Mũ Cối

Mũ Cối Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Mũ Cối, Media/News Company, BẮC SƠN, Móng Cái.

06/05/2025

CẦN TỈNH TÁO VÀ THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT KHI TIẾP CẬN VỤ VIỆC ĐAU LÒNG TẠI HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH LONG

Trong những ngày qua, một vụ việc thương tâm xảy ra tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long đã gây chấn động dư luận. Vụ tai nạn giao thông cướp đi sinh mạng của một cháu bé khiến nhiều người không khỏi xót xa, đồng cảm với mất mát quá lớn của gia đình nạn nhân. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là những diễn biến sau đó – khi người cha trong trạng thái mất kiểm soát đã có những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng – đang khiến tình hình an ninh trật tự tại địa phương trở nên phức tạp, đồng thời làm dấy lên nhiều luồng dư luận trái chiều, cực đoan trên không gian mạng.

Nỗi đau mất con là điều không ai mong muốn và rất đáng được xã hội chia sẻ. Tuy nhiên, cảm xúc – dù có mạnh mẽ đến đâu – cũng không thể trở thành lý do để biện minh cho các hành động bạo lực, đặc biệt là hành vi sử dụng vũ khí, gây nguy hiểm cho người khác. Trong một xã hội văn minh, pháp luật là chuẩn mực cao nhất để điều chỉnh hành vi con người. Mọi hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là vi phạm nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của người khác, đều phải bị xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội.

Đáng chú ý, trước đó, cơ quan điều tra đã ra Quyết định không khởi tố vụ án hình sự liên quan đến vụ tai nạn giao thông. Tuy nhiên, theo thông tin chính thức, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định hủy bỏ Quyết định không khởi tố, yêu cầu tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc. Đây là minh chứng cho việc hệ thống pháp luật luôn có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ để đảm bảo công lý được thực thi một cách khách quan, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm cũng như không làm oan người vô tội.

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, nhiều hình ảnh, video, thông tin và bình luận liên quan đã lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Bên cạnh những tiếng nói cảm thông, chia sẻ, không ít thông tin chưa được kiểm chứng, thậm chí bị cắt ghép, xuyên tạc có chủ đích đã xuất hiện, gây nhiễu loạn thông tin, tạo tâm lý hoang mang trong dư luận.
Các chuyên gia an ninh mạng cảnh báo, việc chia sẻ, phát tán những thông tin không xác thực không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý xã hội và gây cản trở cho quá trình điều tra của cơ quan chức năng, mà còn có thể khiến người đăng tải vi phạm nghiêm trọng pháp luật về an ninh mạng.

Một số quan điểm trên mạng xã hội cho rằng hành động của người cha là “thay trời hành đạo”, “đòi lại công lý” sau khi có thông tin về quyết định không khởi tố. Đây là cách suy nghĩ cực kỳ lệch lạc và nguy hiểm. Trong một nhà nước pháp quyền, công lý chỉ có thể được thực thi bởi các cơ quan có thẩm quyền, theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật. Mọi hành vi sử dụng vũ lực, đặc biệt là có tổ chức hoặc sử dụng vũ khí tự chế để trả thù cá nhân, đều là hành vi đặc biệt nghiêm trọng, bị pháp luật nghiêm trị.
Việc cổ súy cho bạo lực, dù dưới bất kỳ danh nghĩa nào, đồng nghĩa với tiếp tay cho sự hỗn loạn, đe dọa đến nền tảng trật tự xã hội và an toàn của cộng đồng.

Hơn lúc nào hết, mỗi người dân cần thể hiện sự tỉnh táo, bản lĩnh và tinh thần thượng tôn pháp luật khi tiếp cận các vụ việc phức tạp. Hãy ưu tiên tiếp nhận thông tin từ các cơ quan báo chí chính thống và cơ quan chức năng có thẩm quyền. Tránh lan truyền các nội dung suy diễn, kích động, gây chia rẽ và tổn thương thêm cho những người liên quan.

21/04/2025
19/04/2025
04/04/2025

Quang Linh Vlog đã từng có rất nhiều thứ, có một hành trình vươn lên đáng ngưỡng mộ, có rất nhiều người hâm mộ, có một kênh Youtube lớn và nhiều kênh kinh doanh riêng phát triển, có nhiều bằng khen của nước bạn cũng như trong nước, có cả việc trở thành Uỷ viên của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam.

