Nắng cao nguyên

Nắng cao nguyên Vì sự phát triển bền vững của đất nước !

10/10/2023

ĐẢNG VIÊN, CÁN BỘ Ở ĐÂU TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Mạng xã hội Facebook ở nước ta phát triển rất nhanh và ngày càng lan rộng, thu hút nhiều thành phần, đối tượng tham gia. Trong đó, tỷ lệ cán bộ, đảng viên sử dụng facebook hiện nay chiếm khá cao. Hầu như ai cũng có tài khoản cá nhân facebook, thậm chí có người sở hữu 2, 3 tài khoản. Tuy nhiên, bên cạnh một số ít cán bộ đảng viên mạnh dạn đăng tải hoặc chia sẻ các thông tin, hình ảnh từ các trang chính thống thể hiện quan điểm, ý kiến cá nhân của mình về một vấn đề nào đó thì vẫn còn đại đa số người còn thờ ơ, phớt lờ những vấn đề xã hội đang quan tâm. Vậy thì vai trò của họ ở đâu trên không gian mạng này?
Cái tư duy thấy đúng cũng không bảo vệ, thấy sai cũng không lên án, phê phán đã và đang tồn tại ở nhiều cơ quan, đơn vị. Và chính tư duy cá nhân ấy cũng được nhiều người áp dụng khi tham gia mạng xã hội. Họ lẳng lặng vào mạng, dò đọc, rồi lẳng lặng, âm thầm trở ra như chiếc bóng. Đối với những bài viết hay, tích cực, nguồn dẫn chính thống đàng hoàng, báo đài rầm rộ đưa tin nhưng cũng không thấy họ tham gia chia sẻ, bình luận, like bài. Hay đối với những thông tin tiêu cực, bức xúc, xã hội đang quan tâm cũng chẳng thấy họ biểu thị cảm xúc gì. Tốt cũng được, chẳng khen động viên, mà xấu cũng mặc kệ, chẳng thèm phê phán, phản ứng. Ôi, một thái độ dửng dưng, vô cảm đến lạ lùng.
Tôi nghĩ thế này, đã là cán bộ, đảng viên thì ít ra cũng phải nhận thức được thông tin nào đúng, sai, tích cực, tiêu cực chứ. Khi tiếp xúc với một bài đăng mà bản thân thấy hay, đúng, nguồn đăng rõ ràng thì cũng nên thể hiện cảm xúc của mình, đó có thể là “thích”, “thả tim”, "thương thương". Hay hơn nữa là thêm comments động viên, khen ngợi để cổ vũ nhau. Còn nếu bạn nhận thấy rằng thông tin sai, lệch lạc hoặc còn nghi ngờ độ chính xác thì ít ra cũng có cảm xúc “ngạc nhiên”, “buồn” hoặc “phẫn nộ”. Xem, đọc xong mà vô cảm đến mức lặng lẽ cho qua, thế thì khác nào bạn đã đồng tình, ủng hộ thông tin xấu đó rồi. Bởi trong một số trường hợp được mặc nhiên rằng “im lặng là đồng ý”.
Hãy để cái tốt đẹp được lan tỏa, đồng thời cũng phải đẩy lùi những cái xấu, tiêu cực, đó không chỉ là trách nhiệm của cộng đồng mạng nói chung mà đó còn là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên khi tham gia mạng xã hội facefook đó các bạn à!
Thiết nghĩ, mỗi cán bộ, đảng viên cần nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn về trách nhiệm của mình đối với xã hội, đất nước. Là cán bộ, đảng viên trước hết phải có lập trường, tư tưởng, quan điểm rõ ràng ở mọi lúc, mọi nơi. Trên không gian mạng lại rất cần thể hiện vai trò đó. Hãy là những nhân tố mang tính nòng cốt, tích cực trong xây dựng mặt trận đoàn kết toàn dân.
TIÊN PHONG TRONG MỌI MẶT TRẬN CHÍNH LÀ NGƯỜI ĐẢNG VIÊN CHÂN CHÍNH, LÀ NGƯỜI CỘNG SẢN KIÊN TRUNG!

CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ BÀI HỌC VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘCCách mạng tháng Tám năm 1945 tạo ra bước ngoặt lịch sử của dân tộc...
17/08/2023

CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ BÀI HỌC VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
Cách mạng tháng Tám năm 1945 tạo ra bước ngoặt lịch sử của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám để lại nhiều bài học quý giá, trong đó có bài học về đại đoàn kết dân tộc
Đại đoàn kết - nội dung quan trọng trong đường lối, chủ trương giải phóng dân tộc của Đảng
Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn đến đại đoàn kết dân tộc từ rất sớm. Ngay từ tác phẩm “Đường Kách mệnh” (1927), Người đã nêu rõ vai trò của nhân dân trong cách mạng: “cách mệnh là việc chung của dân chúng, chứ không phải là việc của một hai người”.
Trong quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết, người chỉ rõ đối tượng rộng rãi và nòng cốt của khối đại đoàn kết: “Trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, cái gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác”.
Bàn đến đại đoàn kết trong Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp, Người khẳng định: “Nhờ đại đoàn kết mà trong bao nhiêu thế kỷ, nhân dân Việt Nam đã bảo vệ được độc lập tự do của mình. Nhờ đại đoàn kết mà nhân dân Việt Nam đã đánh thắng chủ nghĩa thực dân, làm Cách mạng tháng Tám thành công và đã kháng chiến đến thắng lợi”.
Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta. Thật vậy, do vị trí địa lý và đặc điểm của nền kinh tế nước ta nên trong lịch sử dân tộc ta liên tục phải đương đầu với những thử thách cam go - chống ngoại xâm và chống thiên tai, làm thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, với cây lúa nước là cây trồng chủ yếu. Từ nhu cầu đó xuất hiện yêu cầu cố kết cộng đồng, trong mối quan hệ ba tầng nhà-làng-nước một cách chặt chẽ.
Truyền thống đại đoàn kết quý báu của dân tộc ta đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định như một quy luật: Khi nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta được độc lập, tự do. Trái lại, khi nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn. Lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
Trước khi Đảng ra đời, với truyền thống yêu nước, nhân dân ta đã liên tục nổi dậy đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, nhưng chưa giành được thắng lợi. Một trong những nguyên nhân thất bại là chưa phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn tộc.
Khi Đảng ra đời, lãnh đạo cách mạng giai đoạn 1930-1945, đường lối, chủ trương đại đoàn kết đã được triển khai, kiểm nghiệm trong xây dựng lực lượng cách mạng và phát động quần chúng nhân dân đấu tranh.
Đường lối đại đoàn kết được Đảng xác định ngay từ trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên. Trong văn kiện quan trọng này, khi đề cập tới lực lượng cách mạng Đảng ta đã mở tới biên độ rộng nhất, với mẫu số chung là yêu nước. Khối đại đoàn kết toàn dân, nòng cốt là liên minh công nhân, nông dân.
Chủ trương đại đoàn kết của Đảng còn được tiếp tục bổ sung, phát triển trong Hội nghị Trung ương tháng 10/1930, Hội nghị Trung ương tháng 10/1936 và đặc biệt là Hội nghị Trung ương tháng 5/1941.
Từ chủ trương của Đảng, để đoàn kết và tập hợp lực lượng, Đảng đã chỉ đạo thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất với các tên gọi khác nhau. Hội phản đế đồng minh (11/1930), Phản đế liên minh (3/1935), Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế (10/1936), Mặt trận dân chủ Đông Dương (6/1938), Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương (11/1939), Mặt trận Việt Minh (5/1941).
Đại đoàn kết – cội nguồn thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945
Chủ trương đại đoàn kết trong Cách mạng Tháng Tám được Đảng ta quán triệt, chỉ đạo thực hiện trong Hội nghị toàn quốc của Đảng (13-15/8/1945), rõ nhất là quyết định tổng khởi nghĩa – huy động sức mạnh của cả dân tộc.
Tiếp đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng bào và chiến sỹ cả nước: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.
Thực hiện chủ trương đại đoàn kết của Đảng và Thư kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 20 triệu đồng bào Việt Nam đã vùng lên, lật đổ ách thống trị của Pháp, Nhật và chế độ phong kiến trong thời gian ngắn. Điều này được thể hiện rõ ở mấy điểm lớn sau đây:
