Sài Gòn Tiếp Thị

Sài Gòn Tiếp Thị Đây là trang fanpage của báo Sài Gòn Tiếp Thị bộ cũ. Tờ báo này trước có tòa

29/04/2025

Kinh nghiệm chống nóng gọn nhẹ cho khối lót dép hóng diễu binh:

Thấm nước vào khăn rằn hay khăn tay và quàng khăn vào cổ sao cho phần thấm nước ôm quanh gáy. Lưu ý là ko để phần khăn ướt này áp vào cổ họng nha.

Khăn ướt sẽ làm mát các mạch máu sau cổ và khi máu mát thì bạn sẽ cảm thấy đỡ nóng hơn.

Nếu ko thích quàng khăn thì sắm cái vòng đeo cổ làm mát có bán trong Muji. Nếu mà thấy cái vòng này mắc quá thì mình sắm miếng đá khô cất tủ lạnh rồi mai bỏ túi giữ nhiệt đem theo dùng dần cũng được.

Chúc mọi người dự lễ vui vẻ, đi khoẻ về khoẻ!

Ở Canada, phương tiện giao thông được phép rẽ phải khi đèn đỏ, trừ một số nơi có biển cấm. Trong hình: Một biển cấm quẹo...
09/01/2025

Ở Canada, phương tiện giao thông được phép rẽ phải khi đèn đỏ, trừ một số nơi có biển cấm.

Trong hình: Một biển cấm quẹo khi đèn đỏ ở thành phố Quebec City, bang Quebec, Canada.

Ai tên Mạnh, Hải, Long, Son thì quẹo lựa nhen!Shop này là của một ex-SGTT-er ạ! 🥰https://www.facebook.com/share/p/181V2o...
06/01/2025

Ai tên Mạnh, Hải, Long, Son thì quẹo lựa nhen!

Shop này là của một ex-SGTT-er ạ!

🥰

https://www.facebook.com/share/p/181V2oKRxm/?mibextid=wwXIfr

VIỆT NAM VÔ ĐỊCH ASEAN CUP 2024 🇻🇳🇻🇳🇻🇳
ƯU ĐÃI SỐC 50% CHO KHÁCH HÀNG TÊN MẠNH, HẢI, LONG, SON 🎉🎉

📞 Chính sách đặc biệt, chỉ có trong hôm nay.
Liên hệ ngay: 0984 109 109.
Email: [email protected].

22/12/2024

Chúc mừng Thành phố đã có metro!

🩷🩷🩷

12/09/2024

Cách người Nhật nấu ăn khi không có điện nước.

Từ đài NHK

Vì sao năng suất lao động ở Nhật Bản cao ư?Vì được trợ giúp tới vầy nè!
16/07/2024

Vì sao năng suất lao động ở Nhật Bản cao ư?

Vì được trợ giúp tới vầy nè!

06/06/2024

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan kể chuyện Thủ tướng Phan Văn Khải đến Hội chợ HVNCLC đầu tiên ở Hà Nội..
Nhà báo Kim Hạnh (hỏi): Tôi cũng có chút may mắn là “được học” với những người thầy đó (các chuyên gia của Nhóm Thứ Sáu). Tôi nhớ là anh Lâm Võ Hoàng, Trần Bá Tước, Phan Chánh Dưỡng, Huỳnh Bửu Sơn cũng là các chuyên gia kinh tế của báo Tuổi Trẻ TP.HCM khi tôi phụ trách tờ này. Sau đó, khi có chương trình Hàng Việt Nam Chất lượng cao, các anh tư vấn chương trình phải tiếp cận với thị trường Hà Nội. Khi đó có những doanh nghiệp ở miền Nam háo hức ra với thị trường Hà Nội. Tôi rất nhớ thời khắc bà đi cùng với Thủ tướng Phan Văn Khải vào hôm khai mạc Hội chợ Hàng Việt Nam Chất lượng cao. Đó có thể nói là Hội chợ Hàng Việt Nam Chất lượng cao Bắc tiến đầu tiên của các doanh nghiệp miền Nam. Tôi nghĩ bà còn nhớ rõ câu chuyện đó?

Bà Phạm Chi Lan: Tôi nhớ rõ lắm. Thực ra vào thời điểm lúc bấy giờ thì cũng không dễ để mời các vị lãnh đạo cao nhất của Chính phủ như Thủ tướng đến thăm một hội chợ đâu. Nhưng chúng tôi ở VCCI được biết có hội chợ đó và có đề nghị với Thủ tướng thì Thủ tướng Phan Văn Khải vui vẻ nhận lời ngay. Ông nói: “Ồ, cái này đáng quá chứ. Tôi sẽ đi”. Thế là ông yêu cầu thư ký bố trí thời gian, sắp xếp lại công việc để ông có thể đến dự hội chợ. Đến đó thì thực sự vô cùng ấn tượng với các doanh nghiệp miền Nam và tôi cũng rất ấn tượng với cá nhân Thủ tướng Phan Văn Khải.

