Đồng Nghiệp

Đồng Nghiệp “Our Office - Ổ văn phòng của chúng ta!!!” Kênh tuyển dụng và việc làm hướng đến đối tượng là người Việt trẻ.

Diễn đàn mở về Tuyển dụng - việc làm, chia sẻ kinh nghiệm làm việc, phỏng vấn xin việc và các kỹ năng trong cuộc sống.

CHỮ KÝ EMAIL - CHI TIẾT NHỎ ĐIỂM CỘNG LỚN Trong quá trình tuyển dụng, nhà tuyển dụng thường nhận hàng trăm email mỗi tuầ...
01/07/2025

CHỮ KÝ EMAIL - CHI TIẾT NHỎ ĐIỂM CỘNG LỚN

Trong quá trình tuyển dụng, nhà tuyển dụng thường nhận hàng trăm email mỗi tuần. Làm sao để một email ứng tuyển của bạn trở nên chuyên nghiệp và dễ được chú ý hơn?

Nhiều bạn trẻ khi mới đi xin việc thường chuẩn bị rất kỹ CV nhưng lại quên mất một chi tiết tưởng nhỏ mà ảnh hưởng trực tiếp đến ấn tượng đầu tiên: CHỮ KÝ EMAIL.

⁉️ Chữ ký email là gì?
Chữ ký email (Email Signature) là phần nội dung hiển thị tự động ở cuối mỗi email bạn gửi đi. Nó giống như "danh thiếp" điện tử, cung cấp cho người nhận các thông tin cơ bản về bạn như: họ tên, vị trí, cách liên hệ và các kênh liên kết cá nhân như LinkedIn.

✅ Tầm quan trọng của chữ ký email:
- Tăng tính chuyên nghiệp: Một chữ ký gọn gàng, rõ ràng cho thấy bạn là người chỉn chu, nghiêm túc.
- Giúp nhà tuyển dụng dễ liên hệ lại: Thay vì phải mở CV để tìm số điện thoại/email, họ có thể nhìn ngay phần chữ ký.
- Xây dựng thương hiệu cá nhân: Gắn thêm LinkedIn hoặc Portfolio giúp nhà tuyển dụng hiểu thêm về bạn chỉ sau một cú click.
- Tạo ấn tượng tốt ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên.

✅ Một chữ ký email chuyên nghiệp nên có những phần nào?
Một mẫu chữ ký đầy đủ và rõ ràng nên gồm các phần sau:
1. Họ và tên
2. Vị trí ứng tuyển hoặc chức danh (nếu có)
3. Số điện thoại liên hệ
4. Email cá nhân chuyên nghiệp
5. Link LinkedIn/Portfolio cá nhân (nếu có)
6. (Tùy chọn): Địa chỉ, ảnh đại diện, logo cá nhân, tagline...

✅ Một số mẫu chữ ký email chuyên nghiệp bạn có thể tham khảo
| Mẫu 1:
Nguyễn Thị Mai
Ứng viên vị trí Nhân viên Marketing
Liên hệ: 0989 123 456
Email: [Link]
linkedin: [Link]

| Mẫu 2:
Lê Thùy Dương
Graphic Designer | Ứng viên vị trí Thiết kế sáng tạo
Điện thoại: 0912 345 678
Email: [email protected]
Portfolio: [Link]
LinkedIn: [Link]
---
✅ Lời kết:
Một chữ ký email tuy nhỏ nhưng lại thể hiện được sự chuyên nghiệp, rõ ràng và cá tính của bạn. Đừng để email xin việc của mình trở nên mờ nhạt chỉ vì thiếu vài dòng thông tin. Hãy bắt đầu tạo chữ ký email cho riêng bạn ngay hôm nay!

CÁCH LỰA CHỌN CÔNG TY PHÙ HỢP 1. Tìm hiểu kỹ về môi trường làm việc 2. Lương thưởng và chế độ phúc lợi3. Công ty có lộ t...
27/06/2025

CÁCH LỰA CHỌN CÔNG TY PHÙ HỢP

1. Tìm hiểu kỹ về môi trường làm việc
2. Lương thưởng và chế độ phúc lợi
3. Công ty có lộ trình thăng tiến
4. Công ty có chương trình đào tạo cho nhân viên
5. Định hướng phát triển của công ty và bản thân
6. Địa điểm và thời gian làm việc

Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tìm được “bến đỗ” phù hợp cho mình nhé!

PHỎNG VẤN XONG RỒI, CÓ NÊN GỌI ĐIỆN HỎI KẾT QUẢ KHÔNG? Sau buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên rơi vào trạng thái chờ đợi tro...
25/06/2025

PHỎNG VẤN XONG RỒI, CÓ NÊN GỌI ĐIỆN HỎI KẾT QUẢ KHÔNG?

