Đạo Phật & Thiền Đạo

Đạo Phật & Thiền Đạo Lời đức Phật dạy và hành Thiền trong đời sống giúp ta an lạc hạnh phúc, sống từ bi công đức vô lượng. Chữ tâm sáng mãi giữa màu thời gian.
(3)

🌟 Bạn có thể tặng Sao khi xem video trên kênh để ủng hộ kênh Đạo Phật & Thiền Đạo. Nhờ Sao quyên góp của quý vị đội ngũ kênh sẽ có kinh phí để tạo nhiều nội dung hơn đến quý vị đọc giả và các fan của kênh, và có thêm kinh phí để làm các việc thiện nguyện chắp cánh cho trẻ em nghèo tới trường😁🌷

Hãy bấm vào link và bấm theo dõi kênh Youtube của Đạo Phật & Thiền Đạo để nghe và xem thêm nhiều video ý

nghĩa:

★ Youtube : https://youtube.com/daophatthiendao1
★ Facebook : https://www.facebook.com/daophatthiendao
★ Instagram : https://www.instagram.com/daophatthiendao/
★ Tiktok : https://www.tiktok.com/


Chân thành và cảm ơn sự yêu quý của quý vị

BA LOẠI CĂN CƠ HAY BA GIAI ĐOẠN TRONG SỰ TU HỌC֎ CĂN CƠ TINH TẤNĐây là giai đoạn nhận thức ban đầu khi người ta luyện bằ...
19/02/2025

BA LOẠI CĂN CƠ HAY BA GIAI ĐOẠN TRONG SỰ TU HỌC

֎ CĂN CƠ TINH TẤN

Đây là giai đoạn nhận thức ban đầu khi người ta luyện bằng ý chí. Họ tu rất tích cực & miên mật và , có thể vào trong rừng núi hang động để tu, thường là tu khổ hạnh. Nhìn bên ngoài thì thấy những vị này tu luyện thật ghê gớm và dữ dội, nhưng thật ra đây là căn cơ thấp nhất.

Tại sao? Vì sự tu học ở đây chỉ thuần túy là nỗ lực của bản ngã ý chí, họ cứ tưởng mình cố gắng như thế này thì sẽ thành đạo, nỗ lực như thế kia thì sẽ giác ngộ. Đó là do họ chưa thấy sự thật, chưa thấy Pháp nên chưa thể sống thuận Pháp, mà chỉ lo lựa chọn những gì được cho là tốt, nên những người này rất lâu mới có thể giác ngộ.

֎ CĂN CƠ ĐỨC TIN

Khi cảm thấy nỗ lực cá nhân là vô ích, và nhận ra trên đời chẳng có gì được như ý mình. Khi gặp phải một chướng ngại không thể giải quyết được bằng lý trí, không thể vượt qua được bằng ý chí dù có tài giỏi đến đâu, lúc đó những người tu bước sang giai đoạn đức tin. Họ chấp nhận mọi sự đến đi với đức tin vào Thượng Đế, hay vào một chủ thể linh thiêng nào đó. Khổ thì chịu khổ vì đó là ý Trời, là ý Chúa, là Trời-Đất vận hành, là Pháp vận hành.

Đây là giai đoạn “chưa thấy mà tin” hay còn gọi là đức tin. Khi sống như vậy thì những người tu học theo đức tin lại phát hiện ra họ có sức mạnh hơn, có năng lực hơn là cứ sống bằng ý chí của một cá nhân nhỏ bé. Sức mạnh của đức tin giúp họ chịu đựng được những khó khăn dường như khó vượt qua, lúc này sự chấp nhận thực tại dù là tốt hay xấu đã ở mức cao hơn căn cơ tinh tấn.

֎ CĂN CƠ TRÍ TUỆ

Đây là giai đoạn nhận thức cao nhất. Giai đoạn này sự tu học đi cùng với cái Thấy. Do người ấy thấy sự thật như vậy, nên họ làm như vậy, do người ấy thấy ra sự vận hành của pháp là như vậy nên họ sống thuận theo sự vận hành ấy.

Họ đã thấy Pháp nên họ bắt đầu sống thuận với Pháp. Những người này sống với trí tuệ, nên có thể hoàn toàn trọn vẹn với thực tại, với sự thật.

