Công an phường Phù Đổng - Tp.Pleiku - Gia Lai

Công an phường Phù Đổng - Tp.Pleiku - Gia Lai Thông tin kịp thời, chính xác và hiệu quả.
(3)

30/09/2023
30/09/2023
29/09/2023

✍️PHỤ HUYNH CÁC EM NHỎ LƯU Ý!

“Skibidi Toilet” là 1 kênh Youtube đang khá phổ biến với nhãn dán “For Kids” (dành cho trẻ em) nhưng Nội dung và hình ảnh đều “đ;ộc h.ại, bạolực”.

Rất nhiều bạn nhỏ khi xem các đoạn Shorts Youtube liên quan đến chủ đề này đã hát nhẩm theo lời thoại của mấy nhân vật b;ạo l;ực, k-inh dị trong đó rồi có những hành động đùa nghịch theo hướng như trong kênh.

Nếu cha mẹ có cho con mình xem Youtube thì nên để ý các kênh con mình xem để phòng tránh những loại clip độchại như này!

Chúng tôi xin lưu ý tới các bậc phụ huynh, đừng để con trẻ phụ thuộc vào mạng xã hội và bị xâm hại tinh thần bởi các nội dung đ:ộc h.ại!

K
29/09/2023

K

CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ Ý THỨC CÔNG DÂN

Vài ngày nay cộng đồng mạng truyền nhau hình ảnh, thể hiện sự hoan nghênh trước ứng xử của cơ thủ Trần Quyết Chiến khi tham gia một giải đấu billiard diễn ra tại Trung Quốc.

Sự việc xảy ra hôm 23/9, khi Trần Quyết Chiến được mời tham dự giải thi đấu giao hữu do Liên đoàn Billiard thế giới (UMB) phối hợp với Liên đoàn Billiards and Snooker Trung Quốc (CBSA) tổ chức tại Thượng Hải để quảng bá, phát triển nội dung carom 3 băng tại Trung Quốc. Trên sóng truyền hình trực tiếp, trận đấu này bị lồng ghép hình ảnh bản đồ Trung Quốc có đường lưỡi bò. Khi sự việc xảy ra, vận động viên đã liên lạc với HLV trưởng đội tuyển billiard TPHCM Nguyễn Việt Hòa đang ở nhà để thông báo tình hình và sau đó anh đã trở về TPHCM ngay trong ngày 23/9, không tham gia giải đấu trên nữa.

Chủ tịch Liên đoàn Billiards thế giới Farouk Barki ngay sau đó có gửi thư mong muốn phía Việt Nam đưa ra một lý do tế nhị để giải thích với công chúng. Tuy nhiên, vận động viên Trần Quyết Chiến đã trả lời rằng: “Đây là sự xuyên tạc đến chủ quyền Việt Nam và không thể dùng lý do gì khác!”.

Chủ quyền Tổ quốc là một giá trị vô cùng thiêng liêng với mỗi công dân Việt Nam, và khi đụng đến giá trị ấy, trong tâm thức mỗi người Việt luôn hiểu điều đó đã được trả giá bằng máu của hàng triệu người ngã xuống qua hàng ngàn năm lịch sử.

Câu chuyện về ứng xử của cơ thủ Trần Quyết Chiến nhắc chúng ta nhớ lại câu chuyện của sứ thần Giang Văn Minh vào thế kỷ 17: Chuyện là khi vâng mệnh vua đi sứ, khi vua nhà Minh là Minh Tư Tông đọc câu đối có ý sĩ nhục sứ thần Đại Việt: “Đồng trụ chí kim đài dĩ lục” với hàm ý nhắc việc Mã Viện từng đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó cho chôn một chiếc cột đồng với lời nguyền: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” (Cột đồng gãy thì Giao Chỉ bị diệt vong). Trước sự ngạo mạn đó, Giang Văn Minh đã hiên ngang đối lại: “Đằng Giang tự cổ huyết do hồng”, nghĩa là “sông Bạch Đằng từ xưa máu còn đỏ”. Vế đối này vừa chỉnh, vừa có ý nhắc lại việc người Việt đã 3 lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng.

Tức giận vì bẻ mặt, vua nhà Minh đã gạt bỏ thể diện, bất chấp luật lệ bang giao đã giết ông rồi cho người mổ bụng xem “bọn sứ thần An Nam to gan lớn mật đến đâu”. Sự việc này xảy ra vào ngày mùng 2 tháng 6 năm Kỷ Mão (1639). Khi thi hài của ông được đưa về đến kinh thành Thăng Long, vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng bái kiến linh cữu ông, truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công ban tặng câu: “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (tức là Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ).

Nhắc lại chuyện xưa để hiểu và tin yêu hơn về ứng xử của những công dân Việt Nam trong thời gian qua khi đối diện với âm mưu cài cắm “đường lưỡi bò” của nước khác. Không chỉ có câu chuyện thời sự từ cơ thủ Trần Quyết Chiến, đúng 4 năm trước, tháng 11/2019, tại triển lãm Polyphony: Southeast Asia ở Bảo tàng Nghệ thuật thuộc Trường Đại học Nghệ thuật Nam Kinh, một triển lãm nghệ thuật đương đại quy mô lớn đầu tiên của các nghệ sĩ Đông Nam Á tại Trung Quốc, có sự tham gia của các nghệ sĩ tài năng đến từ các nước ASEAN cũng xảy ra tình huống tương tự. Trên poster của triển lãm, ban tổ chức đã minh họa khu vực Đông Nam Á được vẽ trên một bản đồ cách điệu có hình đường lưỡi bò 9 đoạn.

