Tạp Hóa LACAf

Tạp Hóa LACAf Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Tạp Hóa LACAf, News & Media Website, Nam Định.

Tháng 11 - tháng của những mùa hoa 🌷❤️Vừa lúc cuối thu đầu đông, khắp mọi miền Tổ quốc ngập tràn những loài hoa bình dị ...
01/11/2023

Tháng 11 - tháng của những mùa hoa 🌷❤️

Vừa lúc cuối thu đầu đông, khắp mọi miền Tổ quốc ngập tràn những loài hoa bình dị nhưng đẹp nao lòng. Đó là cúc họa mi cánh mỏng, là tam giác mạch hồng rực vùng cao, hay là dã quỳ vàng mê mải nơi cao nguyên...

Cùng theo chân Việt Nam Ơi điểm qua những địa điểm cực hot nên ghé thăm vào tháng 11 này nhé!
nguồn: vietnamoi

30/10/2023

Ngã 4 Hồng Đức_ Ninh Giang chiều nay : 30/10/23
Không ông nào chịu nhường nhịn nhau

Nam Định ơi, từ hôm nay gọi là có ngay chuyến xe điện êm ái, thoải mái ✨Xanh SM đã chính thức đến quê mình - Nam Định rồ...
30/10/2023

Nam Định ơi, từ hôm nay gọi là có ngay chuyến xe điện êm ái, thoải mái ✨

Xanh SM đã chính thức đến quê mình - Nam Định rồi đây! Đưa đi làm, đón đi chơi, thăm thú khắp nơi, ghé Đền Trần, vi vu biển Thịnh Long,… đã có Xanh!

😍 Di chuyển thuận tiện trên xe điện không khói, không ồn, không mùi

💚 Bác tài xanh thân thiện, chỉ cần gọi là có mặt

🚗 𝐃𝐢̣𝐜𝐡 𝐯𝐮̣ 𝐜𝐡𝐮𝐚̂̉𝐧 5 sao luôn sẵn sàng phục vụ

Anh chị em 18 ơi, đặt liền chuyến xe điện với 03 cách vô cùng đơn giản:

🚗 Qua 𝐮̛́𝐧𝐠 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 Xanh SM tại: https://xanhsm.onelink.me/3eCA/7u5tawpi

📞 Gọi hotline 1900 2088

🤗 Hay 𝐯𝐚̂̃𝐲 xe có đèn sáng xanh trên đường

Đặc biệt, Xanh 𝐭𝐚̣̆𝐧𝐠 tới 50K chào bạn mới trên 𝐮̛́𝐧𝐠 𝐝𝐮̣𝐧𝐠. 𝐓. 𝐚̉. 𝐢 𝐀. 𝐏. 𝐏 đặt xe ngay 🥰

mùa nồng nàn
29/10/2023

mùa nồng nàn

Suối Lê Nin - Trái tim xanh của núi rừng Cao Bằng 💚Không chỉ mang ý nghĩa lịch sử to lớn đối với đất nước Việt Nam Ơi!, ...
29/10/2023

Suối Lê Nin - Trái tim xanh của núi rừng Cao Bằng 💚
Không chỉ mang ý nghĩa lịch sử to lớn đối với đất nước Việt Nam Ơi!, khu di tích Pác Bó, đặc biệt là suối Lê Nin còn thu hút đông đảo khách quan bởi chính vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và yên bình đến ngỡ ngàng, khiến lòng người phải xao xuyến 🌿🌿

Nguồn: Việt Nam Ơi

Lễ hội chùa keo Hành Thiện tháng 9 năm Quý Mão 2023nguồn: Cao Huy Kiều
27/10/2023

Lễ hội chùa keo Hành Thiện tháng 9 năm Quý Mão 2023

nguồn: Cao Huy Kiều

Anh nông dân Nam Định nuôi loài ốc gì ở dưới ao, bắt bán cả trăm tấn, lãi hàng tỷ đồng/năm?“Để nuôi thuỷ sản thành công,...
27/10/2023

Anh nông dân Nam Định nuôi loài ốc gì ở dưới ao, bắt bán cả trăm tấn, lãi hàng tỷ đồng/năm?

