Minh Giải

Minh Giải Trang chính thức của Tỳ kheo Minh Giải để chia sẻ các thông tin liên quan đến việc tu tập!

Hôm nay ngày 11/7/2025 nhằm ngày 17/6/Ất Tỵ, anh Momo và chị Thu Hằng tác bạch trong sạch, dâng cúng trai tăng (vật thực...
11/07/2025

Hôm nay ngày 11/7/2025 nhằm ngày 17/6/Ất Tỵ, anh Momo và chị Thu Hằng tác bạch trong sạch, dâng cúng trai tăng (vật thực các loại và Y áo).

Nguyện cầu hồng an Tam Bảo, Hộ Pháp chư Thiên gia hộ cho anh, chị sức khỏe, an vui và luôn tấn hóa trong đường Phật đạo!

Được sự cho phép Hòa thượng sư phụ, sau khi vào Huế tham dự lễ trai tăng tại các chùa, con/tôi đã quay trở về miền Bắc đ...
10/07/2025

Được sự cho phép Hòa thượng sư phụ, sau khi vào Huế tham dự lễ trai tăng tại các chùa, con/tôi đã quay trở về miền Bắc để làm lễ nguyện nhập hạ, an cư 3 tháng tại nơi đây.

An cư nhập hạ trong Phật giáo là một truyền thống dành cho các vị tu sĩ. Trong thời gian này, các vị Tăng, Ni sẽ ở tại một nơi nhất định để tập trung tu học. Theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy Theravāda, thời gian nhập hạ từ 16/6 âm lịch.

Cảm ơn gia đình anh Tuấn Anh, chị Thảo cúng dường trái cây.
Cảm ơn gia đình Jayraj - Diệp Đỗ, Phan - Lan Anh cúng dường hoa.
Sādhu, lành thay!

Cuộc đời đôi lúc buộc chúng ta phải vất vả một giai đoạn nào đó, có những ngày tháng thật sự rất khó khăn, hãy an tâm đó...
20/06/2025

Cuộc đời đôi lúc buộc chúng ta phải vất vả một giai đoạn nào đó, có những ngày tháng thật sự rất khó khăn, hãy an tâm đó không phải cả đời. Những lúc như vậy, bạn nhớ động viên mình: Trừ việc sinh tử ra, chuyện gì rồi cũng sẽ qua!

Đời sống này vốn đã có quá nhiều trắc trở, nếu chưa đủ bao dung nâng đỡ, thì cũng đừng hở chút bắt bẻ rồi giận dỗi trách hờn. Các bậc vĩ nhân hay người mạnh mẽ, đều là nhờ mỗi ngày kiên trì một chút, cắn răng chịu đựng, không ngừng cố gắng, nỗ lực vươn lên mà thành tựu nghiệp lớn.

Suối Thông biên dịch.

19/06/2025

Con thấy mình thật may mắn khi được là hàng đệ tử hậu học của Sư bá, Trưởng lão Hòa thượng Viên Minh.
Nhìn hình ảnh thầy Pháp Hòa đảnh lễ Sư bá thật thành kính và xúc động!

Trên đời này chúng ta gặp nhau là do duyên nhưng gặp nhau làm gì, đó lại là cái duyên khác.- Gặp nhau để thành bạn hay g...
10/06/2025

Trên đời này chúng ta gặp nhau là do duyên nhưng gặp nhau làm gì, đó lại là cái duyên khác.
- Gặp nhau để thành bạn hay gặp nhau để gây gổ.
- Gặp nhau để hại nhau hay gặp nhau để giúp nhau. Giúp nhau kiểu nào và giúp nhau bao nhiêu.

Đức Phật - Ngài dạy rằng: Trên đời này không có gì ngẫu nhiên mà biến mất, cũng không có gì ngẫu nhiên mà có mặt. Cái gì trên đời cũng do duyên mà thành, mà bản thân nó cũng có thể tác động lên một cái khác. Duyên ở đây có hai nghĩa: Duyên trợ lực và duyên trợ sinh.
- Duyên trợ lực có nghĩa là cái kia nó đã có rồi, cái này nó giúp cho mạnh thêm.
- Duyên trợ sinh là cái này chưa có mà cái kia trợ duyên thì cái này nó mới xuất hiện.

Tu hành là gì? Là vận dụng các duyên để đi lên và đi ra. Đi lên có nghĩa là đừng có lè tè trong cái đám bùn nhơ sinh tử nữa, còn đi ra là đừng có kẹt trong ngôi nhà sinh tử nữa. Tu hành là cả một quá trình vận dụng các duyên. Vận dụng và tận dụng để mình thấy những cái khác nhau của cuộc sống.