Ngay lập tức nghệ sĩ Trần Lương đã thông báo cho các nghệ sĩ chủ chốt ở các nước ASEAN tham gia triển lãm kêu gọi cùng tẩy chay triển lãm nếu ban tổ chức để poster có hình “đường lưỡi bò”. Lời kêu gọi của nghệ sĩ Trần Lương nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các nghệ sĩ Đông Nam Á. Ngay sau đó, ban tổ chức đã cho thiết kế lại các poster, tài liệu khác để kịp khai mạc triển lãm này.

Trước đó nữa, cuối năm 2015, người đẹp Lan Khuê khi tham gia cuộc thi Miss World tại Trung Quốc đã bị xử ép khi đưa bản đồ Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam vào clip phổ biến tại cuộc thi. Trả lời người hâm mộ về việc này, Lan Khuê đã nói rằng cô đã “không chút đắn đo” khi làm điều đó.

Những câu chuyện về sự vi phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc với hình ảnh “đường lưỡi bò” và ứng xử dứt khoát của những vận động viên, nghệ sĩ, người đẹp… Và với tầm ảnh hưởng rộng rãi của họ, điều đó không chỉ nhắc nhở ý thức chủ quyền với mỗi công dân Việt Nam, mà qua đó còn truyền thông cho thế giới thấy được âm mưu, tham vọng phi lý của những kẻ luôn muốn biến Biển Đông của Việt Nam thành “ao nhà” của mình!

29/09/2023

Bắt khẩn cấp nghi phạm bỏ chất độc vào thức ăn của học sinh ở Sơn La

Nghi phạm Hà Thị Thi là nhân viên bếp ăn của Trường THPT Chu Văn Thịnh, là vợ của nguyên Hiệu trưởng trường.

Ngày 28/9, Cơ quan CSĐT – Công an huyện Mai Sơn cho biết đã ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Hà Thị Thi, nhân viên bếp ăn của trường THPT Chu Văn Thịnh để điều tra về tội Gây tổn hại cho sức khoẻ người khác.

Bước đầu cơ quan chức năng xác định, bà Hà Thị Thi là vợ của nguyên Hiệu trưởng trường THPT Chu Văn Thịnh, nay đã chuyển sang làm Phó Hiệu trưởng của một trường khác trên địa bàn huyện Mai Sơn.

Khi chồng còn làm hiệu trưởng, bà Thi được giao phụ trách bếp ăn bán trú của trường THPT Chu Văn Thịnh và lựa chọn đơn vị cung cấp thực phẩm. Tuy nhiên, khi trường THPT Chu Văn Thịnh có hiệu trưởng mới, bà Thi không được giao phụ trách bếp ăn và nhà trường cũng không nhập thực phẩm từ đơn vị cũ.

Từ đó, bà Hà Thị Thi nảy sinh ý định và đã cho loại thuốc diệt côn trùng vào thức ăn của học sinh. Nhà bếp sau đó phát hiện thức ăn chuẩn bị chia cho học sinh có những dấu hiệu lạ, mùi vị bất thường như mùi thuốc trừ sâu nên đã không chia cho học sinh.

Theo cơ quan chức năng huyện Mai Sơn, vụ việc được phát hiện kịp thời nên chưa có hậu quả đáng tiếc xảy ra. Cơ quan chức năng cũng đang trưng cầu giám định về độc tố có trong thức ăn. Trường THPT Chu Văn Thịnh hiện có 1.245 học sinh, trong đó có hơn 400 học sinh ăn bán trú.

Hiện cơ quan chức năng huyện Mai Sơn đang tích cực điều tra, xử lý nghiêm đối tượng theo quy định pháp luật.

Trước đó, người này đã bị tạm giữ hình sự hôm 24/9 về hành vi gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

Theo điều tra ban đầu, ngày 22/9, UBND xã Chiềng Ban nhận được báo cáo của Trường THPT Chu Văn Thịnh về việc, thức ăn của học sinh có mùi thuốc sâu.

Chính quyền xã phối hợp với lực lượng chức năng xuống kiểm tra, phát hiện mẫu phẩm được lưu có mùi thuốc sâu.

Theo vtv.vn

Bữa ăn trưa của học sinh trường THPT Chu Văn Thịnh. Ảnh: ANTĐ

29/09/2023
28/09/2023

Vận động đối tượng truy nã trốn thi hành án ra đầu thú
-----
Ngày 27/9/2023, Cơ quan Thi hành án hình sự Công an tỉnh Gia Lai đã vận động thành công đối tượng truy nã Võ Thùy Dung (SN 1992, trú tại Tổ 2, phường Hội Phú, thành phố Pleiku) ra đầu thú tại cơ quan Công an.