Nhưng rồi, giờ thì bạn này đã mất rất nhiều, thậm chí gần như rất khó có thể gây dựng lại được nữa. Từ một người được mọi người gọi tôn trọng là “anh” rồi “ông”, sắp tới có thể sẽ là “bị cáo”.

Đọc tin Quang Linh Vlog bị bắt, mình thấy thực sự đáng tiếc cho bạn này nhưng cũng thấy được nghiêm minh của pháp luật, không phải vì là người nổi tiếng, thành công, từng làm nhiều việc tốt mà có thể đứng ngoài được pháp luật.

Nãy đọc được bình luận này giá như Quang Linh Vlog chuyên tâm cho những gì đã làm được, ở bên châu Phi, thi thoảng về Việt Nam làm việc thiện, tập trung vào công việc kinh doanh cá nhân thì không đến mức như thế. Tất nhiên là cuộc sống không thể biết trước được hai chữ “giá như”.

Giờ thì, chỉ còn lại những hình ảnh về Quang Linh Vlog trên kênh Youtube mà thôi.

---

08/03/2025

Phản bác cáo buộc chủ trương “Sáp nhập tỉnh sao không trưng cầu dân ý?” của RFA
▪︎ Trọng Nghĩa

Trong thời gian gần đây, một số kênh thông tin bên ngoài, điển hình là Đài Á châu Tự do (RFA), đã đặt ra vấn đề “Sáp nhập tỉnh sao không trưng cầu dân ý?”. Luận điệu này nhằm quy chụp rằng việc Nhà nước Việt Nam tiến hành sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh là “thiếu dân chủ” hoặc “phớt lờ ý kiến người dân”. Bài viết sau đây sẽ phân tích, làm rõ những căn cứ pháp lý, tinh thần dân tộc, và quan điểm chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh để chứng minh: Việc sáp nhập tỉnh không nhất thiết phải tổ chức trưng cầu dân ý, đồng thời hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

-----

>>> Cơ sở pháp lý về “trưng cầu dân ý” và sắp xếp đơn vị hành chính

Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, và đặc biệt là Luật Trưng cầu ý dân số 96/2015/QH13, trưng cầu ý dân được tiến hành đối với những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của quốc gia, ảnh hưởng trực tiếp đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ chính trị và kinh tế – xã hội của đất nước. Các vấn đề thường được đưa ra trưng cầu ý dân là:

1. Toàn văn hoặc nội dung đặc biệt quan trọng của Hiến pháp.

2. Vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia, lãnh thổ.

3. Vấn đề mang tính “sống còn” hoặc “cấp bách” của đất nước mà Quốc hội thấy cần thiết lấy ý kiến toàn dân.

Việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, về nguyên tắc, thuộc phạm vi quản lý hành chính và điều chỉnh của Nhà nước, không phải là vấn đề ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia hay thay đổi chế độ chính trị – xã hội. Do đó, không bắt buộc phải tiến hành trưng cầu ý dân, mà thay vào đó, việc xem xét, quyết định sáp nhập tỉnh dựa theo các quy định về tổ chức chính quyền địa phương, do Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước – thảo luận và biểu quyết.

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương (Luật số 77/2015/QH13, được sửa đổi, bổ sung một số điều vào các năm sau) và các nghị quyết, quy định hướng dẫn thi hành, thì:

- Việc điều chỉnh địa giới hành chính cấp tỉnh phải qua các bước: khảo sát, đánh giá về quy mô dân số, diện tích, điều kiện kinh tế – xã hội, cơ sở hạ tầng… để bảo đảm tính hiệu quả và tính khả thi.

- Cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định là Quốc hội, dựa trên tờ trình của Chính phủ và ý kiến của các cơ quan liên quan.

- Người dân vẫn có quyền thể hiện quan điểm qua kênh đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. Đây chính là cơ chế dân chủ gián tiếp: mỗi đại biểu được dân bầu ra, thay mặt nhân dân thực hiện quyền giám sát, đưa ra ý kiến thảo luận, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng.

Rõ ràng, việc sáp nhập tỉnh "không thuộc nhóm “vấn đề đặc biệt quan trọng” phải trưng cầu ý dân". Tuy vậy, điều này không đồng nghĩa với việc Nhà nước “phớt lờ ý kiến người dân”. Thực tế, quy trình sáp nhập luôn trải qua các khâu lấy ý kiến địa phương, báo cáo, giải trình tại Quốc hội, bảo đảm tính công khai, minh bạch trong bộ máy đại diện và trong xã hội.

