Tuổi trẻ Tiểu đoàn 15 SPG9

Tuổi trẻ Tiểu đoàn 15 SPG9 Giáo dục truyền thống ������Việc đăng ký ngạch sĩ quan dự bị được pháp luật quy định như thế nào?
-----
Tại Điều 9 Nghị định số 78/2020/NĐ-CP của Chính phủ. QĐND

Cụ thể như sau:

1. Đối tượng đăng ký ngạch sĩ quan dự bị:

a) Sĩ quan, cán bộ là quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện của sĩ quan dự bị;

b) Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ và hạ sĩ quan dự bị đã được đào tạo sĩ quan dự bị;

c) Cán bộ, công chức, viên chức và công dân tốt nghiệp đại học trở lên, sinh viên khi tốt nghiệp đại học đã đượ

c đào tạo sĩ quan dự bị;

d) Những người tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở đã được phong quân hàm sĩ quan dự bị.

2. Đối tượng quy định tại khoản 1 điều này không được đăng ký ngạch sĩ quan dự bị trong các trường hợp sau:

a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Bị phạt tù hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ;

c) Xuất cảnh trái phép hoặc ở lại nước ngoài trái phép;

d) Không đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định.

3. Đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 điều này, có quyết định của cơ quan có thẩm quyền là không có tội thì được đăng ký vào ngạch sĩ quan dự bị./.