Những gì Đức Phật chỉ dạy ban đầu chỉ phù hợp với những người có căn cơ trí tuệ. Theo thời gian Phật Giáo mới mở rộng với một số pháp môn dành cho những người có căn cơ đức tin, và cuối cùng là sự xuất hiện của rất nhiều pháp môn dành cho những người có căn cơ tinh tấn...

- Thầy Viên Minh
Nguồn : ghi chép từ video chia sẻ bởi Sư Minh Chánh
Chia sẻ bởi : FB yenlang.net

18/02/2025

Thầy Minh Niệm I Pháp thoại: Thuận theo dòng chảy

Kính thưa Đại chúng,

“Chúng ta hãy thử chọn một cách khác cho năm nay, hãy nghỉ ngơi sớm, tinh gọn lại, không cần phải bày biện nhiều, để chúng ta giữ một năng lượng thật là tốt, thần thái thật là tốt trước khi bước qua năm mới. Chúng ta cần có một khoảng thời gian rất là đặc biệt dành cho riêng mình như là chúng ta có thể ngồi xuống, tĩnh tâm, có thể thưởng cho mình một tách trà ấm, một tách cafe cũng được. Chọn một nơi tĩnh lặng, tắt hết điện thoại, tivi, màn hình máy tính và tạm dừng lại các cuộc chuyện trò, dừng lại những dự án, kế hoạch để trở về thật sự với chính mình”
-Trích lời Thầy Minh Niệm trong Pháp thoại đặc biệt cuối năm -

Đêm giao thừa - thời khắc thiêng liêng mà giữa ta với trời đất, với cội nguồn, hãy cho bản thân được thong d**g, tự tại ngồi xuống để tưới tẩm và mời lên sự linh thiêng chính trong con người mình.

Thương mời Đại chúng cùng lắng lòng chiêm nghiệm những chia sẻ mà Thầy gửi gắm trong Pháp thoại đặc biệt cuối năm với chủ đề “Thuận theo dòng chảy”.

Kính chúc Quý vị có thật nhiều trải nghiệm quý báu, thật sự được quay về với chính mình và sẵn sàng đón chào một con người mới trong năm Ất Tỵ 2025.

-----------
Nguồn: Minh Niệm
Đăng bởi: Đạo Phật & Thiền Đạo

Namo Buddhaya 🌷🙏

11/02/2025

Sống hơn thua đổi lấy được gì ? Thầy Thích Pháp Hòa

Thưa đại chúng, đây là kênh do Phật tử kính mộ Thầy Pháp Hòa tạo ra để lan tỏa những lời pháp quý báu từ Thầy. Xin trân quý và biết ơn mọi nhân duyên trong cuộc đời đã đưa chúng ta lại gần nhau hơn nhờ những lời pháp chân thật, sâu sắc và thực tế từ người Thầy khả kính.
Kính niệm ân Thầy với tấm lòng tôn kính và biết ơn !

Nếu có điều gì đáng làm, hãy làm điều đó bằng cả trái tim I Thầy Pháp Hòa
--------------------------------------------
𝐊ê𝐧𝐡 𝐘𝐨𝐮𝐭𝐮𝐛𝐞 đă𝐧𝐠 𝐭ả𝐢 𝐯𝐢𝐝𝐞𝐨 𝐜𝐡í𝐧𝐡 𝐭𝐡ứ�Thầy Thích Pháp Hòang của Thầy Đạo Phật & Thiền Đạo bởi: Đạo Phật & Thiền Đạo

Mời đại chúng bấm 𝗟𝗜𝗞𝗘 - 𝗦𝗨𝗕𝗦𝗖𝗥𝗜𝗕𝗘 - 𝗦𝗛𝗔𝗥𝗘 - 𝗖𝗢𝗠𝗠𝗘𝗡𝗧 để nhận video mới nhất.

