Dùi mài văn chương

Dùi mài văn chương Vun đắp tình yêu văn học và cuộc sống cùng các bạn! Nhận gia sư văn online cho các bạn có nhu cầu!

CÁC BỐ MẸ MUỐN CON MÌNH HỌC VĂN HAY YÊU VĂN????? Mình là một "mọt văn" từ hồi phổ thông, kiếm tiền nhờ viết báo suốt quã...
27/02/2025

CÁC BỐ MẸ MUỐN CON MÌNH HỌC VĂN HAY YÊU VĂN?????

Mình là một "mọt văn" từ hồi phổ thông, kiếm tiền nhờ viết báo suốt quãng thời học sinh, sinh viên, theo nghiệp viết lách tới giờ sau khi tốt nghiệp Đại học. Với 4 năm kinh nghiệm đi dạy trực tiếp và nhiều hơn quãng thời gian đó mình làm các kênh online giáo dục, mình không dạy các em học sinh về những bài văn mẫu, những công thức sáo rỗng. Mình muốn các em CẢM NHẬN, SỐNG cùng những tác phẩm văn học.

Thay vì chỉ học thuộc lòng, các em sẽ được:
✨ Khám phá những câu chuyện hậu trường thú vị về tác giả và tác phẩm.
🎭 Nhập vai vào nhân vật, hóa thân thành nhà văn để hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm.
🎨 Thỏa sức sáng tạo qua các dự án nghệ thuật, viết lách, sân khấu hóa liên quan đến văn học.
💬 Thảo luận, tranh biện về các vấn đề xã hội được đặt ra trong văn học.

Mình tin rằng, văn học không chỉ là kiến thức, mà còn là CẢM XÚC, là SỰ THẤU HIỂU, là HÀNH TRANG để các em bước vào đời.

Nếu các ba mẹ muốn con mình học văn một cách HÀO HỨNG, VUI VẺ và THỰC SỰ YÊU THÍCH môn học này, hãy inbox cho mình để được tư vấn nhé!
#

🔥 Biến nỗi sợ văn chương thành niềm đam mê! 🔥Là một Gia sư văn, em không hứa sẽ "hô biến" các con học sinh thành "thần đ...
27/02/2025

🔥 Biến nỗi sợ văn chương thành niềm đam mê! 🔥

Là một Gia sư văn, em không hứa sẽ "hô biến" các con học sinh thành "thần đồng văn học", nhưng em cam kết sẽ giúp các con:

✅ Yêu thích môn Văn hơn.
✅ Tự tin hơn khi viết văn.
✅ Có tư duy phản biện sắc bén.
✅ Hiểu sâu sắc hơn về cuộc sống thông qua văn học.

Phương pháp của em: Khơi gợi cảm hứng, kiến thức thực tế, học mà chơi - chơi mà học.

Ba mẹ đang cần tìm gia sự Tiếng Việt, Ngữ văn, inbox em ngay để được tư vấn và đăng ký học thử nhé!

Một câu chuyện "hú vía" của nhà thơ Tố Hữu Nhà thơ Tố Hữu nói thơ phải bay bổng như liên tưởng… Ông kể lại, khi làm bài ...
21/02/2025

Một câu chuyện "hú vía" của nhà thơ Tố Hữu

Nhà thơ Tố Hữu nói thơ phải bay bổng như liên tưởng… Ông kể lại, khi làm bài thơ “Bà má Hậu Giang” năm 1941 và bài “Lá thư Bến Tre” năm 1962, ông chưa từng đặt chân đến Nam Bộ, chưa hề biết đất Bến Tre. Nghĩ đến phong trào đấu tranh trong đó, muốn góp một tiếng nói đồng cảm mà thôi… Lúc bấy giờ cứ nghĩ Bến Tre chắc phải rất nhiều tre, không ngờ sau này đất nước thống nhất, vô mới hay ở đó chỉ có dừa! Hú vía, trong bài chỉ nói đến mía, đến dừa mà không nói đến tre: Như cây dừa cháy lại xanh chồi/... Mía mọc xanh um đất, mật đường… Mới hay, với văn chương, bịa rất nguy hiểm và với thơ, bịa còn nguy hiểm hơn!
-----------------------
DÙI MÀI VĂN CHƯƠNG

💔 Ngữ Văn... Chúng Mình "Yêu Lại Từ Đầu" Nhé! 💔Có ai đang cảm thấy "tụt mood" với môn Ngữ Văn không? Cảm giác như lạc lố...
20/02/2025

💔 Ngữ Văn... Chúng Mình "Yêu Lại Từ Đầu" Nhé! 💔

Có ai đang cảm thấy "tụt mood" với môn Ngữ Văn không? Cảm giác như lạc lối giữa rừng kiến thức, không biết bắt đầu từ đâu? Đừng lo, chúng mình sẽ cùng nhau "hâm nóng" tình yêu với môn học này nhé!