“Để nuôi thuỷ sản thành công, ngoài yếu tố may mắn còn phải phụ thuộc vào những điều kiện: môi trường, nguồn nước, con giống, thời tiết và kỹ thuật”, đó là những chia sẻ về kinh nghiệm sản xuất ngao giống và nuôi ốc hương thương phẩm của anh Nguyễn Văn Dương, xóm 3, xã Phúc Thắng (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định).

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê biển, với bản tính thích tìm tòi, chịu khó học hỏi, anh Dương đã mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào phát triển sản xuất, đưa những đối tượng thủy sản mới vào nuôi trồng.

Những năm trước, anh Dương chủ yếu sản xuất ngao giống và nuôi ngao thương phẩm. Hàng năm anh thu hoạch cả trăm tấn ngao giống cung cấp cho các tỉnh lân cận và xuất khẩu sang Trung Quốc.
Trang trại thu hút, tạo việc làm cho 10 lao động thường xuyên ở địa phương với mức lương từ 5-7 triệu đồng/người/tháng.

Vào mùa vụ anh phải thuê thêm hàng chục nhân công để thu hoạch ngao giống đảm bảo tiến độ. Theo anh Dương, nuôi ngao giống đòi hỏi quy trình phải đảm bảo kỹ thuật, giữ nhiệt độ tốt cho ngao sinh trưởng, môi trường nước sạch, nuôi với mật độ vừa phải.

Mật độ thả ngao giống thường là 100kg/1.000m2 với cỡ giống khoảng 5 vạn con/kg. Thời điểm thả ngao giống tốt nhất là vào tháng 1-2 hoặc vào tháng 9-10 hàng năm.

Với ngao thương phẩm, thả nuôi cần tránh mùa mưa bão. Khi thu hoạch ngao thương phẩm nên thu hoạch vào thời điểm đầu năm và cuối năm để được giá và thuận lợi về thời tiết, nước thủy triều. Nếu thu hoạch vào mùa mưa bão sẽ không chủ động được, thời tiết nắng nóng, thay đổi thất thường sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con ngao.
Với mong muốn phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của địa phương, anh Dương đã nỗ lực tìm thêm đối tượng nuôi mới để không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn giúp nhiều người dân ở địa phương có việc làm, thu nhập ổn định.

Anh đã tìm tòi, nghiên cứu đưa ốc hương vào nuôi thả. “Năm 2020, thông qua một vài người bạn, tôi được tìm hiểu về những mô hình phát triển kinh tế vùng biển, trong đó nuôi ốc hương mang lại hiệu quả kinh tế cao, ít rủi ro.

Nhằm thử sức với đối tượng nuôi mới này, tôi đã cất công tìm đến các cơ sở nuôi ốc hương chất lượng ở các tỉnh phía Nam để tìm hiểu, nghiên cứu cách nuôi. Sau một thời gian tìm hiểu, học tập kỹ thuật, tôi quyết định về địa phương đầu tư nuôi thử nghiệm ốc hương thương phẩm”, anh Dương chia sẻ.
Thời gian đầu, anh nuôi thử nghiệm ốc hương trên diện tích gần 1.000m2 với số lượng 5 triệu con giống với mật độ nuôi tối đa 500 con/m2.

Đáy ao được trải bạt và phun cát dày 20cm, xung quanh mép nước được vây lưới để tránh trường hợp ốc bò ra ngoài, gây thất thoát, đồng thời giúp việc chăm sóc và kiểm soát được lượng thức ăn hàng ngày dễ dàng hơn, giảm tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Khi thả giống ốc hương anh luôn chú ý chọn con giống có kích cỡ đồng đều, không bị biến dạng, có màu sắc đặc trưng, không thả giống quá nhỏ để tránh hao hụt, loại bỏ những con ốc bị vỡ vỏ, đặc biệt là phần cuối của vỏ.

Trước khi thả anh để ốc giống thích nghi dần với nhiệt độ nước ao, không thả ngay để tránh ốc bị sốc nhiệt. Những ngày đầu nuôi thử nghiệm, anh khá lo lắng và gặp nhiều khó khăn, chi phí mua giống lại lớn.