>>> Tinh thần “dân là gốc” và ý nghĩa hoạt động quản lý hành chính

Tư tưởng truyền thống của dân tộc ta luôn nhấn mạnh: “Thiên hạ hưng vong, thất phu hữu trách” (việc hưng thịnh hay suy vong của đất nước, người dân bình thường cũng có trách nhiệm). Nghĩa là, nhân dân có trách nhiệm đóng góp tiếng nói, sức lực để xây dựng quốc gia. Tuy nhiên, hình thức đóng góp, bày tỏ ý kiến có thể là "trực tiếp" (thông qua một cuộc trưng cầu) hoặc "gián tiếp" (thông qua người đại diện được bầu, qua các kỳ họp HĐND, Quốc hội, qua kênh tiếp xúc cử tri...).

Sự “hiểu dân, sát dân, lắng nghe dân” nằm trong cốt lõi quản trị quốc gia. Nhưng không phải bất cứ việc hành chính nào cũng phải tiến hành trưng cầu ý dân. Nếu quốc gia “tốn sức” tổ chức trưng cầu cho tất cả các hoạt động điều chỉnh, phân chia, sáp nhập đơn vị hành chính, thì bộ máy sẽ trở nên cồng kềnh và thiếu hiệu quả, đi ngược lại mục tiêu xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.” Tuy nhiên, Bác cũng rất chú trọng tính "khoa học và hiệu quả" trong tổ chức, quản lý nhà nước. Người chỉ rõ, thực hành dân chủ “vừa phải phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân, vừa phải bảo đảm hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý của các cơ quan nhà nước”.
Quan điểm của Bác đặt ra hai yêu cầu song song: "phải tôn trọng, phát huy ý kiến của nhân dân" nhưng đồng thời "không được biến Nhà nước thành một guồng máy rườm rà, hình thức", khiến việc ra quyết định bị trì trệ. Trong bối cảnh đó, với các vấn đề quan trọng nhưng mang tính chất thường xuyên của quản lý hành chính như sáp nhập tỉnh, cách thức lấy ý kiến chủ yếu là qua kênh đại diện do dân bầu – tức các cơ quan dân cử.

>>> Cần phân biệt rõ “dân chủ” và “trưng cầu ý dân”

Tôi phản bác luận điệu “Không trưng cầu dân ý là vi phạm dân chủ” của RFA, với mấy ý như sau:

1. "Dân chủ" là "nguyên tắc bao trùm", thể hiện qua nhiều hình thức (dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp).

2. "Trưng cầu ý dân" chỉ là "một phương thức" biểu hiện dân chủ trực tiếp, thường áp dụng cho những sự kiện, quyết sách ở tầm “sống còn quốc gia”.

3. Việc "sáp nhập tỉnh" thuộc phạm vi điều chỉnh về "tổ chức, sắp xếp hành chính" – đã được quy định trong Hiến pháp và luật, được thực hiện qua "đại biểu Quốc hội", tức đại diện trực tiếp của nhân dân tại cơ quan quyền lực cao nhất.

Nói cách khác, dân chủ không chỉ giới hạn trong trưng cầu ý dân. Và việc không tiến hành trưng cầu ý dân cho một vấn đề quản lý hành chính "không có nghĩa" Nhà nước “thiếu dân chủ” hay “bỏ qua quyền lợi của dân”.

>>> Ý nghĩa của việc sáp nhập tỉnh và lợi ích chung

Chủ trương sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, cấp tỉnh được đặt ra với mục tiêu:

- Tinh gọn bộ máy, giảm cấp trung gian, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương.

- Tối ưu hóa nguồn lực, tập trung phát triển kinh tế – xã hội, tránh lãng phí do trùng lắp quản lý.

- Tạo điều kiện để người dân tiếp cận dịch vụ công nhanh hơn, đồng thời thúc đẩy sự liên kết vùng chặt chẽ hơn.

