Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển

Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển Tên tài khoản: Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển
STK: 016 100 17688 08
Ngân

Thông báo phát hànhTuyển tập những bài nghiên cứu về triều Nguyễn - Tập 1LỜI MỞ ĐẦUNhiều năm qua, cùng với các cơ quan n...
13/12/2024

Thông báo phát hành
Tuyển tập những bài nghiên cứu về triều Nguyễn - Tập 1

LỜI MỞ ĐẦU
Nhiều năm qua, cùng với các cơ quan ngôn luận khác ở địa phương, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (Tạp chí) đã chuyển tải đến bạn đọc những bài khảo cứu công phu về các triều đại vua chúa từng dựng nghiệp ở Kinh đô Thuận Hóa - Phú Xuân, từ công nghiệp mở mang bờ cõi của các chúa Nguyễn đến thời Tây Sơn, đặc biệt là triều Nguyễn. Sự lựa chọn ấy xuất phát từ hai lẽ:
Thứ nhất, do sự thất bại của triều Nguyễn trong cuộc đối đầu với thực dân Pháp đã dẫn đến khuynh hướng xem nhẹ những cống hiến nhiều mặt của triều đại ấy trong việc xây dựng đất nước ở vào giai đoạn cực thịnh, dẫu đó là những thành quả kết tinh của nền văn hóa dân tộc. Khuynh hướng ấy dẫn đến sự “đóng băng” khi đề cập đến một số vấn đề văn hóa - lịch sử liên quan đến triều đại nhà Nguyễn trong một thời gian khá dài. Hệ quả là chúng ta tự làm yếu đi một mắt xích quan trọng trong mối dây liên lạc với ngay chính thời đại gần gũi nhất, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.
Yêu cầu thực tế của công cuộc đổi mới đất nước đã đặt ra những nhiệm vụ cấp bách cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn phải tiếp cận, nghiên cứu giai đoạn lịch sử này theo hướng khách quan, toàn diện và tường tận hơn. Chỉ cần nhìn lại những hoạt động học thuật nghiên cứu về triều Nguyễn được tổ chức sôi nổi trong vài thập niên trở lại đây: từ những chương trình, đề tài khoa học các cấp đến những hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế; từ việc tái bản liên tiếp các bộ quốc sử và địa chí biên soạn dưới triều Nguyễn đến việc biên soạn, xuất bản nhiều công trình nghiên cứu khoa học hoặc những giáo trình giảng dạy lịch sử... đủ thấy việc nghiên cứu về giai đoạn này có vai trò quan trọng như thế nào đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện tại. Để thực hiện những nhiệm vụ nặng nề ấy, dĩ nhiên không thể thiếu vai trò quan trọng của báo chí.
Thứ hai, lịch sử phát triển của vùng đất Thừa Thiên Huế gắn bó mật thiết với sự hưng vong của nhiều triều đại vua chúa nối tiếp nhau, từ giữa thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XX. Vì thế, sẽ không thể nhận thức chân xác về giai đoạn lịch sử này nếu không tập trung nghiên cứu thấu đáo những di sản văn hóa của các triều đại ấy, đặc biệt của triều Nguyễn, mà Huế là tâm điểm. Thông qua việc nghiên cứu lịch sử phát triển của vùng đất, qua công tác bảo tồn các di sản văn hóa ở Huế đã góp phần làm giảm đáng kể những cách nhìn định kiến và thiên lệch về triều Nguyễn trước đây. Nhiều thành tựu trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa... của triều Nguyễn, nhất là vào nửa đầu thế kỷ XIX đã được công nhận là sự kết tinh đỉnh cao trong lịch sử phát triển của đất nước dưới thời quân chủ. Sự tự hào về một quốc gia có truyền thống văn hiến lâu đời và một lãnh thổ toàn vẹn thể hiện qua bài thơ được các vua triều Nguyễn khắc ghi trước ngai vàng trong điện Thái Hòa mà chúng tôi giới thiệu dưới đây là một điểm son rất đáng trân trọng của triều đại ấy:
文獻千年國 / Nước ngàn năm văn hiến
車書萬里圖 / Thống nhất muôn dặm xa
鴻龐開闢後 / Thuở Hồng Bàng lập quốc
南服一唐虞 / Cõi Nam một sơn hà.
Với mục đích phục vụ nhu cầu nghiên cứu, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển tái bản cuốn Tuyển tập những bài nghiên cứu về triều Nguyễn - Tập 1 (xuất bản lần đầu năm 2002). Tuyển tập gồm 95 bài viết được tuyển chọn trong 32 số Tạp chí xuất bản liên tục từ năm 1991 đến năm 2001 (Tập 2, từ năm 2002 đến năm 2012, xuất bản năm 2023). Để bạn đọc tiện theo dõi, chúng tôi tạm sắp xếp nội dung các bài viết theo hệ thống các đề mục thông thường khi nghiên cứu về một triều đại,
tuy nhiên, sự phân chia này chỉ có tính tương đối vì nhiều bài có thể cùng lúc đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau.
Do số trang có hạn, chúng tôi rất tiếc không thể chuyển đến bạn đọc tất cả những bài viết nghiên cứu về triều Nguyễn đã đăng tải trên Tạp chí.
Về mặt văn bản, một số bài viết được tác giả hiệu chỉnh, bổ sung tư liệu mà chúng tôi có điều kiện liên hệ được. Số còn lại theo yêu cầu của tác giả, hoặc không thể liên hệ được nên chúng tôi đăng lại nguyên văn, không sửa đổi hoặc cắt xén, ngoại trừ việc chỉnh sửa một số lỗi chính tả trong bản in cũ. Một số sơ đồ, ảnh chụp không thể scan cũng như không tìm được nguồn ảnh thay thế nên chúng tôi không đưa vào. Ngoài ra, để hình thức ấn phẩm thêm phần sống động, chúng tôi bổ sung thêm một số ảnh minh họa ở những bài có nội dung liên quan.
Mặc dù đã cố gắng hết sức trong quá trình chọn lọc nội dung, biên tập và in ấn, song khó tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong được bạn đọc và tác giả vui lòng lượng thứ, góp ý để những tuyển tập tiếp theo của Tạp chí có chất lượng tốt hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các tác giả đã cộng tác, gắn bó với Tạp chí trong suốt chặng đường vừa qua. Chính sự nhiệt tình, thận trọng và nghiêm túc trong nghiên cứu của các tác giả đã giúp Tạp chí có được một chỗ đứng nhỏ trong lòng
bạn đọc.
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển
--------------
Thông tin sách
- Đơn giá dự kiến: 480.000đ / quyển (Chưa bao gồm phí vận chuyển qua đường bưu điện)
- Khổ: 19 x 26.5 cm
- Số trang: 874 trang
- Số điện thoại liên hệ: 0234. 3837. 900
--------
Thời gian dự kiến phát hành: 25 tháng 12 năm 2024
Link đặt mua: https://s.net.vn/9v7e