Thứ nhất, lực lượng tham gia Cách mạng tháng Tám là toàn dân. Lực lượng cách mạng gồm 2 bộ phận: lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. Trong đó, lượng chính trị là chủ yếu và đấu tranh chính trị là cơ bản làm nên thắng lợi. Lực lượng chính trị bao gồm tất cả các giai cấp, tầng lớp nhân dân yêu nước, không phân biệt già - trẻ, gái - trai, giàu -nghèo, dân tộc, tôn giáo, đảng phái. Trong Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã một lần nữa khẳng định rõ điều này: “Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” 4 và “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa”.
Thứ hai, trong chủ trương của Đảng và quá trình chỉ đạo thực hiện, về mặt phương pháp, là khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận, tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền toàn quốc. Vì thế, từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa tất yếu phải huy động sức mạnh của cả dân tộc vào cuộc đấu tranh sống còn với kẻ thù.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 để lại những bài học kinh nghiệm quý báu, trong đó có kinh nghiệm: “Toàn dân nổi dậy trên nền tảng liên minh công – nông”. “Cách mạng tháng Tám thắng lợi là nhờ cuộc đấu tranh yêu nước anh hùng của hơn 20 triệu người Việt Nam. Nhưng cuộc nổi dậy của toàn dân chỉ có thể thực hiện được khi có đạo quân chủ lực là giai cấp công nhân và giai cấp nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đạo quân chủ lực này được xây dựng, củng cố qua ba cao trào cách mạng và lớn mạnh vượt bậc trong tổng khởi nghĩa. Dựa trên đạo quân chủ lực làm nền tảng, Đảng xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc, động viên toàn dân tổng khởi nghĩa thắng lợi”.
Giá trị bài học đại đoàn kết trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Trong tình hình mới, Đảng ta xác định phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân, lực lượng vũ trang nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. Điều đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải hết sức nỗ lực, luôn nêu cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu đập tan mọi âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch. Công tác giáo dục tuyên truyền có vai trò quan trọng trong việc phát huy cao nhất thế trận lòng dân để gần 100 triệu người dân Việt Nam là bấy nhiêu chiến sỹ.
Việc thực hiện xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục được phát huy. Nhờ vậy, toàn dân tiếp tục đoàn kết, sức mạnh của cả dân tộc được huy động tới mức tối đa, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới, công nghiệp hoá, hiện hại hoá và hội nhập quốc tế.
Trong thời gian qua, tình trạng tham nhũng, mất dân chủ... xảy ra ở một số cơ quan, chi bộ, địa phương; tác động của mặt trái cơ chế thị trường (lối sống ích kỷ, thực dụng, quá coi trọng lợi ích vật chất...) và nguy hiểm hơn là âm mưu chia rẽ, “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch bằng con bài dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc…nên đã ít nhiều ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc ta. Vì thế, tiếp tục phát huy bài học đại đoàn kết trong Cách mạng Tháng Tám là hết sức cần thiết và cấp thiết.
Để thực hiện thắng lợi bài học đại đoàn kết, thời gian tới, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân cần làm tốt một số nội dung chủ yếu sau đây:
Đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền, học tập về cội nguồn thắng lợi của bài học đại đoàn kết trong lịch sử dân tộc, trong đó có thắng lợi của Cách mạng tháng Tám.
Tiếp tục thực hiện thật tốt đại đoàn kết, trước hết là đoàn kết trong Đảng, đoàn kết giữa Đảng với nhân dân, đoàn kết trong nhân dân, đoàn kết giữa người Việt Nam trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài.
Tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Tiếp tục lãnh đạo đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm làm cho đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân ngày càng nâng cao.
Lãnh đạo đẩy mạnh công tác đối ngoại, theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa, trên cơ sở đó, mở rộng và tăng cường quan hệ đối ngoại của Việt Nam với bè bạn khắp năm châu, nâng cao hơn nữa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Bảy mươi tám năm qua, bài học đại đoàn kết dân tộc trong Cách mạng tháng Tám đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phát huy cao độ, đưa cách mạng Việt Nam tiến lên giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Chúng ta có quyền tin tưởng và hy vọng rằng, trong những năm tới, Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục phát huy được sức mạnh đoàn kết vĩ đại của cả dân tộc, giành nhiều thắng lợi hơn nữa trên con đường tiến lên: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Văn Minh