Sư Toại Khanh

Dẫn đoàn chư tăng là các học viên tham dự khóa Xuất gia gieo duyên mùa Hạ (khóa thứ 24) tại chùa Huyền Không thực hành h...
24/05/2025

Dẫn đoàn chư tăng là các học viên tham dự khóa Xuất gia gieo duyên mùa Hạ (khóa thứ 24) tại chùa Huyền Không thực hành hạnh khất thực trên cung đường trước cổng Ngọ Môn - Kinh thành Huế vào một ngày nắng đẹp!

Xuất gia gieo duyên là hình thức xuất gia ngắn ngày để trải nghiệm đời sống của một tu sĩ Phật giáo. Kết thúc khóa tu, các học viên sẽ xả giới, xả Y để quay trở về đời sống thế tục.

Sādhu, lành thay!

20/05/2025
..."Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác chỉ vẻn vẹn có hai lần về thăm quê. Lần đầu tiên vào năm 1957 và lần thứ hai...
19/05/2025

..."Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác chỉ vẻn vẹn có hai lần về thăm quê. Lần đầu tiên vào năm 1957 và lần thứ hai cũng là lần về thăm quê cuối cùng (1961). Ngày mùng 2 tháng 9 năm 1969, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đều mong tin sức khỏe của Bác. Trước lúc Người đi xa, Bác chỉ mong muốn một điều cuối cùng thật bình dị:
Lần đầu tiên, Bác muốn nghe một câu hò Huế bởi nước non hai miền còn chia cắt.
Lần thứ hai, Bác muốn nghe một câu hò xứ Nghệ bởi làng Sen quê cha, Hoàng Trù quê mẹ vẫn day dứt trong tim Người.
Và lần cuối cùng, Bác muốn nghe một đôi làn quan họ.

Bác ơi! Câu ví đò đưa của xứ Nghệ quê hương đã theo Người suốt tuổi thơ xắn gối. Câu Nam Bình, Nam Ai cứ vời vợi nhớ thương khi cả miền Nam trong tim Người hiện diện. Câu quan họ Người ơi, Người ở, Bác đừng đi, Bác đừng vội ra đi…

Tình Bác mênh mông, bể cả suối nguồn
Như dãy Trường Sơn gom dáng hình Tổ quốc
Lời Người ra đi, Bác dặn còn non nước
Yêu Tổ quốc mình, yêu khúc hát dân ca.
Tiền tuyến nơi xa, tin thắng trận trở về
Khắp cả miền Nam mong chờ ngày đón Bác
Mỗi độ xuân sang, thơ Người là nguồn sáng
Xin nguyện cùng Người xây đất nước quang vinh..."

“Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.

Đời đời nhớ ơn Bác và các bậc tiền nhân!

Xuống tóc cho các học viên tham dự khóa Xuất gia gieo duyên mùa Hạ (khóa thứ 24) năm 2025 tại chùa Huyền Không - Huế. Su...
19/05/2025

Xuống tóc cho các học viên tham dự khóa Xuất gia gieo duyên mùa Hạ (khóa thứ 24) năm 2025 tại chùa Huyền Không - Huế.

Summer Temporary Ordination Retreat (24th) 2025 at Huyen Khong pagoda, Hue, Viet Nam.

THỊ PHI VÀ BÀI HỌC GÕ CHUÔNG Một ngày nọ, một người đàn ông đến gặp một vị hiền nhân và phàn nàn:– Thưa Ngài! Có người n...
13/05/2025

THỊ PHI VÀ BÀI HỌC GÕ CHUÔNG

Một ngày nọ, một người đàn ông đến gặp một vị hiền nhân và phàn nàn:
– Thưa Ngài! Có người nói lời không đúng về con, họ thóa mạ, chỉ trích con mà con không làm gì sai cả. Con cảm thấy không vui. Con phải làm sao?
Vị hiền nhân không trả lời ngay, Ngài chỉ lấy một cái chuông và bảo người đàn ông:
– Ông hãy cầm lấy chiếc chuông này và gõ thử.
Người đàn ông làm theo, tiếng chuông ngân lên, vang xa.
Vị hiền nhân hỏi:
– Ông có thể ngăn tiếng chuông không vang lên được không?
Người đàn ông lắc đầu:
– Không thể, thưa Ngài! Một khi đã gõ thì tiếng chuông nhất định sẽ vang lên.
Vị hiền nhân mỉm cười và nói:
– Cũng vậy, lời chỉ trích, nói xấu hay thóa mạ của người khác dành cho ông giống như tiếng chuông. Nếu ông không quan tâm và không phản ứng, tiếng chuông sẽ tự tắt. Nhưng nếu cứ để tâm vào nó, tức là tự mình gõ chuông thêm lần nữa, khiến âm thanh ấy vang mãi không thôi. Do đó, hãy để chuông tự lặng, và tâm ông cũng sẽ được bình yên.

