Dọc Đường Gió Bụi

  • Home
  • Dọc Đường Gió Bụi

Dọc Đường Gió Bụi Đây là trang Facebook của kênh Youtube Dọc Đường Gió Bụi.

Một thanh mã-tấu Việt Nam được chế tác từ siêu-đao Thanh đao trong bài này có tổng chiều dài là 91cm, lưỡi khoảng 63cm, ...
15/07/2025

Một thanh mã-tấu Việt Nam được chế tác từ siêu-đao

Thanh đao trong bài này có tổng chiều dài là 91cm, lưỡi khoảng 63cm, chuôi 28cm. Trước đây binh khí này là siêu-đao cán dài, có lẽ tạo rèn vào khoảng cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, về sau bị cắt ngắn đi và chế tác lại thành dạng mã-tấu.

Lưỡi đao cong, sống dao có ngạnh. Phần sống từ cổ đao đến ngạnh dày phẳng; phần từ ngạnh trở về đằng mũi tạo hình gợn sóng và được mài bén, hình thành lưỡi phụ. Từ cổ dao đến ngạnh có hai rãnh, rãnh phía trên chạy bo theo ngạnh tạo hình xoắn ốc.

Ngạnh cũng có lỗ nhỏ để treo ngù. Từ giữa thân đao về mũi cũng có hai rãnh song song nhau.

Chuôi đao bọc khâu đồng, tạo hình con nhai-xế ngậm lấy lưỡi; đây là dấu tích từ lúc còn là siêu-đao. Người đời sau cắt bớt cán, thêm đốc tròn, tán hoa cúc dưới đáy, tạo thành mã-tấu. Dù đã qua chỉnh sửa nhưng lưỡi đao vẫn rất đẹp, kỹ thuật rèn cao, phần chuôi mới cũng dễ nhìn. Rất đáng tham khảo.

Nguồn ảnh: Nhà Đấu Giá Quốc Tế CZERNY S.r.l., Italia
Cre: Vũ Khố

Thầy Ngô Quang và những kỷ niệm không phai mờ..Trong số những môn đồ ưu tú của lò võ Long Hổ Hội mà Lê Nguyễn may mắn đư...
13/07/2025

Thầy Ngô Quang và những kỷ niệm không phai mờ..
Trong số những môn đồ ưu tú của lò võ Long Hổ Hội mà Lê Nguyễn may mắn được gặp gỡ, thầy Ngô Quang là người mà Lê Nguyễn biết đến muộn nhất.
Ấy vậy mà, tại góc sân nhỏ trước nhà, thầy cùng các học trò của mình đã khai mở cho Lê Nguyễn biết bao điều thú vị về môn phái. Lê Nguyễn đã tỉ mỉ ghi chép lại những tinh hoa về bộ pháp, về hệ thống quyền thuật của Long Hổ Hội và cá những dấu ấn cá nhân được thầy Quang sáng tạo. Tiếc thay, thầy lại ra đi quá sớm, khi Lê Nguyễn vẫn đang chìm đắm trong cái "mê" của môn võ này.

Hôm nay là đúng một năm ngày thầy khuất núi, mà đoạn clip Lê Nguyễn ghi lại về thầy, về lò võ vẫn chưa kịp đăng tải hay chia sẻ cùng ai. Những cảm xúc bối rối, những ấn tượng đặc biệt về thầy vẫn còn vẹn nguyên chẳng hề phai nhạt.

Lê Nguyễn lặng lẽ đi dự giỗ thầy, gặp lại những bậc cao niên như thầy Mã Xuân Ba, thầy Long Sơn Hải, thầy Long Phi Vân... Các thầy đều đã ở cái tuổi "xưa nay hiếm". Nghe thầy Ba tâm sự mà lòng mình bỗng chùng xuống: "Còn gặp thì cứ chơi đi con, chẳng biết sang năm tao có còn không nữa." Câu nói ấy khiến Lê Nguyễn bần thần, nhận ra rằng thời gian chẳng chờ đợi một ai.