Sau buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên rơi vào trạng thái chờ đợi trong lo lắng. Không thấy nhà tuyển dụng phản hồi, bạn bắt đầu tự hỏi: Có nên chủ động liên hệ hỏi kết quả? Liệu như vậy có bị đánh giá là thiếu tinh tế hoặc làm phiền?

Thực tế, việc hỏi kết quả phỏng vấn là hoàn toàn bình thường, nếu bạn làm đúng cách và đúng thời điểm. Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn xử lý tình huống này chuyên nghiệp hơn.

■ KHI NÀO NÊN CHỦ ĐỘNG HỎI KẾT QUẢ PHỎNG VẤN?
- Khi đã qua 3–7 ngày kể từ buổi phỏng vấn (tùy theo mốc thời gian nhà tuyển dụng đã trao đổi trước đó).
- Khi bạn cần sắp xếp công việc, hoặc đang cân nhắc các offer khác.
- Khi bạn thực sự quan tâm đến vị trí và muốn thể hiện thiện chí tiếp tục đồng hành.

■ CÁCH HỎI KẾT QUẢ KHÉO LÉO, LỊCH SỰ:
Thay vì gọi quá sớm hoặc liên hệ nhiều lần, bạn có thể gửi email hoặc gọi điện với nội dung đơn giản, chuyên nghiệp:
| “Chào anh/chị, em là [Tên], đã tham gia phỏng vấn vị trí [Tên vị trí] vào ngày [ngày]. Em muốn hỏi thăm xem hiện tại quá trình tuyển dụng đã có kết quả chưa ạ? Em cảm ơn anh/chị đã dành thời gian hỗ trợ.”
- Việc hỏi một cách nhẹ nhàng, đúng mực như vậy không chỉ thể hiện sự chủ động mà còn giúp bạn để lại ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

■ MỘT VÀI LƯU Ý:
- Không nên gọi điện quá sớm, đặc biệt là trong 1–2 ngày đầu sau phỏng vấn.
- Hạn chế nhắn tin qua mạng xã hội nếu chưa từng liên hệ với nhà tuyển dụng ở đó.
- Luôn giữ thái độ chuyên nghiệp, tránh thể hiện sự nôn nóng hay bức xúc nếu chưa có kết quả.

■ LỜI KẾT:
Chủ động hỏi kết quả phỏng vấn không phải là hành động “vô duyên”, mà là kỹ năng cần thiết trong môi trường làm việc hiện đại. Điều quan trọng là bạn cần biết cách hỏi đúng lúc, đúng cách – để vừa thể hiện được sự quan tâm, vừa không gây áp lực cho nhà tuyển dụng.

Nếu bạn từng rơi vào tình huống “chờ mãi không ai gọi lại”, hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn biết nên làm gì để chủ động hơn trong hành trình tìm việc.

THAY ĐỔI CHIẾN LƯỢC TÌM VIỆCThời điểm bây giờ và trở về sau, tìm việc sẽ :- Khó khăn hơn- Khốc liệt hơn- Cạnh tranh hơn-...
23/06/2025

THAY ĐỔI CHIẾN LƯỢC TÌM VIỆC

Thời điểm bây giờ và trở về sau, tìm việc sẽ :
- Khó khăn hơn
- Khốc liệt hơn
- Cạnh tranh hơn
- Và nhiều đau thương hơn