31/08/2024
26/08/2024

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
MỘT CUỘC ĐỜI - MỘT KHÚC CA
Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị tướng của nhân dân; người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, trọn vẹn cuộc đời đã hiến dâng cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, là tấm gương mẫu mực về “phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”, thương yêu quân nhân, gần gũi tướng lĩnh. Cuộc đời binh nghiệp, cầm quân của Đại tướng gắn chặt với các chiến trường ác liệt, thường xuyên đối mặt với hiểm nguy, thách thức. Song, với mưu lược, bản lĩnh, trí tuệ, cách ứng xử và những chiến công vang dội, đã đưa Đại tướng bước lên bậc cao của một vĩ nhân, gia nhập hàng tướng tài ba - đức độ mẫu mực, trở thành Đại tướng huyền thoại của dân tộc Việt Nam và thế giới, để lại những dấu ấn đặc sắc trong thế kỷ XX, là một trong những vĩ nhân có nhiều ảnh hưởng nhất trong thế kỷ XXI. Thân thế, cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Đại tướng là một khúc ca xuân đẹp mãi.
Gần 80 năm hoạt động cách mạng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã để lại những dấu ấn đặc sắc với những cống hiến đặc biệt, gắn với sự nghiệp cách mạng của Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, nhân dân Việt Nam anh hùng; trở thành nét đẹp văn hóa quân sự Việt Nam, với việc tôn vinh văn hóa đánh giặc giữ nước của dân tộc anh hùng
Trên mọi cương vị công tác, Đại tướng đều thể hiện xuất sắc ý chí và nghị lực phi thường, quyết tâm sắt đá, một lòng một dạ “phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”, cả đời tận tâm, tận lực với công việc, đau đáu với thực thi nhiệm vụ; dồn sức phấn đấu hoàn thành tốt nhất mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Tầm vóc, bản lĩnh, trí tuệ, mưu lược và nghệ thuật cầm quân, thu phục nhân tâm, lòng người cùng những cống hiến đặc biệt xuất sắc của Đại tướng cho dân tộc đã cô đúc, kết tinh, tạo nên giá trị bản sắc văn hóa quân sự Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn chặt với thời đại Hồ Chí Minh trong tổ chức và xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, “tận trung với Đảng, trọn hiếu với dân”. Từ trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, Quân đội ta đã ra đời với 34 chiến sĩ cùng vũ khí thô sơ, trở thành Quân đội nhân dân cách mạng mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc, có tổ chức, lực lượng chính quy, tinh nhuệ, đánh bại hai đội quân xâm lược nhà nghề hùng mạnh nhất, nhì thế giới là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp không những chỉ đạo xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức và cán bộ mà còn là người giỏi chỉ huy, định hướng, chỉ đạo các mặt bảo đảm, điều kiện cho sự trưởng thành, phát triển, chiến thắng của Quân đội và nhân dân ta; làm cho sự giác ngộ chính trị, tuyệt đối trung thành của cán bộ, chiến sĩ trở nên tự giác, biến thành sức mạnh nội sinh vô cùng mạnh mẽ “thắng không kiêu, bại không nản, dù gian lao khổ hạnh cũng không sờn lòng; vào sống, ra chết cũng không nản chí”; quyết chiến, quyết thắng, biết đánh và biết thắng.
Nét đặc sắc trong văn hóa quân sự Đại tướng Võ Nguyên Giáp thể hiện cô đọng ở tinh thần đoàn kết chiến đấu, sự gắn bó mật thiết quân với dân “như cá với nước” cùng chung sức đồng lòng để chống “thù trong, giặc ngoài” của người lính Cụ Hồ. Điều đó giúp cho cán bộ, chiến sĩ có ý thức tự giác chấp hành mệnh lệnh bằng cả tính kỷ luật quân sự nghiêm minh và bằng cả trái tim yêu thương, sự kính phục, lòng ngưỡng mộ và niềm tin của mình đối với người chỉ huy cao nhất của Quân đội ta.
Bằng đức độ và tài năng, sự mẫn cán và tấm lòng yêu thương bộ đội sâu sắc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã “chuyển hóa” mệnh lệnh của người chỉ huy vào tâm hồn của mỗi cán bộ, chiến sĩ, làm cho nó trở thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam - sức mạnh nội sinh trong mỗi người cầm súng để tạo nên sức mạnh vô địch, vượt qua mọi khó khăn, thử thách; làm nên những thắng lợi vẻ vang.
Với nhãn quan khoa học, tư duy chính trị - quân sự sắc sảo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tự chịu trách nhiệm trước Đảng và dân tộc về những quyết định thay đổi chiến lược, chiến thuật và cách đánh của ta, từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” nhằm bảo đảm giành được thắng lợi lớn nhất, giảm thiểu tối đa thiệt hại xương máu, công sức của bộ đội, nhân dân và xương máu bên phía quân thù.
Giá trị văn hóa quân sự Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã vượt tầm quốc gia, mang tầm vóc thời đại, trở thành khúc ca xuân trong thời đại hồ Chí Minh. Nghệ thuật quân sự đặc sắc trong văn hóa quân sự Đại tướng Võ Nguyên Giáp là “giành thắng lợi tối đa và giảm tối thiểu xương máu của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân”. Đây là một nét độc đáo trong tư duy quân sự, thể hiện sâu sắc giá trị nhân đạo, nhân văn cao cả trong văn hóa quân sự Đại tướng Võ Nguyên Giáp, góp phần tôn vinh giá trị văn hóa quân sự của dân tộc Việt Nam.
Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam, tinh hoa văn hóa nhân loại là một nét đặc sắc trong văn hóa đánh giặc giữ nước của Đại tướng. Nhờ đó, Đại tướng đã vận dụng sáng tạo các giá trị tiến bộ ấy vào xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, làm cho bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc của Quân đội ta luôn được tăng cường; là cơ sở để Quân đội ta thực hiện tốt chức năng là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân. Vì vậy, trong bất luận điều kiện, hoàn cảnh nào, Quân đội ta cũng đều đặt lợi ích quốc gia - dân tộc và lợi ích của Đảng, Nhà nước và nhân dân lên trên hết, trước hết để phụng sự và dâng hiến.
Đại tướng luôn tâm niệm: Quân đội ta là Quân đội nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, nhân dân là cội nguồn sức mạnh của Quân đội. Vì vậy, cán bộ và chiến sĩ ta phải một lòng một dạ phục vụ, kính trọng và giúp đỡ dân, chiến đấu quên mình để bảo vệ lợi ích của nhân dân, nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật quần chúng. Giá trị trường tồn và danh dự cao nhất của “Bộ đội Cụ Hồ” là luôn giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc trong tình hình mới.
Đại tướng đặc biệt quan tâm chăm lo xây dựng, rèn luyện, nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của Quân đội. Đại tướng nhấn mạnh: Nâng cao chất lượng của Quân đội nhân dân phải toàn diện cả chính trị, quân sự, kỹ thuật và hậu cần; cả tư tưởng, tổ chức, cán bộ và năng lực chiến đấu. Trong đó, phải nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của bộ đội; khẳng định cho được vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội, lấy chính trị làm gốc, thực hiện tốt phương châm “người trước súng sau”, coi đó là nhân tố hàng đầu, quyết định sức mạnh chiến đấu của Quân đội ta.
Tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, dựa vào dân, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Đại tướng khẳng định: Nhân dân ta với niềm tin tuyệt đối, đoàn kết một lòng xung quanh Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết tâm kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. Vì vậy, nhân dân luôn là chỗ dựa vững chắc của quân đội, luôn thương yêu, chăm lo, ủng hộ, giúp đỡ các lực lượng vũ trang tiến bộ, trưởng thành. Đây là nguồn sức mạnh to lớn để Quân đội ta.
Trọn vẹn cuộc đời chiến đấu, hy sinh vì nước, vì dân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được tôn vinh, ghi trong cuốn “Danh nhân văn hoá thế giới”, mãi mãi đi vào huyền thoại dân tộc là bậc thánh nhân thời đại Hồ Chí Minh.
Góp phần xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh tiến lên hiện đại theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta cần đẩy mạnh nghiên cứu, đánh giá đúng các giá trị văn hoá quân sự Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong dòng chảy dân tộc, lịch sử đánh giặc, giữ nước của ông cha ta và ảnh hưởng đến sức mạnh chiến đấu của Quân đội ta hiện nay. Cùng với đó, cần nghiên cứu tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa quân sự Đại tướng Võ Nguyên Giáp để làm giàu có thêm những giá trị văn hóa quân sự thời kỳ mới.
Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân về giá trị, ý nghĩa, sức mạnh, sức sống văn hóa quân sự Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới có ý nghĩa rất quan trọng; nhất là việc nghiên cứu, kế thừa các giá trị văn hóa quân sự của các danh nhân, danh tướng tiêu biểu trong lịch sử dân tộc và trong thời đại Hồ Chí Minh để làm sâu sắc hơn nữa giá trị văn hóa quân sự nhân văn Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong điều kiện lịch sử mới./.