Bỗng dưng, Lê Nguyễn lại nhớ đến thầy Nguyễn Văn Vinh, sư đệ của thầy Ba, người đang sống một mình ở Long Khánh, Đồng Nai. Lần ấy, khi dịch bệnh hoành hành, vợ thầy đã qua đời. Đến thăm thầy, ngồi trước cửa nhà nghe thầy đọc những vần thơ mà lòng quặn thắt:

"Trời cuối thu rồi – Em ở đâu?
Nằm bên đất lạnh chắc em sầu?
Thu ơi! Đánh thức hồn ma dậy
Ta muốn vào thăm nấm mộ sâu…"

Những vần thơ ấy như xoáy vào tâm can, khiến Lê Nguyễn không khỏi ngậm ngùi trước nỗi mất mát và sự cô độc của thầy.

Những kỷ niệm về thầy Ngô Quang, những lời dặn dò của thầy Ba, và cả nỗi niềm của thầy Vinh, tất cả đều gợi lên trong Lê Nguyễn một nỗi bâng khuâng khó tả. Có lẽ, đó là sự tiếc nuối cho những điều dang dở, sự trân trọng những khoảnh khắc hiện tại, và cả sự cảm thông sâu sắc với những số phận đơn côi.

🛑 Các chiến binh người Thượng (Tây nguyên). Ảnh do nhiếp ảnh gia Pierre Dieulefils chụp vào năm 1885.
13/07/2025

🛑 Các chiến binh người Thượng (Tây nguyên). Ảnh do nhiếp ảnh gia Pierre Dieulefils chụp vào năm 1885.

Binh khí tại Bảo tàng lịch sử TP. Hồ Chí MinhCre: Binh Khí Việt
12/07/2025

Binh khí tại Bảo tàng lịch sử TP. Hồ Chí Minh
Cre: Binh Khí Việt

Sáng bán phở, chiều hát karaoe...Kiểu này không biết bao giờ mới giao lưu được đây anh     Ngọc ơi!
12/07/2025

Sáng bán phở, chiều hát karaoe...
Kiểu này không biết bao giờ mới giao lưu được đây anh
Ngọc ơi!

Bát Bộ Chân Quyền: Nền tảng võ học tinh hoa được Sư trưởng Trương Thanh Đăng sáng tạo..Bát Bộ Chân Quyền không chỉ là mộ...
11/07/2025

Bát Bộ Chân Quyền: Nền tảng võ học tinh hoa được Sư trưởng Trương Thanh Đăng sáng tạo..
Bát Bộ Chân Quyền không chỉ là một bộ pháp trong võ cổ truyền Việt Nam, mà còn là một tuyệt học được chính Sư trưởng Trương Thanh Đăng – bậc thầy uyên thâm của môn phái Sa Long Cương – dày công nghiên cứu và sáng tạo. Đây là minh chứng rõ nét cho trí tuệ và sự cống hiến vĩ đại của ông trong việc phát triển nền võ học nước nhà.
Với tám bộ tấn được sắp xếp một cách khoa học, Bát Bộ Chân Quyền là tổng hòa của nhiều động tác linh hoạt, bao gồm cả bất động và di động, phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân. Sư trưởng Trương Thanh Đăng đã khéo léo kết hợp những tinh hoa võ thuật để tạo nên một hệ thống nền tảng vững chắc, giúp môn sinh xây dựng kỹ thuật quyền cước đạt đến tầm mức thượng thừa.
Điều thú vị ở Bát Bộ Chân Quyền nằm ở sự độc đáo trong cách luyện bộ pháp. Trong clip này, thầy Trung - Cao đồ môn phái Sa Long Cương sẽ hướng dẫn chi tiết cách thực hiện các điêu luyện bộ pháp trong vòng tròn, giúp người học dễ dàng tiếp cận và nắm vững từng động tác...
Các bộ pháp trong Bát Bộ Chân Quyền bao gồm:
Bộ 1:
Trung Bình Tấn
Đinh Tấn (Tả – Hữu)
Chảo Mã Tấn (Tả – Hữu)
Hổ Lập Bình Dương
Bộ 2:
Xà Tự Đinh Tấn
Xà Tự Hạc Tấn
Ngũ Hành (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ)
Bộ 3:
Mài Thiền Sư
Tả – Hữu Mã Bộ
Hổ Tấn
Bạch Hạc Tầm Giang
Bộ 4:
Thần Thông Bửu Bối
Bộ 5:
Gạt Âm Dương
Bộ 6:
Nhảy Thập Tự
Bộ 7:
Chảo Mã Chuyền
Xà Tấn
Bộ 8:
Độc Hành Thiên Lý..
Bát Bộ Chân Quyền không chỉ là những kỹ thuật khô khan, mà còn là linh hồn của võ phái Sa Long Cương, thể hiện tầm nhìn và sự sáng tạo vượt bậc của Sư trưởng Trương Thanh Đăng. Việc học và rèn luyện bộ pháp này chính là cách để mỗi môn sinh tiếp nối và phát huy di sản quý báu mà ông đã để lại.
Bạn có muốn tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa của từng bộ tấn trong Bát Bộ Chân Quyền không?
Có trong "còm men" nhé cả nhà!
ảnh: Thầy Trương Thanh Đăng

