thành Phật".

Bởi thế, bạn sẽ rất may mắn khi đến lớp võ mà ở đó, thầy trò “khổ luyện” như nhau. Có như thế mới nhanh thành nghề được. Chứ đến lớp mà thầy chỉ ngồi nói lý thuyết (trừ vài trường hợp đặc biệt) thì về cho nhanh. Bây giờ Lê Nguyễn thấy, nhiều thầy sau khi có “bằng” hành nghề thì ít học hỏi, khổ luyện như xưa.

Sư trưởng chưa bao giờ nhận mình là người giỏi nhất. Núi cao còn có núi cao hơn nhiều.

Nói thêm về đai đẳng ở Sa Long Cương, ngoài việc chưa từng nhận mình là chưởng môn, mãi ngoài 80 tuổi thầy Trương Thanh Đăng cũng mới mang hoàng đai đệ cử (6 lằn vàng một bên đầu đai và 3 lằn Vàng bên đầu đai kia).
Theo quy định môn phái, thì đai mà Sư trưởng Trương Thanh Đăng mang chưa phải là cao nhất của Sa Long Cương. Trong môn phái, người mang đai đẳng cao nhất là Sư phó Trương Bá Đương.

“Sa Long Cương” nghĩa là gì?

Về tên gọi “Sa Long Cương”, có nhiều thuyết, trong đó lý giải đấy là một trong 4 hệ phái võ cổ thời Hậu Lê. Võ trong chùa dạy cho 4 đệ tử tục gia gồm: Long, Hổ, Phong, Vân.

Còn tại sao Sư trưởng lại đặt tên võ đường là Sa Long Cương, theo lý giải đạt tên võ đường Sa Long Cương nghĩa là “rồng nằm đồi cát”.
Triết lý võ học của Sa Long Cương “lấy nhu thế cương”, vậy Sư trưởng đã để lại cho đời những tinh hoa tuyệt học gì?
Còn bạn, Sa Long Cương là võ Ta hay tàu? Hãy để lại bình luận trao đổi cùng Lê Nguyễn nhé!
(còn tiếp)

BÍ ẨN SƯ TRƯỞNG TRƯƠNG THANH ĐĂNG..Đọc qua các tư liệu về làng võ Sài Gòn trước 1975 thì thấy điều này: Võ Thuật – Giang...
02/07/2025

BÍ ẨN SƯ TRƯỞNG TRƯƠNG THANH ĐĂNG..
Đọc qua các tư liệu về làng võ Sài Gòn trước 1975 thì thấy điều này: Võ Thuật – Giang Hồ - Chính Trị luôn luôn có “họ hàng” với nhau. Người dạy võ, chơi võ, đấu võ thường ít nhất phải đóng 2 vai, kiểu gì cũng có liên quan đến nhau.

Ngày xửa ngày xưa, chuyện mở lò, dựng võ đường nó khó gấp vạn lần bây giờ. Cái tên "lò võ" hay "võ đường" nó hiếm hoi lắm, chứ không đại trà như nấm mọc sau mưa đâu. Lò võ thì chuyên luyện "sát thủ" để thượng đài, còn võ đường thì nghĩa rộng hơn nhiều, nó là cả một thế giới!

Mà khổ nỗi, ngày xưa, hễ ai manh nha mở lò, dựng phái là y như rằng "giới võ lâm" kéo đến "thử nghề" liền.

Yếu bóng vía, non tay là bị tháo bảng hiệu ngay tắp lự, không có chuyện "bỏ qua" như bây giờ đâu! Ghê răng lắm!

Trong cái làng võ đầy khắc nghiệt ấy, nổi lên 3 nhân vật huyền thoại được gọi là "Tam Nguyệt" (Ba Mặt Trăng) của võ thuật miền Nam trước 1975:
• Trương Thanh Đăng (Sa Long Cương)
• Vũ Bá Oai (Hàn Bái Đường)
• Quách Văn Kế (Lam Sơn Võ Đạo)

Nhưng có một người khiến Lê Nguyễn tò mò đến lạ, đó là Sư trưởng Trương Thanh Đăng! Một đời ông là một chuỗi những điều bất ngờ:

• Từ 14 đến 29 tuổi, ông mải miết tầm sư học đạo với các bậc thầy lừng danh như Hai Cụt, Trương Trạch, Đinh Cát, Vĩnh Phúc... Hấp thụ tinh hoa võ Bình Định và võ Thiếu Lâm! 💪🐉

• 30 tuổi đã bắt đầu dạy võ, nhưng mãi đến năm 1964, khi đã 70 tuổi, ông mới chính thức mở võ đường Sa Long Cương! 🤯 70 tuổi mới "làm lớn", đúng là không ai bằng!