Tuy nhiên, không nản lòng, anh tìm tòi, tham khảo kiến thức nuôi ốc hương qua các phương tiện thông tin đại chúng, học hỏi kinh nghiệm của các mô hình nuôi thành công trên khắp cả nước. Vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm, những nơi khác họ nuôi bằng ao đất, nước xả ra vào theo mương, về địa phương, anh quyết định nuôi ốc trên ao nổi, bỏ cát lên trên bạt và bơm nước vào.

Nhờ chịu khó tìm tòi, học hỏi áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, mô hình nuôi ốc hương thử nghiệm đã thành công nên anh bắt tay ngay vào nuôi chính thức. Anh cho biết, ốc hương thả nuôi 6 đến 7 tháng là có thể thu hoạch những con ốc to (khoảng 100 con/kg) để bán, loại bé hơn được nuôi tiếp.

Thức ăn cho ốc hương là các loại cá tạp được thu mua của người dân địa phương, đảm bảo độ tươi. Năm 2022, anh thu 100 tấn ốc thương phẩm, với giá bán 300-350 nghìn đồng/kg sau khi trừ các khoản chi phí mang lại nguồn lãi hàng tỷ đồng/năm.

Sau hơn một năm, đến nay trang trại nuôi thủy sản của anh rộng 26ha với 20ha nuôi ngao và 6ha nuôi ốc hương. Hiện anh đang bắt tay vào mở rộng thêm 3ha để nuôi ốc hương thương phẩm.
Đồng chí Đỗ Thị Hà, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phúc Thắng (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) cho biết: “Anh Nguyễn Văn Dương là người mạnh dạn, có tư duy đổi mới, dám nghĩ, dám làm và đã gặt hái nhiều thành công. Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Dương luôn tích cực giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm cho các nông dân khác cùng làm giàu.

Để góp phần nhân thêm những tấm gương phát triển kinh tế như anh Dương, Hội Nông dân xã tiếp tục khuyến khích hội viên nêu cao ý chí tự lực tự cường, tinh thần lao động sáng tạo, tranh thủ khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương”.

Mô hình nuôi ngao giống và ốc hương thương phẩm của anh Nguyễn Văn Dương là mô hình kinh tế hiệu quả, là hướng đi phù hợp cho những người dân có điều kiện tham gia sản xuất, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Mô hình mở ra một hướng sản xuất đầy triển vọng trong nuôi trồng thủy sản, nâng cao thu nhập và tạo giá trị gia tăng cho kinh tế địa phương.

Đến nay, AEON đã đầu tư hơn 1,18 tỷ USD với 6 trung tâm thương mại tại các tỉnh, thành phố lớn của Việt Nam. Tập đoàn nà...
27/10/2023

Đến nay, AEON đã đầu tư hơn 1,18 tỷ USD với 6 trung tâm thương mại tại các tỉnh, thành phố lớn của Việt Nam. Tập đoàn này dự kiến tiếp tục phát triển thêm 20 trung tâm thương mại kết hợp dịch vụ vui chơi, giải trí.

Ngày 25/10, UBND tỉnh Nam Định đã tổ chức lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển dự án trung tâm thương mại AEON Nam Định với Công ty TNHH AEON Việt Nam (thuộc Tập đoàn AEON, Nhật Bản).

Địa phương cũng cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát; UBND TP. Nam Định, các sở, ngành liên quan hỗ trợ, hướng dẫn AEON Việt Nam và các đối tác tuân thủ thủ tục cần thiết trong quá trình nghiên cứu đầu tư dự án. Đồng thời, tỉnh sẽ chuẩn bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và hành lang pháp lý phù hợp để tổ chức lựa chọn nhà đầu tư dự án theo đúng quy định pháp luật.

Tại lễ ký kết, lãnh đạo AEON cho biết sau một thời gian tìm hiểu kỹ lưỡng, AEON Việt Nam nhận thấy Nam Định nằm ở vị thế trung tâm phía Nam vùng đồng bằng sông Hồng, có khả năng kết nối nhanh, rộng đến nhiều địa phương trong vùng. Tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh tương đối nhanh; có số dân tiềm năng. Đây là các điều kiện đem lại nhiều giá trị thành công đối với phát triển dự án trung tâm thương mại AEON Nam Định.