Trước đó, ngày 20/4/2022 do cần tiền trả nợ và tiêu xài cá nhân nên Võ Thùy Dung đã thuê người làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Gia Lai cấp và dùng giấy tờ giả trên để chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho một bị hại tại thành phố Pleiku và chiếm đoạt số tiền 300 triệu đồng. Ngày 07/4/2023, Tòa án nhân dân thành phố Pleiku xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Võ Thùy Dung 9 năm tù giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và tội “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”. Tuy nhiên, trong thời gian được tại ngoại chờ thi hành án Võ Thùy Dung không chấp hành quyết định thi hành án mà bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Ngày 21/9/2023, Cơ quan Thi hành án hình sự Công an tỉnh Gia Lai ra Quyết định truy nã số 771/QĐTN-PC10 đối với Võ Thùy Dung về tội danh trốn thi hành án .

Sau thời gian lẩn trốn, được sự tuyên truyền, vận động của cơ quan Công an và chính quyền địa phương cùng sự động viên của gia đình, đối tượng Võ Thùy Dung đã nhận thức được hành vi phạm tội của mình không thể thoát khỏi lưới pháp luật nên đã đến cơ quan Công an đầu thú để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.

Hiện, đối tượng đã được bàn giao cho Công an thành phố Pleiku để xử lý theo quy định./.

Hoàng Yến

28/09/2023

Phát huy vai trò của già làng, trưởng bản và chức sắc tôn giáo trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông góp phần phát triển kinh tế - xã hội
-----
Gia Lai là tỉnh nằm ở phía Bắc Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh; có 1.576 thôn, làng, tổ dân phố thuộc 220 xã, phường, thị trấn, 17 đơn vị hành chính cấp huyện; có 44 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 46,23% (chủ yếu là Jrai và Banar); có 05 tôn giáo chính, gồm: Công giáo, Tin lành, Phật giáo, Cao đài, Baha’i với tổng số 422.772 tín đồ, trong đó tín đồ người dân tộc thiểu số chiếm 57,81%. Có 302 tổ chức tôn giáo trực thuộc, 248 cơ sở tôn giáo, 87 cơ sở tín ngưỡng và hiện có 660 chức sắc tôn giáo, 884 trưởng thôn, 508 già làng, 187 tổ trưởng tổ dân phố.

Là tỉnh có diện tích lớn thứ 2 toàn quốc (sau Nghệ An); hệ thống mạng lưới giao thông phức tạp, dày đặc với tổng chiều dài 12.890 km, trong đó, 06 tuyến quốc lộ dài 764 km, tỉnh lộ dài 372 km, đường huyện 1.900 km, đường nông thôn 8.372 km và có 1.048.700 phương tiện các loại (trung bình mỗi năm tăng 5,5% số phương tiện).

Những năm qua, công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) được cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện quyết liệt nhưng tình hình tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn tỉnh tại một số thời điểm diễn biến phức tạp, nhất là khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2017 (trung bình mỗi năm xảy ra 422 vụ), dẫn đến Gia Lai là một trong 10 tỉnh xảy ra TNGT nhiều nhất toàn quốc; tình hình trên, đặt ra nhiều thách thức đối với cả hệ thống chính trị, nhất là lực lượng Công an trong thực hiện nhiệm vụ kéo giảm TNGT góp phần triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.

Qua phân tích dữ liệu TNGT xảy ra trên địa bàn tỉnh nhận thấy số vụ TNGT xảy ra ở khu vực liên thôn, liên xã tăng dần theo hằng năm; số vụ liên quan đến người đồng bào dân tộc thiểu số, người có đạo, công nhân, nông dân chiếm tỷ lệ cao (chiếm 43%)…; phương tiện gây tai nạn phần lớn là mô tô, xe máy, máy cày, máy kéo, xe công nông; thành phần vi phạm pháp luật (VPPL) giao thông ở khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng giáo dân chiếm tỷ lệ 47,13% với các lỗi điều khiển phương tiện đã sử dụng rượu bia, không đội mũ bảo hiểm, sử dụng phương tiện giao thông độ chế, chở quá số người theo quy định. Đáng chú ý, qua xử phạt vi phạm hành chính trong công tác đảm bảo TTATGT, nổi lên tình trạng lứa tuổi thanh thiếu niên tham gia giao thông vi phạm nhiều lỗi cùng lúc (như sử dụng rượu bia, chở quá số người quy định, chạy quá tốc độ cho phép, lạng lách, đánh võng… ).

Trước tình hình đó, đòi hỏi phải có một lực lượng hiểu biết về văn hóa truyền thống, phong tục tập quán; có mối liên hệ chặt chẽ và có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng dân cư ở thôn, làng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng giáo dân; có khả năng tác động, chi phối, quy tụ, tập hợp người dân trong các thôn, làng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng giáo được người dân tín nhiệm, tin tưởng, nghe và làm theo.