✨ "Bí kíp" đây:

"Giải mã" nỗi sợ: Thẳng thắn đối diện với những phần kiến thức khiến bạn "ngán ngẩm". Chia nhỏ chúng ra, tìm hiểu từng chút một.

Tìm niềm vui từ những điều nhỏ bé: Đọc một bài thơ hay, một đoạn văn ý nghĩa, hay đơn giản là lắng nghe một câu chuyện thú vị.

"Thực hành" liên tục: Viết nhật ký, làm thơ, viết cảm nhận về một bộ phim... Hãy biến Ngữ Văn thành một phần của cuộc sống!

Kết nối cùng "đồng minh": Tham gia các nhóm học tập, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với những người cùng đam mê.

Tìm một người "đồng hành" đáng tin cậy: Một người thầy, một người bạn, hoặc chính trang "Dùi mài văn chương" sẽ luôn ở bên bạn trên hành trình chinh phục Ngữ Văn!

🔥 "Yêu lại từ đầu" không khó, quan trọng là bạn có dám thử!

PHIM ĐÈN ÂM HỒN ĐANG CHÁY PHÒNG VÉ ĐÚNG KHÔNG CÁC BẠN! 😊Phim lấy cảm hứng từ ''Chuyện người con gái Nam Xương'' của Nguy...
17/02/2025

PHIM ĐÈN ÂM HỒN ĐANG CHÁY PHÒNG VÉ ĐÚNG KHÔNG CÁC BẠN! 😊

Phim lấy cảm hứng từ ''Chuyện người con gái Nam Xương'' của Nguyễn Dữ. Vậy cùng tìm hiểu lại tác phẩm văn học này nha!

I. Tác giả văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

- Nguyễn Dữ - có sách phiên âm là Nguyễn Tự (chưa rõ năm sinh năm mất).

- Quê quán: Ông là người huyện Trường Tân, nay là Thanh Miện - Hải Dương

- Nguyễn Dữ sống vào nửa đầu thế kỉ XVI, là thời kì Triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền lực, gây ra những cuộc nội chiến kéo dài

- Sự nghiệp sáng tác: Ông học rộng tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi cáo về, sống ẩn dật ở vùng núi Thanh Hóa. Đó là cách phản kháng của nhiều tri thức tâm huyết đương thời.

II. Tìm hiểu văn bản Chuyện người con gái Nam Xương
1. Thể loại

- Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương thuộc thể loại truyện truyền kì.

2. Xuất xứ

- “Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc tác phẩm Truyền kì mạn lục (ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), được viết ở thế kỉ XVI. Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”, là thiên thứ 16 trong 20 truyện của Truyền kì mạn lục.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

4. Bố cục đoạn trích

- Phần 1: Từ đầu đến… “lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”: Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương.

- Phần 2: Tiếp đến … “nhưng việc trót đã qua rồi!” : Nỗi oan của Vũ Nương.

- Phần 3: Còn lại : Vũ Nương được giải oan.

5. Giá trị nội dung

- Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam

- Niềm cảm thương cho số phận bi kịch của họ đòng thời lên án tố cáo các lễ giáo phong kiến vô nhân đạo, các hủ tục hà khắc trong chế độ phong kiến đương thời.

6. Giá trị nghệ thuật

- Truyện viết bằng chữ Hán

- Kết hợp những yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo, hoang đường với cách kể chuyện, xây dựng nhân vật thành công.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

1. Nhân vật Vũ Nương

a. Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương

- Vẻ đẹp trước khi lấy chồng: là một người con gái “tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp” ⇒ một vẻ đẹp chuẩn mực

- Trong cuộc sống vợ chồng:

+ Giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng thất hòa ⇒ Tạo dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình

- Khi tiển chồng đi lính:

+ Dặn dò cẩn thận, đầy tình nghĩa, thủy chung

+ Nàng không mong chồng khi trở về mang “ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ” mà chỉ mong chồng bình yên → ko màng danh lợi

- Khi xa chồng:

+ Đảm đang: Là người mẹ hiền, dâu thảo.