Phía doanh nghiệp cam kết nếu được tỉnh Nam Định chấp thuận đầu tư dự án sẽ đảm bảo thực hiện hiệu quả quyết định đầu tư trên tinh thần chấp hành nghiêm quy định, pháp luật; góp phần giải quyết việc làm cho người dân địa phương và thúc đẩy tăng thêm sức hút các doanh nghiệp Nhật Bản đến đầu tư tại Nam Định.

Tập đoàn AEON bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 2009 dưới hình thức văn phòng đại diện, sau đó chính thức thành lập Công ty TNHH AEON Việt Nam vào 2011. Các lĩnh vực mà AEON đầu tư tại Việt Nam gồm: trung tâm mua sắm; trung tâm bách hóa tổng hợp và siêu thị; cửa hàng chuyên doanh; trang thương mại điện tử; siêu thị vừa và nhỏ. Đến nay, AEON đã đầu tư hơn 1,18 tỷ USD với 6 trung tâm thương mại tại các tỉnh, thành phố lớn của Việt Nam và dự kiến sẽ phát triển thêm 20 trung tâm thương mại kết hợp dịch vụ vui chơi, giải trí.

Nguồn Vietnam Finance: https://vietnamfinance.vn/rot-hon-118-ty-usd-xay-6-tttm-tai-viet-nam-aeon-tiep-tuc-dat-cho-tai-nam-dinh-20180504224290672.htm

UBND tỉnh Nam Định đã chính thức có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập Khu kinh tế (KKT) Ninh Cơ...
27/10/2023

UBND tỉnh Nam Định đã chính thức có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập Khu kinh tế (KKT) Ninh Cơ, rộng 13.950ha.

KKT Ninh Cơ, tỉnh Nam Định được Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào Quy hoạch tổng thể phát triển các KKT ven biển Việt Nam đến năm 2020 (tại Quyết định 1353/QĐ-TTg, ngày 23/9/2008)

Theo tờ trình, KKT Ninh Cơ bao gồm 2 thị trấn, 7 xã và vùng bãi bồi thuộc huyện Nghĩa Hưng và huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, được bố trí gồm 4 xã Nghĩa Bình, Phúc Thắng, Nghĩa Lợi, Nam Điền, thị trấn Rạng Đông và khu vực bãi bồi thuộc huyện Nghĩa Hưng; 3 xã Hải Ninh, Hải Châu, Hải Hòa và thị trấn Thịnh Long thuộc huyện Hải Hậu.

Tổng diện tích KKT Ninh Cơ là 13.950ha, bao gồm tổng diện tích địa giới hành chính của 9 đơn vị cấp xã, thị trấn (8.767,25ha) và vùng đất bãi bồi (5.182,75ha).

Một trong những thuận lợi nổi bật là trong và ngoài KKT đã có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội tương đối đồng bộ.

KKT có tuyến đường ven biển đi qua; kết nối thuận lợi với các tuyến cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh và cao tốc Bắc – Nam; đồng thời là đầu mối giao thông vận tải thủy của vùng với 2 cửa sông lớn là sông Ninh Cơ và sông Đáy.

Ngoài ra, KKT này còn có tiềm năng lớn để xây dựng hệ thống cảng biển nước sâu (có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng lên đến 300.000 DWT) phục vụ cho KKT Ninh Cơ và đáp ứng nhu cầu xuất – nhập khẩu hàng hóa trong khu vực và các tỉnh lân cận.

KKT còn kết nối thuận lợi với Sân bay Nội Bài (Hà Nội), Sân bay Cát Bi (Hải Phòng). Trong phạm vi KKT đã xây dựng một số cảng nội địa bao gồm: Bến cảng Hải Thịnh (2 cầu dài 200m năng lực thông qua khoảng 1 triệu tấn/năm), được xây dựng từ năm 1995 có thể cho tàu từ 400 – 2.000 tấn; Bến cảng cá Ninh Cơ (1 cầu dài 190m, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ hậu cần nghệ cá)…

Nguồn Vietnam Finance: https://vietnamfinance.vn/nam-dinh-muon-som-thanh-lap-khu-kinh-te-ninh-co-rong-13950ha-20180504224290662.htm

