
25/06/2025
Ngày còn nghèo - mình làm gì cũng cẩn thận.
Đơn hàng ít ỏi - mỗi khách là một cơ hội quý.
Tự mình đóng hàng từng cái áo, dán từng miếng nhãn bằng cả hai tay và một chữ "tâm".
Công nhân đi làm về muộn, mình gửi thêm tiền tăng ca, dù mình chẳng dư bao nhiêu.
Mình nghĩ đơn giản: "Có trước có sau, có nhân có quả."
Làm nghề tử tế thì mới bền.
Rồi đùng một cái - may mắn tới.
Một đối tác nước ngoài đặt đơn hàng lớn.
Xưởng mình ngày đêm sáng đèn - máy chạy không nghỉ.
Tiền bắt đầu về - nhiều đến mức mình không còn nhớ lần cuối mình kiểm tra sổ nợ là khi nào.
Mình thuê thêm người, mở rộng xưởng, thay đồ, đổi xe.
Mình bắt đầu quen với thành công - Và rồi.. mình bắt đầu cho phép mình dễ dãi.
Mình bảo tổ trưởng: "Cái này lỗi nhẹ thôi, khách không thấy đâu."
Mình bảo kế toán: "Lùi lương lại vài hôm, giữ dòng tiền xoay đã."
Mình bảo chính mình: "Cái gì cũng làm đúng thì sao lời nổi?"
Mình bắt đầu khôn lõi - Và mình nghĩ, đó là cách làm ăn "thông minh".
Nhưng rồi - chỉ trong một tháng - mọi thứ sụp đổ.
-Đơn hàng bị trả về vì chất lượng kém.
-Đối tác huỷ hợp đồng.
-Công nhân bỏ đi gần hết.
Mình ngồi trong xưởng trống - nhìn những cuộn vải chất đống và những chiếc áo lỗi không ai nhận.
Lần đầu tiên sau nhiều năm, mình mới thấy sợ. Không phải sợ mất tiền.
Mà sợ cách mình đánh đổi chữ "tử tế" lấy vài đồng lợi nhuận.
Lúc đó mình mới hiểu - người ta không ngã vì lúc đói.
Người ta ngã vì khi no quá, họ tưởng mình không thể sai.
Làm ăn càng thuận, càng nên sợ nhân quả.
Vì thành công không miễn trừ ai khỏi hậu quả của những điều tệ hại mà họ đã âm thầm làm ra.
Và vì - càng đứng cao.. ngã sẽ càng đau.
"LÀM ĂN CÀNG THUẬN - CÀNG NÊN SỢ NHÂN QUẢ.
Vì khi mình nghĩ mình khôn.. là lúc nhân quả bắt đầu ghi sổ."
Sưu tầm