NinhBinh Heritage

NinhBinh Heritage Chuyên trang giới thiệu về di sản văn hóa, kinh tế, du lịch và xã hội Ninh Bình.

Lễ hội Tràng An năm Ất Tỵ 2025Với chủ đề “Tràng An di sản ngàn năm hồn thiêng sông núi”, lễ hội Tràng An năm 2025 sẽ diễ...
11/04/2025

Lễ hội Tràng An năm Ất Tỵ 2025

Với chủ đề “Tràng An di sản ngàn năm hồn thiêng sông núi”, lễ hội Tràng An năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 13/4 (tức ngày 16/3 âm lịch năm Ất Tỵ). Sự kiện văn hóa đặc sắc này quy tụ hơn 600 nghệ sĩ và diễn viên đến từ khắp mọi miền đất nước; biểu diễn tại 20 sân khấu thực cảnh. Đây là dịp để tôn vinh những giá trị văn hóa lâu đời gắn liền với vùng đất linh thiêng, nơi được ví như “bảo tàng địa chất ngoài trời” và “kinh đô linh thiêng của người Việt xưa”.

Chương trình nghệ thuật năm nay mang đến không gian trình diễn đa dạng và giàu bản sắc với những loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc như: Quan họ Bắc Ninh với lời ca mượt mà tình tứ; Nhã nhạc cung đình Huế, âm vang cung đình trang nghiêm; cồng chiêng Tây Nguyên, thanh âm đại ngàn sâu lắng; trống Kim Sơn rền vang đất trời; cùng các tiết mục hát chèo, hát xẩm, múa Dao đỏ, múa dân tộc Lô Lô… Tất cả tạo nên một bản hòa tấu văn hóa đậm đà hồn cốt dân tộc.

Ảnh của Vũ Minh Hiển

LỄ HỘI ĐỀN VỰC VÔNG (TRƯỜNG YÊN)Đền Vực Vông nằm ở phía Tây kinh thành Hoa Lư, nay thuộc thôn Chi Phong, xã Trường Yên, ...
11/04/2025

LỄ HỘI ĐỀN VỰC VÔNG (TRƯỜNG YÊN)

Đền Vực Vông nằm ở phía Tây kinh thành Hoa Lư, nay thuộc thôn Chi Phong, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Đền được xây dựng vào thế kỷXVI, nhưng ngôi đền cũ hiện nay không còn, ngôi đền mới được xây lại theo phong cách kiến trúc triều Nguyễn. Phía trước đền là dòng sông Hoàng Long, sau lưng là núi.

Ngôi đền gắn liền với huyền thoại về tấm gương sáng, trung, trinh, tiết, liệt của phu nhân Mỹ Quận Công, húy danh là Nguyễn Thị Niên, được nhân dân thờ ở chính cung với danh xưng bà Chúa Vực Vông. Bà Chúa vốn người làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Bà là con gái Nguyễn Quyền - tướng dưới thời Mạc. Nhân dân Trường Yên tôn thờ bà là Mẫu Thoải vì đã có công trong việc trị thủy, xoá bỏ tục lệ cúng người cho thuồng luồng, đem lại bình yên cho người dân đất cố đô. Ngôi mộ của bà nằm cách đền khoảng 200 mét.

Đền Vực Vông còn lưu giữ được 17 thần sắc về Quận công Bùi Văn Khuê, là chồng của Bà Niên, người có công tu tạo các đền thờ ở cố đô Hoa Lư để nó có được kiến trúc gần như nguyên trạng tới hôm nay. Đền Vực còn bức đại tự mà vua ban tặng 4 chữ "Tiết Liệt Trung Trinh".

Đền Vực Vông là một di tích văn hóa – lịch sử gắn bó mật thiết với người dân địa phương, là một trong những di tích linh thiêng bậc nhất. Hàng năm, Lễ hội đền Vực Vông được tổ chức từ ngày 14/3 đến ngày 16/3 âm lịch.