11/07/2025

Điêu Luyện Kiếm Pháp

Một thanh gươm trận mũi bằng “thuần Việt”Đây là một thanh gươm trận mũi bằng được sử dụng phổ biến bởi binh lính thời Ng...
10/07/2025

Một thanh gươm trận mũi bằng “thuần Việt”

Đây là một thanh gươm trận mũi bằng được sử dụng phổ biến bởi binh lính thời Nguyễn. Khác với nhiều loại gươm ảnh hưởng bởi phương Tây, Nhât Bản, Trung hoa, thanh gươm này có thiết kế “thuần Việt”, linh động, đơn giản nhưng vô cùng thực dụng.

Thanh gươm này có lưỡi dài 55cm, cán 14cm, tổng chiều dài 69cm. Lưỡi gươm bản rộng trung bình, thon ở eo loe nhẹ về mũi; mũi gươm bằng phẳng không nhọn, có lỗ xỏ dây để tiện cột vào cán, đeo chéo qua vai.

Thân gươm mài phẳng, không có hoa văn trang trí, 2 mặt khắc các chữ hán: 丁 財 两 旺 (Đinh tài lưỡng vượng) và 本 命 長 生 (Bổn mệnh trường sinh).

Đây là các câu cầu chúc phổ biến khi xưa, cầu tài lộc, con đàn cháu đống, và sự trường thọ cho chủ nhân gươm này. Bề mặt gươm có nhiều vết xước dọc, tương tự nhiều thanh đao trường cùng thời. Đây là các vết bào thép khi thợ rèn làm nguội lấy cạnh; có thể suy ra đây là một binh khí do chính quyền địa phương huy động thợ rèn sản xuất, chú trọng công năng hơn thẩm mỹ.

Cán gươm bằng sừng trâu, dáng cong nhẹ, tiết diện bát giác, có khâu đồng tròn. Đáy cán bịt đồng, phía trên có tấm đệm hình sao 4 cạnh có 4 tia nhỏ, được tán chặt vào phần sừng.

Chắn tay nhỏ, tạo hình bát giác, tương tự nhiều thanh gươm hoặc đao trường cùng thời kỳ. Đây là tạo hình cán phổ biến của các tỉnh phía Bắc Việt Nam, có thể là Thái Bình, Tuyên Quang hoặc Lạng Sơn.
Một số hình ảnh xưa do người Pháp vẽ cũng có xuất hiện loại gươm này. Ngoài ra chúng cũng được tìm thấy khá nhiều, nhưng ít được chú ý hơn các loại gươm nhọn hay gươm kiểu phương tây. Loại gươm này có thiết kế linh động, có phần giống một cây dao kéo dài, có lẽ vừa là binh khí, vừa là công cụ để phát hoang, mở đường….khi hành quân.