Và đây mới là điều bí ẩn nhất, khiến anh em Dọc Đường Gió Bụi phải "xoắn não" suy nghĩ: Hồ sơ võ lâm Sài Gòn, chưa từng ghi nhận một trận đấu nào của Sư trưởng Trương Thanh Đăng! Cũng không có chuyện ông phải "thử thách" hay "chống đỡ" khi mở võ đường như những thầy võ khác! Ông ấy là ai mà "bí ẩn" đến thế?

Ngay trong môn phái Sa Long Cương, sư trưởng Trương Thanh Đăng cũng cấm học trò thượng đài, thành ra “nghề võ” của họ ít được giới mộ điệu biết đến.

Thời của sư trưởng, làng võ Việt nhiều kỳ tài lắm, vậy mà được suy tôn là Tam Nguyệt thì không phải là những người tầm thường rồi.

Bạn nghĩ sao về bí ẩn Sư trưởng Trương Thanh Đăng? Phải chăng ông là một bậc thầy ẩn mình, hay còn điều gì đó lớn lao hơn mà chúng ta chưa được biết? Chia sẻ suy nghĩ của bạn ở dưới nhé! 👇
(còn tiếp)

27/06/2025

Kỹ Thuật Đặc Biệt Của Nội Gia Đạo Quán..

“… Ra dạy là vì thấy ai cũng dạy môn phái Thiếu Lâm, còn Võ cổ truyền Việt Nam người ta lại lờ đi, vô ti...
22/06/2025

“… Ra dạy là vì thấy ai cũng dạy môn phái Thiếu Lâm, còn Võ cổ truyền Việt Nam người ta lại lờ đi, vô tình hay cố ý vùi lấp Võ dân tộc Việt Nam, hoặc là không biết võ nghệ Việt Nam đã có từ ngàn xưa.
Vì muốn Võ thuật Việt Nam tồn tại mãi mãi cho ngày mai nên mới mạnh dạn đem ra phổ biến lại cái gì của tiền bối khi xưa bình Nguyên, đánh Tống, gìn giữ bờ cõi quê hương đất nước. Vì thấy gương cao cả ấy, mặc dù không làm được như người xưa, song cũng lưu lại cái gì của Việt Nam đã có…”
(Vài lời của Sư trưởng Trương Thanh Đăng)

Phạm Văn Nam bàng hoàng, không dám tin vào rằng triều đại của mình lại sụp đổ chỉ sau vỏn vẹn 2 phút dưới tay Lê Văn Tuầ...
17/06/2025

Phạm Văn Nam bàng hoàng, không dám tin vào rằng triều đại của mình lại sụp đổ chỉ sau vỏn vẹn 2 phút dưới tay Lê Văn Tuần.

Môn « Nội-Công » là môn « Luyện Tinh hoá Khí, luyện Khí hoá Thần và luyện Thần hoàn Hư ». Đó là những phương-pháp Kiểm-S...
05/06/2025

Môn « Nội-Công » là môn « Luyện Tinh hoá Khí, luyện Khí hoá Thần và luyện Thần hoàn Hư ». Đó là những phương-pháp Kiểm-Sát Nội-Tức để rèn-luyện Nội-Lực và Nhiếp-Tâm Tĩnh-Tọa để tu Tâm dưỡng Tánh.