Từ cuộc gặp đưa ông đến đó, có thể nói niềm tin và sự quý trọng của tôi đối với cá nhân Thủ tướng Phan Văn Khải tăng lên rất nhiều, từ cách thức ông tiếp xúc với doanh nghiệp rồi cách ông vô một phòng khách nhỏ của khu triển lãm để trò chuyện với doanh nghiệp.

Lúc bấy giờ khu triển lãm còn nghèo lắm. Phòng khách của họ rất nhỏ, rất đơn sơ, nhưng ông không hề câu nệ. Thường thì các vị quan khách đến họ chỉ dự lễ cắt băng khai mạc, nhưng ông lại đi hết cả các gian hàng, sau đó còn kéo các doanh nghiệp vào phòng khách của khu triển lãm để nói chuyện thêm, để hỏi thêm về câu chuyện của họ, nhất là những chính sách mà họ trông đợi ở Chính phủ để có thể phát triển tốt hơn.

Nhà báo Kim Hạnh: Tôi xem ảnh các anh doanh nhân trong hôm gặp bà và Thủ tướng Phan Văn Khải tôi thấy vui lắm. Tại thấy các anh ấy trẻ mà có người tôi còn nhớ, báo viết là “anh Võ Quốc Thắng của Đồng Tâm thì cười tươi trẻ, còn Đặng Lê Nguyên Vũ của Trung Nguyên thì lớ ngớ khi gặp Thủ tướng”. Bà có nhớ đến những ông doanh nhân trẻ lúc đó không?

Bà Phạm Chio Lan: Vâng. Tôi thích lắm. Đó thực sự có thể coi là lứa doanh nhân đầu tiên của chúng ta, của nước Việt Nam mới thống nhất, những người đã đi ra làm việc rất sớm, kể cả trước khi công cuộc đổi mới được bắt đầu. Với tinh thần, với ý chí kinh doanh của họ, họ đã bắt đầu khởi nghiệp với rất nhiều gian nan, rất vất vả.

Như anh Trần Lệ Nguyên của Kinh Đô, hoặc Thái Tuấn Chí của Thái Tuấn đều bắt đầu bằng những công việc rất vất vả, đi làm mướn cho người ta, chở hàng, làm thợ làm bánh như anh Lệ Nguyên nhưng sau đó học hỏi để gây dựng được sự nghiệp riêng của mình.

Đó là những gương mặt trẻ trung, đầy ý chí, đầy nghị lực, khát vọng rất lớn. Ngay như Đặng Lê Nguyên Vũ cũng vậy, đúng là một gương mặt lúc bấy giờ còn “lơ ngơ”. Nhưng lơ ngơ là phải thôi, với một người học ngành y lại đi làm cà phê, lại làm một mô hình hoàn toàn mới, lúc bấy giờ Việt Nam chưa hề có, thậm chí còn chưa biết đến cái tên của loại hình làm việc như vậy.

Đấy quả thực là những điều rất đáng ghi nhớ. Hôm đó tôi nhớ mãi là tôi ngồi né ra phía đằng sau một chút để các doanh nhân ngồi phía trước để nói chuyện với Thủ tướng Phan Văn Khải. Ngồi quan sát, nhìn các gương mặt doanh nhân và cả sắc thái của Thủ tướng khi nói chuyện với họ tôi thấy lòng vui vô cùng và tràn ngập niềm cảm phục với lứa doanh nhân đó...

--------

(Trích từ sách "Nhà báo Kim Hạnh đối thoại với những người tiên phong". Cuốn sách là tập hợp 27 câu chuyện của 27 nhân vật được chuyển thể từ những cuộc trò chuyện trên chương trình 5W1H Podcast. Bạn quan tâm đến sách, vui lòng xem link đính kèm trong phần Comment hoặc liên hệ qua số điện thoại: 0909.00.38.49)

Ảnh: Cố Thủ tướng Phan Văn Khải trong một lần thưởng thức cà phê Trung Nguyên. Bên cạnh là bà Phạm Chi Lan (phải), Đặng Lê Nguyên Vũ (trái). Ảnh: TTO.

27/05/2024

Có thể bạn chưa biết: Ông chủ Bút bi Thiên Long từng khởi nghiệp với 2 chỉ vàng và 1 chiếc xe đạp cà tàng!