Tổng quan, đây là một thanh gươm chiến của lính tráng thời Nguyễn, gia công đơn giản nhưng cứng cáp, hiệu quả. Kiểu dáng gươm rất đặc trưng Việt Nam, ít ảnh hưởng từ nước ngoài, hay có thể nói là “thuần Việt”.

Bài viết bởi Vũ Khố
Ảnh: EClaud EthnoWeapon

10/07/2025

Ngày xưa...“Ai về Bình Định mà coi/Con gái Bình Định bỏ roi, đi quyền”
Bây giờ Bình Định nhập về Gia Lai thì đọc sao ta?
(Song Đao - Nữ võ nhân, con gái của Cố lão võ sư Hồ Sơn Kỳ, Vân Tường, Tây Sơn, Bình Định)
Nguồn video: FB Đại Việt.

Cao thủ đại nội "bồng kiếm" như "bồng con", giữ yên đất nước nghìn năm trường tồn..Người ta hay so võ Việt với võ Tàu, r...
10/07/2025

Cao thủ đại nội "bồng kiếm" như "bồng con", giữ yên đất nước nghìn năm trường tồn..
Người ta hay so võ Việt với võ Tàu, rồi hỏi: “Sao các ông võ quan triều Nguyễn không cầm kiếm kiểu nhà Minh, nhà Thanh, vung vẩy, khí thế hừng hực?” Nhưng người Việt không làm vậy. Kiếm Việt không phải để dọa người ta sợ.
Nhà Minh, nhà Thanh xưa kia, họ cầm kiếm như thể lúc nào cũng chuẩn bị chém ai đó. Kiếm giơ lên, chân dậm mạnh, mắt trợn trừng, nói chưa xong đã muốn ra tay.
Còn võ quan Việt Nam thì khác. Họ ôm kiếm trước ngực, cúi nhẹ người. Kiếm không phô trương. Người không kiêu căng. Nhưng ai nhìn cũng hiểu: nếu kẻ ác dám bước qua ranh giới, chỉ một chiêu thôi là không kịp hối hận.
Vì sao lại khác nhau? Vì người Việt học võ để giữ nước, giữ nhà, chứ không phải để đi xâm lược ai. Võ Việt sinh ra từ chiến tranh chống ngoại xâm, từ làng quê nhiều lần bị giặc cướp. Người học võ biết rõ: đánh nhau không làm nên anh hùng, giữ được yên bình mới là bản lĩnh.
Bồng kiếm, tức là ôm lấy chính nghĩa. Kiếm không phải vật để khoe, mà là gánh nặng, là trách nhiệm. Ôm kiếm sát thân là ôm lấy lời thề: bảo vệ vua, bảo vệ dân, bảo vệ điều đúng đắn. Cách cầm kiếm cũng thể hiện văn hóa, khí chất con người Việt Nam trong đó.
Võ Việt không cần phải giống ai cả. Không cần múa may hoa mỹ. Võ Việt là đứng vững giữa sóng gió, không để cái ác lấn át cái thiện. Là tĩnh lặng chờ thời cơ, nhưng khi đã ra tay thì dứt khoát, gọn gàng, không thừa một nhát.
Ngày nay, người ta chạy theo đủ loại võ Tàu, võ Nhật, võ Hàn, mà quên mất quê mình cũng có võ. Thứ võ không phô trương, nhưng đủ sức giữ yên đất nước suốt ngàn năm.
Cuối cùng, võ nào mới thực sự đáng học? Võ làm thiên hạ trầm trồ, hay võ giữ được bình yên cho một vùng đất nhỏ?
Tôi nói vậy. Còn bạn nghĩ sao?