Quán triệt Chỉ thị 06 ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, bảo đảm TTATGT nói riêng; nhận thức vị trí, vai trò của người uy tín trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự (ANTT) nói chung, TTATGT nói riêng trên địa bàn, nhất là tại địa bàn cơ sở, đặc biệt trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng giáo dân, Công an tỉnh đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị tổ chức rà soát, xây dựng đội ngũ người có uy tín trên địa bàn tỉnh để vận động phát huy vai trò của họ trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự, bảo đảm TTATGT, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân gắn với cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

Công an tỉnh đã rà soát, lựa chọn người có uy tín để tiếp xúc tranh thủ phục vụ công tác bảo đảm an ninh trật tự nói chung, bảo đảm TTATGT nói riêng; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, hướng dẫn kỹ năng dân vận, tuyên truyền, vận động quần chúng, phát huy vai trò của người có uy tín (đã tổ chức 17 lớp tập huấn tuyên truyền). Đồng thời, với phương châm “lấy cơ sở là địa bàn trọng tâm tập trung các biện pháp phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật”; trên cơ sở đánh giá về tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh, nhằm tạo bước đột phá trong công tác đảm bảo TTATGT, ngày 15/9/2021, Công an tỉnh ban hành Kế hoạch 979/KH-CAT-PV01 về việc nâng cao hiệu quả các biện pháp bảo đảm TTATGT gắn với phòng chống tội phạm (PCTP) tại địa bàn cơ sở với 07 nhiệm vụ trọng tâm (trong đó, công tác vận động người có uy tín là một những nhiệm vụ then chốt để phát huy hiệu quả tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng giáo dân). Theo đó, người có uy tín thường xuyên phối hợp với lực lượng Công an để tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư, vùng đồng bào và cộng đồng tôn giáo; cung cấp thông tin các đối tượng thường xuyên VPPL giao thông cho lực lượng Công an xã để gọi hỏi, răn đe, cảm hóa, giáo dục.

Nắm vững đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, nhất là chủ trương thực hiện của Công an tỉnh đảm bảo TTATGT gắn với PCTP tại địa bàn cơ sở (được cụ thể hóa bằng Kế hoạch 979) đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng, phối hợp chặt chẽ của người uy tín, cụ thể: Thông qua các cuộc họp thôn định kỳ, các trưởng thôn thường xuyên thông tin việc chấp hành luật giao thông đường bộ trong thôn; đưa những trường hợp thường xuyên vi phạm, phối hợp với Công an xã phụ trách địa bàn cho ký cam kết không tái phạm; rà soát cung cấp thông tin những trường hợp chạy xe lạng lách, đánh võng, xe độ chế cho Công an xã để có biện pháp răn đe; mặt khác, Già làng, Trưởng thôn sẽ trực tiếp làm việc với cha mẹ xử lý theo luật lệ của làng, hạn chế việc tái phạm.

Bên cạnh việc hỗ trợ lực lượng Công an trong công tác gọi hỏi, răn đe, giáo dục các đối tượng thường xuyên vi phạm, người uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tuyên truyền, vận động người dân định canh, định cư, phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo; việc sử dụng các phương tiện phát triển sản xuất kinh doanh gắn với chấp hành quy định pháp luật như: Các loại xe máy kéo phải có biển phản quang, chạy đúng khung giờ và tuyến đường quy định.

Công tác tuyên truyền chấp hành pháp luật giao thông tiếp tục được quan tâm: thông qua các buổi họp thôn (đối với người uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số); các buổi sinh hoạt, giảng giải giáo lý tôn giáo đã lồng ghép giáo dục cho giáo dân tự giác chấp hành luật giao thông đường bộ; làm tốt công tác quản lý, giáo dục con em trong gia đình không VPPL giao thông; tích cực tham gia các phong trào giữ gìn ANTT tại địa phương; nhắc nhở các trường hợp con em gia đình giáo dân, người trong nội bộ tôn giáo vi phạm pháp luật giao thông, yêu cầu không tái phạm (đối với các chức sắc tôn giáo).

Kết quả, trong 05 năm, từ 2018 đến 2022, người có uy tín, nhất là các trưởng thôn, già làng, các chức sắc tôn giáo đã phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật giao thông tại hơn 7.400 lượt thôn, làng, tổ dân phố, cơ sở tôn giáo với hơn 516.000 lượt người tham dự, vận động cá biệt hơn 8.100 lượt đối tượng liên quan đến TTATGT. Trưởng thôn, già làng, các chức sắc tôn giáo trực tiếp tuyên truyền cho hơn 50.000 lượt hộ gia đình về luật giao thông, đề nghị hơn 32.000 người dân lắp biển phản quang, đèn chiếu sáng máy cày, máy kéo nhỏ và đề nghị Công an xã cho chủ các phương tiện ký cam kết chấp hành pháp luật giao thông. Thông qua lực lượng Công an nắm thông tin, nhắc nhở 3.200 trường hợp chưa chấp hành nghiêm các quy định pháp luật giao thông, trật tự đô thị, lấn chiếm hành lang, lòng lề đường. Cung cấp cho lực lượng Công an xã 12.787 trường hợp có biểu hiện VPPL giao thông để gọi hỏi răn đe, lập hồ sơ quản lý giáo dục. Đến nay phần lớn các đối tượng này đều tiến bộ, chú trọng làm ăn phát triển kinh tế gia đình.

Ngoài ra, đã phối hợp lực lượng Công an tham mưu xây dựng 415 mô hình tự quản về ANTT, qua sơ kết, tổng kết định kỳ đã đánh giá, nhân rộng 70 mô hình, hiện đang tiếp tục theo dõi, đánh giá, nhân rộng các mô hình khác.