Đấu tranh làm thất bại âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống pháLợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm kích ...
16/08/2023

Đấu tranh làm thất bại âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá
Lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm kích động ly khai ở các vùng dân tộc thiểu số, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc là âm mưu mà các thế lực thù địch thường xuyên thực hiện nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Ngày 11/6/2023 vừa qua, tại Đắc Lắk một nhóm đối tượng có tổ chức, manh động, dùng vũ khí quân dụng, hung khí nguy hiểm tấn công vào trụ sở UBND xã Ea Ktur và UBND xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin sát hại 4 cán bộ Công an, 2 cán bộ xã, 3 người dân và làm bị thương một số người khác…
Đến nay, lực lượng công an xác định phía sau vụ việc này có sự xúi giục, giật dây của thế lực khủng bố, phản động từ bên ngoài.
Tự vụ việc một lần nữa cho chúng ta thấy bản chất ngoan cố, thù địch của những đối tượng cầm đầu các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài, chúng không từ một âm mưu, thủ đoạn nào để chống phá, với dã tâm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Trong đó thủ đoạn điển hình lợi dụng vấn đề “dân tộc, tôn giáo” như một vũ khí đặc biệt để xuyên tạc, vu khống, kích động, phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết hòng làm mất ổn định chính trị - xã hội tại Việt Nam.
Liên quan đến vụ tấn công vào trụ sở UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, đến ngày 10/7, cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh tạm giam hơn 90 đối tượng.
Trong đó, đã khởi tố 76 bị can về tội “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” và khởi tố các bị can còn lại về các tội “không tố giác tội phạm”; tội “che giấu tội phạm” và tội “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép”.
Đến nay, cơ quan Công an đã thu giữ 20 khẩu súng các loại; lựu đạn, thuốc nổ, đạn các loại, 10 cờ FULRO cùng nhiều chứng cứ liên quan khác.
Qua đấu tranh khai thác, phần lớn các đối tượng khai nhận do bị những đối tượng Fulro lưu vong xúi giục qua không gian mạng và bị kích động chia rẽ giữa người Kinh với người dân tộc thiểu số.
Theo Cục An ninh nội địa, Bộ Công an, 2 đối tượng cầm đầu của tổ chức hỗ trợ người Thượng là Y Mút Mlô và Tổ chức “Người Thượng vì công lý” là Y Quynh Bdăp đã cung cấp tài chính, chỉ đạo số thành viên trong nước tập hợp lực lượng, phương tiện, vũ khí; hướng dẫn cách thức thực hiện tấn công.
2 đối tượng đầu sỏ này còn có quan hệ chặt chẽ với tổ chức Ủy ban cứu người vượt biển” một tổ chức phản động lưu vong do Nguyễn Đình Thắng cầm đầu.
Dù tổ chức phản động Fulro đã bị ta đấu tranh làm tan rã hoàn toàn, song với vỏ bọc “dân tộc – tôn giáo” những tàn dư của tổ chức này ở ngoài nước đã khoác lên mình những tấm áo mới hòng “đánh lừa dư luận” với nỗ lực “tìm kiếm, lôi kéo sự ủng hộ”. Dù khác về tên gọi nhưng bản chất và đích chúng hướng đến vẫn là khuấy động cuộc sống bình yên trên các buôn làng, phá hoại thành quả cách mạng, gây thù hận và chia rẽ giữa các dân tộc.
Đó là những tổ chức với tên gọi: “Hội những người miền núi” (MFI); “Nhân quyền người Thượng” (MHRO); “Người Thượng thống nhất” (UMP)...
Hay chúng tạo ra các tổ chức bất hợp pháp nhưng mang danh nghĩa tôn giáo để tập hợp lực lượng tìm kiếm sự ủng hộ như: Tin lành Đề ga; “Giáo hội Tin lành đấng Christ Việt Nam”; “Giáo hội Tin lành đấng Christ Tây Nguyên”.
Tuy nhiên với những nỗ lực không mệt mỏi trong công tác đấu tranh và công tác tuyên truyền, đến nay đại đa số đồng bào vùng Tây Nguyên đã hiểu rõ bản chất chống phá của những tổ chức tàn dư phản động và bất hợp pháp này.
Tây Nguyên có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, an ninh quốc phòng, cũng là nơi hội tụ của nhiều cộng đồng dân tộc anh em sinh sống. Vậy nên nơi đây luôn là địa bàn trọng điểm mà các thế lực thù địch lợi dụng.