⭕THÔNG BÁO PHÁT HÀNHTạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 5 (193). 2024💥Kính mời quý độc giả đón đọc các bài viết:* Nguyên...
01/11/2024

⭕THÔNG BÁO PHÁT HÀNH
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 5 (193). 2024
💥Kính mời quý độc giả đón đọc các bài viết:
* Nguyên tác: Trần Kinh Hòa, dịch: Nguyễn Phúc An. Tạp ký chuyến đi nghiên cứu tại Kinh thành Huế (順化城研究旅行雜記)
* Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Đăng Thu. Hoạt động của thương điếm Hà Lan tại Dejima dưới chính sách bế quan tỏa cảng
* Võ Phúc Toàn. Một số tư liệu báo chí về chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Kiên (1882-1941)
* Lê Quốc Tín. Khảo cứu vài chi tiết về tiểu sử Vân Trường hầu Nguyễn Cửu Vân
* Nhóm nghiên cứu Tân Đô thành Hiếu cổ. Tái hiện Cửu Tư đài - công trình kiến trúc cung đình độc đáo trên đất Huế qua phân tích tư liệu
* Trần Kỳ Phương, Nguyễn Thị Tú Anh. Phật viện Lakṣmīndra - Lokeśvara Đồng Dương thế kỷ IX: Nhìn từ một mạn-đà-la kiến trúc Mật tông trong bối cảnh hải thương châu Á
* Vĩnh Thông. Giới thiệu về tôn giáo Thiên Khai Huỳnh Đạo