Khởi công cả năm vẫn chưa xong giải phóng mặt bằngCuối năm 2022, UBND TP Nam Định (Nam Định) tổ chức lễ khởi công xây dự...
27/10/2023

Khởi công cả năm vẫn chưa xong giải phóng mặt bằng

Cuối năm 2022, UBND TP Nam Định (Nam Định) tổ chức lễ khởi công xây dựng cầu qua sông Đào, nối từ đường Song Hào (phường Trần Quang Khải) đến đường Vũ Hữu Lợi (phường Cửa Nam).

Đây là cây cầu dây văng đầu tiên của TP Nam Định, có tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng. Cây cầu bắc qua sông Đào này được xác định là một dự án trọng điểm, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Nam Định.
Chuyên mục Trải nghiệmTags28/10/2023
Dự án xây dựng cầu qua sông Đào, nối từ đường Song Hào đến đường Vũ Hữu Lợi (TP Nam Định) khởi công từ tháng 10/2022, đến nay vẫn đang vướng mặt bằng.

Khởi công cả năm vẫn chưa xong giải phóng mặt bằng

Cuối năm 2022, UBND TP Nam Định (Nam Định) tổ chức lễ khởi công xây dựng cầu qua sông Đào, nối từ đường Song Hào (phường Trần Quang Khải) đến đường Vũ Hữu Lợi (phường Cửa Nam).

Đây là cây cầu dây văng đầu tiên của TP Nam Định, có tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng. Cây cầu bắc qua sông Đào này được xác định là một dự án trọng điểm, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Nam Định.

Hiện trạng mặt bằng hiện đang vướng mắc trong dự án xây dựng cầu qua sông Đào, nối từ đường Song Hào đến đường Vũ Hữu Lợi TP Nam Định

Tuy nhiên, hiện nay công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án vẫn đang gặp khó khăn do còn một số hộ dân không đồng thuận, chưa chấp nhận phương án đền bù, nhận tiền và bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, bà Hoàng Hải Yến (53 tuổi, trú 612, đường Vũ Hữu Lợi, TP Nam Định) cho biết, gia đình bà có nhà ở gắn liền với đất nằm trong diện phải GPMB thu hồi thực hiện dự án xây dựng cầu qua sông Đào. Diện tích đất của bà Yến là 120m2 thì bị thu hồi 118,1m2.

“Tôi ủng hộ dự án, chỉ yêu cầu được nhận đất ở khu tái định cư với vị trí tương xứng”, bà Yến cho hay.

Bà Phạm Thị Mai Phương (35 tuổi, trú tại 19L2, Đoàn Kết, Mỹ Xá, TP Nam Định) cho biết, gia đình bà nhận chuyển nhượng đất ở từ bà Nguyễn Thị Nga (tổ 4, phường Cửa Nam, TP Nam Định) với diện tích 80m2 tại thửa số 71, tờ bản đồ số 30. Thế nhưng, gia đình bà được hỗ trợ, đền bù GPMB 50m2.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Mai (42 tuổi, trú 352, Vũ Hữu Lợi, phường Cửa Nam, TP Nam Định) cho biết, gia đình bà có diện tích 80m2, bị thu hồi 73,6m2 nhưng chỉ được nhận đền bù 50m2 đất ở, 23,6m2 đất nông nghiệp; còn lại 6,4m2 không hỗ trợ đền bù.

Chỉ còn 5 hộ dân chưa nhận đền bù

Ông Mai Hồng Việt, Phó Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng TP Nam Định cho biết, dự án xây dựng cầu qua sông Đào, nối từ đường Song Hào đến đường Vũ Hữu Lợi có 157 hộ bị ảnh hưởng nằm trong diện GPMB.
Thi công dự án xây dựng cầu qua sông Đào, nối từ đường Song Hào đến đường Vũ Hữu Lợi (TP Nam Định).

Ngày 11/11/2022, UBND TP Nam Định có quyết định phê duyệt phương án, dự toán chi tiết bồi thường, hỗ trợ và tái định cư GPMB dự án này với tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ GPMB là gần 50 tỷ đồng.