Trong 15 năm gần đây, các cấp các ngành, chính quyền địa phương, trong đó nòng cột là lực lượng công an đã đấu tranh, ngăn chặn, vô hiệu hóa trên 45 đợt FULRO lưu vong kích động, biểu tình, bạo loạn; bóc gỡ, xử lý hơn 12.000 đối tượng với những vỏ bọc dân tộc, tôn giáo…Những kết quả đấu tranh này đã góp phần xây dựng một Tây Nguyên yên bình trong nhiều năm qua.
Cảnh giác trước những âm mưu lợi dụng dân tộc tôn giáo
Không chỉ vùng Tây Nguyên, xảy ra các vụ bạo loạn, biểu tình, chống phá mà tại một số địa phương cũng xảy ra những vụ việc tương tự. Các lực lượng chức năng mà nòng cốt là lực lượng công an các cấp đã dập tắt, điều tra, bóc gỡ, làm thất bại nhiều âm mưu, thủ đoạn, hành vi kích động, gây rối biểu tình, bạo loạn của các thế lực thù địch, phản động.
Một điểm chung, đáng chú ý của phần lớn các vụ việc này là các đối tượng chủ mưu, cầm đầu kích động gây rối, bạo loạn đều lấy vấn đề “dân tộc, tôn giáo” làm cái cớ để lôi kéo tập hợp quần chúng.
Ảo tưởng lập lên “nhà nước Mông” xuất hiện từ những năm 2003, 2004 tại tỉnh Điện Biên do những đối tượng cầm đầu sống lưu vong ở Mỹ gieo rắc, truyền bá trong cộng đồng bà con dân tộc Mông tại Điện Biên, sau đó nhanh chóng lan rộng ra nhiều tỉnh miền núi phía bắc. Ảo tưởng vô vọng này đã bị lực lượng công an kịp thời đấu tranh, ngăn chặn và đại đa số đồng bào dân tộc không tin, không nghe những giọng điệu dụ dỗ, lừa phỉnh của chúng.
Lấy danh nghĩa tôn giáo, từ năm 2015-2016, từ ảo tưởng “nhà nước Mông”, các đối tượng phản động, chống phá lại biến đổi dưới các vỏ bọc tinh vi hơn, đó là các tổ chức bất hợp pháp "Giê Sùa", "Bà Cô Dợ" hòng thu hút, tập hợp lực lượng là đồng bào dân tộc tại các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai,Sơn La.
Lực lượng Công an đã phối hợp các đơn vị chức năng tiến hành đấu tranh bóc gỡ, xử lý nhiều đối tượng cộm cán. Đồng thời tích cực gặp gỡ, giáo dục, vận động bà con, củng cố địa bàn…Hiện nay, tình hình an ninh chính trị tại các tỉnh miền núi phía bắc ổn định, đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc ngày càng được cải thiện.
Còn ở khu vực Tây Nam Bộ, người Khmer với Phật giáo Nam tông từ lâu đã bị các thế lực thù địch, phản động nhắm tới với chiêu bài thành lập quốc gia “Khmer Krôm tự trị”... Ở ngoài nước, nhiều tổ chức phản động của người Khmer như:“Hội Ái hữu Khmer Campuchia Krôm” (AKKK), “Hội sư sãi Khmer Campuchia Krôm”,... qua không gian mạng chúng ráo riết đẩy mạnh hoạt động, kích động lôi kéo sư tăng...
Tuy nhiên những chiêu bài đó đã không qua mắt được lực lượng chức năng.
Nhận định rõ thủ đoạn của các đối tượng, lực lượng công an bên cạnh nắm chắc địa bàn không để đối tượng xấu xâm nhập gây rối an ninh trật tự còn làm tốt công tác tuyên truyền vận động để người dân và các tín đồ tôn giáo không tin theo lời dụ dỗ của những đối tượng chống phá.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã xác định “bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”. Đồng thời phải “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự nghiệp phát triển đất nước”.
Phương châm rõ ràng nên những năm qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số, khắc phục căn bản tình trạng chênh lệch phát triển, tạo sự chuyển biến rõ nét trong đời sống của đồng bào.
Không chỉ tập trung giải quyết vấn đề kinh tế mà các vấn đề xã hội như giáo dục, y tế, cơ sở sinh hoạt tôn giáo...cũng được Đảng, Nhà nước đặc biệt chú trọng.
Đảng, Nhà nước ta luôn xác định vấn đề dân tộc và tôn giáo là vấn đề chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt. Để phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc thì phải đoàn kết được toàn dân, trong đó có vai trò rất quan trọng của đồng bào tôn giáo. Giải quyết tốt vấn đề tôn giáo sẽ tạo tiền đề quan trọng để thực hiện mục tiêu đại đoàn kết dân tộc, góp phần thúc đẩy đất nước phát triển.
ANTV