Sẽ không còn dề dàng như xưa, mỗi khi tìm việc chỉ cần :
- Làm lại CV tí cho đẹp, cho phù hợp
- Lên mạng tìm kiếm cơ hội
- Apply....và chờ hoài không thấy phản hồi
Tìm việc bây giờ cần có chiến lược dài hơi, cần có sự đầu tư nhiều hơn trong việc phân phối PROFILE một cách chủ động...cần chú ý đến chỉ số NHẬN DIỆN
---
1. NTD CÓ BIẾT BẠN KHÔNG ? (I KNOW)
- Câu hỏi đầu tiên bạn nên tự hỏi...NTD và thị trường có biết bạn là ai, bạn ở trong phân khúc nào không?
- CV càng có độ phủ cao thì khi apply càng có cơ hội được xem
- Chúng ta vẫn thường biết NTD nhưng chiều ngược lại thì chưa...đây là cái chúng ta cần thay đổi
- Kiếm việc chủ động thì cơ hội tốt cũng đến nhiều hơn
- Bạn kiếm việc thì NTD cũng kiếm UV...người ta kiếm bạn thì thế của bạn cũng tốt hơn
=> Tóm lại : cần hoạt động tích cực, xây dựng THCN để thị trường biết bạn hơn
---
2. NTD CÓ THÍCH BẠN KHÔNG? (I LOVE)
- Câu hỏi tiếp theo là mình có gì để người ta quan tâm và chú ý đến mình.
- Kinh nghiệm cần thể hiện chủ động thông qua những chia sẻ của bạn
- Cách bạn làm, tư duy bạn làm, kết quả bạn đạt được...mọi thứ cần thể hiện trước khi đến lúc có cơ hội gặp nhau
- NTD sẽ tìm kiếm và chú ý bạn trước khi gặp bạn. Họ càng hiểu bạn thì bạn càng có cơ hội
=> Tóm lại : cần học cách thể hiện những điểm mạnh, tư duy và năng lực làm việc thông qua phân phối nội dung. Ở đâu có NTD...ở đó bạn cần phải thể hiện nhiều hơn
---
3. NTD CÓ CHỌN BẠN KHÔNG? (I SELECT)
- Một khi họ đã chú ý đến bạn...ngay lập tức bạn sẽ nằm trong short list ngay, cho dù bạn có quan tâm đến họ hay không
- Một khi cơ hội open...họ sẽ nhớ và tiếp cận bạn ngay cho dù chưa có CV của bạn
- Việc thu hút người khác là việc cần làm chủ động
- Đây cũng là lí do lớn vì sao khi nộp CV thường bị bỏ qua...đơn giản họ ưu tiên những người họ biết hoặc có thu hút hơn bạn
=> Tóm lại : cần gia tăng tỉ lệ NTD tự tìm và chọn bạn thay vì bị động đi tìm NTD phù hợp.

Mọi thứ đã thay đổi rất nhanh
Nếu cứ an toàn rồi gặp khủng hoảng
Rồi lại đi tìm...tìm hoài không thấy

TÌM VIỆC CŨNG GIỐNG NHƯ BÁN HÀNG
SẢN PHẨM LÀ CHÍNH MÌNH
KHÔNG CÓ THƯƠNG HIỆU
KHÔNG CÓ CHẤT LƯỢNG
THÌ LÀM SAO NGƯỜI TA CHỐT ĐƠN

Cre: Tác giả Hoang Nguyen Dinh

Làm việc sẽ giúp bạn học nhanh hơn---1. Công việc đôi khi không như ý, nhưng cách bạn xử lý mới quan trọngKhi gặp khó kh...
21/06/2025

Làm việc sẽ giúp bạn học nhanh hơn
---
1. Công việc đôi khi không như ý, nhưng cách bạn xử lý mới quan trọng
Khi gặp khó khăn, đừng đổ lỗi hay tìm lý do. Tập trung vào giải pháp, thích nghi và tìm cách tối ưu hóa tình huống để đạt kết quả tốt nhất.

2. Mâu thuẫn với đồng nghiệp là điều khó tránh, nhưng thay vì xung đột, hãy tìm cách giải quyết
Bất đồng quan điểm là điều khó tránh. Thay vì xung đột, hãy chủ động lắng nghe, thấu hiểu và tìm giải pháp hài hòa. Điều này giúp duy trì hòa khí, xây dựng sự tôn trọng và nâng cao hiệu suất làm việc nhóm.

3. Sếp có thể không có câu trả lời ngay lập tức, nhưng luôn đánh giá cao sự nỗ lực
Sếp không phải lúc nào cũng có sẵn giải pháp. Điều họ thực sự đánh giá cao là nỗ lực, tinh thần học hỏi không ngừng, sự sáng tạo và khả năng chủ động đưa ra các phương án giải quyết vấn đề của bạn.

Cre: Langmaster

MẶC GÌ KHI ĐI PHỎNG VẤN Chuyên môn giỏi là lợi thế nhưng ấn tượng đầu tiên cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn có buổi ph...
20/06/2025

MẶC GÌ KHI ĐI PHỎNG VẤN

Chuyên môn giỏi là lợi thế nhưng ấn tượng đầu tiên cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn có buổi phỏng vấn suôn sẻ.
Không ít ứng viên đầy tiềm năng, nhưng chỉ vì ăn mặc chưa phù hợp trong buổi phỏng vấn mà đánh mất cơ hội một cách đáng tiếc.

🤔 Vậy nên ăn mặc như nào cho phù hợp?

| Chìa khóa nằm ở việc chọn đúng – không cần cầu kỳ, nhưng cần tinh tế

1. Công ty chuyên nghiệp, truyền thống (Ngân hàng, Tài chính, Luật, Nhà nước)
- Nam: Sơ mi trắng/xanh nhạt + quần tây + giày tây. Có thể mặc vest nếu vai trò cấp trung trở lên.
- Nữ: Áo sơ mi/blouse + chân váy dài ngang gối/quần tây + giày bít mũi. Có thể thêm blazer.

