Khí - Việt Linh Thần Thoại Kí

Khí - Việt Linh Thần Thoại Kí Một dự án linh vật dựa trên cảm hứng văn hoá và mỹ thuật Việt Nam

VÌ SAO NĂM RỒNG KHÔNG GỌI LÀ “LONG” MÀ LẠI GỌI LÀ “THÌN"?🐲 Trong lịch pháp Trung Quốc thời cổ, Thìn 辰 là Chi thứ 5 trong...
23/02/2024

VÌ SAO NĂM RỒNG KHÔNG GỌI LÀ “LONG” MÀ LẠI GỌI LÀ “THÌN"?
🐲 Trong lịch pháp Trung Quốc thời cổ, Thìn 辰 là Chi thứ 5 trong 12 Địa Chi (Thập nhị Chi) như Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn... 12 Địa Chi phối hợp với 10 Thiên Can (Thập Can) như Giáp, Ất, Bính, Đinh... để ghi nhớ, tính toán thời gian.

🐲 Qua thư tịch và khảo cổ ở Trung Quốc cho đến nay ta có thể xác định Thập nhị Chi xuất hiện phổ biến từ thời Thương, lúc này chỉ là những ý niệm thuần túy về thời gian. Đến khoảng thời Tần đến Hán, 12 con vật mới được dùng làm biểu tượng cho 12 Địa Chi rồi phổ biến cho đến ngày nay. 12 biểu tượng này được gọi là 12 Sinh Tiếu 生肖 (Trung Quốc) hay 12 con Giáp (Việt Nam).

🐲 Như vậy ban đầu THÌN 辰 không phải là tên gọi của con rồng mà chữ Hán viết là 龍. Chữ 辰, theo các tự điển Hán xưa nay, chỉ ý niệm về thời gian (từ 7 giờ sáng cho đến 9 giờ sáng). Chi thứ 5 là Thìn 辰 từ đời Hán mới gắn kết với biểu tượng của nó là hình tượng con rồng, long 龍. Nhưng có một số nhà nghiên cứu lại không công nhận sự thật khách quan này và đưa ra giả thuyết khác để chứng minh tên gọi THÌN 辰 ban đầu chính là tên gọi của con rồng, long 龍 - thậm chí có người còn khẳng định tên gọi Chi THÌN 辰 thực ra có nguồn gốc từ tên gọi RỒNG của Việt Nam. Tuy nhiên, các bằng chứng lịch sử và khảo cổ học cho thấy rằng THÌN 辰 không phải là LONG 龍 và 2 chữ này cũng không dùng thay lẫn nhau (xem thêm tại tư liệu tham khảo chúng mình để dưới cmt).

🐲 Tóm lại, Thìn ban đầu chỉ là cách gọi cho một khoảng thời gian và sau này mới được kết hợp với hình ảnh của con rồng (long). Do đó, khi nói về năm, chúng ta không gọi là năm "Long" mà phải gọi là năm "Thìn" mới chuẩn xác.

Tết nay thì "còn thở là còn gỡ", còn tết xưa ông bà ta chơi gì? Cùng tìm hiểu qua các bức tranh dân gian Đông Hồ nhé!   ...
16/02/2024

Tết nay thì "còn thở là còn gỡ", còn tết xưa ông bà ta chơi gì? Cùng tìm hiểu qua các bức tranh dân gian Đông Hồ nhé!

PHỤNG VÀ NHỮNG TIN ĐỒN TÌNH ÁI TRONG TRUYỀN THUYẾT------------Trong không khí phảng phất tình yêu lứa đôi của ngày lễ tì...
15/02/2024