+ Là người vợ thuỷ chung yêu chồng tha thiết: hằng đêm vẫn chỉ vào bóng mình và bảo với con đó là cha nó để vơi đi nỗi nhớ chồng

+ Tận tình, chu đáo rất mực yêu thương con

+ Khi mẹ chồng mất, nàng lo ma chay chu tất

⇒ Là người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu người phụ nữ

- Khi bị chồng vu oan:

+ Phân trần để chồng hiểu tấm lòng thủy chung của mình.

+ Nói lên nỗi đau đớn, thất vọng vì không hiểu.

+ Thất vọng tột cùng, nàng chọn cái chết để bày tỏ tấm lòng mình.

⇒ Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiếu thảo, chung thủy, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình

b. Số phận bi kịch của Vũ Nương

- Nguyên nhân của nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương

+ Cuộc hôn nhân không bình đẳng, chiến tranh phi nghĩa

+ Tính Đa nghi của Trương Sinh

+ Lời nói ngây ngô của đứa trẻ con

- Ý nghĩa:

+ Tố cáo chiến tranh, xã hội phong kiến trọng quyền uy người đàn ông và kẻ giàu.

+ Bày tỏ niềm cảm thương của tác giả với người phụ nữ

2. Nhân vật Trương Sinh

- Là người không có học thức

- Cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh có phần không bình đẳng

- Có tính đa nghi, trở về rất buồn vì mẹ mất.

- Cách xử sự của Trương Sinh khi nghe lời bé Đản nói thể hiện sự hồ đồ, độc đoán ⇒ chính sự ghen tuông mù quáng của Trương Sinh là một nguyên nhân dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương.

⇒ Tác giả phê phán sự ghen tuông mù quáng, bày tỏ sự cảm thông và ngợi ca người phụ nữ đức hạnh mà phải chịu nhiều đau khổ, bất hạnh.

3. Những yếu tố kì ảo

- Những yếu tố kì ảo trong tác phẩm:

+ Chuyện Phan Lang nằm mộng thả rùa

+ Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương dưới thủy cung

+ Vũ Nương hiện về giữa uy nghi

⇒ Là những yếu tố hoang đường nhưng vẫn rất thực và gần gũi

- Ý nghĩa:

+ Hoàn chỉnh nét đẹp của Vũ Nương.

+ Kết thúc có hậu.

+ Không giảm tính bi kịch của tác phẩm, mà tăng giá trị tố cáo và niềm thương cảm của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ.
-----------------------
DÙI MÀI VĂN CHƯƠNG

GIẢI MÃ BÚT DANH TÔ HOÀI Nhà văn Tô Hoài lừng danh với truyện Dế mèn phiêu lưu ký, được ông viết từ năm ông khoảng 17, 1...
17/02/2025

GIẢI MÃ BÚT DANH TÔ HOÀI

Nhà văn Tô Hoài lừng danh với truyện Dế mèn phiêu lưu ký, được ông viết từ năm ông khoảng 17, 18 tuổi. Cũng từ ấy, bút danh Tô Hoài xuất hiện trên văn đàn. Nhiều người chỉ biết Tô Hoài chứ ít biết tên thật của ông là Nguyễn Sen, sinh tại làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ.

Sau năm 1954, miền Bắc được giải phóng khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp, chính quyền cách mạng thực hiện cải cách một số địa giới hành chính, làng Nghĩa Đô trở thành thuộc huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội; nay là phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy.

Nhiều người đoán và thậm chí khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng, bút danh Tô Hoài là do Nguyễn Sen “nhớ hoài sông Tô” mà nên; ngay cả nhà nghiên cứu - lý luận văn học Nguyễn Đăng Mạnh cũng có lần cho là thế. Bởi, xét ra cũng phần nào có lý. Mọi người đã đọc làu làu truyện Dế mèn phiêu lưu ký của ông, qua nhiều tư liệu biết ông sinh ra, lớn lên gần con sông Tô Lịch; và cũng bởi ông rất đam mê các trò chơi bắt dế, chọi dế mà viết nên thiên truyện để đời như vậy.

Từ đó suy ra Tô Hoài chắc hẳn do “nhớ hoài sông Tô” là hoàn toàn hợp lẽ. Lão nhà văn cũng đã từng một số lần trả lời câu hỏi về bút danh Tô Hoài, nhưng hình như cái sự suy kia nó có đời sống mạnh hơn, nên thiên hạ nhiều khi cũng cứ mặc nhiên thừa nhận. Nếu có đến tai nhà văn, ông cũng chỉ cười hóm hỉnh và mặc.