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh, sự nỗ lực, cố gắng của các đơn vị, Công an địa phương; sự quan tâm, hưởng ứng của người uy tín đã phát huy hiệu quả trong công tác bảo đảm TTATGT. Hằng năm TNGT được kéo giảm trên 5%; đặc biệt, từ năm 2018 đến năm 2022, TNGT đã kéo giảm 17,77% so với 05 năm trước, có năm giảm chỉ còn 306 vụ. TNGT trong vùng nông thôn giảm 6,22%; TNGT do người đồng bào dân tộc thiểu số, giáo dân gây ra giảm 3,06%. Riêng 9 tháng đầu năm 2023, TNGT đã được kiềm chế, giảm sâu cả 03 chỉ số, giảm 9,49% số vụ (229/253 vụ), giảm 14,53% người chết (153/179 người), giảm 25,36% người bị thương (153/209 người). Với những đóng góp trên, từ năm 2018 đến nay đã có hơn 300 lượt người có uy tín được lãnh đạo các cấp biểu dương, khen thưởng.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm TTATGT, nhất là phát huy vai trò của người uy tín trong công tác đảm bảo TTATGT, thời gian tới Công an tỉnh Gia Lai tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp sau:

Một là, tích cực tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an; các Kế hoạch, Chương trình công tác của Tỉnh ủy, UBND tỉnh để phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong công tác bảo đảm ANTT nói chung, bảo đảm TTATGT nói riêng; nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của người có uy tín đối với cộng đồng, xã hội.

Hai là, tiếp tục triển khai quyết liệt Kế hoạch 979, ngày 15/9/2021 của Giám đốc về việc nâng cao hiệu quả các biện pháp bảo đảm TTATGT gắn với PCTP tại địa bàn cơ sở. Trong đó, xác định công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại địa bàn cơ sở là một trong những công tác trọng tâm, chủ yếu để làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc chấp hành pháp luật.

Ba là, rà soát, đánh giá chính xác mức độ uy tín, phạm vi ảnh hưởng, năng lực sở trường của người có uy tín. Tiếp tục nghiên cứu để nâng cao chất lượng công tác tiếp xúc, tranh thủ người có uy tín.

Bốn là, chú trọng tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho người có uy tín thông qua việc cung cấp thông tin về tình hình thời sự, chính trị, kinh tế, xã hội, ANTT, VPPL giao thông để nâng cao nhận thức, hiểu biết cho người có uy tín trong vận động quần chúng nhân dân.

Năm là, thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc người có uy tín để nắm chắc diễn biến tình hình địa bàn, đối tượng; đồng thời, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người có uy tín qua đó trao đổi, giúp họ tháo gỡ những vướng mắc trong cuộc sống. Tiếp tục quan tâm thực hiện chính sách đối với người có uy tín. Kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với những người có uy tín có nhiều đóng góp, thành tích xuất sắc.

Sáu là, thực hiện việc tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả, làm rõ những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Công an trong phát huy vai trò của người có uy tín theo định kỳ hằng năm. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra việc xây dựng và phát huy vai trò của người có uy tín.
----
Thiếu tướng Rah Lan Lâm - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh

27/09/2023
27/09/2023
27/09/2023

TẬP PHIM HUYỀN THOẠI CỦA ĐẤT PHƯƠNG NAM KHIẾN CHÚNG TA PHẢI RƠI NƯỚC MẮT

Khi những hình ảnh đầu tiên của phim điện ảnh Đất Rừng Phương Nam được công chiếu, có nhiều luồng ý kiến khen chê và chê nhiều hơn là khen. Cuối tuần rảnh, mình cày lại bộ phim truyền hình Đất Phương Nam huyền thoại ngày nào và có một tập phim đã chắc chắn sẽ khiến cho những ai đã xem phải rơi nước mắt….

Đó là tập 9 của bộ phim. Khi người dân nghèo miền Tây quyết định thắp hương, xin thề sẽ bảo vệ mảnh đất của tổ tông. Lời thề của Tư Tại: “Chúng con thà chết chứ không thà trở lại kiếp sống ngựa trâu”. Rồi khi cô Út bị lũ Pháp và Việt Gian đánh nhừ tử để cướp lúa thóc, họ đứng lên cầm gậy gộc, cuốc thuổng đi đánh trả lại. Nhưng vũ khí thô sơ nào có ăn được súng ống, người này nằm xuống thì những người khác tiến lên… Bà Tám nhìn nấm mồ của những người thân vô hồn nhưng bà không hề khóc. Võ Tòng thấy vậy và lên đường trả thù….

Một mình Võ Tòng phải chiến đấu với nhiều lính Pháp và Việt Gian. Võ Tòng bị thương, An quyết định gửi lựu đạn cho Võ Tòng thông qua chú chó Phèn. Và một khung cảnh có thể nói là rất “siêu anh hùng”, vô cùng hào hùng diễn ra, khi Phèn băng qua mưa đạn để đưa lựu đạn thành công cho Võ Tòng, giúp Võ Tòng hạ sát nhiều tên địch. Rồi Phèn và Võ Tòng đều hy sinh….