Võ Cổ-Truyền Việt-Nam tổng-quát gồm có Ba phương-pháp tập-luyện « Nội-Công » khác-biệt và trái-ngược nhau :

1. Phương-pháp Kiểm-Sát Nội-Tức luyện về Hạ-Đơn-Điền (Huyệt Khí-Hải), gọi là « Nội-Công Hạ-Thừa », mà kỷ-thuật hô-hấp vận-dụng sự Nén Hơi và Dùng Ý Chí Vận Khí theo lối « Hấp-Giáng Hô-Thăng », như trong phương-pháp « Tiểu-Châu-Thiên » và « Đại-Châu-Thiên », hay phương-pháp « Tẩy-Tủy » (Tử-Phụng Tủy - Chifeng Sui) của Đạo-Gia, hoặc môn « Dịch-Cân-Kinh » của Đức Bồ-Đề Đạt-Ma.
Cách luyện về môn « Nội-Công Hạ-Thừa » này tương-đối dễ-dàng nhưng đầy nguy-hiểm.
Nếu môn-sinh hấp-tấp luyện-tập, thì sẽ rất dễ bị rách màng-bụng (Péritoine) và nếu luyện sai thì hoặc là sẽ bị đau tim và bị mắt đỏ do làm phương-hại đến « Xung-Mạch », hoặc là sẽ bị thác-loạn và cuồng-dâm do luồng Hỏa-Xà Tam-Muội gây nên, hoậc là sẽ bị Hoạt-Tinh đưa đến bại-liệt do « Huyệt Khí-Hải » bị tổn-thương : đó là những bệnh-trạng của « Tẫu Hỏa Nhập Ma ».
Nếu môn-sinh luyện đúng thì đã-thông Kinh-Mạch phần nào và có được nội-lực hùng-hậu nhưng trở thành tham-dục, rất dễ nóng-giận bất-thường vì bị Uất-Khí nén-dồn.

2. Phương-pháp Kiểm-Sát Nội-Tức luyện về Trung-Đơn-Điền (Huyệt Chiên-Trung, hay Đản-Trung) gọi là « Nội-Công Trung-Thừa », mà kỷ-thuật hô-hấp, vận-dụng Hơi Thở và Dùng Ý Chí Vận Khí theo lối« Hấp-Đoản Hô-Trường » (Hít vào nhanh, Thở ra chậm).
Cách luyện về môn « Nội-Công Trung-Thừa » này này tương-đối dễ-dàng nhưng cũng đầy nguy-hiểm vì ngoài việc đưa Hơi Thở xuổng Hạ-Đơn-Điền (Huyệt Khí-Hải) còn vận-dụng Huyệt Hộ-Khí Chiên-Trung thuộc Trung-Đơn-Điền nơi giữa ngực và Huyệt Tố-Liêu nơi Chót Mũi theo đường-lối của Đạo-Gia Trung-Hoa tu-luyện theo Phái Địa-Tiên ở La-Phù Sơn.
Nếu môn-sinh luyện đúng thì đã-thông Kinh-Mạch phần nào và có được nội-lực hùng-hậu nhưng dễ trở thành tham-dục, và nhất là rất dễ bị Cõi Vô-Hình khống-chế Tâm-Linh vì bỏ ngỏ hai Đại-Huyệt Chiên-Trung (Đản-Trung) và Hiệp-Tích (Huỳnh-Đình).
Điều cần nói thêm ở đây là phương-pháp luyện « Nội-Công Trung-Thừa » được đặt-biệt phát-huy bới những Nhà tu Ẩn-Sĩ Thiên-Chúa-Giáo Phái Hésycaste (Yên-Tịnh) ở Hy-Lạp, nơi miền Núi Athos và bởi Giáo-Phái Đạo Hồi ở Trung-Đông xuyên qua môn Kiểm-Sát Nội-Tức, gọi là « Dhikr ».