Hồi đầu năm 2010, trong buổi trò chuyện với phóng viên, hỏi ông về bút danh, lão nhà văn cười cười, có gì đâu, chỉ là ghép hai cái tên và lược bớt đi thôi: phủ Hoài Đức và sông Tô Lịch là nơi mình sinh ra và lớn lên và... vẫn sinh sống.

Ảnh: Nhà văn Tô Hoài

GỬI QUÝ PHỤ HUYNH VÀ CÁC EM HỌC SINH! Đây là một tâm thư dịp năm mới, hy vọng hữu duyên gửi tới Phụ huynh và học sinh đa...
17/02/2025

GỬI QUÝ PHỤ HUYNH VÀ CÁC EM HỌC SINH!

Đây là một tâm thư dịp năm mới, hy vọng hữu duyên gửi tới Phụ huynh và học sinh đang cần tìm gia sư Tiếng Việt, Ngữ Văn.

Em xin tự giới thiệu, em đã tốt nghiệp trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ngành Báo chí. Trong quá trình học tại Học viện, là cộng tác viên viết bài cho nhiều báo như Nhi đồng, Thiếu niên tiền phong... và đặc biệt, gia sư 4 năm liên tục cho nhiều bạn cấp 1, cấp 2 môn Tiếng Việt, Ngữ Văn tại Hà Nội. Trước đó, 12 năm học Phổ thông em đều là HSG. Năm lớp 12 đạt giải Nhì tỉnh Quảng Ninh môn Địa lý.

Hiện tại, em đã chuyển về Việt Trì, Phú Thọ sinh sống nên rất mong muốn xây dựng một cộng đồng học tập Văn online chất lượng

Em tạo lập và xây dựng 1 fanpage 15k lượt thích chia sẻ về kiến thức văn chương: https://www.facebook.com/duimaivanchuong và 1 group hơn 9 nghìn thành viên: https://www.facebook.com/groups/479880006168683/.

Đồng thời, rất mong muốn tìm các em học sinh để dạy online với chi phí hợp lý.

Lớp học online học vào các buổi tối hoặc cuối tuần. Tùy theo nhu cầu của học sinh. Em có nhận kèm 1:1 hoặc học theo nhóm.

Mục đích của các khóa dạy văn mà em mong muốn xây dựng là giúp các em yêu thích học văn, không sợ làm văn, yêu tiếng Việt và các tác phẩm văn học, biết cách tạo ra tác phẩm của riêng mình bằng những xúc cảm chân thành và thực tế nhất (chứ không phải là học để lấy điểm hay học theo khuôn mẫu, văn mẫu).

Hiện tại, em đang làm công việc biên tập, cộng tác bài vở (thơ, tản văn, phóng sự...) với một số cơ quan báo chí chứ không chỉ đi dạy văn nên hy vọng, sẽ truyền thêm được ngọn lửa văn chương, viết lách cho các em học sinh bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình.
Nếu phụ huynh và học sinh nào quan tâm, có thể inbox em để chúng ta có cơ hội trao đổi, tìm hiểu thêm về nhau trước khi bắt đầu một khóa học văn vui tươi - phấn khởi nhé!

Em xin cảm ơn Quý phụ huynh và các em học sinh đã đọc tới đây! Chúc mọi người an lành, may mắn! Chúc các em học sinh dồi dào bút lực và cháy mãi tình yêu với tiếng Việt tuyệt vời!
-----------------------
DÙI MÀI VĂN CHƯƠNG

🥰Nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm? Tác giả sử dụng chất liệu văn ...
19/09/2024

🥰Nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm?

Tác giả sử dụng chất liệu văn hóa dân gian rất phong phú khiến cho đoạn thơ có sức sống, sự hấp dẫn đặc biệt:

- Nhiều bài ca dao, truyện cổ tích, những câu thành ngữ, tục ngữ đã được huy động:

+ Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn → ca dao Em ơi chua ngọt đã từng – Gừng cay muối mặn ta đừng quên nhau.

+ Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng → thành ngữ một nắng hai sương.

+ Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm → bài ca dao Khăn thương nhớ ai.

+ Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu → sự tích núi Vọng Phu.

+ Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái → Sự tích hòn Trống Mái.