BỘ NHỚ CON NGƯỜI & VŨ TRỤ TÂM*** Hỏi: Khi chánh niệm tỉnh giác diễn ra tự nhiên không cần cố gắng, thì tiếp theo là thấy...
11/02/2025

BỘ NHỚ CON NGƯỜI & VŨ TRỤ TÂM

*** Hỏi: Khi chánh niệm tỉnh giác diễn ra tự nhiên không cần cố gắng, thì tiếp theo là thấy ra vô thường, khổ và bản ngã phải không ạ? Từ khi thực hành con hay quên đi chữ nghĩa, chỉ nắm lý và thấy sự thôi, như vậy có đúng không ạ?

- Đúng. Có trí nhớ là tốt nhưng đôi khi nhớ quá nhiều chữ nghĩa cũng không hay gì, nên quên bớt ngôn từ đi, chỉ cần nắm được (thấy ra, thực chứng) cốt lõi lý và sự thôi lại càng tốt hơn. Thấy ra cốt lõi tinh tuý của sự thật mới có sự sáng tạo. Nếu nhớ từng lời từng chữ - tầm chương trích cú - như mọt sách rồi nhìn mọi sự mọi vật qua lăng kính khái niệm ngôn từ đã có sẵn thì liền đánh mất khả năng khám phá đầy sáng tạo. Còn như không nhớ gì cả, nên khi gặp chuyện, trực diện với sự kiện bất ngờ mà ứng tiếp tự nhiên, hoàn toàn mới mẻ.

Trong kinh, đôi khi Đức Phật chỉ tuỳ duyên (tuỳ lúc, tuỳ nơi và tuỳ căn cơ trình độ) mà nói lên sự thật để khai thị cho một người nào đó, khi người đó đã thấy ra thì không cần phải nhớ ngôn từ làm gì nữa. Thí dụ như Ngài giảng về Pháp Duyên Sinh, có khi chỉ nói 10 chi, có khi 12 chi, có khi 15 chi... rồi người sau chọn 12 chi làm chuẩn mới có pháp Thập Nhị Nhân Duyên. Hoặc Tứ Thánh Đế lúc đầu giảng cho nhóm Kondañña Đức Phật trình bày 4 đế nhưng có khi nói với người khác Ngài chỉ nói 2 đế thôi là thế giới tập khởi và thế giới đoạn diệt. Vậy quan trọng là thấy ra sự thật chứ không nên chấp giữ ngôn từ.

Trí nhớ cũng tốt cho đời sống tục đế như học sinh, sinh viên cần nhớ bài học, nhất là vào những mùa thi. Trên thực tế nhiều lãnh vực đời sống càng nhớ nhiều càng bị kẹt vào kiến thức cũ kỹ nên sẽ khó thấy mọi sự luôn luôn mới mẻ. Không cần cố ghi nhớ vì không có cái gì mất cả, đừng tưởng rằng mình đã quên hết, thực ra bên trong bộ nhớ đều đã ghi lại hết. Thí dụ nạn nhân bị cướp tới công an khai báo. Công an hỏi hình dạng tên cướp đó thế nào thì nạn nhân không nhớ rõ mà chỉ nhớ đại khái thôi, nhưng tối ngủ chiêm bao lại thấy rõ mặt mũi tên cướp đó. Chứng tỏ hình ảnh tên cướp đã được sao lưu vào trong tiềm thức, đến một lúc nào đó bộ nhớ sẽ cung cấp thông tin đã lưu trữ khi cần.

* Có 3 loại bộ nhớ:

1- Có những thông tin được lưu giữ trong bộ nhớ tiềm thức cá nhân, khi cần thì có thể nhớ lại được dễ dàng.
2- Có những thông tin được lưu trữ sâu trong bộ nhớ vô thức cá nhân, khi cần không nhớ được nhưng khi vô tâm (tĩnh lặng trong sáng) tự nhiên lại nhớ được.
3- Tất cả những thông tin đều được lưu trữ trong bộ nhớ vũ trụ, một bộ nhớ chung của tất cả chúng sinh, mà thường chúng ta hầu như đã quên nhưng thực ra vẫn không hề mất.