Nhân dịp kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2024), Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, lãnh...
21/06/2024

Nhân dịp kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2024), Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin Truyền thông và Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến thăm và tặng hoa chúc mừng đội ngũ cán bộ công tác tại Tạp chí Nghiên cứu Phát triển.
Phát biểu tại buổi đến thăm, lãnh đạo Viện và các Sở ban ngành đánh giá cao nỗ lực đóng góp cũng như những kết quả đạt được. Đồng thời, các bên đã có những trao đổi chân tình, thẳng thắn về khó khăn hiện tồn, cũng như các phương hướng hợp tác để tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động, phát triển tạp chí theo đúng định hướng đã chọn.
Trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả quý cơ quan ban ngành!

⭕THÔNG BÁO PHÁT HÀNHTạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 2 (190). 2024💥Kính mời quý độc giả đón đọc các bài viết:* Hy Gia...
17/05/2024

⭕THÔNG BÁO PHÁT HÀNH
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 2 (190). 2024
💥Kính mời quý độc giả đón đọc các bài viết:
* Hy Giang Lê Thị Mai. Góp phần tìm hiểu chữ húy thời Nguyễn - trường hợp chữ “An”
* Trần Đức Thạnh, Đặng Hoài Nhơn, Bùi Văn Vượng, Nguyễn Thanh Sơn. Đường tiến vào và rút chạy của thủy quân Nguyên trong cuộc xâm lược Đại Việt năm 1287-1288
* Phạm Đức Thành Dũng. Thơ văn trên liên ba Hồng Trạch môn lăng Thiệu Trị: Khảo cứu và đề xuất phương án trùng tu
* Trần Kinh Hòa (nguyên tác), Nguyễn Phúc An (dịch). Đại Nam thực lục và châu bản triều Nguyễn
* Cao Tự Thanh. Tư liệu về một khoa thi Hương không được tổ chức ở Nam Kỳ
* Trần Mạnh Cường. Tác giả tên gọi “Nghệ An” và nỗi oan khiên “không có học”
* Nguyễn Thị Kim Nhạn. Kim tiền, vật chất trong thơ Nguyễn Công Trứ
* Lê Khắc Phúc, Nguyễn Thị Huệ, Đoàn Đình Dương, Trần Thị Hoàng Đông, Hồ Công Hưng, Trần Thế Dân. Mức độ tiêu thụ và phản hồi của người tiêu dùng đối với các sản phẩm sen Huế
* Võ Đình Ba, Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Việt Thắng, Ngô Thị Bảo Châu, Hoàng Hữu Tình. Nghiên cứu quy trình nuôi bướm chanh Catopsilia pomona (Fabricius, 1775) làm thực phẩm

THÔNG BÁO PHÁT HÀNH: “TUYỂN TẬP NHỮNG BÀI NGHIÊN CỨU VỀ TRIỀU NGUYỄN - TẬP 2”Với mục đích phục vụ nhu cầu nghiên cứu, nă...
24/01/2024

THÔNG BÁO PHÁT HÀNH: “TUYỂN TẬP NHỮNG BÀI NGHIÊN CỨU VỀ TRIỀU NGUYỄN - TẬP 2”

Với mục đích phục vụ nhu cầu nghiên cứu, năm 2023, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển tuyển chọn 75 bài viết được đăng tải trên Tạp chí từ năm 2002 đến năm 2012 để xuất bản tập 2 - Tuyển tập những bài nghiên cứu về triều Nguyễn.

Các bài viết tập trung vào phân tích, nhận diện những vấn đề về triều Nguyễn qua nhiều thời kỳ lịch sử trên các phương diện: chính trị - quân sự - ngoại giao; tài chính - khoa học kỹ thuật; lễ - nhạc, văn học - nghệ thuật; xây dựng - kiến trúc; di tích; cổ vật; nhân vật; luật lệ - hậu cung; làng xã - thành thị v.v.