Trong quá khứ có rất nhiều mối quan hệ từng được coi là mãi mãi, nhưng rồi cuối cùng vẫn phải kết thúc. Chợt nhớ tới một câu:
"...Lúc đầu cứ nghĩ chân thành sẽ đổi được chân thành nhưng rồi sau mới hiểu, không phải ai cũng xứng đáng với sự kính trọng và tin yêu của mình. Bình yên không đến từ việc giữ ai ở lại. Mà chính là từ việc đủ mạnh mẽ để buông bỏ đúng người..."

Nguyện ngày mới tỉnh thức và bình an!

KHI LÒNG RỘNG MỞ, MỌI NGHỊCH CẢNH ĐỀU LÀ BÀI HỌC.Ngày hôm qua, có dịp được trò chuyện với một bạn Phật tử, năm nay bạn 3...
10/05/2025

KHI LÒNG RỘNG MỞ, MỌI NGHỊCH CẢNH ĐỀU LÀ BÀI HỌC.

Ngày hôm qua, có dịp được trò chuyện với một bạn Phật tử, năm nay bạn 31 tuổi, trải qua đời sống hôn nhân (6 năm) với một người chồng giàu có nhưng đứt gánh giữa đường bởi nhiều lý do.
Nghe bạn chia sẻ (và cũng chính bạn tự thừa nhận), bạn là người sống thiên về cảm xúc rất nhiều, nên khi các sự việc xảy ra đã vượt quá ngưỡng chịu đựng của bạn. Bạn có hỏi, trong trường hợp của bạn, làm thế nào để cân bằng giữa lý trí và cảm xúc, tôi có một vài điều nói với bạn (theo ý kiến cá nhân của tôi) như sau:

Người sống thiên về cảm xúc thường khá nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động trong đời. Họ thường đặt nặng tình cảm và cảm xúc cá nhân, dễ bị tổn thương bởi những lời nói, hành động của người khác hoặc những sự việc xảy ra xung quanh. Do đó, dễ rơi vào trạng thái buồn phiền, lo âu và thất vọng.
Ngược lại, người sống lý trí có xu hướng nhìn nhận sự việc một cách khách quan, logic và ít bị cảm xúc chi phối. Họ dễ dàng kiểm soát bản thân hơn và có khả năng đối phó với những tình huống khó khăn một cách bình tĩnh và tỉnh táo.

Nhưng trọn vẹn hơn cả là nên kết hợp giữa lý trí và cảm xúc, vừa biết cảm nhận, sẻ chia vừa biết lý giải, phân tích. Nói rộng ra, cần tìm hiểu thêm để học cách tu tập trong đời sống và ngay giữa đời sống.
Không nhất thiết cứ phải xuất gia hay vào chùa hay rời xa xã hội mới là tu, sống giữa đời thường là giữa bao nhân duyên, bao thử thách nhưng vẫn giữ được tâm thanh tịnh, tỉnh giác. Đó là cách để giữ cho tâm bình an, không bị cuốn theo cảm xúc mà vẫn không trở nên lạnh lùng, vô cảm.
Khi lòng rộng mở, mọi nghịch cảnh đều là bài học!

Nguyện ngày mới bình an!

Con vô cùng biết ơn nhân duyên, để ngày hôm nay có cơ hội được diện kiến và đảnh lễ Trưởng lão Hòa thượng Bhikkhu Bodhi....
29/04/2025

Con vô cùng biết ơn nhân duyên, để ngày hôm nay có cơ hội được diện kiến và đảnh lễ Trưởng lão Hòa thượng Bhikkhu Bodhi. Ngài là một vị tăng sĩ Phật giáo người Mỹ nổi tiếng với nhiều bản dịch kinh tạng Pāli sang tiếng Anh và sách tiếng Anh Phật giáo.

Trong dịp đến Việt Nam lần này, Ngài đảm nhận vai trò diễn giả chính của Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.

Đã được đọc sách Ngài viết nên có thể ngồi trò chuyện và chia sẻ với Ngài!

----------
I am deeply grateful for the conditions that have allowed me the opportunity to meet and pay respects to the Venerable Bhikkhu Bodhi today. He is a renowned American Buddhist monk, well known for his English translations of the Pāli Canon and other Buddhist works in English.

During his visit to Vietnam this time, he serves as the keynote speaker for the 2025 United Nations Day of Vesak, held in Ho Chi Minh City.

I’ve read his books, so it was a blessing to be able to meet and speak with him!

Address

Hue

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Minh Giải posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share