2. Công ty nước ngoài hoặc tập đoàn đa quốc gia
- Trang phục nên business formal hoặc smart casual, tùy theo vị trí ứng tuyển.
- Tốt nhất nên chọn tông màu trung tính như trắng, đen, navy, be, xám.

3. Công ty công nghệ, startup, agency sáng tạo
- Nam/nữ: Có thể mặc smart casual: áo sơ mi polo hoặc sơ mi trơn, quần chinos/jeans tối màu, giày sneakers sạch sẽ.
- Tránh mặc đồ quá xuề xòa như áo thun có hình in lớn, dép lê.

4. Ngành thời trang, truyền thông, bán lẻ
- Ưu tiên gu ăn mặc thời trang, có cá tính nhẹ nhưng vẫn tinh tế.
- Nên ăn mặc phản ánh gout cá nhân, nhưng nhớ giữ sự lịch sự và chuyên nghiệp.

5. Vị trí giáo viên, hành chính, chăm sóc khách hàng
- Trang phục cần gọn gàng, kín đáo, thân thiện.
- Không nên quá nghiêm túc kiểu "lễ phục", mà cần vừa chuyên nghiệp vừa dễ tiếp cận.

✅ Mẹo nhanh: Chuẩn bị trước 1 ngày
Làm sạch, ủi quần áo và thử trước xem có vừa không.
Đừng thử đồ mới tinh ngay buổi phỏng vấn (đề phòng khó chịu hoặc không hợp).

Chúc bạn có buổi phỏng vấn thành công!

2 TƯ DUY GIÚP THAY ĐỔI KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CỦA BẠNTheo thống kê từ Zirtual, 90% nhà quản lý tuyển dụng tin rằng sự chuẩn b...
18/06/2025

2 TƯ DUY GIÚP THAY ĐỔI KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CỦA BẠN

Theo thống kê từ Zirtual, 90% nhà quản lý tuyển dụng tin rằng sự chuẩn bị là yếu tố then chốt giúp ứng viên phỏng vấn thành công. Câu hỏi đặt ra là nếu tất cả ứng viên đều có sự chuẩn bị thì bạn cần tập trung vào điều gì để trở nên nổi bật giữa hàng trăm ứng viên khác?

Với tư cách là một người đã tham gia hàng trăm buổi phỏng vấn trong hơn 25 năm qua, với cả hai vai trò là ứng viên và nhà tuyển dụng, Shark Thái Vân Linh chia sẻ 2 chiến lược cốt lõi mà các bạn ứng viên có thể áp dụng để tạo nên sự khác biệt trong mắt nhà tuyển dụng.

---
1. Hãy Thực Sự Hiểu Về Công Ty Bạn Đang Ứng Tuyển
Số liệu từ Twin Employment cho thấy: 47% người phỏng vấn sẽ không giao việc cho ứng viên có ít kiến ​​​​thức về công ty. Nếu bạn nghĩ chỉ đọc phần "Về chúng tôi" trên trang web là đủ, thì đó có thể là lý do buổi phỏng vấn của bạn chưa thật sự ấn tượng so với các ứng viên khác.

Để thực sự trở thành một phần của tổ chức mới, bạn cần tìm hiểu sâu hơn:

Trang web và các Báo cáo: Truy cập trang web chính thức và các báo cáo thường niên để nắm rõ sứ mệnh, giá trị cốt lõi, lịch sử hình thành, sản phẩm/dịch vụ, văn hóa công ty, và đội ngũ nhân viên. Trong quá trình này, hãy chú ý những từ khóa đặc trưng của công ty để có thể khéo léo đề cập đến chúng khi phỏng vấn.

- Mạng xã hội: Theo dõi các trang mạng xã hội của doanh nghiệp (Facebook, LinkedIn, Youtube, Tiktok) để cập nhật tin tức và hoạt động mới nhất của họ.

- Báo chí: Tìm kiếm các bài báo trên các trang tin tức, blog để có cái nhìn tổng quan về công ty và bối cảnh trong ngành.

- Đánh giá của nhân viên: Tham khảo các trang web đánh giá công ty để đọc nhận xét từ nhân viên hiện tại và cựu nhân viên về môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp. Sẽ rất hữu ích nếu bạn có thể kết nối với những nhân sự đã hoặc đang làm việc tại tổ chức để hỏi thêm thông tin.