Một tập phim đỉnh cao trong một bộ phim truyền hình xứng đáng là hay vào hàng bậc nhất lịch sử phim ảnh Việt Nam. Một tập phim nói về khoảnh khắc lập lời thề, đứng lên bảo vệ đất mẹ, về những con người sẵn sàng chiến đấu cho dù biết rằng họ sẽ chết, người này ngã xuống, người khác đứng lên… Một tập phim có những anh hùng là nông dân, một người mẹ chấp nhận cho những đứa con chiến đấu dù biết rằng chúng sẽ phải chết, một con chó cũng biết đánh giặc, một thế hệ được nuôi dưỡng lòng yêu nước và tương lai đi theo cách mạng…

Một bộ phim ngập tràn tinh thần yêu nước của người dân miền Tây và điều đặc biệt hơn, bộ phim lấy tiền đề từ những sự kiện có thật, đó là vụ án Nọc Nạng tại tỉnh Bạc Liêu.

Sau bao nhiêu năm trôi qua, Đất Phương Nam vẫn là một tuyệt phẩm và rất khó thay thế trong lòng rất nhiều người…


26/09/2023

Yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức chấp hành nghiêm quy định về nồng độ cồn

(GLO)-Ngày 26-9-2023, Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai có Công văn số 104/BATGT-VP đề nghị lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể và chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) liên quan đến nồng độ cồn.

Theo đó, qua công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT ở các địa phương trong toàn quốc, các tổ công tác của Cục Cảnh sát giao thông – Bộ Công an phối hợp với Công an các địa phương đã phát hiện, xử lý nghiêm minh nhiều trường hợp công chức, viên chức, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn.

Để thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về TTATGT liên quan đến nồng độ cồn, Ban An toàn giao thông tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19-4-2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm TTATGT đường bộ trong tình mới; Kế hoạch số 1527/KH-UBND ngày 21-6-2023 của UBND tỉnh thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19-4-2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm TTATGT đường bộ trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Tập trung quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nắm rõ và gương mẫu tự giác chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về TTATGT liên quan đến nồng độ cồn; không uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực; thực hiện nghiêm quy định "đã uống rượu bia, không điều khiển phương tiện giao thông"; nghiêm cấm can thiệp, tác động vào quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm của lực lượng thực thi công vụ.

LÊ ANH

24/09/2023

CỤC CSGT, BỘ CÔNG AN: KHÔNG NGOẠI LỆ, KHÔNG VÙNG CẤM TRONG XỬ LÝ VI PHẠM NÔNG ĐỘ CỒN

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 388 nêu rõ, trong 9 tháng năm 2023, tình hình trật tự, an toàn giao thông được đảm bảo, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và người bị thương so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ diễn biến phức tạp, ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn chưa được giải quyết; vẫn xảy ra một số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc trong nhân dân.
Ngoài ra, ý thức chấp hành về trật tự, an toàn giao thông của một bộ phận người tham gia giao thông chưa tốt; cá biệt, có một số cán bộ, công chức, viên chức vi phạm, đã bị xử lý nghiêm.
Để thực hiện tốt hơn nữa công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, ngăn chặn, kéo giảm tai nạn, Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT cải tạo ngay các "điểm đen", đường tránh nạn, biển cảnh báo, chỉ dẫn… Đồng thời, giao Bộ Công an thường xuyên tuần tra, xử lý vi phạm theo chuyên đề, nhất là về kiểm soát nồng độ cồn, xử lý nghiêm theo quy định, tuyệt đối không chấp nhận sự can thiệp, xin xỏ.
Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, ngoài các chuyên đề, kế hoạch của lực lượng CSGT công an các địa phương, Bộ Công an đã thành lập 6 tổ công tác, trong đó có lực lượng của Văn phòng Bộ Công an, Cục CSGT, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Cục Công tác Đảng và công tác chính trị phối hợp với công an các địa phương tổng kiểm soát, xử lý các trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông; trong đó có chuyên đề người điều khiển xe trên đường mà trong người có chất ma túy, nồng độ cồn.
Theo Cục CSGT, với tinh thần xử lý không ngoại lệ, không vùng cấm, sau gần 1 tháng thực hiện kế hoạch, 6 tổ công tác của Bộ Công an đã xử lý hàng trăm trường hợp vi phạm nồng độ cồn, trong đó có hơn 100 trường hợp là công chức, viên chức, công an, bộ đội, nhà báo… và đã gửi thông báo vi phạm về cơ quan những cá nhân vi phạm.
Cục CSGT cho hay, trong thời gian tới, các tổ công tác của Bộ Công an sẽ tiếp tục đôn đốc, kiểm tra và xử lý nghiêm vi phạm về nồng độ cồn với tinh thần không có vùng cấm, không ngoại lệ, không tác động, xin xỏ nhằm kéo giảm tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia.