Việc RFA hoặc một số tổ chức bên ngoài rêu rao “không trưng cầu ý dân” là thiếu dân chủ thực chất "là lối bóp méo khái niệm" nhằm xuyên tạc thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam. Bởi lẽ, việc sáp nhập tỉnh đã qua quá trình khảo sát, thảo luận trong Quốc hội, nơi hội tụ đại biểu của nhân dân cả nước.

Tóm lại, "sáp nhập tỉnh" là một biện pháp "hành chính" nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, hướng tới lợi ích của nhân dân và sự phát triển chung của đất nước. Theo Hiến pháp 2013 và Luật Trưng cầu ý dân 2015, đây không phải là loại vấn đề bắt buộc phải tiến hành trưng cầu ý dân, cũng không vi phạm bất kỳ nguyên tắc dân chủ nào. Các kênh thu thập, phản ánh ý kiến nhân dân (đại biểu Quốc hội, HĐND, tiếp xúc cử tri…) vẫn được bảo đảm và là nền tảng để các cơ quan quyền lực xem xét, quyết định.

Dưới ánh sáng lời dạy của thánh nhân “Thiên hạ hưng vong, thất phu hữu trách”, cùng tư tưởng “bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có thể khẳng định: Nhà nước ta luôn đề cao và tôn trọng nguyện vọng chính đáng của người dân. Tuy nhiên, dân chủ cần được thực hiện một cách khoa học, hiệu quả, không phải nhất nhất việc gì cũng tổ chức trưng cầu ý dân, tránh lãng phí nguồn lực và biến mô hình quản lý trở nên kém hiệu quả.

Do vậy, luận điệu của RFA về việc “sáp nhập tỉnh sao không trưng cầu dân ý” là thiếu cơ sở, cố ý gây hiểu lầm, lẫn lộn giữa hai khái niệm “dân chủ” và “trưng cầu ý dân”. Thực chất, Nhà nước Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện đúng các nguyên tắc của Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm quyền làm chủ tập thể của nhân dân, vì mục tiêu xây dựng đất nước "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

---
▪︎ CÁC CĂN CỨ, TÀI LIỆU RFA CẦN HỌC HỎI - THAM KHẢO:

1. Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013:
- Chương I (Chế độ chính trị), Chương V (Chính quyền địa phương).
- Điều 29 và Điều 70 về thẩm quyền trưng cầu ý dân và quyết định các vấn đề về địa giới hành chính.

2. Luật Trưng cầu ý dân số 96/2015/QH13
- Quy định phạm vi, thẩm quyền, trình tự, thủ tục trưng cầu ý dân; xác định những vấn đề đặc biệt quan trọng mới cần trưng cầu ý dân.

3. Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 (sửa đổi, bổ sung)
- Xác định thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ, HĐND các cấp trong việc thành lập, sáp nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.

4. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội
Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13, Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14... quy định tiêu chuẩn, điều kiện và thủ tục sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh và truyền thống “lấy dân làm gốc”
- Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về dân chủ (“Bao nhiêu lợi ích đều vì dân...”);
- Câu nói “Thiên hạ hưng vong, thất phu hữu trách” khẳng định vai trò, trách nhiệm của nhân dân trong việc xây dựng và bảo vệ quốc gia.

6. Các báo cáo, đề án sáp nhập đơn vị hành chính đã "Trình Quốc hội và Chính phủ, có đầy đủ quá trình lấy ý kiến địa phương, đánh giá tác động kinh tế – xã hội." đã thông tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

31/01/2025

KHÔNG GIAN MẠNG - NƠI "CHIẾN ĐẤU" CỦA MỖI ĐẢNG VIÊN

Mạng xã hội ngày nay là một phần không thể thiếu của cuộc sống con người. Tuy nhiên, không gian mạng cũng có nhiều rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn mà chúng ta - nhất là đảng viên cần phải khắc phục và sử dụng nó một cách hiệu quả nhất để bảo vệ, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Ðồng thời, tuyên truyền, lan toả rộng rãi sự đúng đắn của nền tảng tư tưởng của Ðảng.

Nhận diện rõ nguy cơ trên không gian mạng

Việt Nam có lượng người dùng Internet được đánh giá cao, những thông tin xấu độc có ảnh hưởng, tác động tiêu cực rất lớn tới xã hội. Hàng ngày, các tin, bài chống phá được các thế lực thù địch tung lên không gian mạng, gây nhiễu loạn thông tin, hướng công chúng hiểu sai lệch, kích động những tư tưởng bất mãn, phản kháng, chống đối với Ðảng, Nhà nước. Nếu chủ quan, lơ là, mất cảnh giác hoặc thiếu những giải pháp đấu tranh cứng rắn, hữu hiệu sẽ gây nên hệ luỵ khôn lường.