---
2. Hãy Làm Việc Trước Khi Nhận Được Việc
Một lời khuyên hữu ích trong quá trình phỏng vấn là: Hãy trò chuyện với nhà tuyển dụng như thể bạn đã có được công việc đó rồi! Điều này có nghĩa là bạn không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về công ty, vị trí ứng tuyển hay thị trường – hãy lập một kế hoạch hành động cụ thể cho vị trí đó.

Ví dụ: Nếu bạn ứng tuyển cho vị trí Chuyên viên Viết nội dung, bạn có thể lập bảng phân tích các nội dung trên trang blog và mạng xã hội của công ty. Từ đó, chỉ ra những điểm đang làm tốt, những điểm cần cải thiện, và kế hoạch của bạn trong 3 tháng tiếp theo để khắc phục những hạn chế đó. Sau đó, hãy khéo léo trình bày bản kế hoạch này trong buổi phỏng vấn.

Thông thường, bạn sẽ mất từ 1 đến 2 tháng để bắt nhịp với một công việc mới. Nếu bạn chứng minh được mình là người có tư duy “làm chủ công việc”, nhà tuyển dụng sẽ có thêm cơ sở để tin rằng bạn hoàn toàn phù hợp với vị trí mới.

Nhiều nhà tuyển dụng sẽ rất ấn tượng nếu một ứng viên chủ động đưa ra nhận định về những điểm cần cải thiện và đề xuất giải pháp. Một vài ý tưởng ban đầu có thể chưa hoàn hảo, nhưng điều quan trọng là bạn đã thể hiện được khả năng, kinh nghiệm để nhìn nhận vấn đề của doanh nghiệp và đưa ra những ý tưởng mới khi cần thiết.

Lời Kết
Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn cũng chính là chuẩn bị cho công việc tiếp theo của bạn. Trước khi tham gia bất kỳ buổi phỏng vấn nào, hãy luôn tự hỏi: “Tại sao nhà tuyển dụng phải chọn bạn giữa nhiều ứng viên khác?” Hãy dùng sự chuẩn bị kỹ lưỡng của mình để trả lời câu hỏi đó. Quan trọng hơn, trước khi bắt đầu thuyết phục nhà tuyển dụng, bạn cần tự thuyết phục chính mình rằng bạn yêu thích, xứng đáng với công việc mới và đã chuẩn bị sẵn sàng cho nó.

Cre: Blog Shark Thái Vân Linh

VÌ SAO NHÀ TUYỂN DỤNG KHÔNG PHẢN HỒI CV CỦA BẠN Gửi hàng chục CV mà vẫn "bặt vô âm tín"? Nhiều ứng viên loay hoay không ...
16/06/2025

VÌ SAO NHÀ TUYỂN DỤNG KHÔNG PHẢN HỒI CV CỦA BẠN

Gửi hàng chục CV mà vẫn "bặt vô âm tín"? Nhiều ứng viên loay hoay không biết mình làm sai ở đâu? Cùng kiểm tra những lý do phổ biến khiến CV của bạn "rơi vào im lặng" và cách khắc phục hiệu quả nhé:
---
1. "Rải" CV thiếu chiến lược
👉 Vấn đề: Gửi CV đại trà, không tìm hiểu kỹ công ty hay chỉnh sửa CV cho từng vị trí. Nhà tuyển dụng (NTD) có thể nhận ra ngay sự thiếu đầu tư này và có thể loại bạn từ vòng đầu.
✅ Giải pháp: Dành thời gian nghiên cứu công ty, mô tả công việc (JD). Tùy chỉnh CV để làm nổi bật những kỹ năng, kinh nghiệm phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển. CV càng "match", cơ hội càng cao.
---
2. CV chưa phù hợp với công việc
👉 Vấn đề: Kỹ năng và kinh nghiệm bạn liệt kê trong CV chưa thực sự liên quan hoặc chưa đủ mạnh so với yêu cầu của vị trí.
✅ Giải pháp: Hãy chọn lọc những thông tin, kinh nghiệm nổi bật và sát nhất với JD. Tránh liệt kê dàn trải những thứ không liên quan để CV của bạn thật sự "đúng trọng tâm".
---
3. Social Profile không chỉn chu
👉 Vấn đề: NTD ngày nay thường "Google" ứng viên. Nếu profile mạng xã hội cá nhân (Facebook, Instagram, TikTok...) thiếu chuyên nghiệp, có nội dung tiêu cực, hoặc nhạy cảm, bạn có thể bị mất điểm trầm trọng.
✅ Giải pháp: Dọn dẹp hoặc cài đặt quyền riêng tư cho các tài khoản cá nhân. Xây dựng một profile LinkedIn chuyên nghiệp và cập nhật thường xuyên, thể hiện sự nghiêm túc trong tìm việc.
---
4. Chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn
👉 Vấn đề: Đôi khi, bạn chưa có đủ kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết hoặc đang ứng tuyển trái ngành hoàn toàn so với yêu cầu vị trí.
✅ Giải pháp: Đánh giá lại năng lực bản thân. Cân nhắc học thêm các kỹ năng mới, lấy chứng chỉ phù hợp. Hoặc, ban đầu hãy nhắm đến các vị trí "entry-level" (mới vào nghề) để tích lũy kinh nghiệm.
---
5. CV mắc lỗi "sơ đẳng"
👉 Vấn đề: Sai chính tả, lỗi ngữ pháp, trình bày rối mắt, thiếu chuyên nghiệp, hoặc quên không đính kèm thư ứng tuyển (cover letter) nếu được yêu cầu.
✅ Giải pháp: Luôn kiểm tra kỹ lưỡng CV và cover letter. Nhờ bạn bè, người thân có kinh nghiệm đọc lại. Tham khảo các mẫu CV chuẩn để có một bố cục khoa học, dễ nhìn.