Thấy gì qua thỏa thuận Việt Nam, Vatican vừa ký kết?Chính phủ Việt Nam và Tòa thánh Va-ti-căng vừa ký kết Thỏa thuận về ...
31/07/2023

Thấy gì qua thỏa thuận Việt Nam, Vatican vừa ký kết?
Chính phủ Việt Nam và Tòa thánh Va-ti-căng vừa ký kết Thỏa thuận về Quy chế của Đại diện Thường trú Tòa thánh Vatican và Văn phòng Đại diện Thường trú của Tòa thánh tại Việt Nam nhân chuyến thăm Tòa thánh Vatican của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Đây được cho là một bước tiến rất quan trọng trong lịch sử quan hệ có nhiều thăng trầm giữa Nhà nước Việt Nam với Giáo hội Thiên chúa trong suốt nhiều năm qua.
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo cùng tồn tại lâu đời trong lịch sử của dân tộc. Với hơn 7 triệu tín đồ, Thiên chúa giáo là một tôn giáo lớn ở Việt Nam, có ảnh hưởng nhất định trong đời sống văn hóa-xã hội của dân tộc và những đóng góp không nhỏ trong quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước. Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân. Điều này được quy định rõ rnagf trong Hiến pháp năm 2013, hệ thống pháp luật của Việt Nam cũng như được bảo đảm, tôn trọng trên thực tế. Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi. Những người nước ngoài và đã từng đến Việt Nam đều có thể cảm nhận rõ ràng về không khí tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo ở Việt Nam, đặc biệt trong dịp lễ Giáng sinh hàng năm.
Ở một số giai đoạn lịch sử, quan hệ giữa chính quyền và những người theo đạo Thiên Chúa ở Việt Nam không tránh khỏi những trắc trở, bất đồng do bị một số quốc gia phương Tây và tổ chức nhân quyền quốc tế, các đối tượng cơ hội, thù địch tìm mọi cách xuyên tạc về tình hình tôn giáo ở trong nước, đặc biệt là về Thiên chúa giáo. Họ rêu rao rằng, ở Việt Nam không có tự do tôn giáo; Nhà nước Việt Nam cố tình hạn chế, đàn áp tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo bị vi phạm, bóp nghẹt. Chính phủ Mỹ đã nhiều lần đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo dựa trên những đánh giá thiếu khách quan cũng như thông tin không chính xác về tình hình tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam.
Tại cuộc gặp ngày 27-7 vừa qua với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, đại diện của Tòa thánh Vatican là Hồng y Paronlin đã đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm tự do tôn giáo cho tất cả các tôn giáo, trong đó có Công giáo. Hồng y Parolin khẳng định, Giáo hội Công giáo Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng đối với Giáo hội Công giáo nói chung, Tòa thánh Vatican luôn khuyến khích giáo dân và chức sắc Công giáo tại Việt Nam thực hiện đường hướng “đồng hành cùng dân tộc”, “người giáo dân tốt cũng là người công dân tốt”, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của đất nước.