Các thông tin xấu, độc trên không gian mạng với những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch tấn công trực diện vào những vấn đề lý luận cốt lõi thuộc nền tảng tư tưởng của Ðảng ta đặc biệt nguy hiểm. Hiện nay, sự chống phá này không chỉ ở diện rộng bằng những bài viết dung tục, thù hận, cực đoan một chiều như trước đây, các thế lực thù địch đầu tư xây dựng và sử dụng ngày càng nhiều bài viết đa tầng thông tin, đa quan điểm, với nhiều chiêu trò đánh tráo khái niệm, ngụy tuyên truyền hết sức tinh vi, khiến công tác đấu tranh của ta càng thêm khó khăn, phức tạp.

Nội dung thông tin xuyên tạc, sai trái, thù địch đa dạng, phức tạp, trên tất cả các lĩnh vực: tư tưởng, chính trị, xây dựng Ðảng, kinh tế, văn hoá, xã hội..., trong đó tập trung tấn công vào một số nội dung cốt lõi thuộc hệ tư tưởng, đường lối của Ðảng ta, như: đòi Ðảng ta từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, chúng xuyên tạc nhằm “hạ bệ” tư tưởng Hồ Chí Minh bằng phủ nhận nội dung và giá trị tư tưởng của Người; chúng chống phá, xuyên tạc, phủ nhận quan điểm, chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hiện nay, nhất là đường lối đổi mới của Ðảng ta; chúng phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi xoá bỏ sở hữu toàn dân, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân đồng nhất với tư nhân hoá nền kinh tế, xoá bỏ vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước; cổ suý phi chính trị hoá lực lượng vũ trang, phủ nhận bản chất cách mạng và Nhân dân của lực lượng vũ trang, chia rẽ quân đội Nhân dân và công an Nhân dân; tán dương nền tự do báo chí tư sản, vai trò “quyền lực thứ tư” của báo chí, nhân danh tự do sáng tạo để tách sự lãnh đạo của Ðảng khỏi hoạt động báo chí, văn học, nghệ thuật; thúc đẩy hình thành các tổ chức “xã hội dân sự” trá hình, từ đó cho ra đời các tổ chức đối lập chính trị ở Việt Nam; tiếp tục lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo để chống phá...

“Làm chủ” không gian mạng để bảo vệ Ðảng

Ðại hội XIII của Ðảng đề cập trực tiếp và nhấn mạnh việc quản lý và phát triển thông tin trên không gian mạng, trong đó có việc đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch: “Tăng cường quản lý và phát triển các loại hình truyền thông, thông tin trên Internet. Kiên quyết đấu tranh, loại bỏ các sản phẩm, thông tin độc hại, xuyên tạc, phản động, ảnh hưởng xấu đến ổn định chính trị - xã hội, thuần phong mỹ tục”.

Thời gian tới, các thế lực thù địch tiếp tục chĩa mũi nhọn tấn công vào những vấn đề tư tưởng, lý luận, đồng thời sử dụng không gian mạng là một mặt trận chính để chống phá ta. Do đó công tác đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi thông tin xuyên tạc, sai trái, thù địch trên không gian mạng có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần giữ vững trận địa tư tưởng của Ðảng. Theo đó, chúng ta thực hiện một số giải pháp:

Một là, tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức trách nhiệm cho mọi cán bộ, đảng viên, quần chúng về nhiệm vụ đấu tranh, phòng, chống các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng. Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức “tính hai mặt” của không gian mạng, “nhận diện” rõ âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù trong việc sử dụng không gian mạng để chống phá cách mạng nước ta. Từ đó, nêu cao nhận thức, có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, có nhãn quan chính trị đúng đắn, đủ sức “phản biện” trước các thông tin xấu, độc trên không gian mạng.

Hai là, tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp trong đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đã được xác định trong Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.