Điển hình như câu chuyện Trưởng lão Cūlapanthaka là một trong những vị đệ tử của Đức Phật. Ngài xuất gia, nhưng trí nhớ rất kém, trong bốn tháng cũng không thuộc được bài kệ 4 câu, đến khi Đức Phật đưa cho một cái khăn trắng dạy ngài hàng ngày quan sát cái khăn đó thì chẳng bao lâu ngài đắc Đạo Quả A-la-hán, có trí tuệ biện tài vô ngại, vì trong những kiếp quá khứ ngài đã từng là người nghe nhiều học rộng. Do đó, đừng quan trọng hoá việc nhớ hay không, cứ chánh niệm tỉnh giác, quên hết càng tốt. Cứ để bộ nhớ vũ trụ giữ dùm, cái gì cần sẽ tự xuất hiện.

Hoặc câu chuyện công tử Yasa (thời Đức Phật), tuy sống đời xa hoa hưởng thụ đầy vương giả nhưng đôi khi chàng cảm thấy buồn phiền chán nản. Một hôm ngủ quên giữa cuộc chơi, nửa khuya thức dậy, mệt mỏi nhìn đám ca nhi, vũ nữ đang ngủ li bì trông chẳng khác nào những xác chết không hồn. Chàng chán nản bỏ ra ngoài, vừa đi vừa tự than trách với những lời ta thán đầy phiền muộn. May đi lang thang trên đường lại gặp đức Phật, được Phật khai ngộ liền chứng Đạo Quả. Thì ra, trong những kiếp trước Yasa làm nghề thiêu xác, nay gặp duyên nhớ lại hình ảnh những xác chết chờ thiêu mà kinh cảm sự bất tịnh của thân xác được che đậy bởi xiêm lộng lẫy mà thôi!

Cuộc sống là một chuỗi dài những trải nghiệm, mỗi trải nghiệm được ghi lại trong bộ nhớ mà không phải chỉ là bộ nhớ cá nhân trong não, trong tiềm thức hay trong vô thức của riêng mình, mà còn được lưu trữ trong bộ nhớ của Vũ Trụ Tâm nữa. Tâm chúng ta có 2 phần, một phần là tướng biết riêng biệt của mỗi người biểu hiện qua 6 thức, một phần là tánh biết bao trùm cả vũ trụ nên gọi là Vũ Trụ Tâm. Giống như Thái Cực là chung cho các hiện tượng Dịch lý riêng vậy. Những gì mỗi người trải nghiệm và tạo tác qua các tiến trình tâm đều được ghi vào Bhavanga của riêng họ. Nhưng không phải chết là hết mà chúng vẫn tiếp tục vận hành để tạo thành chuỗi nhân quả từ quá khứ đến tương lai. Giống như bộ nhớ của một máy vi tính cá nhân. Tuy nhiên, mặt khác những dữ liệu ấy còn được lưu trữ trong bộ nhớ của Vũ Trụ Tâm, giống như bộ nhớ của tổng đài, của máy chủ như của iCloud chẳng hạn. Nếu không có bộ nhớ của Vũ Trụ Tâm này thì làm sao Đức Phật Thích Ca có thể đọc được dữ liệu của những vị Phật quá khứ đã nhập Niết-bàn, hoặc biết được những kiếp quá khứ xa xưa của những người khác?

Thầy Viên Minh.
Trích ghi theo trà đạo Bửu Long

05/02/2025
Câu hỏi:Dạ con kính lễ Thầy.Con theo Phật pháp đã 15 năm nay, trong đó hơn 10 năm sai lầm tu theo kiểu bà-la-môn và tu t...
21/01/2025

Câu hỏi:
Dạ con kính lễ Thầy.
Con theo Phật pháp đã 15 năm nay, trong đó hơn 10 năm sai lầm tu theo kiểu bà-la-môn và tu tham (cầu về đâu đó, đạt được cái gì đó).