Đây đều là những bài nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực, được triển khai trên cơ sở điền dã thực địa, truy tầm nguồn tư liệu lưu trữ liên quan, với nhiều phát hiện và kiến giải khoa học.

Những kết quả nghiên cứu này chính là tiền đề quan trọng, định hướng các giải pháp về cơ chế và chính sách nhằm góp phần vào việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản triều Nguyễn cũng như công cuộc xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế.

Quý độc giả có nhu cầu đăng ký đặt mua theo thông tin dưới đây:
• Đơn giá sách dự kiến: 500.000đ/ cuốn (1080 trang), khổ 16x24 cm. Giá sách chưa bao gồm phí vận chuyển, bạn đọc nhận sách và trả phí vận chuyển qua nhân viên bưu điện.
• Link đăng ký: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfU4dmQGeHre2LBBgYW-9qdXUiwQLiTsJHChhqn7IONUMYDPQ/viewform
--------------------
• Số điện thoại liên hệ: 0234. 3835. 008

Thông báo phát hành chuyên đề:100 năm Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (1923-2023)-------Lời tòa soạnCùng quý độc giả thân ...
21/08/2023

Thông báo phát hành chuyên đề:
100 năm Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (1923-2023)
-------
Lời tòa soạn
Cùng quý độc giả thân mến!
Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, tiền thân là Bảo tàng Khải Định (Musée Khai-Dinh) được thành lập theo đạo Dụ ngày 17/8/1923 và đến ngày 24/8/1923 Khâm sứ Trung Kỳ ra nghị định thi hành. Đến nay, bảo tàng đã trải qua hành trình tròn 100 năm (1923-2023). Qua nhiều lần thay đổi tên gọi, đến năm 2007, bảo tàng chính thức mang tên Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (Bảo tàng CVCĐ Huế) thuộc quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.
Đã từng là bảo tàng nổi tiếng nhất ở Việt Nam và Đông Dương trước đây, Bảo tàng Khải Định nay là Bảo tàng CVCĐ Huế, là nơi bảo lưu đầy đủ nhất những hiện vật ghi dấu về cuộc sống cung đình triều Nguyễn với hơn 11.000 hiện vật gồm các tác phẩm nghệ thuật, đồ dùng sinh hoạt, lễ nghi, tín ngưỡng, quốc phòng của hoàng gia và triều đình nhà Nguyễn; các hiện vật Chămpa, những tặng phẩm, thương phẩm từ quan hệ ngoại giao và thương mại giữa Việt Nam với các nước, với nhiều chất liệu như đồ sứ, đồ đồng, kim loại quý, vải, gỗ, mây tre, đá, ngà, pha lê… Bảo tàng CVCĐ Huế chính là linh hồn của “Huế - Thành phố di sản”, với kho tư liệu vô giá, sống động và hàng ngàn hiện vật nguyên bản “phản ánh đầy đủ đời sống chính trị, xã hội, nghệ thuật và nghi lễ” của cung đình Nguyễn xưa.
Đối với một thiết chế văn hóa, 100 năm tuổi là con số không chỉ khẳng định lịch sử lâu đời mà còn là sự ghi nhận bề dày, chiều sâu và tầm quan trọng của thiết chế này trong lịch sử, văn hóa, mỹ thuật của vùng đất Huế nói riêng và trong ngành văn hóa nước nhà nói chung. Với hàng trăm cuộc triển lãm thường xuyên và triển lãm chuyên đề được tổ chức tại bảo tàng hay tại các điểm di tích thuộc quần thể di tích Huế, các điểm trưng bày khác ở trong và ngoài nước, Bảo tàng CVCĐ Huế đã trải qua một hành trình dài với sứ mệnh gìn giữ, bảo tồn và truyền tải những nét tinh túy, đặc sắc của văn hóa, mỹ thuật Nguyễn đến với công chúng, góp phần “hình thành thị hiếu và cảm xúc nghệ thuật cho các thế hệ mai sau”.