Ba là, phát huy vai trò và sức mạnh của các tổ chức, các lực lượng trong đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng. Ðặc biệt, hiện nay trong thời đại công nghệ 4.0, mỗi đảng viên được tiếp cận trình độ khoa học công nghệ hiện đại, đều có thể truy cập vào các trang mạng, tự mình thiết lập, sử dụng các tài khoản, trang thông tin cá nhân (thư điện tử: Gmail, Yahoo...), Facebook, Zalo, Blog, Line, Tiktok... để viết tin, bài đấu tranh, phản bác chống quan điểm sai trái, thù địch. Ðặc biệt, phải chủ động làm chủ không gian mạng, để không gian mạng trở thành phương tiện, công cụ đắc lực phục vụ cho công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng.

Bốn là, phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động của lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng. Lực lượng này là những cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ, năng lực tốt, có nhiệt huyết, dũng khí, quyết tâm đấu tranh để bảo vệ Ðảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.

Phạm Thắng

29/12/2024

Việt Tân - ngu dốt hay cố tình?

Việt Tân lại vừa đăng bài trích dẫn câu nói của cụ Nguyễn Trãi, thế nhưng mà không biết Tân lấy từ sách, tài liệu nào mà dám đưa lên như vậy?

Câu trích trong ảnh xuất hiện từ những năm 2018, thời ấy nhiều kẻ chống phá hào hứng chia sẻ lấy, chia sẻ để và rồi người ta phát hiện ra là “Fake” hay còn được nhiều người nói là “nhét chữ vào miệng” của cụ Nguyễn Trãi. Câu nói này chưa có một tài liệu, sử sách nào và cũng chưa từng có ai chứng minh rằng có câu nói này của Nguyễn Trãi.

Có hai điều để nói trong vấn đề này: một là đám Việt Tân ngu dốt thật; hai là đám này cố ý làm vậy để dắt mũi dư luận, tuyên truyền cho những người kém hiểu biết để từ đó trực tiếp thực hiện các hành vi tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước ta và các mục đích chống phá khác.

Đây cũng không phải lần đầu mà có lẽ sẽ không phải là lần cuối mà đám phản động, lưu vong có lời lẽ kích động, bịa đặt như vậy. Vì vậy, người dân phải hoàn toàn cảnh giác trước các luận điệu xuyên tạc, chống phá của các đối tượng lưu vong, phản động, bất đồng để tránh bị các đối tượng lợi dụng lòng tin mà có các hành vi vi phạm pháp luật.

Theanh(Cap Nam Hoà - QY)

27/12/2024

BẢ ĐỘC DÂN CHỦ PHƯƠNG TÂY
---------------
Vào năm 2014, Ukraine sau thời gian ăn đủ bả độc " dân chủ " Phương Tây, thì đã bùng phát biểu tình và dẫn đến đảo chính Maidan, lật đổ chính phủ hợp hiến của Tổng thống Yanukovich.

Ngay sau đó theo sự cố vấn chỉ đạo của quan thầy Phương Tây thì chế độ tân phát xít Ukraine đã thi hành chính sách bài Nga, như là ra văn bản luật cấm nói tiếng Nga. Điều này đã dẫn đến phong trào ly khai đòi độc lập ở khu vực các tỉnh Đông Nam Ukraine.

Cùng năm đó, ở Việt Nam cũng xảy ra các cuộc bạo động dưới danh nghĩa " chống Tàu ", đốt cháy khu công nghiệp, đập phá khắp nơi. Các thành phần phản động bạo loạn còn kéo nhau đổ về các khu vực có đông người Hoa như tại quận 5 để xô xát cướp phá. Chính phủ đã phải điều quân chi viện từ miền Bắc vào miền Nam mới có thể dẹp yên bạo loạn, bình ổn tình hình.

Mới đó mà đã 10 năm. Và 2 đất nước đã đi theo 2 định mệnh hoàn toàn khác biệt. Trong khi Ukraine hiện nay đã tan nát, tương lai tối đen như mực, thì Việt Nam đã vươn mình đứng dậy sáng lòa.
Sự khác biệt ở đây là gì ?

Đó là người Ukraine đã bị ngộ độc nặng bả dân chủ của Phương Tây và hiện nay chỉ còn thở thoi thóp, trong khi đó thì người Việt Nam chúng ta đã khôn ngoan tìm được thuốc giải độc cho chính mình.