3. Phương-pháp Kiểm-Sát Nội-Tức luyện về Thượng-Đơn-Điền (Huyệt Bách-Hội) gọi là « Nội-Công Thượng-Thừa », mà kỷ-thuật hô-hấp, vận-dụng Thanh-Khí-Điễn theo lối « Hấp-Thăng và Hô-Thăng » của lối tu-dưỡng của Phật-Pháp : nghĩa là Hít vào và Thở ra đều « Không Nén Hơi đưa xuống quá Lỗ Rún », nhưng ngược lại thở ra Đỉnh Đầu (Huyệt Bách-Hội) và thâm-trường liên-tục như bánh xe Phật-Pháp quay tròn, gọi là « Pháp-Luân Thường-Chuyển » (Dharma-Shakra Prâvastana).
Chúng tôi xin được nói thêm ở đây là : hành-giả muốn thành-công trong việc luyện-tập môn «Nội-Công Thượng-Thừa» này cần phải được học phương-cách Tập-Trung Tinh Khí Thần xuyên qua pháp « Bế Huyệt An Thần Khai Cữu-Khiếu ».
Đây là Pháp-môn truyền-đạt từ thời Đức Thích-Ca Mâu-Ni giảng-dạy tại Vườn Lộc-Uyển (Sarnath) ở khu-vực Isipatana thuộc thành Ba-La-Nại (Bénarès) thủa xưa và bảo-tồn tại nước Đại-Việt từ Thời Nhà LÝ (1010-1225), và về sau được duy-nhất bảo-tồn tại núi Tà-Lơn, vùng Thất-Sơn, rồi được phát-huy tại miền Nam nước Việt.
Pháp-Môn này dạy về Nhiếp-Tâm Tĩnh-Tọa luyện về Thượng-Đơn-Điền, tập-trung Tam-Bảo Tinh-Khí Thần.
Cách luyện về môn « Nội-Công Thượng-Thừa » này tương-đối khó-khăn hơn và phải được một hành-giả kinh-nghiệm chân-truyền, nhưng không nguy-hiểm vì Không Nín Hơi và Không Dùng Ý Chí Vận Khí. Nếu môn-sinh luyện sai thì mất thời-giờ vô-ích vì vô-hiệu-quả. Nếu môn-sinh luyện đúng thì đã-thông Kinh-Mạch, nội-lực sung-mãng và tâm-hồn sáng-suốt, linh-mẫn và thanh-tịnh.
(Theo tài liệu môn phái Sa Long Cương)

Cuộc trò chuyện với Sư trưởng Trương Thanh Đăng: Tâm huyết và di sản võ cổ truyền Việt Nam(Bài viết của tác giả Trần Thế...
05/06/2025

Cuộc trò chuyện với Sư trưởng Trương Thanh Đăng: Tâm huyết và di sản võ cổ truyền Việt Nam
(Bài viết của tác giả Trần Thế Thủy, trước 1975)..
Hiện là Giám đốc võ đường Sa Long Cương tại 137/43 Nguyễn Cư Trinh, Sài Gòn, Sư trưởng Trương Thanh Đăng là một cây đại thụ của võ cổ truyền Việt Nam. Dù đã ngoài thất tuần, ông vẫn giữ được phong thái sắc bén và sự linh hoạt trong tư duy. Suốt nhiều thập kỷ, ông đã tận tụy truyền dạy kiến thức và tâm huyết của mình cho bao thế hệ môn sinh, không quản ngại khó khăn, sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng võ nghiệp.

Sư trưởng Trương Thanh Đăng sinh năm 1895. Ông bắt đầu học võ từ năm 14 tuổi, tiếp thu tinh hoa của võ Bình Định chính gốc. Ban đầu, ông theo học thầy Trương Trạch, một cử nhân võ thời bấy giờ, người đã truyền dạy cho ông "Thập bát ban". Sau đó, trong suốt 15 năm, ông tiếp tục học từ hai vị thầy nữa là ông Hai Cụt ở làng Cẩm Thượng và ông Nguyễn Văn Cát (tự Ba Cát) ở An Nhơn. Khi trở về quê nhà Phan Thiết, ông còn học thêm võ Thiếu Lâm với 7 vị thầy người Hoa được mời về nhà dạy.

Động lực và hành trình đến với võ học

Phóng viên: Thưa Sư trưởng, động lực nào đã đưa ông đến với võ học, và cơ duyên nào đã dẫn lối ông trên con đường này?

Sư trưởng Trương Thanh Đăng: Hồi 13 tuổi, khi đang học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết), tôi có đọc những truyện Tàu cho thuê ở đó. Tôi rất say mê, đặc biệt là nhân vật Triệu Tử với khả năng một mình chống lại vạn quân chỉ với một cây thương. Chính hình ảnh đó đã nhen nhóm ý tưởng học võ trong tôi. Với suy nghĩ non nớt của tuổi trẻ, tôi tự hỏi tại sao lại có những điều kỳ diệu như vậy, và muốn tìm hiểu xem liệu điều đó có thật ngoài đời không. Vì vậy, tôi đã xin gia đình cho phép ra Bình Định để học võ.

Phóng viên: Trong quá trình học võ, cá nhân ông hay hoàn cảnh lúc bấy giờ có gặp phải khó khăn nào không?

Sư trưởng Trương Thanh Đăng: Thực ra thì không có khó khăn gì đáng kể, vì thời đó đất nước còn thái bình.