CHÙA, ĐỘNG THIÊN TÔN (HOA LƯ, NINH BÌNH)Chùa, động Thiên Tôn là một trong bốn "Hoa Lư tứ trấn" ra đời từ rất sớm, được p...
10/04/2025

CHÙA, ĐỘNG THIÊN TÔN (HOA LƯ, NINH BÌNH)

Chùa, động Thiên Tôn là một trong bốn "Hoa Lư tứ trấn" ra đời từ rất sớm, được phát hiện vào thời Hùng Vương. Động thờ thần Thiên Tôn, vị thần trong truyền thuyết ở Hoa Lư thế kỷ 10. Theo các thần tích các làng Bích Đào, làng Đại Phong ở Ninh Bình thì thần Thiên Tôn là vị thiên thần, nguyên là một hoàng tử , do hoàng hậu nằm mộng thấy nuốt mặt trời, có thai rồi sinh ra ngài vào ngày mồng 3 tháng 3 năm Khai hoàng thứ 25 (năm 625), gọi là Huyền Nguyên. Lớn lên hoàng tử dũng mãnh hơn người, đi khắp thiên hạ, vào núi Dũng Dương (ở Hoa Lư, Ninh Bình) tu luyện 42 năm, khi đắc đạo có thể bay lượn, biến hóa, tận trừ tà ma quỷ quái. Ngọc Hoàng ban cho thanh kiếm Tam thai thất tinh và phong làm Bắc phương Trấn Vũ đại tướng quân. Sau này thần Thiên Tôn phóng gươm ở dưới núi Cánh Diều (Ninh Bình) mà hóa.

Năm 938, Cao Đô Đường Thái sư cho xây đền ở cửa động Thiên Tôn, tạc tượng tay chống bảo kiếm, chân đạp lên rùa rắn và ban sắc phong là Trấn Vũ An Quốc đại vương... Đinh Tiên Hoàng khởi nghĩa ở động Hoa Lư được hai tướng Rùa, Rắn của thần giúp sức nên thần được sắc phong là An Quốc hoàng đế, trở thành một vị thần trấn trạch và bảo vệ cửa ngõ tiền đồn phía đông kinh đô Hoa Lư.

Động Thiên Tôn là một quần thể di tích động, chùa, đền nằm ở cửa ngõ phía đông cố đô Hoa Lư. Động gồm có hai hang: Hang Ngoài và hang Trong. Ngay cửa hang Trong có một Long Đĩnh làm toàn bằng đá xung quanh đều chạm khắc nổi rồng mây. Trong toà Long Đĩnh chỉ đặt một tượng Thiên Tôn bằng đồng, đứng trên lưng rùa. Tượng được trang trí nhiều màu sắc rực rỡ. Hai tay thần để trước ngực, nắm trắc đốc kiếm thần, chống mũi kiếm xuống lưng rùa. Vì thế động được gọi là động Thiên Tôn. Động Thiên Tôn là di tích lịch sử văn hóa thuộc khu di tích cố đô Hoa Lư. Động nằm ở phường Ninh Mỹ, Hoa Lư, Ninh Bình, Việt Nam.

Chùa Phong Phú tương truyền do thần Thiên Tôn sáng lập. Theo bia Khúc mộ tự bi ký cũng được tạc tại chùa hang này (niên hiệu Gia Long 16, 1817) cho biết thời Đinh, An Quốc công đã sáng lập ngôi chùa này, và trên vách hang còn dòng chữ khắc là: Năm thứ nhất đời vua Đinh Tiên Hoàng lập nên chùa. Và trong văn bia đời Kiến Gia thời Lý được tạc ở đây cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với An Quốc đại vương đã có công sáng lập nên chùa. Động Phong Phú vốn là thôn Phong Sơn xã Phú Gia xưa. Như vậy chùa động này ngoài thờ Phật, còn thờ cả An Quốc đại vương nữa. Nhưng nói rằng An Quốc đại vương đã khai sáng ra chùa này thì không chắc đúng. Trên đã nêu, Thần Thiên Tôn lấy núi Dũng Dương (tức núi động Thiên Tôn) tu hành suốt 42 năm, sau đó đã phóng gươm ở dưới núi Cánh Diều mà hóa. Đến thời Ngô Quyền cho lập đền thờ thần tại đây thì sang thời Đinh vị thần này không còn mà xây dựng được ngôi chùa hang Phong Phú (xã Ninh Giang). Có thể do có công giúp vua Đinh dẹp loạn cát cứ, theo thần tích nên vua Đinh đã cho mở mang cảnh thổ, tạo nên nơi thờ Phật và thần An Quốc ở đây mà thôi.