+ Truyện Thánh Gióng, truyền thuyết Hùng Vương, núi bút, non nghiên, Vịnh Hạ Long,…

→ Đóng góp của tác giả đã đưa vào thơ Việt Nam chất liệu văn hóa phong tục, tạo ra một cách nhìn mới về đất nước nhưng không đánh mất đi sự gần gũi, thân thuộc.

- Chất liệu văn hóa dân gian ở đoạn trích này gợi ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ:

+ Quen thuộc vì những hình ảnh, chi tiết trong văn hóa phong tục dân gian rất gần gũi với con người Việt Nam.

+ Mới lạ vì trong thơ nói riêng và trong văn học nói chung chưa có ai nói về đất nước bằng cách khai thác chất liệu văn hóa dân gian này.

⇒ Sáng tạo của tác giả Nguyễn Khoa Điềm mới mẻ, độc đáo, góp phần làm phong phú cách thể hiện Đất Nước. Đem đến cho Đất Nước một cách hiện diện hoàn toàn khác nhưng lại thân thuộc, gần gũi trong trái tim quần chúng nhân dân.
-----------------------
DÙI MÀI VĂN CHƯƠNG

Câu hỏi: Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm được cảm nhận như thế nào qua phương diện lịch sử, văn hoá dân tộc?Đất Nước qua p...
19/09/2024

Câu hỏi: Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm được cảm nhận như thế nào qua phương diện lịch sử, văn hoá dân tộc?

Đất Nước qua phương diện lịch sử, văn hoá dân tộc:

- Đất nước gắn liền với:

+ Văn hoá lâu đời của dân tộc: truyện cổ tích, phong tục.

+ Cuộc trường chinh không nghỉ ngơi: chống ngoại xâm, cuộc sống lao động vất vả.

⇒ Đất nước được hình thành và phát triển theo quá trình sống của mỗi con người, rất bình dị, thân thuộc và gần gũi.

- Nghệ thuật: Giọng thơ nhẹ nhàng, âm hưởng đầy quyến rũ đã đưa ta về với cội nguồn của đất nước: Một đất nước vừa cụ thể vừa huyền ảo đã có từ rất lâu đời.

⇒ Tác giả khắc họa Đất Nước thông qua chiều sâu của truyền thống văn hoá dân tộc để từ đó thể hiện niềm tự hào và lòng yêu nồng nàn với Tổ quốc.
-----------------------
DÙI MÀI VĂN CHƯƠNG

CẬU BÉ 12 TUỔI MỘT MÌNH ĐẾN LỄ VIẾNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNGĐó là câu chuyện em Lê Trần Hải Long một mình vào Hội t...
25/07/2024

CẬU BÉ 12 TUỔI MỘT MÌNH ĐẾN LỄ VIẾNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Đó là câu chuyện em Lê Trần Hải Long một mình vào Hội trường Thống Nhất, TP.HCM để xin viếng người lãnh đạo mà hằng ngày em thấy trên tivi.

Nhà tận Bình Tân, cách Hội trường Thống Nhất 17km, chị Trần Thị Đoan (mẹ của Long) từ 6h sáng đã chở con đi. Đến nơi, chị Đoan để Long tự vào hội trường, còn mình đi làm. Với chiếc áo đen mượn tạm của ông ngoại, Long quét mã VNeID rồi một mình vào nhà chờ để đợi đến lượt viếng.

Long kể, qua báo chí, Long thấy được công lao to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng Đảng và phát triển đất nước.

Mấy ngày nay, Long tìm hiểu địa điểm tổ chức lễ viếng, quy định trang phục rồi thuyết phục mẹ chở đến Hội trường Thống Nhất.

"Em muốn đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Em có một cái áo đen mà có cầu vồng trên áo nên không hợp lắm, nên sáng em chạy qua phòng ông ngoại mượn áo của ông để mặc", Long chia sẻ.

Nguồn: Tuổi Trẻ

Hôm nay bạn làm bài như thế nào? Dù kết quả có ra sao thì cũng chúc mừng bản thân đã cố gắng hết sức nhé!
27/06/2024

Hôm nay bạn làm bài như thế nào?
Dù kết quả có ra sao thì cũng chúc mừng bản thân đã cố gắng hết sức nhé!

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang
08/06/2024

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang

Address

Ngõ 322 Đường Mỹ Đình, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm
Phường Mai Dịch
100000

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Dùi mài văn chương posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share