Đức tính cần có và quan niệm về võ thuật
Phóng viên: Theo ông, để thành công trong võ học, người học cần có những đức tính nào?

Sư trưởng Trương Thanh Đăng: Muốn đạt được kết quả, phải có lòng bền chí và tinh thần chủ động theo dõi từng động tác.

Phóng viên: Ông đã bao giờ tự nhận thấy mình đã đạt đến một trình độ võ thuật đúng mức chưa?

Sư trưởng Trương Thanh Đăng: Tôi không dám. Dù người nhỏ tuổi hơn tôi, nếu thấy tôi có khuyết điểm gì, cứ dạy bảo, tôi sẽ sửa ngay.

Phóng viên: Trong sự nghiệp võ thuật của mình, ông có điều gì tự hào không?

Sư trưởng Trương Thanh Đăng: Tôi không có gì để tự hào, cũng không có quan niệm mình hơn ai. Tôi học được bao nhiêu từ tiền bối thì sẽ truyền lại cho hậu sinh bấy nhiêu, đúng với khả năng của mình.

Phóng viên: Sở trường của ông là những đòn nào? Cước hay quyền?

Sư trưởng Trương Thanh Đăng: Cái nào cũng vậy, cái nào cũng có thể sử dụng được. Bởi vì võ thuật là sự kết hợp giữa đánh và đỡ, mà đỡ cũng là đánh, đánh cũng là để đỡ. Nếu đợi đỡ rồi mới đánh thì sẽ chậm hơn. Ngược lại, võ thuật phải liên tục, khi đánh người ta ở trên thì phải biết ở dưới ra sao.

Khả năng và thành tích trong võ thuật

Phóng viên: Khả năng võ thuật của ông đạt đến mức nào? Ông có thể chia sẻ một vài ví dụ điển hình hoặc những thành tích đã đạt được trong quá khứ không?

Sư trưởng Trương Thanh Đăng: Tôi xin đưa ra một ví dụ nhỏ: Năm 29 tuổi, ngọn đá của tôi từ Phan Thiết đến Bình Định đều được biết đến. Nói về việc học roi, tôi đã học 24 đường roi của cậu Tư. Hai thầy trò mỗi người cầm một cây thước kẻ ngồi học, thế mà sau đó tôi đều thuộc hết và múa được. Về thành tích khi còn thanh niên, có lần một mình tôi đã phải đối mặt với khoảng 200 người hung hăng là dân bạn ghe. Ban đầu, tôi chỉ là người can gián, nhưng vì hiểu lầm, họ vây tôi bằng dao, búa, gậy gỗ trong hơn nửa giờ. Tôi đã thoát khỏi vòng vây và đứng nhìn vào, thấy vậy nên họ đã giảng hòa.

Phóng viên: Trong quá trình sự nghiệp võ thuật, điều gì khiến ông mãn nguyện nhất?

Sư trưởng Trương Thanh Đăng: Thấy mình truyền được nghệ thuật cho học trò đến mức độ có thể trở thành võ sư là tôi đã thấy vui rồi.

Hành hiệp, truyền dạy và mục đích của võ thuật

Phóng viên: Ông bắt đầu hành hiệp từ lúc nào? Mở võ đường, dạy võ…?

Sư trưởng Trương Thanh Đăng: Năm 1925, tôi bắt đầu dạy các anh em và kéo dài được 5 năm ở Phan Thiết. Sau này, vì tránh nạn Tây thực dân nên tôi vào Sài Gòn. Ban ngày làm việc ở sở, tối về nhà dạy, đó là những năm 1930 trở về sau. Mãi đến năm 1964, khi có Tổng Cuộc Quyền Thuật, tôi mới xin được giấy phép và treo bảng hiệu. Đó chính là bảng hiệu Sa Long Cương bây giờ.

Phóng viên: Mục đích của ông trong việc truyền dạy võ học, võ thuật là gì?

Sư trưởng Trương Thanh Đăng: Mục đích của tôi là muốn truyền bá cho mọi người, đào luyện anh tài cho xứ sở.

Phóng viên: Ông dùng võ thuật để phục vụ cho lý tưởng nào?