DƯƠNG PHƯƠNG DUY

26/08/2024

Đoàn đại biểu chính trị cấp cao Quân đội nhân dân Việt Nam thăm chính thức Lào

Thực hiện kế hoạch hợp tác giữa Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam-Lào năm 2024, sáng nay (26-8), Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam dẫn đầu đoàn đại biểu chính trị cấp cao Quân đội nhân dân Việt Nam lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, từ ngày 26 đến 28-8.
Chuyến thăm nhằm triển khai Kế hoạch hợp tác năm 2024 với Bộ Quốc phòng Lào; tăng cường trao đổi, tiếp xúc cấp cao giữa quân đội hai nước; góp phần củng cố hơn nữa sự tin cậy chính trị, quan hệ đoàn kết gắn bó giữa hai nước; tăng cường mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa quân đội hai nước nói chung và hai Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân nói riêng. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để quân đội hai nước trao đổi, thống nhất định hướng hợp tác công tác đảng, công tác chính trị thời gian tới, nhất là trong năm 2024, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 / 22-12-2024).

MINH MẠNH

26/08/2024

“Quân và dân ta cố gắng thi đua giết giặc lập công, thi đua tăng gia và tiết kiệm, thì tình hình giặc sẽ bi hơn nữa và thắng lợi nhất định về ta”.

Lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài viết “12 vạn 5 nghìn binh sĩ Pháp chết và bị thương” đăng trên Báo Cứu quốc, số 2151, ngày 26 tháng 8 năm 1952.

Đây là giai đoạn tình hình nước Pháp trở nên rối ren với những diễn biến bất lợi trên chiến trường Đông Dương. Ở Việt Nam, quân Pháp chủ trương thực hiện chiến lược phòng ngự, ráo riết bình định các vùng tạm chiếm; nhưng liên tiếp gặp phải sự kháng cực mạnh mẽ của quân và dân ta dẫn đến thất bại nặng nề. Trung ương Đảng chủ trương: “Đánh dài ngày, đánh liên tục, tiến từng bước chắc, đồng thời sẵn sàng nắm thời cơ thuận lợi để phát triển nhanh chóng. Về chiến thuật là vây điểm, diệt viện; diệt viện, phá điểm”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kịp thời viết bài thông tin trên báo chí để quốc dân đồng bào biết về những tổn thất nặng nề của thực dân Pháp trên các chiến trường và chính sự rối ren trong nội bộ nước Pháp. Đồng thời, Người căn dặn, động viên, cổ vũ quân và dân cả nước nỗ lực thi đua để nhanh chóng giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc..