🎯 Đừng vội nản chí! Việc không nhận được phản hồi không có nghĩa là bạn kém cỏi, mà có thể đơn giản là chưa tìm được vị trí "vừa vặn" nhất hoặc cần điều chỉnh một chút trong cách tiếp cận. Quan trọng là không ngừng học hỏi, cải thiện và kiên trì.

BÍ QUYẾT CHUẨN BỊ TRƯỚC BUỔI PHỎNG VẤN TỰ TINBạn càng chuẩn bị kỹ lưỡng, mức độ tự tin của bạn sẽ càng cao. Mỗi công ty,...
13/06/2025

BÍ QUYẾT CHUẨN BỊ TRƯỚC BUỔI PHỎNG VẤN TỰ TIN

Bạn càng chuẩn bị kỹ lưỡng, mức độ tự tin của bạn sẽ càng cao. Mỗi công ty, mỗi ngành nghề có thể có những yêu cầu phỏng vấn khác nhau, nhưng nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy tham khảo các gợi ý sau:

1. HIỂU RÕ VỀ VỊ TRÍ ỨNG TUYỂN
Điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ mình sẽ làm gì ở công việc sắp phỏng vấn. Hãy sắp xếp thông tin theo các đầu mục chính:

- Các công việc chính: Nắm rõ những nhiệm vụ cốt lõi của vị trí. Đừng đi vào chi tiết quá nhỏ, hãy tập trung vào các mảng lớn.
- Cách thức thực hiện: Chuẩn bị sẵn cách bạn sẽ thực hiện các công việc đó. Bạn sẽ làm như thế nào?
- Đo lường kết quả: Nghĩ về cách bạn sẽ đo lường hiệu suất công việc của mình. Với một số vị trí đặc thù (không giống như bán hàng), cần đặc biệt lưu ý đến cách chúng ta đánh giá kết quả.
- Sự phù hợp với vai trò hiện tại: Nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi để xem mức độ tương đồng giữa vai trò hiện tại của bạn và vị trí mới. Khoảng cách càng nhỏ, cơ hội được lựa chọn của bạn sẽ càng cao.

2. HIỂU RÕ VỀ BẢN THÂN
Một ứng viên biết rõ bản thân mình đang ở đâu và mong muốn gì luôn được đánh giá rất cao. Hãy chuẩn bị các điểm sau:

- Điểm mạnh liên quan: Đâu là những thế mạnh của bạn có liên quan trực tiếp đến vai trò công việc mới? Hãy bỏ qua những điều không liên quan nhé.
- Điểm cần cải thiện: Đâu là những khía cạnh bạn đang muốn phát triển? Quan trọng là cách bạn nhận diện chúng và kế hoạch cụ thể để cải thiện. Một ứng viên biết mình cần hoàn thiện gì và cách thực hiện luôn được đánh giá tốt. Đừng ngại chia sẻ điều này.
- Lý do thay đổi: Hãy tìm một lý do đủ tinh tế như mong muốn phát triển cá nhân, tìm kiếm phương pháp làm việc mới, hoặc khao khát đóng góp cho sự phát triển của một tổ chức mới.