Chùa, động Thiên Tôn nằm quay về hướng nam, đây là một trong bốn công trình được xây dựng nhằm trấn giữ bốn phương huyết mạch trên mảnh đất cố đô Hoa Lư. Đó là: Đền Thần Thiên Tôn ở phía Đông, Đền Thần Cao Sơn ở phía Tây, Đền Đức Thánh Nguyễn ở phía Bắc và Đền Thần Quý Minh ở phía Nam. Chùa, động Thiên Tôn thuộc khu vực núi Dũng Đương, thị trấn Thiên Tôn, Hoa Lư, cách thành phố Ninh Bình 7km về phía bắc. "Dũng Đương sơn" hay "Vũ Đương sơn" có nghĩa là núi chắn dòng nước mạnh từ trên chảy xuống. Ba chữ "Dũng Đương sơn" cũng được viết dưới cổng vào trong động thờ thánh Trấn Vũ Thiên Tôn. Trấn Vũ Thiên Tôn hay Chân Vũ Đế Quân chính là Huyền Thiên Thượng đế Kim Thuyết hóa thân, với vai trò tổng chỉ huy thiên binh, thiên tướng, được cử xuống trần để trừ yêu, dẹp loạn.

Di tích quốc gia núi Cánh Diều nằm ở phía đông thành phố Hoa Lư là nơi hóa của thần Thiên Tôn. Núi thuộc địa phận phường Thanh Bình. Cũng giống như núi Non Nước, núi Ngọc Mỹ Nhân nằm gần bên sông Đáy. Ở trung tâm thành phố, trông núi có 3 đỉnh, đỉnh giữa cao, hai đỉnh tả hữu chĩa ra như cánh chim. Bên núi có chùa Cánh Diều và đền Thánh Cả thờ thần Thiên Tôn, xung quanh núi có nhiều hang động u minh, dưới núi có sông ngầm xuyên thủy. Theo truyền thuyết, Cao Biền xưa là một tướng giỏi, pháp sư đời nhà Đường sang cai trị Việt Nam, thường cưỡi diều giấy đi dò phá long mạch nước Nam, khi bay đến đất Hoa Lư đã bị một đạo sĩ (do thần Thiên Tôn hóa thân) cùng nhân dân ở đây dùng tên bắn, Cao Biền bị trọng thương, diều gãy cánh rơi xuống hòn núi này, từ đó hòn núi mang tên là núi Cánh Diều.
Nằm ở phía Nam chân núi Cánh Diều là di tích đền Thánh Cả thờ thần Thiên Tôn, vị thần gắn liền với lịch sử hình thành núi Cánh Diều và được nhân dân vùng này thờ phụng. Nếu như động Thiên Tôn là nơi thần Thiên Tôn tu luyện phép thuật thì núi Cánh Diều là nơi thần hóa và thường hiển linh giúp đỡ nhân dân. Đền nằm bên một hồ nước mà người dân địa phương gọi là sông cụt.

Thiên Tôn là vùng đất "tú thủy kỳ sơn", địa thế núi sông hòa phối, công thủ vững vàng nên hai vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành đã lấy động này làm tiền đồn, vọng gác tiền tiêu cho kinh thành Hoa Lư và là nơi tiếp đón các sứ thần nước ngoài trước khi vào kinh đô.

Tương truyền, trước khi đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đã mang lễ vật vào tế lễ trong động để mong được thần giúp đỡ đánh tan các sứ quân khác.

Đến năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, lập nên nhà nước phong kiến tập quyền độc lập đầu tiên ở nước ta. Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Đinh Bộ Lĩnh đã cho sửa đền, tô tượng, sắc phong cho thần là "An Quốc Tôn Thần", xây dựng nhà Tiền Tế và Kính Thiên Đài là nơi tiếp đón các sứ thần nước ngoài trước khi cho vào bệ kiến nhà vua.

Sau này, khi dời đô ra Đại La, vua Lý Thái Tổ vẫn cho xây dựng ở nơi đây nhiều công trình kiến trúc với quy mô lớn. Đến thời Trần và các triều đại phong kiến tiếp theo khu vực này đều được chú ý xây dựng, tôn tạo.