Quán triệt và thực hiện những chỉ huấn của Người, phong trào thi đua yêu nước trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hưởng ứng tham gia với các phong trào thi đua: “Hũ gạo kháng chiến”, “Chiến sĩ ở trước mặt trận thi đua giết giặc lập công, đồng bào ở hậu phương thi đua tăng gia sản xuất”, “ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ, hậu phương thi đua với tiền tuyến”, “người người thi đua, ngành ngành thi đua, ta nhất định thắng, địch nhất định thua”, “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”… đã khơi dậy và phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước của dân tộc, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, góp phần đẩy mạnh công cuộc kháng chiến, kiến quốc, lập nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lững lẫy năm châu, chấn động địa cầu, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Học tập và làm theo lời Bác dạy trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội ta, phong trào thi đua Quyết thắng đã sớm hình thành và được duy trì thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức phong phú, sôi động, có chiều sâu và sức lan tỏa rộng; gắn kết chặt chẽ giữa thi đua thường xuyên với các đợt thi đua cao điểm, đột kích, các phong trào, các cuộc vận động của các cấp, các ngành, tạo thành phong trào hành động cách mạng sôi nổi, rộng khắp trong toàn quân. Phong trào thi đua Quyết thắng đã khơi dậy ý thức tự lực, tự cường, sức sáng tạo, động viên tinh thần khắc phục khó khăn, gian khổ, phấn đấu bền bỉ, liên tục trong từng tập thể, cá nhân góp phần rèn luyện, xây dựng bản lĩnh, nhân cách người quân nhân cách mạng, phẩm chất cao đẹp“Bộ đội Cụ Hồ”, nâng cao chất lượng chính trị, sức mạnh tổng hợp, lập nên những chiến công oanh liệt trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Tác giả: loibacday.com

23/08/2024

HỌC PHONG CÁCH GẦN DÂN CỦA BÁC HỒ
Phong cách làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là phong cách làm việc mẫu mực của một lãnh tụ, của một nhà khoa học chân chính. Người luôn gần gũi quần chúng, sâu sát quần chúng và tác động đến quần chúng với cách thức phù hợp để phát huy cao nhất vai trò, năng lực, khả năng sáng tạo của quần chúng trong tiến trình cách mạng.
Phong cách làm việc gần dân, vì dân đã trở thành bản chất phong cách lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dù trong hoàn cảnh nào, chiến tranh hay hòa bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn hướng về nhân dân, đến với dân, hòa mình với nhân dân để hiểu dân, kịp thời có những chủ trương, quyết sách hợp với lòng dân, giải quyết những bức xúc của dân. Một ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sáng 3-9-1945, Người chủ trì phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời và cùng ngày, Người ra thông báo kế hoạch tiếp nhân dân. Giữa bộn bề công việc của những ngày đầu xây dựng nền dân chủ cộng hòa, đất nước đang bị đe dọa bởi nạn đói, nạn dốt và nạn ngoại xâm, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian để tiếp các tầng lớp nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dành thời gian đi cơ sở, đi thăm nhân dân ở các địa phương. Trong vòng 10 năm, từ năm 1955-1965, theo một thống kê chưa đầy đủ, Người đã về địa phương, cơ sở, đã đến với nhân dân hơn 700 lần. Đặc biệt, vì muốn mắt thấy, tai nghe những việc thật, thông tin thật, người thật từ cơ sở, nên Chủ tịch Hồ Chí Minh thường tránh báo trước, tránh những nghi thức rườm rà, nghi lễ đón tiếp, khẩu hiệu chào mừng, hàng rào danh dự... và nhất là rất ít khi ăn cơm ở những cơ sở, địa phương nơi Người đến. Người từng nói như một lời tâm sự: “Dân ta có câu há miệng mắc quai, về cơ sở mà ăn uống, nhận quà thì làm sao có thể phê bình được cơ sở? Hiện tượng “khách ba, chúa nhà bảy” không chỉ gây tốn kém mà còn mang tiếng với dân”…
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đại đa số cán bộ, đảng viên của chúng ta đã sâu sát cơ sở, làm việc một cách khoa học, dựa trên trình độ học vấn ngày càng cao và trình độ chuyên sâu trong công việc, năng động sáng tạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Nhiều cán bộ lãnh đạo của các địa phương đã thực hành tốt, nói đi đôi với làm và nêu gương trước cấp dưới, được quần chúng khen ngợi.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng còn những cán bộ xa dân, không gắn bó mật thiết với nhân dân. Đặc biệt là có một bộ phận cán bộ quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân. Trong đó, tình trạng nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, nói hay làm dở, nói một đằng làm một nẻo, nhất là nạn tham ô, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy bằng cấp... vẫn diễn ra nghiêm trọng. Thực trạng này không chỉ phản ánh phong cách làm việc của người lãnh đạo không thấm nhuần theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xa rời các nguyên tắc xây dựng Đảng cách mạng trong sạch, vững mạnh, chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ, mà còn cho thấy sự thoái hóa, biến chất về đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ lãnh đạo của các cơ quan Đảng, cơ quan công quyền...
Vì vậy, để thiết thực đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành tự giác, thường xuyên, mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn phát huy vai trò độc lập, tự chủ, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, lấy lợi ích của Đảng, của nhân dân làm cơ sở cho hoạt động của mình. Mỗi cán bộ lãnh đạo phải hướng về cơ sở, sâu sát với dân, nắm bắt được nguyện vọng của dân để phát huy vai trò của dân trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, nhằm đem sức dân, tài dân làm lợi cho dân. Trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác, cán bộ lãnh đạo: một mặt, phải nghiên cứu cụ thể, tỉ mỉ để có biện pháp thực hiện sáng tạo, phù hợp với địa phương, cơ quan, đơn vị; mặt khác, phải rèn luyện cách nói, cách viết ngắn gọn, dễ hiểu để tuyên truyền, giáo dục, cổ vũ, động viên quần chúng tham gia; phát huy tiềm năng, sức mạnh của quần chúng để cùng “ra sức thi hành”, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị. Đồng thời, cán bộ lãnh đạo phải là người tiên phong, gương mẫu trong mọi hoàn cảnh, không ngừng rèn luyện đạo đức cách mạng, tri thức khoa học, phong cách làm việc và nêu gương trước quần chúng để quần chúng tin tưởng, làm theo./.
ANH MINH