Đám Phương Tây và Me Tây xảo trá + ba que xỏ lá luôn ngày đêm không ngưng nghỉ dùng truyền thông tâm lý chiến để kích động hận thù rằng " Tàu" là con Ngáo ộp, còn Tây thì luôn luôn tốt. Nhưng trên thực tế cả Tàu và Tây đều là đám đại gian hùng, kẻ tám lạng người nửa cân.

Các bạn nên nhớ hiện nay phần lớn nông thủy sản của Việt Nam vẫn bán cho thị trường tỷ rưỡi dân Trung Quốc, còn bán được một ít cho Phương Tây thì đám đó dùng đủ hàng rào thuế quan và phi thuế quan để ngăn cản. Phần lớn nguyên liệu thô và máy móc chúng ta nhập từ Trung Quốc về gia công và lại bán ngược sang Âu Mỹ để thu tiền ầm ầm. Vậy nên anh em chớ có nghe đám Me Tây, phản động chúng xúi dại đi bài Tàu thân Tây là chết đấy. Chết đứng như Từ Hải " Ukraine " luôn !

Vậy nên với Tây hay Tàu thì ta đều phải có tâm thế " vừa hợp tác vừa đấu tranh ". Và đúng là Việt Nam hiện nay đang làm được điều đó nên kinh tế đang phát triển tốt, trong điều kiện chiến tranh và khủng hoảng khắp nơi, nhiều nước bị nghèo đi trông thấy.

Ukraine còn bị Phương Tây nó nhử cho vào NATO để từ đó làm con bài ủy nhiệm chống Nga. Chỉ có ngu mới tin vào điều đó. Nên nhớ nếu Phương Tây ăn được Nga thì nó đã đem quân trực tiếp vào rồi. Chứ chẳng có cái kiểu đứng dập dòm bên ngoài mà kích đểu như vậy. Nhìn cách nó kéo bầy đàn vào tàn phá Việt Nam, Triều Tiên, Nam Tư, Iraq, Afghanistan, Lybia,...thì cần gì ai cho phép, cần gì luật pháp quốc tế.

Ukraine hiện nay đã nát lắm rồi mà Phương Tây còn chưa buông tha. Nó còn đang ép phải hạ độ tuổi nghĩa vụ từ 25 xuống còn 18 để vét nốt những trai tráng Ukraine cuối cùng cho công cuộc chống Nga. Giờ thì có ai còn tin vào cái tông giọng đạo đức giả của Phương Tây nữa không. Nó thương gì Ukraine. Có thương cái xương cũng chẳng còn.

Ở Việt Nam cũng vậy, có một bọn chuyên treo cờ Ukraine, ra vẻ đạo đức giả khóc thương cho người Ukraine. Thế nhưng nhắc bọn nó chuyện Palestine đang bị Israel xâm lược thì bọn nó lờ tịt. Nhắc đến chuyện đòi quyền lợi cho các nạn nhân chất độc hóa học người Việt Nam trong giai đoạn bị Mỹ xâm lược thì bọn nó cũng lờ tịt. Nhắc đến chuyện 14 ngàn thường dân gốc Nga miền Đông Ukraine bị tàn sát, 2 triệu cư dân bán đảo Crimea bị chế độ Kiev chặn nước thì chúng cũng lờ tịt. Thế mà cứ động đến Nga là bọn chúng giãy nảy hết cả lên. Trong khi nên nhớ đất miền Đông Nam Ukraine là đất cũ của Nga mấy trăm năm, của Liên Xô cả gần trăm năm, mới chỉ về Ukraine độc lập có 30 năm thôi. Nay dân ở đó họ trưng cầu dân ý về lại đất mẹ Nga thì đó là quyền của họ, theo đúng hiến chương liên hiệp quốc.

Đa phần đám treo cờ Ukraine này như tôi thấy toàn là bọn bất mãn, Me Tây, phản động chống đối chính quyền cả, chứ bọn nó yêu thương gì nhân loại. Nếu yêu nhân loại thì việc chúng phải làm đầu tiên là đòi quyền lợi cho chính đồng bào Việt Nam của chúng đã bị thiệt thòi ảnh hưởng trong suốt mấy chục năm bị Mỹ xâm lược rải chất độc hóa học, ủng hộ cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của người Palestine mấy chục năm nay, và chống lại lệnh cấm vận Cuba tàn bạo mà Mỹ áp đặt. Đó mới là đạo đức, là công lý thực sự.

Address

BẮC SƠN
Móng Cái

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Mũ Cối posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share