Với mong muốn ghi nhận một chặng đường phát triển đầy ý nghĩa và ghi nhớ mốc kỷ niệm quan trọng này của Bảo tàng CVCĐ Huế, tạp chí Nghiên cứu & Phát triển xuất bản số chuyên đề 100 năm Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (1923-2023) nhằm cung cấp cho độc giả một cái nhìn tổng quan về lịch sử ra đời và các giai đoạn phát triển của bảo tàng, trên cơ sở nghiên cứu, tìm kiếm các nguồn tư liệu ở các kho lưu trữ trong và ngoài nước, tác giả Mickaël Augeron (Nguyễn Thị Thúy Vi biên dịch), Huỳnh Thị Anh Vân, Võ Vinh Quang, Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Quang Trung Tiến - Nguyễn Chí Ngàn, Đỗ Minh Điền,… đã đưa độc giả ngược về quá khứ để khám phá nhiều thông tin và tư liệu mới vô cùng quý giá về những ngày đầu thành lập của bảo tàng cũng như khám phá về điện Long An - điểm trưng bày chính của bảo tàng; vai trò và tầm quan trọng của bảo tàng trong đời sống văn hóa xã hội ở Kinh đô Huế đầu thế kỷ XX. Từ những ngày đầu mở cửa cho đến ngày nay, Bảo tàng CVCĐ Huế - “nơi lưu giữ những món đồ vô giá được trân tàng trong một kiến trúc tuyệt mỹ” - là điểm tham quan hấp dẫn được đưa vào các tuyến du lịch ở Huế, là điểm dừng chân không thể thiếu của các nguyên thủ quốc gia, các phái đoàn ngoại giao, các sĩ quan quân đội, những người nổi tiếng khi đến thăm Kinh đô Huế, ngày nay là Cố đô Huế, góp phần khẳng định dấu ấn và vị thế của Bảo tàng Khải Định, nay là Bảo tàng CVCĐ Huế trong 100 năm qua. Qua các bài viết có thể thấy bảo tàng đã trải qua không ít thăng trầm do biến động của thời cuộc ảnh hưởng đến các hiện vật và điểm trưng bày chính (điện Long An, một công trình kiến trúc gỗ xây dựng dưới thời Thiệu Trị vào năm 1845, Di sản Văn hóa thế giới).
“Ôn cố tri tân”, nhìn lại chặng đường đã qua là để định hình cho bước đi hiện tại và tương lai của bảo tàng, trong hệ thống bảo tàng của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng được tác giả Phan Thanh Hải và Trần Văn Dũng nghiên cứu và giới thiệu. Bảo tàng CVCĐ Huế đã và đang có những bước chuyển mình đổi mới toàn diện, lấy công chúng làm mục tiêu, động lực để phát triển, phát huy nội lực cũng như thế mạnh của mình, góp phần xây dựng bảo tàng thành một địa chỉ văn hóa đặc sắc, là niềm tự hào của người dân Cố đô Huế và cả nước.
Trong giới hạn của số báo chuyên đề chắc chắn chưa thể bao quát hết diện mạo, chiều sâu và hành trình tròn một thế kỷ của viên ngọc quý Bảo tàng Khải Định nay là Bảo tàng CVCĐ Huế, tuy nhiên, chúng tôi hy vọng rằng quý độc giả đón nhận số chuyên đề này như một món quà kỷ niệm ghi nhận một chặng đường vẻ vang nhưng không thiếu những thăng trầm của bảo tàng. Ấn phẩm này cũng là sự tri ân những con người thầm lặng đặt nền móng đầu tiên cho sự ra đời của bảo tàng đầu tiên ở Việt Nam (1923) - Bảo tàng Khải Định và nhiều thế hệ cán bộ làm công tác bảo tàng đã vượt qua muôn vàn khó khăn và biến động của thời cuộc để chung tay gìn giữ, phát huy giá trị để “viên ngọc quý” của Huế vẫn mãi luôn tỏa sáng 100 năm qua.
Với tinh thần cầu thị, chúng tôi mong muốn được đón nhận các ý kiến đóng góp của quý độc giả. Hy vọng rằng chủ đề này sẽ tiếp tục được quan tâm và khai thác trong các số báo tiếp theo với sự cộng tác của các nhà nghiên cứu, cộng tác viên và quý độc giả xa gần.
Ban biên tập trân trọng cảm ơn lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Bảo tàng CVCĐ Huế đã tạo điều kiện để chúng tôi có thể phối hợp, trao đổi và hoàn thành chuyên đề này. Xin cảm tạ các tác giả, cộng tác viên đã tham gia thực hiện.
Trân trọng giới thiệu đến quý độc giả!
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển

Nhân dịp kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2023), Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, lãnh...
21/06/2023

Nhân dịp kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2023), Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin Truyền thông, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế và Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến thăm và tặng hoa chúc mừng đội ngũ cán bộ công tác tại Tạp chí Nghiên cứu Phát triển.
Phát biểu tại buổi đến thăm, lãnh đạo Viện và các Sở ban ngành đánh giá cao nỗ lực đóng góp cũng như những kết quả đạt được trong hơn 30 năm hình thành và phát triển của Tạp chí (1991-2023). Đồng thời, các bên đã có những trao đổi chân tình, thẳng thắn về khó khăn hiện tồn, cũng như các phương hướng hợp tác để tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động, phát triển tạp chí theo đúng định hướng đã chọn.
Trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả quý cơ quan ban ngành!

⭕THÔNG BÁO PHÁT HÀNH CHUYÊN ĐỀ: NHỮNG DẤU ẤN CHAMPA Ở THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 6 (179). 2022(Tạp chí chuyển đến quý tác giả và...
07/12/2022

⭕THÔNG BÁO PHÁT HÀNH CHUYÊN ĐỀ: NHỮNG DẤU ẤN CHAMPA Ở THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 6 (179). 2022
(Tạp chí chuyển đến quý tác giả và bạn đọc đặt mua từ ngày 20/12/2022).
----------------------
Lời Tòa soạn
Quý độc giả thân mến!
Vương quốc Champa trong lịch sử là một chính thể Liên hiệp (Federation), tập hợp các tiểu quốc trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên ở Việt Nam hiện nay. Ngay từ rất sớm, tiến trình lịch sử của vương quốc này đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các thế hệ học giả, điều này phần nào mở ra một cái nhìn tương đối tổng quát. Trong hàng chục năm gần đây, với những phát hiện quan trọng về khảo cổ học, ngành nghiên cứu lịch sử Champa cũng không ngừng có những tiến bộ vượt trội, nhiều sai lầm và khoảng trống lịch sử ngày càng được bổ khuyết. Tuy nhiên, nhìn chung, vẫn còn nhiều điều cần phải khám phá và khai mở trong tương lai, nhất là lịch sử của các vùng, các tiểu quốc trong mối tương tác với nhau trong toàn bộ chính thể liên hiệp.
Thừa Thiên Huế ngày nay là vùng phía Bắc thuộc vương quốc Champa cổ khi vương quốc này mở rộng lãnh thổ đến Hoành Sơn (Quảng Bình). Đây là nơi giao thoa giữa văn hóa Đại Việt với văn hóa Champa, trong đó, nét văn hóa Champa vẫn rõ ràng và đậm nét hơn cả. Nhằm tiếp cận, tìm hiểu những sự kiện lịch sử, vai trò cũng như hệ thống di sản của nền văn hóa này trên vùng đất Thừa Thiên Huế, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển trân trọng giới thiệu đến bạn đọc số chuyên đề “Những dấu ấn Champa ở Thừa Thiên Huế”.
Số chuyên đề với sự tham gia của các tác giả Đổng Thành Danh, Nguyễn Xuân Hoa, Nguyễn Văn Quảng, Trần Kỳ Phương, Lâm Thị Mỹ Dung, Nguyễn Thị Tú Anh, Huỳnh Thị Anh Vân, Trần Đức Anh Sơn, được triển khai trên cơ sở điền dã thực địa, nghiên cứu, truy tầm nguồn tư liệu lưu trữ liên quan với nhiều kiến giải công phu, mới mẻ. Các bài viết tập trung vào phân tích, nhận diện những vấn đề tổng quan về Champa ở Thừa Thiên Huế qua các thời kỳ lịch sử dưới góc nhìn văn hóa học, khảo cổ học. Bên cạnh đó là những nghiên cứu cụ thể liên quan đến tháp Phú Diên trong quá trình tiến triển của kiến trúc đền - tháp Champa thế kỷ VIII; tín ngưỡng Avalokiteśvara trong nghệ thuật Champa: khảo cứu pho tượng đồng Bồ tát Thủy Cam; nhìn lại lịch sử vùng Huế từ một số tác phẩm điêu khắc Champa ở bảo tàng; Khảo sát hiện trạng các di tích, hiện vật Champa ở Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở đó, đề xuất các nhóm giải pháp về cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện nhằm đóng góp vào việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa quý giá này, phục vụ nhu cầu nghiên cứu, tham quan và thưởng ngoạn của cộng đồng.
Trong giới hạn của một số báo, chuyên đề “Những dấu ấn Champa ở Thừa Thiên Huế” chắc hẳn chưa thể bao quát hết diện mạo của nền văn hóa Champa, nên khó tránh khỏi khiếm khuyết. Chúng tôi mong các nhà nghiên cứu cùng đông đảo bạn đọc đón nhận, có những ý kiến đóng góp quý báu. Hy vọng rằng, chủ đề này còn có thể được khai thác trong các số báo tiếp theo, với những bài viết mới từ các nhà nghiên cứu, cộng tác viên và quý độc giả xa gần.
Xin tri ân sự giúp đỡ của tất cả tác giả, cộng tác viên trong quá trình thực hiện chuyên đề này.
Trân trọng giới thiệu đến quý độc giả!
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển

⭕THÔNG BÁO PHÁT HÀNHTạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 5 (178). 2022(Tạp chí chuyển đến quý tác giả và bạn đọc đặt mua ...
12/10/2022

⭕THÔNG BÁO PHÁT HÀNH
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 5 (178). 2022
(Tạp chí chuyển đến quý tác giả và bạn đọc đặt mua từ ngày 20/10/2022).
💥Kính mời quý độc giả đón đọc các bài viết:
 VĂN HÓA - LỊCH SỬ
* Lê Công Lý. Tìm hiểu tình thế và địa thế cựu dinh Cái Bè.
 BẢO TỒN & PHÁT TRIỂN
* Trần Nguyễn Khánh Phong. Gắn kết hệ thống đình làng trên địa bàn thành phố Huế trong việc bảo tồn và phát triển đô thị di sản.
 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KH&CN
* Thái Thị Thanh Trà, Trần Đăng Chung, Trần Thị Thu Huyền. Đánh giá các đặc điểm sinh trưởng và phát triển của giống bơ Booth 7 trên vùng gò đồi tỉnh Thừa Thiên Huế.
* Lê Nguyên Phú, Trần Văn Dũng, Đỗ Minh Điền, Trần Thị Thanh Nhung. Hiện trạng và một số giải pháp phát huy giá trị của hệ thống di sản phố cổ Gia Hội - Chợ Dinh trong giai đoạn hiện nay.
* Phan Thanh Bình, Đồng Sĩ Toàn. Đặc trưng thẩm mỹ của áo dài phụ nữ Huế đương đại.
 TƯ LIỆU
* Nguyên tác: Trần Kinh Hòa, biên dịch: Nguyễn Mạnh Sơn. Nguồn gốc và truyền bản sách An Nam dịch ngữ.

Phan Huy Ích trong tiến trình nhà Thanh công nhận triều NguyễnTác giả: Nguyễn Duy ChínhTóm tắtTừ trước đến nay các sử gi...
12/08/2022

Phan Huy Ích trong tiến trình nhà Thanh công nhận triều Nguyễn
Tác giả: Nguyễn Duy Chính
Tóm tắt