23/08/2024

“Nghĩa vụ một người dân là phải yêu Tổ quốc”.

Lời kêu gọi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong bài “Hãy yêu thương nhau và cùng nhau đoàn kết”, Người viết tại Quảng Châu, Trung Quốc, đăng trên Báo Thanh niên, số 9, ngày 23 tháng 8 năm 1925. Đây là giai đoạn phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân đang diễn ra mạnh mẽ, rộng khắp trên thế giới cũng như ở Đông Dương.

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã trải qua những chặng đường đầy gian lao thử thách, nhưng vẫn trường tồn và phát triển bởi đã rèn đúc nên bản lĩnh vững vàng, mang đậm tính cách và khí phách của dân tộc, hình thành và hun đúc nên truyền thống yêu nước Việt Nam. Truyền thống ấy đã thấm sâu vào trong mỗi người dân, tạo nên tâm hồn, bản lĩnh và trí tuệ của các thế hệ người Việt và sức mạnh to lớn của dân tộc để chiến đấu, chiến thắng thiên tai, địch họa. Lời kêu gọi của Hồ Chí Minh đã tập hợp, quy tụ người Việt Nam không phân biệt đàn ông, đàn bà, già, trẻ, đảng phái, tôn giáo, dân tộc… đoàn kết, đấu tranh chống thực dân, đế quốc xâm lược, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn mài sắc lý tưởng chiến đấu, yêu nước, yêu chế độ, trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc, với Nhân dân; đề cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, ý chí vượt qua khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, gan dạ, dũng cảm, kiên cường, mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu và công tác; đoàn kết nội bộ tốt, tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn, gắn bó máu thịt với nhân dân; tính kỷ luật tự giác, nghiêm minh, tinh thần quốc tế cao cả... Phẩm chất, truyền thống tốt đẹp ấy phản ánh bản chất cách mạng và là sức mạnh nội sinh được tích hợp ở một trình độ cao trong quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Quân đội ta dưới sự lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, xứng đáng với danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”, với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Tác giả: loibacday.com

Address

Nhân Son

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tuổi trẻ Tiểu đoàn 15 SPG9 posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share

Category