"Đúng là thời đó tôi khởi nghiệp chỉ với hai chỉ vàng và một chiếc xe đạp cà tàng, nhưng đó là một chặng đường rất thú vị và có chút xíu hạnh phúc trong đó. Tại vì lúc đó mình làm từ thời điểm rất khó khăn. Tất cả những nhu yếu phẩm cần thiết đều thiếu thốn. Mình giải quyết được sự thiếu thốn cho người sử dụng, đặc biệt là các em học sinh, có bút để đi học. Giảm thiểu việc các em đang học lại phải đi ra ngoài cổng trường bơm mực, rồi lại vào học tiếp. Bơm mực tiếp xong rồi thì nét viết sẽ không được đẹp, lý do là đầu viết sử dụng ống mực lần thứ hai thì tuổi thọ đã giảm. Nói chung, cảm giác cho đến giờ mình vẫn thấy vui và hạnh phúc..."

Ông Cô Gia Thọ, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Long, đã kể như trên khi trò chuyện với Nhà báo Kim Hạnh trong chương trình 5W1H Podcast.

Nhà báo Kim Hạnh hỏi: Tôi vừa nghe lại câu chuyện “Hai chỉ vàng và một chiếc xe đạp cà tàng”. Tôi nhớ hình ảnh hồi ông kỷ niệm 30 năm thành lập, và cả trước đó nữa, hình ảnh ông kéo vali đi bán hàng rong ở khắp các nơi. Từ đó đến giờ đã bao nhiêu năm rồi nhỉ?

Ông Cô Gia Thọ: 42 năm.

Nhà báo Kim Hạnh: 42 năm là hai thế hệ. Thiên Long từ hai chỉ vàng, từ 20 công nhân đầu tiên, bây giờ là 1.500 công nhân và 4.000 tỷ giá trị vốn hóa. Con đường dài quá, ông nghĩ về chặng đường đó như thế nào?...
---------------

(Trích từ sách "Nhà báo Kim Hạnh đối thoại với những người tiên phong". Cuốn sách là tập hợp 27 câu chuyện của 27 nhân vật mà phần lớn là những người kinh doanh gần như toàn là thời kỳ đầu ngay sau 1975, được chuyển thể từ những cuộc trò chuyện trên chương trình 5W1H Podcast).

P/s: Bạn đọc quan tâm đến sách, vui lòng xem link đính kèm ở phần Comment!

Ông chủ Gốm sứ Minh Long 1 từng "khởi nghiệp" với nghề trồng đu đủ, 1 mùa được 8 cây vàng!
24/05/2024

Ông chủ Gốm sứ Minh Long 1 từng "khởi nghiệp" với nghề trồng đu đủ, 1 mùa được 8 cây vàng!

Có thể bạn chưa biết: Ông chủ Gốm sứ Minh Long 1 từng "khởi nghiệp" với nghề trồng đu đủ, 1 mùa được 8 cây vàng!

Nhà báo Kim Hạnh hỏi: Nhắc đến tên tuổi ông (Lý Ngọc Minh) thì người ta nghĩ ngay đến gốm sứ, nhưng ít ai biết, ông từng có thời gắn bó với trái đu đủ?

Ông Lý Ngọc Minh trả lời: Đúng vậy. Tôi từng có thời gian trồng đu đủ. Tôi trồng xong tôi ngộ ra một điều rằng ít người làm nông, làm vườn mà nghĩ rằng cây đu đủ là loại cây cho năng suất thu hoạch về lợi nhuận là cao nhất. Bởi vì chỉ cần chừng khoảng 2,5 mét vuông là có thể trồng 1 cây. Khi đó tôi trồng, từ lúc gieo hạt cho đến khi hái trái chỉ có 8 tháng. Khi đó cứ một tuần là tôi thu hoạch được hai xe lam, kéo ra chợ bán. Thời điểm đó mọi người có trào lưu “vượt biên”, thì chúng tôi đi làm vườn. Mỗi tuần lễ 2 xe lam đu đủ vào mùa mưa, còn mùa nắng thì nửa xe. Tôi nghĩ không có cây trái nào cho thu hoạch suốt bốn mùa và cho hiệu quả cao như cây đu đủ này. Sau đó, có rất nhiều người đến tham quan học hỏi, trong đó có nhiều vị là kỹ sư canh nông ở Sở Nông nghiệp, nhưng có điều lạ là không thấy một người nào về làm thành công khi áp dụng mô hình của tôi. Kết thúc mùa đu đủ, khi đó vàng rất mắc, nhưng tôi mua được tám cây vàng!

(Trích từ sách "Nhà báo Kim Hạnh đối thoại với những người tiên phong". Cuốn sách là tập hợp 27 câu chuyện của 27 nhân vật mà phần lớn là những người kinh doanh gần như toàn là thời kỳ đầu ngay sau 1975, được chuyển thể từ những cuộc trò chuyện trên chương trình 5W1H Podcast)

P/s: Bạn đọc quan tâm đến sách, vui lòng xem link đính kèm ở phần Comment!

Address

Ho Chi Minh City

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Sài Gòn Tiếp Thị posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share

Category