Từ trước đến nay các sử gia ít quan tâm đến đóng góp của sĩ phu Bắc Hà trong tiến trình và thủ tục của nhà Thanh công nhận triều Nguyễn. Chính sử tân triều hầu như không nhắc đến các văn thần của cựu triều đóng vai trò trung gian, gạch nối với Thanh đình, nay đã cắt đứt với triều đại Tây Sơn nhưng chưa dứt khoát chấp nhận một triều đại thay thế.
Mặc dù thắng lợi quân sự của Đàng Trong đã rõ ràng, vị thế của triều đình Phú Xuân chưa thành hình trong quỹ đạo tông phiên của nhà Thanh. Ở thời điểm cam go đó, những quan viên nòng cốt của triều đại Tây Sơn đã nhanh chóng tham gia tiến trình xin phong vương, xóa nhòa những bất đồng và trở ngại ngoại giao. Phan Huy Ích không những đóng vai trò chủ chốt trong việc làm trơn bánh xe hợp thức hóa triều Nguyễn mà còn đảm trách tổ chức đón tiếp Thanh sứ, sắp đặt mọi lễ nghi, và soạn thảo những văn bản quan trọng nhất trong bang giao Việt - Thanh đầu thời Nguyễn.

⭕THÔNG BÁO PHÁT HÀNHTạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 4 (177). 2022(Tạp chí chuyển đến quý tác giả và bạn đọc đặt mua ...
03/08/2022

⭕THÔNG BÁO PHÁT HÀNH
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 4 (177). 2022
(Tạp chí chuyển đến quý tác giả và bạn đọc đặt mua từ ngày 03/8/2022).
💥Kính mời quý độc giả đón đọc các bài viết:
- Nguyễn Duy Chính. Phan Huy Ích trong tiến trình nhà Thanh công nhận triều Nguyễn.
- Đổng Thành Danh, Đỗ Đình Đệ. Hệ thống đền, tháp Hòa Lai từ huyền thoại đến lịch sử.
- Nguyễn Văn Kim. Một số suy nghĩ về vai trò và đặc tính tiêu biểu của không gian biển Bắc Trung Bộ.
- Nguyễn Đức Lộc. Về một số hiện vật thời Nguyễn trưng tàng tại Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế.
- Nguyễn Anh Huy. Tiền giấy ngân hàng Đông Dương (tiếp theo).
- Nguyên tác: Trần Chính Hoành (Hoàng Thanh Sơn, Nguyễn Văn Luân biên dịch). Hai yếu tố Trung Hoa trong Hán tịch Việt Nam trường hợp Vĩ Dã hợp tập, bản lưu tại thư viện Đại học Phục Đán, Trung Quốc.

GIÁO DỤC VÀ KHOA CỬ TRIỀU NGUYỄN - NHÌN NHẬN TỪ NHỮNG THÀNH TỰU VỀ ĐÀO TẠO CON NGƯỜITác giả: Phạm Đức Thành Dũng [Số 3, ...
28/06/2022

GIÁO DỤC VÀ KHOA CỬ TRIỀU NGUYỄN - NHÌN NHẬN TỪ NHỮNG THÀNH TỰU VỀ ĐÀO TẠO CON NGƯỜI
Tác giả: Phạm Đức Thành Dũng [Số 3, năm 2022]
Tóm tắt:
Bài viết lý giải các thành tựu của nền khoa cử giáo dục triều Nguyễn thông qua phân tích hệ thống giáo trình, lề lối học hành thi cử, đạo đức nhân cách và hành trạng của các nhà khoa bảng. Tất nhiên, đây mới chỉ là những khái quát sơ bộ về nền giáo dục khoa cử của một triều đại, dựa trên hành trạng của số ít các nhà khoa bảng đã khảo cứu được, nên chắc hẳn chưa thể toàn diện. Song qua đó cũng hy vọng rút ra được một số thành tựu mà cho đến hôm nay những người quan tâm đến giáo dục vẫn còn phải trăn trở, học tập, vì hoàn toàn có thể vận dụng vào việc rèn luyện, tu dưỡng con người cũng như giáo dục đào tạo các thế hệ mai sau.

Address

53 Nguyễn Huệ
Hue
​​530000

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển:

Share

Category

Tạp chí Nghiên cứu và phát triển

Tạp chí Nghiên cứu và phát triển trực thuộc Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế, là tạp chí chuyên ngành uy tín của tỉnh Thừa Thiên Huế.