Con mới chỉ biết pháp Thầy dạy vài năm nay và trở về sống chánh niệm tỉnh giác. Con thấy mình bớt tham, bớt sân, và học được sự tỉnh thức quí giá, con thấy ngay được cái gì khởi lên trong thân, trong tâm. Nhưng mà, có một điều là tâm con dường như lạnh lùng hơn, thưa Thầy. Con không thấy dễ dàng thương yêu, gần gũi, gắn bó với người khác nữa, ngay cả người thân. Con thấy tất cả mọi chúng sinh như những tập hợp thân+tâm đang di chuyển, hoạt động... theo nhận thức, quan kiến, hoặc là nghiệp của họ. Ai cũng đáng thương vì ai cũng đi tìm hạnh phúc và trốn chạy đau khổ, mà hầu như chẳng có ai tìm ra hay trốn được. Bởi thế, nếu làm gì được cho ai là con làm ngay, nhưng con không còn thấy quá quan tâm, quá lo lắng cho họ nữa. Lúc nào ở trong con dường như cũng có một người khác nhìn chính con, nhìn mọi việc mọi thứ mọi người một cách tỉnh táo và dường như lạnh lùng.

Người ta nói tu là ngày càng thiện lành, từ bi, thương người, thậm chí vui vẻ an lành hơn, mà sao con không có những phẩm chất đó, Thưa thầy? Dù con không làm ác bao giờ, mà gặp việc lành con cũng hoan hỉ làm ngay, nhưng mà làm xong rồi con không nhớ nữa. Con không thấy đó là việc lành và nó sẽ mang lại cái gì, con chỉ nghĩ đó là bổn phận của một con người đối với đồng loại và môi trường sống.

Con kính xin Thầy chỉ dạy cho con rõ tâm mình hơn, và con đã sai ở chỗ nào khi ứng dụng lời Thầy dạy.
Con hết lòng tin tưởng nơi Thầy ạ. Sādhu.

Trả lời:
Sādhu lành thay! Con đang sống đúng chánh pháp, không sai gì cả. Không phải đó là tâm lạnh lùng vô cảm mà là không bị ngoại nhân, ngoại cảnh ràng buộc, chi phối trong khi vẫn sống vô ngã vị tha. Đó chính là "Khi xúc chạm việc đời, tâm không động, không sầu, tự tại và vô nhiễm" mà đức Phật đã dạy. Chúc mừng con!

HT. Viên Minh
Nguồn: Mục Hỏi Đáp(trungtamhotong.org).

Thức dậy vào mỗi buổi sáng Ngay khi mới thức dậy, bạn có thể mỉm cười liền lập tức, nụ cười này mang tính giác ngộ: bạn ...
20/01/2025

Thức dậy vào mỗi buổi sáng

Ngay khi mới thức dậy, bạn có thể mỉm cười liền lập tức, nụ cười này mang tính giác ngộ: bạn ý thức là một ngày mới được bắt đầu và hăm bốn giờ tinh khôi là món quà mà sự sống đang hiến tặng cho bạn. Đó là tặng phẩm quý giá nhất. Bạn có thể đọc thầm hoặc đọc lớn tiếng bài thơ này:

Thức dậy miệng mỉm cười
Hăm bốn giờ tinh khôi
Xin nguyện sống trọn vẹn
Mắt thương nhìn cuộc đời.

Bạn có thể vẫn nằm yên trên giường, buông thẳng hai tay và hai chân một cách thoải mái trong khi đọc bài thi kệ ấy. Thở vào, đọc thầm câu đầu. Thở ra, đọc thầm câu thứ hai. Thở vào, đọc câu thứ ba. Thở ra, đọc câu thứ tư. Và với nụ cười, bạn ngồi dậy, quơ dép và đi vào phòng rửa mặt.
Múc nước đổ vào chậu, thau
hay vặn nước máy để rửa mặt.

Bạn có thể có nhiều hạnh phúc trong thời gian rửa mặt, súc miệng. chải đầu, cạo râu hay tắm, nếu bạn biết đem ý thức chiếu rọi vào những gì bạn đang làm.
Ví dụ khi mở nước, bạn biết là nước bắt đầu chảy ra từ vòi nước và bạn cũng biết được là nước từ đâu chảy tới tận phòng rửa mặt của bạn. Bạn có thể thầm đọc bài thi kệ sau đây:
Nước từ nguồn suối cao
Nước từ lòng đất sâu
Nước mầu nhiệm tuôn chảy
Ơn nước luôn tràn đầy.

Bài thi kệ này giúp bạn thấy được nước từ đâu tới, biết được nước từ đâu tới. Cái thấy đó đã là thiền quán. Bạn cũng biết rằng bạn đang may mắn, vì nước không bị cúp. Cái biết đó đem lại cho bạn hạnh phúc. Cái biết đó là chánh niệm.