Sư trưởng Trương Thanh Đăng: Phục vụ cho một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, giúp họ có sức khỏe dồi dào, đủ tự tin để chống trả mọi bất trắc. Qua đó, cũng có thể sửa chữa được những thiếu niên phạm pháp.

Phóng viên: Nghĩa là khi có võ thuật khá rồi, con người sẽ bớt tính hống hách, sằng bậy phải không ạ?

Sư trưởng Trương Thanh Đăng: Chắc chắn là học trò của tôi sẽ không làm bậy.

Phóng viên: Với cương vị hiện tại, ông có nghĩ mình đã góp phần xây dựng quốc gia và xã hội không?

Sư trưởng Trương Thanh Đăng: Như tôi vừa nói, mục đích của tôi là hướng dẫn, đào tạo thanh niên xứng đáng là một công dân tốt cho quốc gia, để ngoại bang phải nể phục.

Phóng viên: Theo ông, võ thuật có ảnh hưởng gì đến chính trị không?

Sư trưởng Trương Thanh Đăng: Cá nhân tôi thì chỉ lo về võ thuật thôi, đó là phần chuyên môn của mình. Tôi không biết cũng như không tham gia chính trị.

Phóng viên: Ông nghĩ sao về sự du nhập và bành trướng của các môn võ ngoại quốc ở Việt Nam?

Sư trưởng Trương Thanh Đăng: Tôi không quan tâm đến điều đó. Ai có sức làm gì thì làm, tôi chỉ lo phận sự của mình.

Phóng viên: Nghĩa là ông chỉ lo làm sao để duy trì môn võ thuật thuần túy Việt Nam này?

Sư trưởng Trương Thanh Đăng: Đúng vậy, tôi chuyên tâm về võ học nước nhà. Võ ngoại quốc vào đây ai học cũng tốt.

Quan niệm về võ cổ truyền và tương lai võ thuật

Phóng viên: Ông nghĩ thế nào về môn võ cổ truyền Việt Nam? Tại sao lại có quan niệm bí truyền của người xưa?

Sư trưởng Trương Thanh Đăng: Tôi cho rằng khi mình học tới bậc cao, mỗi khi chiến đấu, mình có thể đánh địch thủ mà địch thủ không đánh trúng mình được. Đặc điểm của môn võ cổ truyền là ẻo lả, bay bướm nhưng độc đáo, bởi lúc đánh vào thì như búa bổ.

Phóng viên: Ông có nghĩ rằng sự bành trướng võ thuật bao giờ cũng tốt? Lợi hại ra sao?

Sư trưởng Trương Thanh Đăng: Lợi là giúp thanh niên có một sức khỏe dồi dào. Nhưng phải tập luyện làm sao để có một võ lực song song với một tấm lòng đức độ. Có thể tránh được tiếng võ phu, côn đồ, vì có đạo đức kèm theo. Phần hại, nếu mình dạy không đúng, cắt nghĩa không rõ ràng thì khác nào đưa lưỡi dao cho nó tự vận, không ích gì.

Phóng viên: Ông nhận xét gì đối với thế hệ thanh thiếu niên bây giờ, cũng như các môn sinh của ông hiện tại?

Sư trưởng Trương Thanh Đăng: Tôi thấy bây giờ thanh niên đang chạy theo những trào lưu bên ngoài, có nhiều cái phức tạp, nên cần cho họ biết cái gì là của Việt Nam, về truyền thống văn vật…

Phóng viên: Còn riêng với các môn đồ của ông thì sao?

Sư trưởng Trương Thanh Đăng: Chỉ dẫn cho nhiều người thành công, điều đó cũng đủ vui rồi.

Phóng viên: Ông có ý kiến gì về công cuộc bành trướng võ học và võ thuật trong tương lai, cũng như sự cần thiết của sự trợ giúp từ chính quyền?

Sư trưởng Trương Thanh Đăng: Nếu giúp cho thế hệ thanh niên mạnh khỏe, dồi dào sức lực, thì cũng cần chính quyền hỗ trợ. Chẳng hạn như lập các võ đường công cộng, quy tụ các võ sư lại, và bành trướng rộng rãi phong trào võ thuật hơn.