Trong động Thiên Tôn hiện vẫn lưu giữ được nhiều hiện vật thờ tự có giá trị văn hóa, lịch sử như 18 tượng la hán, hệ thống nhang án, bệ thờ bằng đá với các hoa văn "lưỡng long chầu nguyệt", hình chim phượng, hoa lá... được chạm khắc rất công phu, tinh xảo. Đặc biệt, còn có quả chuông kích thước khá lớn, có bốn núm, phát ra bốn kiểu âm thanh khác nhau, niên hiệu Cảnh Hưng (1740 - 1786).

Chùa và động Thiên Tôn còn là nơi gắn liền với những sự kiện lớn của đất nước. Vào những năm 1930 - 1945, động Thiên Tôn là nơi trú chân của các chiến sỹ cách mạng ở các vùng lân cận như Nho Quan, Gia Viễn, Gia Khánh. Tại đây quân và dân Ninh Bình đã giương cao ngọn cờ, khởi nghĩa chiếm lại chính quyền ở tỉnh lỵ Ninh Bình từ tay phát xít Nhật.

Với giá trị đặc sắc về văn hóa, lịch sử, tâm linh, năm 1962, quần thể di tích chùa và động Thiên Tôn đã được Bộ Văn hóa thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Lễ hội chùa, động Thiên Tôn được tổ chức vào ngày 6 đến 8/3 âm lịch hàng năm.

Ở Ninh Bình ngày nay, các nơi có dấu tích, thần tích liên quan đến thần Thiên Tôn gồm:

Làng Bích Đào, là nơi thần hóa. Hiện có đền Bích Đào ở phố Bắc Sơn và khu vực núi Cánh Diều có đền Thánh Cả thờ thần Thiên Tôn.

Làng Đại Phong: nay thuộc phường Nam Bình, Ninh Bình có chùa Trạm và đền Yên Phong thờ thần Thiên Tôn.

Làng Đa Giá: có Đình Hàng Tổng và Động Thiên Tôn là hai di tích quy mô nhất thờ thần Thiên Tôn, thuộc thị trấn Thiên Tôn.

Làng Yên Cư: nằm ở phía nam thành phố Ninh Bình. Hiện còn đền Thánh Cả thờ thần Thiên Tôn.

Làng Phú Gia: nay thuộc khu vực xã Ninh Giang, ở chùa Phong Phú còn tấm bia cổ nói về thần và đình Phong Phú thờ Thiên Tôn.

Làng Lực Giá: nay thuộc xã Ninh Mỹ, Hoa Lư, nằm rất gần thị trấn Thiên Tôn, có đình Thượng Lực Giá thờ thần Thiên Tôn.

Tập trận Cờ lau trong lễ hội Trường Yên tại Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình).Tiết mục "Tập trận cờ lau" ở lễ hội Trường Yên ban ...
07/04/2025

Tập trận Cờ lau trong lễ hội Trường Yên tại Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình).

Tiết mục "Tập trận cờ lau" ở lễ hội Trường Yên ban đầu vốn là một lễ tiết, mà về sau đã trở thành một trò diễn dân gian. Đây là cuộc diễn xướng gợi về thời niên thiếu của vua Đinh (tức Đinh Bộ Lĩnh xưa) cùng các bạn trẻ mục đồng tập đánh trận, lấy những bông lau để làm cờ.

SỰ KIỆN SẮP DIỄN RA🎉HỘI THẢO KHOA HỌC “HÀNH CUNG VŨ LÂM THỜI TRẦN - VAI TRÒ LỊCH SỬ VÀ ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ ...
25/02/2025

SỰ KIỆN SẮP DIỄN RA🎉
HỘI THẢO KHOA HỌC “HÀNH CUNG VŨ LÂM THỜI TRẦN - VAI TRÒ LỊCH SỬ VÀ ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ”

Ngày 27/02/2025, Viện Trần Nhân Tông, ĐHQGHN phối hợp cùng UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội thảo khoa học “Hành cung Vũ Lâm thời Trần - Vai trò lịch sử và định hướng bảo tồn, phát huy giá trị”.

Hội thảo nhằm thúc đẩy nghiên cứu đa góc độ và liên ngành về Hành cung Vũ Lâm thời Trần trong Quần thể danh thắng Tràng An, đánh giá vai trò của nó trong kháng chiến chống ngoại xâm và sự phát triển Phật giáo Trúc Lâm cuối thế kỷ XIII, hướng đến kỷ niệm 800 năm Vương triều Trần (1226-2026). Đồng thời, tôn vinh, quảng bá giá trị di sản văn hóa - thiên nhiên Tràng An gắn với du lịch. Hợp tác với chuyên gia trong và ngoài nước để đề xuất giải pháp quy hoạch, bảo tồn, phát triển sản phẩm du lịch liên quan đến thời Trần. Xác định vị thế Tràng An trong nghiên cứu khoa học, thu hút đầu tư, kết nối các thành phố Di sản thế giới, hướng tới xây dựng Hoa Lư thành đô thị di sản sáng tạo trực thuộc Trung ương.