Chánh niệm là ý thức, là khả năng nhận diện được cái gì đang xảy ra ở đây trong giây phút này. Cái đang xảy ra là bạn đang mở nước và có nước đang chảy ra.
Ở làng Mai bên Pháp thỉnh thoảng cũng bị cúp nước. Mỗi lần như thế mình biết được cái khổ khi không có nước và hạnh phúc khi có nước. Cái hạnh phúc chỉ được nhận diện khi mình nhớ tới cái đau khổ!
Tôi thường mở nước nhẹ thôi và lấy bàn tay hứng nước mát lạnh phải vào hai mắt. Bên này mùa Đông nước lạnh lạnh lắm!
Cái cảm giác do nước lạnh gây nên trên ngón tay, trên hai mắt và trên gò má rất dễ chịu.

Bạn hãy nhận diện cảm giác đó. Bạn tỉnh hẳn ra do cảm giác đó. Bạn hãy tận hưởng cái cảm giác đó. Bạn hạnh phúc cũng nhờ bạn biết trân quý nước và nhờ tâm niệm biết ơn của bạn.

Lấy gáo múc nước trong chum hay trong vại để đổ vào thau rửa mặt cũng thế, bạn hãy để tâm ý vào từng động tác, đừng suy nghĩ đến những chuyện khác và quan trọng nhất là phải thấy có niềm vui trong từng động tác, đừng làm hấp tấp cho mau xong.
Thiền là như thế ! Thiền là có mặt thực sự cho mình trong từng giây phút của sự sống, và khả năng nhận diện rằng mỗi giây phút của sự sống là một tặng phẩm của sự sống, một tặng phẩm của đất trời.

Cái hạnh phúc này được gọi là thiền duyệt (The joy of meditation).
Trích từ sách “ Thiền Tập Cho Người Bận Rộn “

- Tác giả Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
__(())__

🪷CÂU HỎI: Kính đảnh lễ thầy!Con nghe pháp thầy cũng như đọc thư trả lời của thầy cho các đạo hữu thầy thường hay dùng cụ...
19/01/2025

🪷CÂU HỎI:

Kính đảnh lễ thầy!
Con nghe pháp thầy cũng như đọc thư trả lời của thầy cho các đạo hữu thầy thường hay dùng cụm từ: Tâm "sinh, hữu, tác, thành". Mong thầy giải thích giúp con Tâm "sinh, hữu, tác, thành" là thế nào ạ?
Con chúc thầy vạn an

🪷TRẢ LỜI:

Thí dụ cho con dễ hiểu:
1) Khi mong cầu sở đắc, con khởi tâm muốn đắc định, đó là sinh. Thích định nên muốn "ta" sở hữu định, đó là hữu. Cái "ta" liền nỗ lực tập trung tầm tứ vào một đối tượng để định tâm, đó là tác. Cuối cùng đắc được sơ định v.v..., đó là thành.
2) Khi bất bình với ai đó con nổi tâm sân, đó là sinh. Sân sinh khởi là đã có sự hiện hữu của cái "ta", đó là hữu. Cái "ta" liền phản ứng tạo tác như chửi mắng, đánh đập v.v..., đó là tác. Cuối cùng là gây ra hậu quả nhồi máu cơ tim, đó là thành

🪷NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.

🇻🇳Trích: trungtamhotong. Org- HT Viên Minh.

“ Hạnh phúc không đến từ cuộc đời, không đến từ người khác, hạnh phúc chỉ nảy nở trong con khi con có thể sống trọn vẹn ...
13/01/2025

“ Hạnh phúc không đến từ cuộc đời, không đến từ người khác, hạnh phúc chỉ nảy nở trong con khi con có thể sống trọn vẹn với chính mình, với những gì mình đang có “

🪷Trưởng Lão Hoà Thượng Viên Minh🪷

24/12/2024
24/12/2024

Address

Ho Chi Minh City
70000

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Đạo Phật & Thiền Đạo posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Đạo Phật & Thiền Đạo:

Share

Category