PHỤNG VÀ NHỮNG TIN ĐỒN TÌNH ÁI TRONG TRUYỀN THUYẾT
------------
Trong không khí phảng phất tình yêu lứa đôi của ngày lễ tình nhân, chúng ta cùng đi tìm hiểu duyên tình đôi lứa của Phụng - idol "vạn người mê" của Tứ Linh.
-----------
❤️ Long – Phụng: mối tình “viral” khắp cõi nhân gian
Trong mối tình Long – Phụng này, tính chất của cả hai đối ứng với nhau. Rồng thể hiện tính dương, phượng thể hiện tính âm; rồng là vua của các loài thú, phượng là vương giữa mọi loài chim, từ đó trở thành biểu tượng của âm dương hòa hợp, hình thành quan niệm “long phượng trình tường”, vốn chỉ điềm lành, mọi sự cát tường, sau chỉ vợ chồng hòa thuận, phu xướng phụ tùy, bách niên hảo hợp.
-----------
💜 Phụng & Hoàng hay Phụng & Loan: chuyện tình thầm lặng ít ai hay.
💕 Phụng - Hoàng: một trống, một mái. Theo truyền thuyết cổ, Phụng Hoàng là vua của các loài chim, lại vốn là một đôi, con trống gọi là Phụng, con mái gọi là Hoàng. Phụng Hoàng bay cao là biểu tượng của điềm lành, một cặp trống – mái cũng dùng để ẩn dụ cho vợ chồng, đôi lứa.
- Theo nhận xét của linh mục L’Cadière (tác giả của Nghệ thuật và nghệ nhân vùng Huế, Lê Đức Quang dịch): trong tâm thức của người Việt bình dân không quá quan tâm đến những niềm tin tín ngưỡng hay những tầng ý nghĩa sâu xa của linh vật, họ chỉ ghi nhớ rằng: chim phượng là sự kết đôi giữa đàn ông và đàn bà qua việc kết hôn.
----------
💕 Hình tượng đôi Phụng – Loan:
- Về Loan, “Sơn Hải Kinh” viết: “Núi Nữ Sàng có giống chim, bề ngoài như gà gô, tên gọi là chim loan, gặp nó thì thiên hạ an ổn”. “Thuyết văn giải tự” viết: “Loan, là loài thần kì, lông ngũ sắc mà màu đỏ là chủ đạo, hình dáng giống chim, trong tiếng kêu có ngũ âm”.
- Đã có nhiều giả thuyết về vai vế, tính trống - mái của Phụng và Loan. Thành ngữ chỉ mối quan hệ vợ chồng hòa thuận có câu “loan phượng hòa minh”. Ngoài ra còn có câu “phượng hiệp loan hòa”, chỉ quan hệ vợ chồng hòa thuận, hay “loan phượng phân phi”, chỉ lứa đôi ly tán.
-------------
💚 Phụng – Ngô Đồng: Tình này mập mờ không công khai.
Phụng còn thường được gắn với hình ảnh cây ngô đồng. Ca dao có câu:
“Còn gì nay đợi mai trông
Nhạn kia chắp cánh theo rồng lên mây
Trách ai làm đó xa đây
Như con chim phượng xa cây ngô đồng”.

“Đôi ta gặp được nhau đây
Khác chi chim phượng gặp cây ngô đồng” (Ca dao)
Trong những câu ca dao này, phượng và ngô đồng đều là những câu so sánh ẩn dụ theo văn cảnh, không phải hình tượng cố định về tình yêu đôi lứa như Long – Phụng hay Phụng – Hoàng, Phụng – Loan.
--------

Tưởng là tới ký cái biên bản bàn giao thôi mà quàng thượng tặng quà dữ quá! Mãi iu bé Mẹo 2023 😘😘
09/02/2024

Tưởng là tới ký cái biên bản bàn giao thôi mà quàng thượng tặng quà dữ quá!
Mãi iu bé Mẹo 2023 😘😘

GIẢI MÃ “MẬT NGỮ” ẨN SAU TRANH TẾT ĐÔNG HỒHỡi anh đi đường cái quanDừng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầuMua tờ tranh điệp t...
08/02/2024

GIẢI MÃ “MẬT NGỮ” ẨN SAU TRANH TẾT ĐÔNG HỒ
Hỡi anh đi đường cái quan
Dừng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầu
Mua tờ tranh điệp tươi màu
Mua đàn gà lợn thi nhau đẻ nhiều.

