09/07/2025
🔌 TẠI SAO LẠI CỨ ĐỔ LỖI CHO NGƯỜI DÂN?
Hôm trước, lãnh đạo điện lực Quảng Yên cùng tổ kỹ thuật tới nhà tôi làm việc về việc tiền điện nhà tôi tăng gấp đôi.. Sau khi xem xét công tơ điện tử, lãnh đạo điện lực chốt hạ:
👉 “Công tơ không hỏng, không có lỗi gì.”
👉 “Có thể do nhà tôi dùng nhiều, mùa hè nóng nên thiết bị tiêu hao điện hơn.”
👉 “Rồi còn ABC, XYZ...”
"Tuy các sếp đã giải trình khá dài dòng, nhưng tôi bác bỏ hoàn toàn quan điểm đó vì chưa thấy cơ sở thuyết phục."
* TÔI HỎI NGƯỢC LẠI:
💬 “Sao cứ đổ lỗi cho người dân dùng nhiều mà không bao giờ nghĩ rằng bên điện lực có thể sai?”
Công tơ đúng, không lỗi – OK. Nhưng:
❓ Ai kiểm tra giúp tôi rằng phần mềm thu thập dữ liệu, phần mềm tính tiền có chắc 100% không lỗi?
❓ Ai dám khẳng định không có lỗi IC, lỗi đường truyền, hay nhảy số nhầm?
- Sau khi tôi hỏi ngược lại, sếp cũng công nhận là không ai dám khẳng định phần mềm tính tiền chuẩn 100% không bao giờ có sai xót vì là thiết bị điện tử.
- CHỐT LẠI BUỔI LÀM VIỆC: Lời giải trình của lãnh đạo điện lực tôi thấy CHƯA THUYẾT PHỤC, TÔI BÁC BỎ.
Bà con mình cứ phải tin máy móc, tin phần mềm – mà mấy cái đó do chính ngành điện quản lý, kiểm tra, vận hành, và… cũng là bên thu tiền.
Vậy nếu có sai, ai kiểm chứng độc lập cho dân?
- Dân có quyền được minh bạch, được hỏi, được nghi ngờ, và được bảo vệ khi có dấu hiệu bất thường.
📢 công tơ không sai, nhưng niềm tin vào hệ thống đôi khi… rất cần SOI XÉT LẠI
----DẪN CHỨNG--------
⚠️ CÁC TRƯỜNG HỢP CÓ THỂ NHẦM LẪN HOẶC SAI SÓT
1. Lỗi nhập dữ liệu hoặc phần mềm xử lý
Ví dụ: công tơ gửi dữ liệu đúng, nhưng hệ thống xử lý (phần mềm CMIS) bị lỗi, dẫn đến nhân đôi chỉ số.
có trường hợp vào năm 2020 ở Quảng Ninh với số tiền điện tăng từ vài trăm nghìn lên gần 90 triệu đồng, do lỗi ghi nhầm từ hệ thống.
2. Lỗi thiết bị công tơ điện tử
Dù là công nghệ mới, nhưng vẫn có thể gặp lỗi kỹ thuật:
Gửi sai dữ liệu về hệ thống
Lỗi đo sai dòng điện
Một số công tơ bị quá tải hoặc nhiễu sóng dẫn đến sai số.
3. Lỗi đồng bộ dữ liệu
Trong một số trường hợp cắt điện, mất mạng, hoặc nhiễu kết nối, dữ liệu đo không được gửi đúng thời điểm → hệ thống hiểu nhầm là tiêu thụ tăng đột biến.
4. Nhân viên điện lực can thiệp thủ công sai
Dù phần lớn tự động, một số khu vực vẫn cần can thiệp chỉnh sửa, kiểm tra thủ công, dễ dẫn đến nhầm lẫn.
Ví dụ: ghi nhầm số chỉ công tơ, hoặc ghép nhầm công tơ A với tên hộ B.
==> ẤN CHIA SẺ