Chương trình Hội thảo khoa học chi tiết như sau:
BUỔI SÁNG:
07h30 – 08h00: Tiếp đón đại biểu
08h00 – 09h00: Khai mạc Hội thảo
09h00 – 11h30: Báo cáo khoa học
11h30 – 12h00: Phiên thảo luận
12h00 – 14h00: Ăn trưa
BUỔI CHIỀU:
14h00 – 16h15: Báo cáo khoa học
16h15 – 17h00: Phiên thảo luận
17h00 – 17h30: Phiên Bế mạc

Hội thảo khoa học dành cho đại biểu có Giấy mời tham dự.

“Hình sông thế núi”(Ảnh của Nguyễn Thu Trang)
21/02/2025

“Hình sông thế núi”

(Ảnh của Nguyễn Thu Trang)

07/01/2025

Ninh Binh in this winter

Bia “Ngự chế đề Dục Thúy sơn tịnh dẫn” 御製題浴翠山并引 – vua Lê Hiến TôngNăm 1501, vua Lê Hiến Tông (1461-1504) nhà Hậu Lê, tro...
06/01/2025

Bia “Ngự chế đề Dục Thúy sơn tịnh dẫn” 御製題浴翠山并引 – vua Lê Hiến Tông

Năm 1501, vua Lê Hiến Tông (1461-1504) nhà Hậu Lê, trong lúc đi du xuân qua núi Non Nước đã tức cảnh sinh tình làm một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp vẻ đẹp nơi đây, đề hiệu 上陽洞主 Thượng Dương động chủ, người viết chữ là Trung thư giám Chính tự Ngô Ninh 吳寧. Đại ý bài thơ là: Khi trèo lên núi Dục Thúy người ta có thể phóng tầm mắt để nhìn thấy cảnh trời mây bao la hùng vĩ.

Hiện bài thơ vẫn còn trên vách đá phía sau miếu thờ trên núi. Trải qua thời gian, bom đạn chiến tranh, một phần của bức ma nhai đã bị hư hại. Dựa theo thác bản còn lưu trữ, kí hiệu: 5657 trong tổng tập thác bản của Viện Viễn đông Bác Cổ (Pháp), chúng ta có thể đọc được toàn bộ nội dung tấm bia trước khi bị phá hủy.

Gần đây, trong triển lãm Chạm nhẹ đến ngàn năm tại KDL sinh thái Tràng An - Di sản Tràng An (Hoa Lư, NB), nhóm tác giả Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm Nghệ thuật ERCA cũng trưng bày bản rập hiện trạng với lối in rập công phu, được bồi biểu theo lề lối cổ. Triển lãm hiện vẫn còn mở cửa đến Tết âm lịch 2025.

PHÁT HIỆN MỘT ĐOẠN TƯỜNG THÀNH HOA LƯ TẠI XÃ TRƯỜNG YÊN Báo cáo kết quả sơ bộ khai quật khẩn cấp địa điểm khảo cổ tại kh...
31/12/2024

PHÁT HIỆN MỘT ĐOẠN TƯỜNG THÀNH HOA LƯ TẠI XÃ TRƯỜNG YÊN

Báo cáo kết quả sơ bộ khai quật khẩn cấp địa điểm khảo cổ tại khu vực thôn Tân Hoa, xã Trường Yên

Chiều 29/12, tại thôn Tân Hoa, xã Trường Yên, Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức báo cáo kết quả sơ bộ khai quật khẩn cấp địa điểm khảo cổ tại khu vực thôn Tân Hoa, xã Trường Yên (huyện Hoa Lư). Đồng chí Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; một số chuyên gia thuộc Viện Khảo cổ học; ông Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường đã tới dự.