23/09/2023

Ban Thường vụ Thành ủy Pleiku làm việc với tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ phường Yên Đỗ
-----
Sáng ngày 21 tháng 9 năm 2023, tập thể Ban Thường vụ Thành ủy làm việc với tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ phường Yên Đỗ để nghe báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ từ đầu năm 2023 đến nay và chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian đến.
Trong 9 tháng đầu năm 2023 đến nay, cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội phường Yên Đỗ đã thực hiện tương đối toàn diện các chỉ tiêu nghị quyết đề ra; thu ngân sách đạt 105% vượt kế hoạch; thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng như triển khai lát đá vỉa hè tuyến đường Yên Đỗ, triển khai tổ dân phố điện tử; thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, quan tâm công tác giảm nghèo; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; hệ thống chính trị hoạt động ổn định và hiệu quả.
Sau khi nghe báo cáo của địa phương và ý kiến tham gia của các thành phần tham dự; đồng chí Trịnh Duy Thuân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố ghi nhận, đánh giá cao kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ phường Yên Đỗ từ đầu năm 2023 đến nay, đồng thời chỉ ra một số tồn tại, hạn chế cần tập trung xử lý, khắc phục. Trong thời gian đến, yêu cầu Đảng bộ phường Yên Đỗ tiếp tục duy trì sự đoàn kết, nhất trí tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện. Phấn đấu thực hiện hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đảng bộ phường đề ra từ đầu năm và của nhiệm kỳ 2020 - 2025. Quản lý tốt công tác trật tư xây dựng, trật tự đô thị, đất đai, môi trường. Quan tâm công tác giảm nghèo, đề ra các giải pháp căn cơ, hữu hiệu giúp hộ nghèo, các hộ cận nghèo thoát nghèo đảm bảo thực chất, bền vững. Tăng cường chỉ đạo thực hiện cài đặt tài khoản định danh điện tử (VNeID) mức độ 2, tiếp tục thực hiện Tổ dân phố điện tử, nâng cao tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Tiếp tục rà soát quần chúng ưu tú, nhất là trong khu dân cư để bồi dưỡng, tạo nguồn phát triển đảng đảm bảo đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, công tác kiểm tra, giám sát. Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức Đại hội Mặt trận cấp cơ sở nhiệm kỳ 2024 – 2029 đảm bảo thời gian quy định.
Đặng Xuân Toàn

21/09/2023

Khi phát hiện (hoặc có) các loại công cụ sau hãy đến ngay Cơ quan Công an gần nhất để trình báo sự việc và giao nộp hoặc liên hệ Công an thành phố Pleiku qua số điện thoại: 0269.3821.625

21/09/2023
20/09/2023

Thực hiện “3 không” để không bị lừa đảo, mất tiền trong tài khoản ngân hàng

Nguy cơ lừa đảo trực tuyến ngày càng tăng, để tránh sập bẫy kẻ gian, người dân cần cảnh giác, thực hiện “3 không” để không mất tiền trong tài khoản ngân hàng.

“Điểm mặt” các chiêu thức lừa đảo

Thượng tá Cao Việt Hùng - Phó trưởng phòng 4, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công An) cho biết, cùng với sự phát triển của công nghệ, ngày càng có nhiều kẻ gian lợi dụng lòng tin của người dân để chiếm đoạt tài sản bằng nhiều thủ đoạn tinh vi. Thượng tá Hùng cũng “điểm mặt” 4 thủ đoạn lừa đảo qua mạng phổ biến hiện nay.

Thứ nhất, kẻ lừa đảo giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội… để yêu cầu người bị hại cài đặt các ứng dụng (app) giả mạo trên điện thoại. Sau đó, tội phạm âm thầm kiểm soát điện thoại, thực hiện giao dịch chuyển tiền để chiếm đoạt.

Thứ hai, tội phạm sẽ tuyển cộng tác viên bán hàng online, người mẫu nhí, làm nhiệm vụ đơn hàng, kêu gọi đầu tư chứng khoán... Sau khi người bị hại chuyển tiền, các đối tượng chiếm đoạt, thông qua tiền ảo chuyển ra nước ngoài.

Thứ ba, tội phạm lập website, giả mạo nhân viên các ngân hàng, công ty tài chính đăng bài quảng cáo cho vay thủ tục nhanh, gọn… nhưng yêu cầu nộp các loại phí để chiếm đoạt tài sản.

Thứ tư, tội phạm dùng các thủ đoạn mới như dùng công nghệ Al (Deepfake) để giả mạo luôn khuôn mặt, giọng nói (Deep voice) rồi liên hệ người thân, bạn bè nhờ chuyển tiền. Ngoài ra, các đối tượng sẽ giả mạo dịch vụ lấy lại tiền đã bị lừa đảo hay lập doanh nghiệp "ma", mở tài khoản ngân hàng để nhận tiền đầu tư chứng khoán, Forex… sau đó chiếm đoạt.

Áp dụng “3 không” để không mất tiền oan

Thứ nhất, cứ gặp link gửi đến là không click vào.

Thứ hai, không tải app nếu không có trên kho ứng dụng của Google Play hay App Store.

Thứ ba, những gì liên quan đến tư vấn tài chính qua điện thoại, mạng xã hội thì không nghe theo vì đa phần là lừa đảo, quấy rối.