3. TÂM LÍ THOẢI MÁI
Việc thiết lập một tâm lý thoải mái là rất quan trọng:
- Tâm lý cởi mở: Hãy xem buổi phỏng vấn là cơ hội để thể hiện bản thân. Kết quả có được việc hay không không phải là tất cả.
- Không kỳ vọng quá mức: Không có gì đảm bảo mọi thứ sẽ diễn ra đúng như mong đợi của bạn.
- Tự tin thể hiện: Hãy thể hiện tốt nhất những gì bạn biết. Không có gì phải lo lắng cả.
- Tự hào về sự chuẩn bị: Bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng rồi, hãy tự hào về điều đó.
- Sự phù hợp là quan trọng: Năng lực giỏi là một chuyện, nhưng việc có thể hợp tác lâu dài hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
- Cơ hội sẽ đến: Nếu công việc đó thực sự thuộc về bạn, kiểu gì bạn cũng sẽ có được nó. Nếu không ở đây thì sẽ là ở một nơi khác.

💚 Tất nhiên, bạn có thể chuẩn bị nhiều hơn nếu có thời gian. Nhưng về cơ bản, việc hiểu rõ bản thân và hiểu rõ vai trò công việc là yếu tố cốt lõi bạn cần làm thật tốt, bởi:
- Chúng nằm trong tầm kiểm soát của bạn.
- Chúng là những điều thuộc về bạn.
- Nếu bạn không rõ về chính công việc và bản thân mình, làm sao có thể rõ ràng về những điều khác?

Những câu hỏi phỏng vấn thường gặp và gợi ý cách trả lời Mọi người tìm việc hoặc tuyển dụng có thể tham khảo nhé!---Cre:...
11/06/2025

Những câu hỏi phỏng vấn thường gặp và gợi ý cách trả lời
Mọi người tìm việc hoặc tuyển dụng có thể tham khảo nhé!
---
Cre: Sưu tầm

6 Thói Quen Vàng Giúp Bạn Trẻ Thăng Hạng Sự Nghiệp---1. Đọc sách thường xuyênThành công không phải là một điểm đến, mà l...
09/06/2025

6 Thói Quen Vàng Giúp Bạn Trẻ Thăng Hạng Sự Nghiệp
---
1. Đọc sách thường xuyên
Thành công không phải là một điểm đến, mà là một quá trình học hỏi không ngừng. Các nghiên cứu cho thấy, 88% người giàu có thói quen đọc sách ít nhất 30 phút mỗi ngày. Việc đọc không chỉ giới hạn ở sách chuyên ngành, mà còn là sách về kinh doanh, tiểu sử những người thành công hay các tác phẩm phát triển bản thân. Mỗi trang sách mở ra một chân trời kiến thức mới, giúp bạn có thêm góc nhìn, học từ kinh nghiệm của người đi trước và mài giũa tư duy sắc bén hơn mỗi ngày.
---
2. Kiên trì rèn luyện thể chất
Một trí tuệ minh mẫn chỉ có thể tồn tại trong một cơ thể khỏe mạnh. Việc vận động thường xuyên không chỉ giúp bạn cải thiện sức khỏe thể chất, giảm căng thẳng mà còn là cách tuyệt vời để "sạc" lại năng lượng cho bộ não. Dù là đi bộ, chạy bộ, tập yoga hay bất kỳ môn thể thao nào bạn yêu thích, việc duy trì rèn luyện sẽ giúp bạn có đủ sự dẻo dai và bền bỉ để đối mặt với mọi áp lực trong công việc.
---
3. Kết nối với những người thành công
Ông bà ta có câu "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Việc chủ động xây dựng và duy trì mối quan hệ với những người giỏi giang, thành công và tích cực chính là cách nhanh nhất để bạn học hỏi. Họ có thể trở thành những "người thầy" vô giá, cho bạn lời khuyên, chia sẻ kinh nghiệm thực tế và mở ra những cơ hội mà bạn không ngờ tới. Đừng ngần ngại tham gia các buổi hội thảo, sự kiện chuyên ngành để mở rộng vòng tròn quan hệ của mình.
---
4. Theo đuổi mục tiêu của riêng mình
Thật dễ dàng để bị cuốn theo những kỳ vọng của xã hội hay so sánh bản thân với người khác. Tuy nhiên, thành công thực sự và cảm giác hạnh phúc bền lâu chỉ đến khi bạn can đảm theo đuổi mục tiêu và đam mê của chính mình. Hãy dành thời gian để hiểu rõ bản thân muốn gì, xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Chính ngọn lửa đam mê từ bên trong sẽ là động lực mạnh mẽ nhất giúp bạn vượt qua mọi khó khăn.
---
5. Kiên trì dậy sớm
Nhiều người thành công trên thế giới có chung một thói quen, đó là dậy sớm. Việc bắt đầu ngày mới sớm hơn không chỉ cho bạn thêm thời gian để chuẩn bị mọi thứ một cách chu toàn, mà còn mang lại một khoảng không gian yên tĩnh để tập trung vào những việc quan trọng nhất. Bạn có thể dùng khoảng thời gian quý báu này để đọc sách, tập thể dục, lên kế hoạch cho ngày mới hoặc đơn giản là tận hưởng sự tĩnh lặng trước khi guồng quay công việc bắt đầu.
---
6. Duy trì thái độ tích cực
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, thái độ chính là chìa khóa quyết định. Trên con đường sự nghiệp, bạn chắc chắn sẽ đối mặt với thất bại, lời từ chối và những thử thách cam go. Chỉ với một thái độ sống tích cực, lạc quan, bạn mới có thể nhìn nhận khó khăn như một cơ hội để học hỏi, đứng dậy sau vấp ngã và kiên trì tiến về phía trước. Một tinh thần vững vàng và tích cực sẽ là "nam châm" thu hút những điều tốt đẹp và thành công lâu dài.
---
Hành trình vạn dặm luôn bắt đầu từ những bước chân đầu tiên. Hy vọng rằng việc rèn luyện 6 thói quen trên sẽ là những bước đi vững chắc, giúp các bạn xây dựng một nền tảng sự nghiệp thành công và rực rỡ.