Theo báo cáo, giữa tháng 12/2024, gia đình ông Nguyễn Tử Quý ở thôn Tân Hoa, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư làm móng xây dựng nhà ở làm bật một đoạn bờ đất đắp khả năng là tường thành Hoa Lư. Ngay khi nhận được thông tin, các cán bộ chuyên môn thuộc Sở Văn hóa và Thể thao đã làm việc với gia đình và các cơ quan chức năng liên quan.

Các bên đã thống nhất thực hiện công tác nghiên cứu khảo cổ khẩn cấp nhằm tìm hiểu hình thái di tích ở khu vực này, thu thập tư liệu làm căn cứ đề xuất phương án bảo tồn và nghiên cứu di tích ở giai đoạn tiếp theo. Công tác khai quật được thực hiện từ ngày 22/12- 30/12/2024, do Phòng Quản lý Di sản văn hóa, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với các chuyên gia thuộc Viện Khảo cổ học tiến hành.

Đợt khai quật khảo cổ diễn ra bị động, có tính chất khẩn cấp nhưng cơ bản đã tuân thủ đầy đủ các bước quy trình khai quật nghiên cứu khảo cổ. Các tư liệu thu được đã được lưu giữ qua các bản ảnh, bản vẽ, mô tả khảo cổ. Hố khảo cổ đã được số hóa qua công tác Scan 3D để có thể tái dựng nghiên cứu ở các giai đoạn tiếp theo. Kết quả khai quật đã cung cấp thêm những tư liệu mới góp phần nghiên cứu làm rõ về tường thành và quá trình xây dựng tường thành Hoa Lư, đồng thời cũng đưa đến những nhận thức đầy đủ hơn về Kinh đô Hoa Lư dưới triều Đinh - Tiền Lê ở thế kỷ X.

Tuy nhiên, do tính chất khẩn cấp của cuộc khai quật và giới hạn về thời gian nghiên cứu nên nhiều vấn đề khoa học vẫn chưa được nghiên cứu thấu đáo, do vậy vẫn chưa thể đóng góp thêm tư liệu nghiên cứu về một số vấn đề như: có phải Tường Đông Bắc và các đoạn tường thành nhân tạo khác ở Hoa Lư chỉ được đắp và sử dụng một lần? Cấu trúc và vai trò của các tường thành trong việc nhận diện tổng thể Kinh đô Hoa Lư ở thế kỷ X. Vấn đề bảo vệ di tích Tường Đông Bắc, cũng như các di sản khảo cổ hiện diện ở Cố đô Hoa Lư trong bối cảnh phát triển đô thị nóng như hiện nay ở Trường Yên.

Từ kết quả khảo cổ cũng đặt ra một số nhiệm vụ cấp bách như: Sở Văn hóa và Thể thao cần nghiên cứu đưa tường Đông Bắc và các địa điểm liên quan đến tường thành Hoa Lư vào Quy hoạch di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư; cần nghiên cứu xây dựng đề án và chương trình hành động hướng đến nghiên cứu làm rõ quy mô, kỹ thuật, không gian phân bố, cách thức xây dựng tường Đông Bắc và các tường thành khác của Cố đô Hoa Lư. Từ đó cung cấp thêm tư liệu nghiên cứu làm rõ diện mạo các vòng thành, cấu trúc tường thành và con đường dẫn vào kinh đô Hoa Lư thời Đinh - Tiền Lê...

Phát biểu sau khi nghe báo cáo kết quả khai quật khảo cổ, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn ghi nhận, biểu dương sự tích cực, chủ động phối hợp của hộ dân, chính quyền địa phương, ngành Văn hóa - Thể thao, Viện Khảo cổ học và doanh nghiệp để việc khai quật được thực hiện kịp thời, đạt kết quả cao.

Trước mắt, đồng chí yêu cầu Sở Văn hóa và Thể thao, chính quyền địa phương và doanh nghiệp cần quan tâm và có phương án phù hợp, hài hòa để vừa giải quyết, đảm bảo nhu cầu chính đáng của người dân trong vùng lõi di sản, vừa bảo tồn và tiếp tục nghiên cứu di tích.