Có 17 hộ gia đình có diện tích đất, tài sản gắn liền với đất phải thu hồi. Các hộ này đều thuộc diện đủ điều kiện được giao tái định cư. Quyết định này cũng bao gồm quy định về vị trí giao tái định cư, giá thu tiền sử dụng đất tái định cư.

“Hiện đã có 152 hộ bàn giao thực hiện dự án, còn lại 5 hộ chưa nhất trí với phương án, nội dung đền bù là do chưa nắm, chưa hiểu các cơ chế, chính sách, các văn bản của nhà nước về pháp luật đền bù GPMB khi thu hồi đất làm dự án. UBND TP Nam Định đang tích cực tuyên truyền để người dân đồng thuận ủng hộ dự án sớm hoàn thành”, ông Việt cho biết.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, bà Đỗ Thị Tuyết, Chủ tịch UBND phường Cửa Nam cho biết, theo quy trình thì UBND phường chỉ có trách nhiệm cung cấp nguồn gốc đất, thời điểm sử dụng đất, tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân GPMB để dự án sớm hoàn thành.

“Phường chỉ hỗ trợ, trách nhiệm chính là Hội đồng thu hồi GPMB của thành phố, từ khâu hoàn thiện hồ sơ, xây dựng phương án, chi trả, giải thích cơ chế, chính sách về công tác GPMB…”, bà Tuyết cho biết.

Về một số ý kiến của người dân hiện đang chưa nhất trí với phương án chi tiết đền bù, ông Việt giải thích, như hộ bà Nguyễn Thị Mai và Phạm Thị Mai Phương là mua lại đất từ gốc đất của bà Phạm Thị Thu Thủy. Gốc đất này được UBND xã Nam Vân cấp trái thẩm quyền cho bà Thủy năm 2003 với tổng diện tích 160,0m2 để làm nhà ở.

Ngày 16/9/2003, bà Thủy đã nộp 19,2 triệu đồng vào ngân sách xã Nam Vân với nội dung tiền xử lý, san lấp, vượt lập đất ao tận dụng. Sau đó, bà Thủy bán đất cho bà Mai và bà Nguyễn Thị Nga và bà Nga lại bán tiếp cho bà Mai Phương, có xác nhận của UBND xã. Căn cứ vào nguồn gốc sử dụng đất, diện tích đất này không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do không phù hợp với quy hoạch.

Tuy nhiên, trên thực tế các hộ dân đã được xã giao đất và nộp tiền vào ngân sách của địa phương, nên Hội đồng GPMB của thành phố đã xem xét bồi thường, hỗ trợ cho hộ gia đình bà Nguyễn Thị Nga (bà Mai Phương được ủy quyền) và bà Nguyễn Thị Mai mức 100% đơn giá đất ở với diện tích 50,0m2; còn lại là bồi thường với mức đất nông nghiệp.

Các hộ này cũng đã được hỗ trợ giao một thửa đất tái định cư tại khu đô thị mới phía Nam sông Đào TP Nam Định (trừ vị trí tuyến chính số 1) với giá đất giao tái định cư cụ thể do UBND tỉnh Nam Định quyết định.

“Đây là công trình trọng điểm của thành phố do đó Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư GPMB đã làm rất chi tiết, tỉ mỉ, tránh việc sai sót đến mức thấp nhất đảm bảo lợi ích chính đáng cho người dân trong diện phải thu hồi đất cho dự án.

Một số ý kiến thắc mắc của người dân, UBND thành phố đã có văn bản trả lời ngày 20/10 vừa qua. Chúng tôi mong muốn người dân ủng hộ sớm bàn giao mặt bằng để dự án sớm được hoàn thành”, ông Việt cho biết.
Nguồn ATGT: https://atgt.baogiaothong.vn/nam-dinh-vi-sao-du-an-cau-1200-ty-chua-xong-giai-phong-mat-bang-192231026210723588.htm

Con gái Nam Định thùy mị, nết na số 2 thì không ai là số 1
27/10/2023

Con gái Nam Định thùy mị, nết na số 2 thì không ai là số 1

Address

Nam Định
07100

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tạp Hóa LACAf posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share