Không chỉ là vật trang trí ngày tết, đằng sau mỗi bức tranh Tết dân gian còn ẩn chứa những "mật ngữ” riêng mang thông điệp văn hóa, thẩm mỹ và những triết lý xã hội nhân văn.
Bấm vào từng hình để được giải mã chi tiết về thông điệp nhé!

TRANH HÀNG TRỐNG VÀ THÚ CHƠI TRANH TẾT CỦA NGƯỜI HÀ THÀNHCứ vào độ gần cuối tháng Chạp, cư dân chốn Hà Nội xưa lại lên p...
07/02/2024

TRANH HÀNG TRỐNG VÀ THÚ CHƠI TRANH TẾT CỦA NGƯỜI HÀ THÀNH
Cứ vào độ gần cuối tháng Chạp, cư dân chốn Hà Nội xưa lại lên phố tìm mua những bức tranh Tết Hàng Trống để thay cho tranh cũ trong nhà.
Không chỉ để "tống cựu, nghinh tân" - tiễn cái cũ, đón điều mới mà từng bức tranh Hàng Trống được treo trong nhà còn chứa đựng những ước vọng điều tốt lành từ gia chủ.
Bấm vào từng hình để được giải mã chi tiết về thông điệp của từng bức tranh nhé!

Bao nhiêu thương mến gom nhặt đầy, Long gửi vào 4 phong thư. Lì xì vật chất thì Long không có nhưng lộc tinh thần thì đầ...
07/02/2024

Bao nhiêu thương mến gom nhặt đầy, Long gửi vào 4 phong thư.
Lì xì vật chất thì Long không có nhưng lộc tinh thần thì đầy bao. Chọn liền bao lì xì mình thích, nhận thông điệp từ Long để năm mới thỏa sức đạp sóng rẽ gió nhé!

CÙNG LONG CHECK-IN CÙNG MẤY NÍ BẠN THÂN DỌC MIỀN ĐẤT NƯỚCĐến hẹn lại lên, lại đến mùa dàn linh vật của năm đọ sắc. Ai cũ...
06/02/2024

CÙNG LONG CHECK-IN CÙNG MẤY NÍ BẠN THÂN DỌC MIỀN ĐẤT NƯỚC
Đến hẹn lại lên, lại đến mùa dàn linh vật của năm đọ sắc. Ai cũng là Long nhưng giao diện đôi khi lại rất tấu hài… 😗

30/01/2024

LONG - LÊN MÀU TỪ CẢM HỨNG TRANH HÀNG TRỐNG VÀ TRANH ĐÔNG HỒ

1️⃣ Tranh Hàng Trống - Thế giới rực rỡ tạo nên chỉ từ 6 màu cơ bản
▪️ Tranh Hàng Trống được nuôi dưỡng trong không gian phố thị của đất Kẻ Chợ - Thăng Long vào khoảng thế kỷ XVI - XVII và nhuốm màu suy tàn vào nửa cuối thế kỷ XX.
▪️ Thưởng tranh Hàng Trống ta cảm nhận được lối sống thanh lịch, trang nhã của chốn phồn hoa đô hội, với những đường khắc mảnh mai chi tiết và những nét bút đậm nhạt giàu sắc điệu.
▪️ Tranh Hàng Trống là sự kết hợp giữa in ván khắc và vẽ, tô màu bằng tay. Sau khi in bằng ván khắc nét, các nghệ nhân sẽ vẽ và tô màu bằng bút lông và bút thép. Bút thép là loại bút chuyên dụng làm bằng hai thẻ tre kẹp tóc hoặc lông thú ở giữa. Khi vẽ, một nửa ngọn bút được chấm màu, nửa còn lại chấm nước. Chính vì vậy các nét vẽ có sắc độ đậm nhạt khác nhau và chuyển sắc một cách mềm mại, sống động, tự nhiên.
"Uyển chuyển bút lông màu đậm nhạt,
Mảnh mai nét khắc chốn thịnh suy"
🔥 Về màu sắc, các nghệ nhân chỉ sử dụng 6 màu (xanh lá cây, xanh da trời, hồng, cam, vàng, đỏ điều) kết hợp 2 sắc đen trắng. Và chỉ với từng ấy màu sắc cũng đủ để tạo nên một thế giới rực rỡ từ phiên chợ quê sống động đến những bức tranh tôn giáo uy nghiêm. Đặc biệt các màu sắc tuy đều rất nổi bật, thoạt nhìn tưởng đối chọi nhau nhưng lại tạo thành một tổng thể hòa hợp. Đó chính là cái tài tình của nghệ nhân chốn kinh kỳ.