Theo Báo Ninh Bình

Một vài ảnh chụp Núi Non Nước (Ninh Bình) từ thời Pháp thuộcNúi Non Nước (tên cổ là Dục Thúy Sơn), là một núi nhỏ nằm bê...
30/12/2024

Một vài ảnh chụp Núi Non Nước (Ninh Bình) từ thời Pháp thuộc

Núi Non Nước (tên cổ là Dục Thúy Sơn), là một núi nhỏ nằm bên ngã ba sông Vân với sông Đáy, ở giữa cầu Non Nước và cầu Ninh Bình. Núi là một tiền đồn nằm ở cửa ngõ phía đông thành phố Ninh Bình. Dưới chân núi có chùa Non Nước và đền thờ danh sĩ Trương Hán Siêu. Trên núi có nhiều tấm bia ghi bài thơ của các danh nhân như Trương Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Nguyễn Du,...

Một phần của đầm Vân Long (Gia Viễn, Ninh Bình) mùa nước lũ. Đầm Vân Long với diện tích 3500ha chính là khu bảo tồn thiê...
13/09/2024

Một phần của đầm Vân Long (Gia Viễn, Ninh Bình) mùa nước lũ.

Đầm Vân Long với diện tích 3500ha chính là khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước lớn nhất trong khu vực đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Đầm nước này hình thành nhằm ngăn lũ lụt ở tuyến đê tả ngạn sông Đáy, khi tuyến đê dài hơn 30km được đắp năm 1960. Dần dần, nước tích tụ trở thành một vùng đất ngập nước mênh mông.

Đầm Vân Long (Gia Viễn, NB) - được mệnh danh là khu Ramsar thứ 9 của VIệt Nam. Đầm Vân Long là vùng đất ngập nước nội đị...
15/05/2024

Đầm Vân Long (Gia Viễn, NB) - được mệnh danh là khu Ramsar thứ 9 của VIệt Nam.

Đầm Vân Long là vùng đất ngập nước nội địa nguyên vẹn còn sót lại ở Đồng bằng sông Hồng với hệ sinh thái đặc thù tạo nên cảnh quan thiên nhiên độc đáo.
Nơi đây sở hữu 2 kỷ lục Việt Nam:"Nơi có số lượng cá thể Voọc mông trắng nhiều nhất" và "nơi có bức tranh tự nhiên lớn nhất".

👉Ghé thăm Ninh Bình thì đây cũng chính là điểm đến lý tưởng dành cho những bạn muốn ngắm nhìn và tận hưởng cảnh quan thiên nhiên bình yên nhất.

Nguồn Visit Ninh Binh

Giá vé thăm quan các khu điểm du lịch ở Ninh Bình năm 2024.
27/04/2024

Giá vé thăm quan các khu điểm du lịch ở Ninh Bình năm 2024.

Non nước Ninh Bình, xứ sở hữu tình.
26/04/2024

Non nước Ninh Bình, xứ sở hữu tình.

LỄ HỘI TRÀNG AN 2024  | TRANG AN FESTIVAL 2024Kỷ niệm 10 năm Tràng An được Unesco ghi danh là Di sản Văn hoá và Thiên nh...
25/04/2024

LỄ HỘI TRÀNG AN 2024 | TRANG AN FESTIVAL 2024

Kỷ niệm 10 năm Tràng An được Unesco ghi danh là Di sản Văn hoá và Thiên nhiên Thế giới hứa hẹn sẽ cực kỳ bùng nổ~

Vào ngày 26/4/2024, "Lễ Hội Tràng An" diễn ra với: hơn 20 sân khấu thực cảnh, trình diễn 50 loại hình nghệ thuật dân tộc, cùng 700 diễn viên chuyên nghiệp, 3000 diễn viên quần chúng, 5000 phần quà tặng đặc biệt,....
Tham gia tuyến lễ hội, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm: lễ diễu hành và rước rồng, hay xin chữ may mắn, trải nghiệm in rập "chạm", vui chơi thổ dân Khê Cốc,... chỉ có tại lễ hội Tràng An.

LỄ HỘI TRÀNG AN 2024 | TRANG AN FESTIVAL 2024
Thời gian: 6h30 | 26/04/2024 | tại KDL Sinh Thái Tràng An, Ninh Bình.
* 6h30 - Biểu diễn trống hội và diễu hành rước rồng tại cổng Tam Quan (đường Tràng An)
* 8h30 - Lễ hội Tràng An tại KDL Sinh thái Tràng An
* 9h00 đến 12h00 - Chương trình biểu diễn nghệ thuật trên sông nước.

Address

Ninh Binh
Ninh Bình
08300

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when NinhBinh Heritage posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share

Category