3 CÂU CHUYỆN CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC PHỎNG VẤNMỗi tổ chức có cách hỏi và chọn người khác nhau, tuỳ thuộc vào văn hoá, ngành h...
06/06/2025

3 CÂU CHUYỆN CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC PHỎNG VẤN

Mỗi tổ chức có cách hỏi và chọn người khác nhau, tuỳ thuộc vào văn hoá, ngành hàng kinh doanh và đặc thù riêng.
Ngoài việc bạn cần chuẩn bị tốt về :
- Kiến thức chuyên môn
- Độ phù hợp của bản thân với công việc mới
- Khả năng sẵn sàng và thay đổi
- Kế hoạch phát triển bản thân
- Kĩ năng deal lương

Thông thường có 3 điều sau NTD luôn muốn thấy từ bạn :
1. CÂU CHUYỆN THÀNH CÔNG :
- Đại loại là những gì bạn cho rằng đó thành công của bản thân trong quá khứ
- Bối cảnh như thế nào
- Bạn đã làm gì, dẫn dắt bản thân ra sao
- Những khó khăn bạn gặp phải và cách bạn vượt qua nó ra sao
- Hãy chuẩn bị một câu chuyện thực tế, nhớ là thực tế chứ đừng bịa ra nhé
- NTD muốn thấy cách bạn dẫn dắt công việc đến thành công ra sao...hay họ muốn thấy cách bạn quản lý thành tích như thế nào

2. CÂU CHUYỆN THẤT BẠI :
- Trong vô số những thành công...đâu là những lần ta gặp thất bại
- Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại : chuyên môn, kĩ năng lãnh đạo hay do mâu thuẩn nội bộ
- Cách bạn nhận ra và đón nhận nó như thế nào
- Bạn đã rút ra bài học gì và cách bạn thay đổi để phát triển bản thân sau đó ra sao
- NTD muốn thấy cách chúng ta đón nhận, phân tích và cách thay đổi để trưởng thành sau thất bại ra sao

3. CÂU CHUYỆN LÃNH ĐẠO :
- Leadership luôn là tiêu chí lựa chọn một UV không thể thiếu, đừng bỏ qua nếu bạn không muốn bản thân thiếu thu hút
- Leading yourself : cách bạn thể hiện sự chủ động, khả năng tự học hỏi khi làm cái mới, khả năng nhận diện điểm mạnh, điểm yếu, quản lý cảm xúc ra sao khi dẫn dắt công việc của mình
- Leading others : cách bạn giao tiếp, truyền đạt và tạo ảnh hưởng thông qua những việc làm build trust, phối hợp cùng team và đối tác ra sao
- Leading business : cách bạn thể hiện tư duy tăng trưởng, nhạy bén trong kinh doanh và gắn kết quat đạt được với thành tích chung ra sao
- NTD muốn thấy một UV có tinh thần và kĩ năng lãnh đạo trong tổ chức của họ...họ cần người tự lãnh đạo chứ không phải người thụ động chờ chỉ việc

Bản thân mình quan sát, đây là 3 thứ luôn muốn thấy UV thể hiện trong một buổi phỏng vấn.
Hiểu NTD cần gì
Hiểu chúng ta cần chuẩn bị những gì

LUÔN LÀ CHÌA KHOÁ GIÚP BẠN CHINH PHỤC NTD một cách tốt nhất.

Cre: Tác giả Hoang Nguyen Dinh trên Linkedin

Address

Phúc Lý

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Đồng Nghiệp posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Đồng Nghiệp:

Share