Với việc ký kết Thỏa thuận về Quy chế của Đại diện Thường trú Tòa thánh Va-ti-căng và Văn phòng Đại diện Thường trú của Tòa thánh tại Việt Nam cũng như những đánh giá tích cực về tình hình tôn giáo của Việt Nam từ phía Tòa thánh Vatican, những quốc gia phương Tây và những tổ chức tôn giáo quốc tế hay tự cho mình cái quyền chỉ trích các nước khác có lẽ sẽ cảm thấy “khó xử” về chính những đánh giá thiếu khách quan của họ về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Nhưng tất nhiên, sẽ không có chuyện các thế lực nói trên từ bỏ các hoạt động chống phá, xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, lợi dụng các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định trong nước nhằm thực hiện các mưu đồ chính trị của họ.
Thực tế khách quan về tự do tôn giáo ở Việt Nam là sự bác bỏ thuyết phục nhất đối với những thông tin sai sự thật và luận điệu xuyên tác của các thế lực cơ hội, thù địch. Có thể nói rằng, chưa bao giờ đời sống tôn giáo ở Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ và phong phú như hiện nay. Việc ký kết Thỏa thuận về Quy chế của Đại diện Thường trú Tòa thánh Vatican và Văn phòng Đại diện Thường trú của Tòa thánh tại Việt Nam trong chuyến thăm Tòa thánh Vatican của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng là thêm một minh chứng rõ ràng cho việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam./.
HSV

31/07/2023
28/07/2023

Tối 27/7, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (Tp. Pleiku) đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Giữ trọn lời thề” năm 2023 với chủ đề “Tây Nguyên xanh”. Chương trình do Bộ Công an và Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực mi....

26/07/2023

Fulro, dưới bàn tay giật dây của các thế lực thù địch với nước ta, là một tổ chức phản động cực kỳ nguy hiểm. Cái tên của tổ chức ấy gắn với sự đen tối, là bóng ma hãi hùng ám ảnh vùng đất Tây Nguyên trong nhiều thập niên ...

Truy nã đặc biệt đối với bị can Y Huăl Êban (SN 1970, ngụ thị trấn Ea Pốk, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) với tội danh "K...
05/07/2023

Truy nã đặc biệt đối với bị can Y Huăl Êban (SN 1970, ngụ thị trấn Ea Pốk, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) với tội danh "Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân" theo Điều 113, Bộ luật Hình sự năm 2015.
Theo quyết định truy nã, bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người đang bị truy nã đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất. Sau khi bắt hoặc tiếp nhận đối tượng truy nã phải báo ngay cho Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Đắk Lắk. Địa chỉ: 58 Nguyễn Tất Thành, phường Tự An, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; điện thoại: 0694389133.

Address

186 Nguyễn Huệ/Đak Đoa
Pleiku

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Nắng cao nguyên posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share