Mưa gió quá, không biết khi nào kèo giao lưu giữa anh Lê Thanh Ngọc với anh Nguyễn Thành Tấn mới triển khai được đây.Kèo...
04/06/2025

Mưa gió quá, không biết khi nào kèo giao lưu giữa anh Lê Thanh Ngọc với anh Nguyễn Thành Tấn mới triển khai được đây.
Kèo này là mình với anh Phong đẩy thuyền”, đưa 2 mãnh hổ kể trên vào thế gọi là sự đã rồi.
Bữa anh Phong nhắn bảo: “Có cần cập nhật các clip “tập luyện” không? Thế mới vui. Đúng 1 tháng là đẹp rồi”.
Anh ấy còn gửi Lê Nguyên bức ảnh anh Tấn cùng anh em chiến hữu đang say sưa bên vò rượu 10 lít, giữa cánh đồng lộng gió và bếp lửa bập bùng – một khung cảnh rất "chiến".
Rồi xong.
Bữa qua mình chạy đi Vũng Tàu, có ghé qua quán phở của anh Ngọc để kiểm ra xem tình hình tập luyện thế nào rồi. 11h trưa, quán phở đóng cửa im ỉm. Gọi điện thì nghe ông bảo đang đi hát karaoke trong xóm. Anh Ngọc còn bảo: “Vào đây làm chút cho vui em. Có chị gái bữa nhậu với mày nè”.
Rồi xong.
Bài viết trước của Lê Nguyễn về trận "long tranh hổ đấu" này đã nhận được sự quan tâm lớn từ các võ sĩ Việt kiều tại Mỹ. Họ nhắn rằng khi nào hai anh Ngọc và Tấn giao lưu, hãy báo để họ về góp vui.
Thật tình, các anh ơi...Thế này có mà toang.
Thông tin mới, 2 hôm nữa Lê Nguyễn sẽ quay anh Ngọc tập bao cát. Anh em có gì cần nhắn hỏi anh Ngọc thì để lại bình luận nhé!
Cảm ơn cả nhà nhiều.

03/06/2025

Võ Sĩ Bất Bại 200 Trận: Khi Bộ Tay Và Cặp Chỏ Mai Hoa Đạt Đến Cảnh Giới Thượng Thừa..
Nguồn: Dọc đường gió bụi

"Giấu Nghề" Trong Truyền Thống Võ Học: Bảo Tồn, Thử Thách Hay Toan Tính?..Trong thế giới võ thuật truyền thống, hình ảnh...
03/06/2025

"Giấu Nghề" Trong Truyền Thống Võ Học: Bảo Tồn, Thử Thách Hay Toan Tính?..
Trong thế giới võ thuật truyền thống, hình ảnh người thầy võ nghiêm nghị, đức độ, nắm giữ những tuyệt kỹ tinh hoa luôn đi kèm với một chút huyền bí. Một trong những điều gây tò mò và đôi khi là tranh cãi nhất chính là quan niệm "giấu nghề" – việc thầy võ dường như không truyền thụ hết tất cả những gì mình biết cho học trò.
Vậy, đâu là căn nguyên của hiện tượng này? Liệu đó có phải là sự ích kỷ, hay đằng sau đó là những lý do sâu xa hơn?

Trước hết, cần phải hiểu rằng "giấu nghề" không hoàn toàn đồng nghĩa với việc ích kỷ, không muốn truyền dạy. Trong nhiều trường hợp, đó là một sự cẩn trọng bắt nguồn từ trách nhiệm. Võ thuật, đặc biệt là những môn võ cổ truyền mang tính sát thương cao, không chỉ là kỹ thuật chiến đấu mà còn là một triết lý sống, một đạo đức.
Người thầy võ chân chính luôn lo sợ kiến thức của mình rơi vào tay kẻ xấu, kẻ có tâm thuật bất chính, sử dụng võ thuật để làm điều sai trái, gây hại cho người khác, làm ô danh môn phái. Do đó, việc "thử thách" và quan sát kỹ lưỡng nhân cách, đạo đức của học trò trước khi truyền dạy những kỹ thuật cao siêu là điều cần thiết.
Đây không phải là giấu nghề, mà là chọn mặt gửi vàng, đảm bảo di sản võ học được trao cho người xứng đáng.

Thứ hai, "giấu nghề" đôi khi xuất phát từ sự bảo tồn và tôn trọng di sản của tổ tiên. Nhiều môn võ có lịch sử hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, được gây dựng và hoàn thiện qua nhiều thế hệ. Những tuyệt kỹ, những bí quyết không chỉ là công sức của một người thầy mà là kết tinh trí tuệ, mồ hôi và cả xương máu của các bậc tiền bối.