2️⃣ Tranh Đông Hồ - Sắc mộc mạc đậm hơi thở làng Việt
Về tranh Đông Hồ, ca dao có câu:
Hỡi anh đi đường cái quan
Dừng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầu
Mua tờ tranh điệp tươi màu
Mua đàn gà lợn thi nhau đẻ nhiều...
Tranh Đông Hồ xuất xứ từ làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Tỉnh Bắc Ninh vào khoảng thế kỷ XVII. Khoảng năm 1945, làng Đông Hồ có 17 dòng họ tất cả đều làm tranh.
▪️ Đề tài tranh xoay quanh cuộc sống của dân Việt xưa, mộc mạc giản dị với đàn gà, đám chuột, chăn trâu cùng những hoạt động thường ngày trong đời sống và lễ hội. Nét vẽ giản dị, khoáng đạt chứ không đi vào chi tiết cầu kỳ.
▪️ Nét độc đáo đầu tiên thu hút người xem của Tranh dân gian Đông Hồ chính là màu sắc và chất liệu giấy in. Giấy dó được làm từ vỏ cây dó, quét thêm một lớp hồ điệp (từ vỏ con điệp ở biển trộn với hồ gạo tẻ, nếp) tạo nên nét sáng óng ánh đặc thù. Màu in được tạo thành từ những nguyên liệu gần gũi của tự nhiên như than, hoa hòe, lá chàm, gỉ đồng,... tạo nên những gam màu tươi sáng mang thở của chất làng quê Việt
🔥 Giấy in tranh đồng thời là màu nền của tranh, với những màu tươi vui rực rỡ làm làm nên bảng màu trong tranh dân gian Đông Hồ vừa đằm thắm vừa có được cái hồn của dân tộc. Cố học giả Lê Văn Hòe từng nêu cảm xúc riêng trong bài viết « Lẽ sống của tranh gà, tranh lợn » đăng trong tạp chí Xuân Văn Nghệ, Quý Tỵ, 1953 như sau: "tranh gà, tranh lợn đỏ như xôi gấc, vàng như màu lúa chín, xanh như lá mạ hay vàng như nghệ kho cá, xanh như cốm non, đỏ như ngô già, nâu như đất cày, toàn những màu sắc thân mến từ bao đời rồi, những màu sắc ấy đã in vào tâm trí người nông dân từ thế hệ này đến thế hệ khác thành những màu sắc dân tộc".

3️⃣ Long - lên màu từ cảm hứng văn hóa truyền thống:
Lấy màu xanh da trời đặc trưng của tranh Hàng Trống làm màu chủ đạo cho LONG, chúng tôi phối với các tone trầm hơn nhằm gợi tả nét gần gũi, mộc mạc của tranh Đông Hồ. Tất cả tạo nên một sự kết hợp màu sắc đậm chất Việt cho Long Thần Khí Giả.

Tại Khí - Việt Linh Thần Thoại Kí, chúng tôi hấp thụ cảm hứng từ di sản của người xưa, viết nên những giá trị sáng tạo mới của thời đại này.