Sự Mai Một Của Võ Cổ Truyền: Tại Sao?..1. Quy Trình Tuyển Chọn Khắt Khe và Đào Tạo Chuyên SâuĐiểm nổi bật nhất trong qua...
08/07/2025

Sự Mai Một Của Võ Cổ Truyền: Tại Sao?..
1. Quy Trình Tuyển Chọn Khắt Khe và Đào Tạo Chuyên Sâu
Điểm nổi bật nhất trong quan điểm này là quy trình đào tạo tinh hoa. Ban đầu, các lớp võ cổ truyền có thể thu hút số lượng lớn học viên (50-70 người). Tuy nhiên, sau 3 tháng và đặc biệt sau 1 năm, số lượng học viên giảm đáng kể, chỉ còn khoảng 15-20 người đạt cấp trung đẳng.

Điều quan trọng là từ số ít này, người thầy chỉ tuyển chọn 3-5 hoặc 7 học trò ưu tú nhất. Đây là những người được truyền thụ phương pháp khí công và các đòn sát thủ, những kỹ thuật bí truyền và hiệu quả nhất. Sau 3 năm rèn luyện chuyên sâu, những học trò này trở thành những cao thủ "rất khó bị đánh bại trong nhiều tình huống". Điều này cho thấy sự tập trung vào chất lượng hơn số lượng, nhằm tạo ra những võ sĩ thực sự tinh nhuệ.

2. Sự Ưu Tiên Đức Độ và Tính Khiêm Tốn
Một khía cạnh quan trọng khác là việc rèn luyện đức độ song song với võ thuật. Những học trò được tuyển chọn không chỉ giỏi võ mà còn được dạy về đạo đức, sự khiêm tốn. Chính vì vậy, họ ít khi phô trương tài năng. Điều này hoàn toàn đối lập với xu hướng hiện đại, nơi sự phô trương và marketing thường được ưu tiên.

3. Hạn Chế Về Số Lượng Cao Thủ và Sự Kín Đáo
Hệ quả của quy trình đào tạo tinh hoa và sự ưu tiên đức độ là võ cổ truyền khó có nhiều cao thủ hàng loạt như các môn võ khác. Số lượng cao thủ ít ỏi, cùng với việc họ không thích phô trương, đã khiến võ cổ truyền trở nên kín đáo và ít được biết đến rộng rãi.

4. Nguyên Nhân Dẫn Đến Sự Mai Một
Chính những đặc điểm trên lại là con dao hai lưỡi, dẫn đến sự mai một của võ cổ truyền theo thời gian:

Số lượng cao thủ ít ỏi: Do quá trình chọn lọc gắt gao, số lượng người đạt đến trình độ tinh hoa rất hạn chế.

Tính kín đáo, không phô trương: Việc các cao thủ không "phô trương" khiến võ cổ truyền thiếu sự quảng bá, không tạo được sức hút rộng rãi trong xã hội hiện đại.

Khó truyền bá đại trà: Phương pháp truyền thụ tinh hoa không phù hợp với việc đào tạo số đông, khó mở rộng quy mô.

Thế hệ trẻ thiếu cơ hội tiếp cận và hiểu biết: Khi võ cổ truyền không được phổ biến rộng rãi, thế hệ trẻ ít có cơ hội tiếp cận, tìm hiểu và trân trọng giá trị của nó. Điều này dẫn đến tình trạng "xem thường võ cổ truyền" như bạn đã đề cập.
(T/h)

SAIGON 1940 - Một trận đấu quyền anh được diễn ra trong quân đội đóng quân tại SAIGON xưa.
08/07/2025

SAIGON 1940 - Một trận đấu quyền anh được diễn ra trong quân đội đóng quân tại SAIGON xưa.

Address


Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Dọc Đường Gió Bụi posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Dọc Đường Gió Bụi:

Shortcuts

  • Address
  • Telephone
  • Alerts
  • Contact The Business
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Media Company?

Share