Việc truyền dạy một cách ồ ạt, không có chọn lọc có thể dẫn đến việc thất truyền, sai lệch hoặc bị xem nhẹ giá trị. Người thầy có trách nhiệm gìn giữ sự thuần túy, tính hiệu quả và chiều sâu của môn võ, chỉ truyền dạy cho những ai thực sự đam mê, kiên trì và có khả năng lĩnh hội, phát triển nó.

Một khía cạnh khác cần xem xét là phương pháp sư phạm đặc thù của võ thuật truyền thống. Việc học võ không chỉ đơn thuần là học các động tác, kỹ thuật mà còn là một quá trình rèn luyện tâm tính, ý chí và sự kiên nhẫn.
Đôi khi, việc thầy "giấu" một vài chiêu thức hay không giải thích cặn kẽ ngay từ đầu là một cách để kích thích sự tò mò, tự tìm tòi, khám phá của học trò. Quá trình tự mày mò, suy ngẫm và thậm chí là thất bại sẽ giúp người học hiểu sâu hơn về nguyên lý của võ thuật, tự rút ra những bài học quý báu và hình thành kỹ năng thực chiến thực sự, thay vì chỉ là sự sao chép máy móc.
Người thầy không đưa "cá" cho học trò, mà dạy họ cách "câu cá".

Bên cạnh đó, không thể phủ nhận rằng trong một số trường hợp, "giấu nghề" có thể xuất phát từ những toan tính cá nhân. Đó có thể là nỗi sợ học trò giỏi hơn mình, "phản thầy" hoặc cạnh tranh với chính người thầy của mình. Trong một môi trường mà danh tiếng và vị thế của người thầy võ đôi khi gắn liền với những kỹ năng độc đáo, việc giữ lại "một chút gì đó cho riêng mình" có thể được xem là một cách để duy trì sự khác biệt và vị thế. Tuy nhiên, đây thường không phải là động cơ của những bậc chân sư, những người luôn đặt sự phát triển của võ thuật và thế hệ kế cận lên trên lợi ích cá nhân.

Hơn nữa, sự phức tạp và tính vi tế của nhiều kỹ thuật võ học cũng là một yếu tố. Có những kỹ thuật đòi hỏi một nền tảng thể lực, nội công và sự am hiểu sâu sắc về nguyên lý mới có thể lĩnh hội và thực hành một cách an toàn, hiệu quả. Việc truyền dạy quá sớm khi học trò chưa đủ "chín" có thể dẫn đến chấn thương, hoặc tệ hơn là ngộ nhận về khả năng của bản thân. Người thầy, với kinh nghiệm của mình, sẽ biết khi nào là thời điểm thích hợp để truyền dạy những kiến thức cao cấp hơn.

Cuối cùng, trong bối cảnh xã hội hiện đại, quan niệm "giấu nghề" cũng đang dần có những thay đổi. Sự giao thoa văn hóa, sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng và nhu cầu quảng bá võ thuật đã thúc đẩy một xu hướng cởi mở hơn trong việc truyền dạy. Nhiều võ sư sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kỹ năng của mình với đông đảo công chúng, nhằm mục đích gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống.

Tóm lại, hiện tượng "giấu nghề" trong võ thuật là một vấn đề phức tạp, đa chiều, không thể nhìn nhận một cách đơn giản là tốt hay xấu, ích kỷ hay cao thượng. Nó bắt nguồn từ nhiều yếu tố, từ trách nhiệm bảo tồn di sản, phương pháp sư phạm đặc thù, sự cẩn trọng trong việc trao truyền kiến thức nguy hiểm, cho đến cả những toan tính cá nhân.
Hiểu được những khía cạnh này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn thông cảm và sâu sắc hơn về một nét văn hóa đặc trưng trong thế giới võ thuật truyền thống. Điều quan trọng là người thầy võ phải luôn đặt lợi ích của học trò và sự phát triển của môn phái lên hàng đầu, để võ thuật thực sự là con đường rèn luyện nhân cách và bảo vệ lẽ phải.

Address

VIET NAM
Ho Chi Minh City
700000

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Dọc Đường Gió Bụi Vlog posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Dọc Đường Gió Bụi Vlog:

Share

Category