VÌ SAO RỒNG ĐỨNG ĐẦU TRONG TỨ LINH?Trong truyền thống văn hóa Á Đông, tứ linh (Long - rồng, Lân - lân, Quy - rùa, Phụng ...
29/01/2024

VÌ SAO RỒNG ĐỨNG ĐẦU TRONG TỨ LINH?
Trong truyền thống văn hóa Á Đông, tứ linh (Long - rồng, Lân - lân, Quy - rùa, Phụng - phượng hoàng) thường được coi là biểu tượng của quyền lực và linh thiêng, tượng trưng cho thế giới phẩm hạnh trọn vẹn được sắp xếp theo trật tự từ trên trời – dưới đất, trên cạn – dưới nước. Rồng, trong tứ linh, thường đứng ở vị trí quan trọng nhất, thâu tóm được nhiều quyền lực tối cao: là linh vật duy nhất hoạt động tự do ở cả bốn cõi bầu trời, mặt đất, dưới nước, thậm chí cả độn thổ (làm thành “long mạch”).

Có một số lý do mà rồng được coi trọng nhất trong Tứ linh:
🐲 Quyền lực và phong thủy: Rồng thường được liên kết với quyền lực và sự cao quý. Trong tư duy phong thủy, hình ảnh rồng được xem là mang lại may mắn, bảo vệ và thăng tiến trong sự nghiệp. Sự hùng mạnh của rồng được tin là có thể kiểm soát thời tiết và nước, góp phần vào sự thịnh vượng và an lành.
📜 Biểu tượng lịch sử và văn hóa: Rồng thường được liên kết với lịch sử và văn hóa của nhiều quốc gia châu Á. Trong truyền thuyết, rồng thường xuất hiện là linh vật bảo hộ của nhà vua, biểu tượng của sự cao quý và quyền uy.
🐉 Tính toàn vẹn và sức mạnh: Rồng thường được miêu tả với sức mạnh, lòng dũng cảm và lòng trung hiếu. Điều này làm cho rồng trở thành biểu tượng của sự toàn vẹn và tinh thần kiên trì.
💦 Liên kết với thiên nhiên: Rồng kiểm soát thiên nhiên, đặc biệt là nguồn nước và lượng mưa, mang lại sức sống mãnh liệt, làm cho mùa màng tốt tươi. Rồng trong quan niệm Á Đông chính là sự thăng hoa và ước vọng của cư dân trồng lúa nước.
Vì những lý do trên, rồng thường được đặt ở vị trí quan trọng và độc đáo trong tứ linh, thể hiện sự quan trọng và ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa Á Đông.

LẠC – NGHÊ – QUY – ÔNG: BỐN THẦN THÚ LẤY CẢM HỨNG TỪ THẦN THOẠI VIỆT--------Chúng ta đã quá quen thuộc với “bộ tứ huyền ...
25/01/2024

LẠC – NGHÊ – QUY – ÔNG: BỐN THẦN THÚ LẤY CẢM HỨNG TỪ THẦN THOẠI VIỆT
--------
Chúng ta đã quá quen thuộc với “bộ tứ huyền thoại” Long – Lân – Quy – Phụng rồi phải không nào? Đây là bốn linh vật trong đời sống văn hóa, tinh thần của nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam.
Vậy nếu như được lựa chọn thì các bạn nghĩ Tứ Linh của riêng người Việt sẽ bao gồm những thần thú nào?
Với mong muốn mang đến một góc nhìn mới, chúng mình rất hân hoan giới thiệu đến mọi người project "Lạc” của tác giả Thai-Anh Nguyen. Hiện anh đang đồng hành cùng dự án Khí – Việt Linh Thần Thoại Kí.
"Lạc – Nghê – Quy – Ông” bốn thần thú được lấy cảm hứng và sáng tạo dựa trên thần thoại và tư liệu từ các sự tích xưa của người Việt. Các giá trị dân tộc, giá trị văn hóa Việt hòa trộn lại trong một tưởng tượng rất mới và được thể hiện bằng ngôn ngữ nghệ thuật cực kì hiện đại.
👉 Click vào từng ảnh để cùng chu du qua những miền đất vừa lạ nhưng cũng lại vừa quen của bốn thần thú này nhé!

Address

96 Lê Văn Duyệt
Ho Chi Minh City

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Khí - Việt Linh Thần Thoại Kí posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Khí - Việt Linh Thần Thoại Kí:

Share