Lừa đảo trực tuyến là vấn nạn toàn cầu, chứ không riêng khu vực hay quốc gia nào. Tội phạm mạng ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp, thậm chí có cả những nhóm tội phạm thành lập công ty hoạt động theo mạng lưới đa quốc gia, nhằm mục đích lừa đảo xuyên biên giới. Điều này đặt ra các cơ quan chức năng cũng như các tổ chức tài chính phải vận dụng các công nghệ để chống lại các tội phạm lừa đảo.

Từ thực tế ngân hàng, ông Từ Tiến Phát, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cho rằng, tội phạm trên không gian mạng tồn tại nhiều năm và liên tục biến hóa. Tần suất và quy mô liên tục tăng, thủ đoạn ngày càng phức tạp tinh vi hơn.

Ông Phát nêu dẫn chứng, Mỹ mỗi năm tổn thất hàng chục tỷ USD từ lừa đảo trực tuyến, còn Singapore từ đầu năm 2023 đến nay mất khoảng 70 triệu SGD. Thông tin mà ACB thu thập được thì trong một quý có khoảng 1,2 triệu trường hợp bị lừa, 23% trong đó liên quan đến tài khoản ngân hàng và thẻ ngân hàng.

Ông Phát cho rằng, nếu khách hàng áp dụng đúng “3 không”, thì sẽ hạn chế tối đa việc bị lừa đảo, mất tiền trên không gian mạng.

Bên cạnh đó, Tổng giám đốc ACB cũng đưa ra các khuyến nghị để phòng tránh lừa đảo, cụ thể: Những thông báo, cảnh báo lừa đảo qua các kênh chính thống như báo chí, thông tin từ ngân hàng, khách hàng nên đọc, tìm hiểu để phòng tránh. Ngoài ra, khách hàng chậm lại vài giây để đọc những thông tin gửi về điện thoại, ví dụ mã OTP để đọc kỹ nội dung.

Để bảo vệ tài khoản của khách hàng, ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động ngân hàng, ông Lê Anh Dũng cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý. Cụ thể, cơ quan này sẽ sửa quyết định 630/QĐ-NHNN về kế hoạch áp dụng các giải pháp về an toàn bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng. Theo đó, tới đây sẽ quy định hạn mức giao dịch phải xác thực bằng sinh trắc học để xác định người mở tài khoản và người thực hiện giao dịch đó phải là một.

“Theo thống kê, 90% các khoản chuyển tiền liên ngân hàng là dưới 10 triệu, chỉ 10% là chuyển trên 10 triệu đồng. Do vậy, tới đây sẽ có quy định hạn mức buộc phải xác thực sinh trắc học (bằng vân tay, khuôn mặt) khi chuyển tiền liên ngân hàng, có thể là mức 10 triệu đồng. Qua đó, cũng sẽ vô hiệu hóa luôn nạn mua bán, cho thuê tài khoản ngân hàng đã tồn tại suốt thời gian qua” - ông Dũng nhấn mạnh.

Address

Pleiku

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Công an phường Phù Đổng - Tp.Pleiku - Gia Lai posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Công an phường Phù Đổng - Tp.Pleiku - Gia Lai:

Videos

Share

Category


Other TV Networks in Pleiku

Show All

Comments

Thông báo có người đi từ bình định lên khai báo qua chốt đi kon tum mà xuống pleiku, lưu trú tại khác sạn khải hoàn
🇻🇳💐🌟 CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 76 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG CAND VIỆT NAM (19/8/1945-19/8/2021) VÀ 16 NĂM NGÀY HỘI TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC (2005-2021) 🌟💐🇻🇳
🥳🥳🥳CHÚC MỪNG CÁC ANH CHỊ, CÁC ĐỒNG CHÍ HOÀN THÀNH XUẤT SẮC NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO.🥳🥳🥳
Kính gởi: Công An Phường Phù Đổng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Tôi tên: Phạm Văn Hồi (Số ĐT: 035.441.2259)

CMND số: 245173095; Ngày cấp 28/03/2008 Nơi cấp: Đắk Nông

Chỗ ở: Số 88, đường Tôn Đức Thắng, TDP 1, TT. Đắk Mâm, huyện Krông Nô, Đắk Nông.

Tôi xin kính gởi đến quý Cơ quan về "HỒ SƠ TỐ CÁO VỀ HÀNH VI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN"
G/Đ LƯƠNG ĐÌNH KHƯỚC VÀ ĐINH THỊ CHUNG
(Địa chỉ: - số nhà 02 đường Triệu Quang Phục, TP. Pleiku, T. Gia Lai
- (SĐT: 037.558.01.68)
Gia đình Chung Khước đã ngụy tạo chứng từ, giả mạo giấy tờ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của gia đình nhà tôi.
Vu khống, chửi bới, đe dọa làm mất an ninh trật tự, khủng bố tinh thần, gây thiệt hại về tinh thần và vật chất gia đình nhà tôi.
(Hồ sơ trình báo đã gửi qua Email: [email protected])

Hiện này gia đình tôi rất oan ức, chịu sự ức hiếp của gia đình Chung Khước, chỉ còn biết trong cậy vào sự công minh của pháp luật.

Rất mong quý Cơ quan điều tra làm rõ.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!
trộm ở hội phú và hoa lư
Mjh đổi CMND sag cccd có thay đổi j về thủ tục về Đảng viên k
#}